Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Thị Hoài Niệm - “THANKSGIVING" VÀ NGƯỜI BỘ TỘC TESUQUE.

06 Tháng Mười Hai 202111:53 CH(Xem: 5967)
Lê Thị Hoài Niệm - “THANKSGIVING" VÀ NGƯỜI BỘ TỘC TESUQUE.

“THANKSGIVING" VÀ NGƯỜI BỘ TỘC TESUQUE.

 

 

Lê Thị Hoài Niệm

 

 

          Nếu không vì dịch cúm đang hoành hành khắp nơi, thì “cổng làng TESUQUE" đã mở cho chúng tôi vào thăm đại gia đình của bà ARLENE, người Mỹ da đỏ chính thống (American Indian), để cảm ơn bà sau ngày Thanksgiving trên nước Mỹ.
 

         Cuối cùng thì chúng tôi phải mời bà và người em đến nhà, và thết đãi họ một bữa cơm gia đình với những món ăn đặc biệt Việt nam như bún bò Huế, chả giò, xôi chiên, bánh bột lọc... 

 

         Sự quen biết giữa chúng tôi thật vô cùng hy hữu.

image001

 

         Ngày đó gia đình chúng tôi đi trên xa lộ 84 từ thành  phố Los Alamos trở về Santafe, thấy hình tượng “Thạch đầu đà”, tên chúng tôi tự đặt, vì hòn đá to có hình đầu con lạc đà thật uy dũng, đứng ngay vệ đường nên dừng xe và leo lên để chụp hình làm kỷ niệm. Chụp cho từng người thì dễ rồi, nhưng loay mãi thì cũng cứ người này chụp thì thiếu hình chung của người nọ, vì không đem theo cần chụp..selfie. Thấy có chiếc xe dừng lại bên dưới đường, chúng tôi cũng hy vọng có người leo lên chụp hình, sẽ nhờ người đó chụp dùm cho cả gia đình vui vẻ. Đó là người đàn bà bản xứ, bà chậm chạp leo lên dốc và hỏi chúng tôi có cần bà chụp hình cho toàn nhóm không? Mừng quá đi chứ, thế là bà chụp hình dùm chúng tôi, và bà tự giới thiệu tượng Thạch Đầu Đà là bức hình... tượng trưng bộ tộc (tiếng Mỹ họ gọi chung là village) của bà, bà đang ở bên trong thung lũng này, và vừa trong bộ tộc đi ra, nhìn thấy chúng tôi thích hình tượng này và đoán chúng tôi đang cần người giúp, nên bà leo lên giúp, vì đây là chuyện nhỏ mà.

 

         Thấy tôi tò mò hỏi dăm ba câu về “bộ lạc”, bà có cảm tình sao đó, mà ngỏ ý muốn... mời chúng tôi đến thăm khi có dịp. Năm đó chưa có cúm tàu nên người người rất thoải mái đi lại, nói chuyện làm quen. Thế là chúng tôi trao đổi số phone để liên lạc và hứa sẽ đến bộ tộc của bà thăm chơi khi có dịp trở lại Santa Fe, khi mà biết ra  người em gái của bà cũng đang làm việc gần cơ quan của con gái tôi đang làm trên Los Alamos.

 

         Bộ tộc Tesuque chỉ có khoảng hơn 500 người sinh sống hiện tại với một diện tích đất khoảng 17.000 aches, ở cao độ 6.759’, nằm ngay trong thung lũng bên trái xa lộ, nơi có tượng Thạch đầu đà này. Họ có một chính quyền riêng để điều hành bộ tộc, người tộc trưởng họ gọi là Governor, và ông phó, thêm hai người nữa, một lo về giáo dục và một về tôn giáo, họ được người trong bộ tộc bầu lên và nhiệm kỳ là một năm, tuyệt nhiên không có phái nữ tham gia vào đó. Từ khi người Mễ Tây Cơ đến chiếm lãnh thổ đất đai của họ, người Mễ đã mang đạo Thiên Chúa đến và từ từ những vị Thần Thánh họ tôn thờ bấy lâu đã bị mai một. Hằng năm, người tộc trưởng này đều về thủ đô DC, hoặc tòa hành chánh của tiểu bang để họp với chính quyền hai nơi đó, để đạo đạt những yêu cầu cần thiết của bộ tộc đến với chính quyền Hoa Kỳ.

