Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRONG LỊCH SỬ (Phần 1)

26 Tháng Mười 202110:37 CH(Xem: 8244)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRONG LỊCH SỬ (Phần 1)


 NHỮNG ĐỆ NHẤT PHU NHÂN TRONG LỊCH SỬ (Phần 1)

 

Người ta nói sau lưng một người đàn ông thành công là một người phụ nữ. Dĩ nhiên, vị nguyên thủ của một quốc gia được xem là một người thành công ít ra là về mặt quyền lực. Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?

 

Marie-Antoinette ( 2/11/1755 – 16 /10/1793): Hoàng hậu nước Pháp

image001

Marie- Antoinette sinh ở Vienne, Áo là người con thứ 15 của gia tộc mà mẹ là Marie-Thérèse d'Autriche nữ hoàng Hung Gia Lợi và hoàng đế Francois đệ nhứt của Đức.

 

Năm 14 tuổi, Marie-Antoinette được gả cho vua Louis XVI tương lai của nước Pháp.

 

Ngày 21 tháng 4 năm 1770, sáng sớm Marie-Antoinette từ giả Vienne và hoàng gia lên đường sang Pháp với bao lời dặn dò của hoàng mẫu. Sau 3 tuần , cô công chúa đặt chân đến đất Pháp và được người dân dọc đường ngưỡng mộ. Nhưng khi đặt chân tới kinh thành Paris thì hoàn cảnh thay đổi. Marie-Antoinette gặp thái độ ghẻ lạnh của mọi người nhứt là những người trong hoàng gia Pháp.

 

Sự ghét bỏ cô dâu dị tộc này tiếp tục kể cả khi Marie-Antoinette lên ngôi hoàng hậu nước Pháp. Người trong triều đình gọi lén hoàng hậu của họ một cách sách mé là “con mẹ Áo”. Marie-Antoinette chán cảnh triều đình nên thường cùng vua Louis XVI lui về ngôi làng do bà cho dựng lên gọi là Làng Hoàng Hậu. Ở đó, Marie-Antoinette cùng các người bạn của mình vui chơi, khiêu vũ, ca hát và đóng kịch. Do đó, bà bị hoàng gia bên chồng càng bêu xấu đủ mọi thứ: nào là lảng phí của công, phạm gian với các công tôn, công tử và cả với anh rể. Vụ việc “sợi dây chuyền” mà hai tay thợ bạc  Boehmer và Bassange  đòi hoàng hậu1,6 triệu bảng là một vụ lường gạt của một cặp vợ chồng công tước giả với sự đồng lỏa của hồng y Ronan, cũng làm bà mang hàm oan.

 

Khi cuộc cách mạng 1789 nổ ra lật đổ chế độ quân chủ, vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette bị bắt. Họ bị cáo buộc âm mưu thông đồng với ngoại bang để phá hoại nền Cộng Hòa. Lần lượt vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette bị chính quyền Cộng Hòa xử chém đầu trong năm 1793.

 

Một công nương nước Áo được đưa sang Pháp làm con tin cho sự liên minh hai quốc gia trở thành nạn nhân cho sự nghi kỵ mối liên kết ấy và cái chết bi thảm của một đệ nhứt phu nhân (mẫu nghi thiên hạ trong chế độ quân chủ) làm mọi người thương cảm cho một kiếp hồng nhan bạc mệnh.

 

Jacqueline Kennedy (1929-1994), đệ nhứt phu nhân Hoa Kỳ

image004

 

Jacqueline Bouvier sinh ngày 28 tháng bảy ở Southampton, New York. Cha bà, John Bouvier là một tay chơi cổ phiếu giàu có ở New York gốc Pháp theo Công giáo và mẹ bà gốc Ái nhĩ Lan cũng theo Công Giáo. Một trong những thầy giáo tiểu học mô tả bà là”một đứa trẻ đáng yêu,cô bé xinh nhứt lớp, rất thông minh, rất nghệ sĩ và đầy vẻ ma mị”.

 

Jacqueline hưởng một thời thơ ấu trong nhung lụa: học vũ ba lê ở Hí viện thành phố và học tiếng Pháp từ khi 12 tuổi.Giống mẹ, Jacqueline thích cỡi ngựa và rất điêu luyện trên lưng ngựa, bà thường thắng trong các giải đua ngựa.

 

Bậc trung học, Jacqueline theo học trường Miss Porter ở Farmington, Connecticut. Bà là một học sinh xuất sắc thường viết văn và thơ cho tờ báo của trường và được giải nhứt văn chương ở bậc đệ nhị cấp. Cũng trong những năm đó, bà được một tờ báo địa phương trao giải “nhà báo triển vọng” trong năm.Tuy nhiên, bà có tham vọng lớn hơn việc bà được công nhận là xinh đẹp và nổi tiếng. Bà viết trong cuốn niên giám là tham vọng trong cuộc đời của bà là” quyết không làm một người nội trợ bình thường”.

 

Sau khi tốt nghiệp trung học, Jacqueline ghi danh vô đại học Vassar ở New York theo học lịch sử, văn chương, nghệ thuật và tiếng Pháp. Bà đã du học 1 năm ở Paris khi còn ở cấp 1 đại học. Sau này, bà viết rằng đó là thời gian bà yêu quý nhứt trong cuộc đời bà.

