Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Mộng Tú - CON NUÔI VÀ NUÔI CON

14 Tháng Năm 202212:48 SA(Xem: 4745)
Trần Mộng Tú - CON NUÔI VÀ NUÔI CON



CON NUÔI VÀ NUÔI CON

 - Trần Mộng Tú -


nuoi con

 

Hôm nay chúng tôi tới nhà Thờ, dự một tang lễ mà tôi thấy có nhu cầu phải kể lại cho các bạn của mình nghe, vì tôi tin là ai cũng muốn nghe câu chuyện này.

Đám tang của một phụ nữ 42 tuổi, đó là cô bạn học thời Tiểu Học của con gái tôi.

Trong đời sống mấy chục năm làm người, tôi chưa bao giờ đi dự một đám tang nào làm tôi xúc động như vậy. Người trẻ mất đi ở tuổi nào cũng có, thân nhiều, hay mới quen biết cũng thường tình. Tôi xúc động thương cho những bậc cha mẹ già mất con còn trẻ cũng không phải lần đầu. Nhưng sao lần này tôi nhìn ông bà Wright tôi lại không cầm được cảm xúc của mình, ngực tôi nặng như có một tảng đá đè lên.

Tôi nghĩ tôi cần chia sẻ cảm xúc này với các bạn.

Ông bà Wright năm nay ngoài 70 tuổi, các con đã khôn lớn và ra ở riêng phần đông đã có gia đình. Hai ông bà đã dọn vào nhà già cả mấy năm nay, bà yếu hơn ông, phải ngồi xe lăn cho ông đủn, ông trông hom hem nhưng đầu óc còn minh mẫn, bà thì đã nhớ nhớ, quên quên. Nhìn hai ông bà mặt đầm đìa lệ, tôi cũng không cầm được nước mắt.

Ông bà Wright có bảy người con, hai người do ông bà sanh ra. Sau đó muốn có thêm con ông bà bàn với nhau là thôi đừng sanh nữa, dù lúc đó họ còn rất trẻ, mới vào tuổi 30, họ nghĩ trên thế giới này nhiều trẻ em mồ côi cần một gia đình.

Hai ông bà tính xin một em bé trong viện mồ côi, nhưng khi tới Cô Nhi Viện, được Viện cho biết là vừa có ba anh em con mồ côi trong một gia đình cho Cô Nhi Viện. Ông bà có thể nhận một em, hai em còn lại thì sẽ gửi cho hai gia đình khác nhận. Ba em bé này người Đại Hàn, hai trai, một gái.

Sau khi bàn bạc với nhau cả hai ông bà bằng lòng nhận cả ba, cho anh em chúng không phải xa nhau. Biết là khó khăn đấy nhưng nghĩ ba anh chị em chúng phải phân tán tới ba gia đình khác nhau thì thật tội nghiệp.

Vậy là ba em bé Đại Hàn ở tuổi lên 5, 3, 2 vào ở trong một gia đình Mỹ trung lưu, đã có một người anh lên 10 và chị lên 8. Các em được cha mẹ và hai anh chị lớn người Mỹ hết lòng săn sóc, thương yêu.

Ba năm sau ông bà nhận thêm người con nuôi nữa, gốc người Mexico. Có lẽ Thượng Đế trao trách nhiệm nuôi con mồ côi cho ông bà, nên năm kế tiếp ông bà lại tiếp theo nhận một em bé người Da Đỏ. Cô con út này nhận về mới được 2 tuần tuổi. Người Mẹ ruột của cô đã cho cô đi từ lúc cô còn nằm trong bụng, đã thu xếp để ông bà Wright đến đón cô vào ngày lễ Giáng Sinh. Ông bà nói đó là một món quà Giáng Sinh đẹp nhất trong đời Chúa trao cho ông bà và gia đình. Cô Út được các anh chị truyền tay nhau bế, đến nỗi ông bà nói: con bé trong năm đầu nó không hề biết mặt đất như thế nào, nó không biết cả bò.

Ông bà nuôi bảy người con như nhau, tất cả đều được cho học tư thục Công Giáo (Nhà thờ, bớt học phí cho người con thứ sáu, và thứ bảy).

Cũng như tất cả gia đình đông con khác trong xã hội, có con ngoan dễ dạy, có con cứng đầu khó dạy. Ông bà cũng thật là những cha mẹ hết lòng với con.

Các con trưởng thành, người có việc làm tốt, người gặp nhiều điều may, người không may mắn, ông bà luôn là người đứng sau lưng hỗ trợ như tất cả những cha mẹ khác. Cô con gái út ông bà nhận về vào dịp lễ Giáng Sinh là người kém may mắn nhất. Cô theo chúng bạn đi vào đường nghiện hút, lại có con sớm. Cả gia đình xúm vào giúp cô, cô cũng cố gắng chống trả, nhưng không thoát ra được. Cuối cùng cô qua đời sau một cơn say thuốc quá liều (overdose), để lại hai đứa con không bố, lên 5 và 7 tuổi cho ông bà.

Bạn chắc là cũng như tôi, thương cho ông bà quá. Ông bà đã có can đảm nuôi tới 5 người con nuôi trong gia đình mình. Năm đứa trẻ đó nếu ông bà không nhận, chắc chắn chúng sẽ được vào sống trong 5 gia đình khác nhau. Chúng sẽ như chim lạc đàn, chắc sẽ đi tìm nhau khi chúng khôn lớn. Nhưng chúng không hề có tuổi thơ chung một mái nhà.

Hai vợ chồng tôi cứ hỏi nhau: Liệu mình có dám nuôi tới 5 người con nuôi như ông bà Wright? Chồng tôi lắc đầu: Trách nhiệm lớn quá!

Hai người con lớn của ông bà chắc cũng phải có tấm lòng quảng đại như cha mẹ mới chia sẻ tình thương của cha mẹ mình cho những đứa em mồ côi vào ở trong nhà mình. Hai anh chị lớn đứng lên lo các nghi thức Tang Lễ cho em út.

Trong đám tang có người chỉ cho tôi bà mẹ ruột của cô Út tham dự. Tôi thấy thỉnh thoảng người Mẹ Ruột đó lại chạy ra lau nước mắt cho bà Mẹ Nuôi, vỗ vỗ lên lưng bà an ủi.

Tội nghiệp ông bà Wright quá: Lão niên táng tử là một trong những cái bất hạnh lớn của con người. Nếu là bạn đi dự đám tang đó chắc bạn cũng xúc động và thương ông bà Wright như tôi. Với tôi, ông bà là hai người có trái tim lớn lắm, vì họ có tới 5 ngăn dành cho những đứa trẻ mồ côi. Đối với ông bà chỉ có chữ “Nuôi Con” không có chữ “Con Nuôi”.

TMT

Tháng 4-20-2022

24 Tháng Tư 2009(Xem: 69730)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88348)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72481)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 66120)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64243)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65695)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 62593)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65188)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65641)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 63710)
Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học .
25 Tháng Hai 2009(Xem: 63944)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 68533)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68125)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 67017)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63194)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70235)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 70076)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 72008)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 57273)
  Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió?
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78389)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.