 

         Người Tesuque chỉ có tiếng nói mà không có chữ viết. Hiện tại tiểu bang New Mexico có khoảng 19 bộ tộc, theo lời bà Arlene, nhưng có khoảng 4 ngôn ngữ chính, bộ tộc của bà và 5 bộ tộc khác chung quanh có cùng một ngôn ngữ, nhưng khi viết phải dùng tiếng Mỹ, cho nên, những nguồn gốc lịch sử dân tộc hay gia phả từng gia đình, phải do những người lớn truyền thụ lại cho lớp sau, và cứ thế, đời nay truyền lại cho đời kia để không bị mai một, tất cả những người trong bộ tộc bắt buộc phải nói được tiếng nói của tộc mình, để hiểu biết về nguồn gốc và lịch sử rồi truyền lại, truyền lại tiếp nối cho đời sau….

 

         Bộ tộc Tesuque có một truyền thống rất hay, cứ vào tháng 11, có cuộc đi săn, người nào săn được bất cứ con thú nào đem về… nhà làng đầu tiên, người thợ săn được bầu làm “Anh Hùng” của bộ tộc, và có thể cưới cô gái nào mà họ muốn, Họ có 4 ngày để vui chơi, ăn mừng thành quả đó, Con vật sẽ được xẻ thịt và chủ yếu là nấu soup, phận phối hết cho cả làng cùng ăn để mừng chiến thắng.

 

         Mỗi một năm, vào tuần lễ đầu tháng 6, bộ tộc Tesuque sẽ mở cổng làng để mừng đầu mùa họ gọi là “Feast”, tất cả người trong bộ tộc quây quần đã đành, còn mời gọi người bạn bên ngoài vào thăm bộ tộc của họ, nhưng …không được quay phim, chụp hình gì cả, thực phẩm họ trồng chính là Bắp, Ớt và rau cải để phục vụ cho đời sống trong làng, họ thường không mua bên ngoài.

 

         Trong bộ tộc có trường học, và chính người của họ truyền thụ lại kiến thức cho lớp sau, chữ viết là tiếng Mỹ, nên những học sinh học hết lớp 12 có thể ra học trường đại học bên ngoài, và khi tốt nghiệp, thường thì họ trở về phục vụ lại cho người trong tộc, cũng có trường hợp đi làm bên ngoài nhưng hiếm lắm.

 

         Chính quyền của liên bang và tiểu bang cung cấp đầy đủ mọi yêu cầu cho đời sống cả bộ tộc. Không một người dân nào nghèo, thiếu ăn cả. Nhà nào xập xệ, hư hại, dột nát…, chính quyền cũng cho xây lại đàng hoàng, nếu thiếu ngân sách, thì tiền lời từ những sòng bài (Casino), sẽ đem chia lại cho người trong bộ tộc, mọi sinh hoạt y tế, chính phủ cung ứng đầy đủ. Tuyệt đối trong bộ tộc của họ không có “homless”. Nếu họ gặp một homless ngoài đường bên ngoài bộ tộc, thì biết đó là người sa chân vào rượu chè, hút xách, và họ chở ngay về bộ tộc, giao lại cho gia đình dạy dỗ, nếu không có cha mẹ thì chú bác cô dì gì cũng phải có bổn phận như nhau.

 

         Bộ tộc Tesuque thành lập từ năm 1694, khi người  Mễ tràn sang, đã chia cắt đất của họ ra từng khu vực, chứ trước đó họ không có ranh giới về đất đai, và đi cùng khắp để săn bắn hầu chu cấp thực phẩm cho đời sống…

 

         Người của bộ tộc Tesuque hay các bộ tộc khác thường có hình dáng sồ sề không gọn nhẹ. Chính quyền liên bang ngày xưa cung cấp cho họ thức ăn chỉ có đường, sữa và bột mì, và họ cứ sử dụng ngày này qua ngày khác từng ấy thứ trong đời sống nên đã thành thói quen trong ẩm thực, nên họ bị bệnh “tiểu đường “ rất nhiều. Và con cái của họ cũng đã từng bị “Chính quyền liên bang” bắt cóc, đem ra khỏi bộ tộc, bắt cắt tóc ngắn và cấm nói ngôn ngữ của họ, nên những đứa bé đó coi như…mất gốc. Tình trạng này ngày nay vẫn còn nhưng không nhiều như những năm giữa thế kỷ trước và trước nữa, trước nữa…

 

         Người Bộ tộc Tesuque KHÔNG có dự tiệc Thanksgiving, vì họ không phải cảm ơn ai cả, chính người Mỹ phải cảm ơn Tổ Tiên của họ, và những người Việt nam chúng ta cũng… cảm ơn họ, những người Mỹ bản xứ (American Indian), vì mảnh đất này là của họ.

 

         Khi chúng tôi mời chị em bà Arlene đến nhà, chúng tôi không nhắc nhở về Thanksgiving, dù mới hai ngày đi qua, chỉ mời họ một bữa cơm gia đình thân mật để cảm tạ tình cảm của họ đã dành cho gia đình chúng tôi. Chị em bà rất thích các món ăn Việt nam, nhất là món chả giỏ, bà hỏi thăm cách làm, và bà không ngần ngại hỏi chúng tôi có thể cho bà đem về cho người trong bộ tộc bà dùng thử?. Họ rất thật thà như những người dân quê mình ngày xưa, không ăn mặc chải chuốt, không kiểu cách điệu đà, có sao nói vậy, thấy mến lắm.

image002

 

         Trước khi ra về, Bà Arlene vẫn quyến luyến chúng tôi, cứ sorry mãi về chuyện không thể đưa tôi vào làng lúc này được vì nạn dịch đang hoành hành và bộ tộc cấm kỵ, nếu không thì chúng tôi đã được thong dong đi lại trong đường làng của họ, để xem cuộc sống, cách sinh hoạt và chung vui trong nhà làng. Bà căn dặn tháng sáu năm tới, bất cứ giá nào tôi cũng phải trở lại Santa Fe, và sẽ vào làng với bà, khi làng mở cổng cho người ngoài vào thăm, bà hứa “bắt” tôi phải ở lại với bà nguyên ngày, để nghe bà kế chuyện…nguyên sơ từ khi bộ tộc bà khai thiên lập địa, và đã “bị” người Mễ, người  da trắng chiếm lĩnh như thế nào? Dù sao bà Arlene vẫn là “lão niên có uy tín” trong bộ tộc, gia đình của bà cũng đã có người làm tộc trưởng và con trai bà phụ trách về giáo dục.….Chắc là thú vị hơn những cuốn phim Cao bồi … khai phá miền viễn Tây do tài tử John Wayne đóng trên màn ảnh?

 

         (Bây giờ, nghe đâu đang có nạn người da màu đòi hỏi quyền lợi trên đất Mỹ?. Hình như có điều gì đó không ổn. Nếu muốn đòi hỏi đầy đủ mọi quyền lợi sở hữu, ngay cả đất đai thì những người da đỏ chính thống này mới là người có quyền chính đáng nhất. Còn những người da màu, họ đến đây từ những “kẻ buôn người” và người da trắng đã mua họ về làm nô lệ mà. Kỳ thật?)

 

Lê thị Hoài Niệm. 12/2021

29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89196)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92193)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152601)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91778)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101165)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140028)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91131)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80320)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93683)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72914)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83781)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94462)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84391)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65270)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87456)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79937)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89801)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84365)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91357)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97569)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.