 

Ở Paris về, Jacqueline chuyển sang đại học George Washington ở Washington DC và sâu đó tốt nghiệp cử nhân văn chương Pháp năm 1951. Bà bắt đầu công việc làm” nhiếp ảnh kiêm phỏng vấn viên cho tờ nhựt báo Washington Times-Hérald. Bà đã phỏng vấn Richard Nixon, làm phóng sự buổi lễ nhậm chức cua Tổng thống Eisenhower và lễ đăng quang của Nũ hoàng Elizabeth đệ nhị.

 

Năm 1952, trong một buổi tiệc của đảng dân chủ, Jacqueline gặp một dân biểu trẻ mới vừa đắc cử chức thượng nghị sĩ của tiểu bang Massachusetts tên John F. Kennedy, đúng là một cuộc gặp gỡ định mệnh.

 

Năm sau, ngày 2 tháng 9 năm 1953, hai người cưới nhau. Jacqueline sinh đứa con đầu tiên, Caroline Kennedy, năm 1957.Cũng năm đó bà khuyến khích chồng viết cuốn Profiles in Couragevà bà giúp ông trong việc hiệu đính cuốn sách đó.

 

Tháng giêng năm 1960, John F. Kennedy loan báo sẽ ra ứng củ tổng thống Hoa Kỳ. Dù lúc đó đang mang thai không thể theo chồng đi vận động cử tri, nhưng Jacqueline vẫn giúp chồng từ nhà: trả lời thư cử tri, trả lời phỏng vấn của báo chí, viết bài vận động tranh cử…

 

Ngày 8/11/1960, John F. Kennedy trúng cử sát nút trước đối thủ Richard Ni xon, cựu phó tổng thống dưới trào tổng thống Eisenhower đẻ làm tổng thống thứ 35 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Jacqueline trở thành một đệ nhứt phu nhân Mỹ trẻ tuổi nhứt trong gần 80 năm qua và để lại những ấn tượng to lớn về địa vị của bà. Jacqueline biến tòa Bạch Ốc thành một lâu đài của kiến thức và nghệ thuật bằng cách mời tham gia các nhạc sĩ, tài tử điện ảnh và trí thức kể cả những vị được giải thưởng Nobel. Bà đã có công cải tạo tòa Bạch Ốc trở lại vẻ thanh lịch khi xưa và làm tòa nhà này kiên cố hơn.

 

Trong thời gian ngắn ngũi ở tòa Bạch Ốc, Jacqueline trở thành vị đệ nhứt phu nhân nổi tiếng nhứt của Hoa Kỳ. Trong những lần tháp tùng tổng thống đi công du ở Âu Châu (năm 1961) và Trung và Nam Mỹ (năm1962) bà đã được sự ngưỡng mộ của dân chúng các nơi đó về sắc đẹp, cách ăn mặc và sự thông thạo nhiều ngôn ngữ. Nhân chuyến đi thăm nước Pháp, tổng thống Kennedy đùa rằng”ông là người tháp tùng Jacqueline đi thăm Paris”. Khắp nơi trên thế giới, người ta đặt tên con gái mình là Jacqueline, chọn kiểu tóc, nón, giày giống như của bà.

 

Tháng 11 năm 1963, Jacqueline tháp tùng tổng thống đi viếng thăm Texas. Khi đòan xe của tổng thống diễn hành ở thành phố Dallas, tổng thống bị ám sát bằng súng khi bà đang ngồi bên cạnh. Hơn một tiếng rưởi sau, trong bộ y phục còn dính máu, bà đau đớn đứng bên cạnh phó tổng thống Lyndon Johnson để tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 36 của ông này.

 

Hình ảnh lễ tang tổng thống Kennedy rập khuôn lễ tang tổng thống Abraham Lincohn (cũng bị ám sát) một thế kỷ trước, với vẻ trang trọng của bà bên cạnh hai con nhỏ được khắp nước Mỹ cúng như cả thế giới ngưỡng mộ.

 

Sau cái chết của tổng thống Kennedy, Jacqueline chuyển về một căn nhà ở New York và sống ở đó đến cuối đời. Trong thời gian này bà bị những tay săn ảnh và phóng viên báo chí săn đuổi mãi đến khi bà mất.

 

Tháng 10 năm 1968, Jacqueline tái hôn với tỷ phú du thuyền Aristottle Onassis.Cuộc hôn nhân này không đem lại hạnh phúc cho bà. Sau khi tỷ phú Onassis mất năm 1975, phần lớn tài sản của ông ta được giao cho con gái, Jacqueline chỉ được nhận khoảng từ 20 đến 26 triệu đô la.

 

Sau khi người chồng thứ hai mất, Jacqueline quay về trú ngụ ở căn nhà tại New York. Thời gian này bà cộng tác với một số báo chí như Viking Press, Doubleday…Bà có công lớn trong việc cổ động bảo tồn ga xe lửa trung ương ở New York. Tuy nhiên, bà dính líu nhiều mối tình trong đó người tình lâu nhứt của bà là vua hột xoàn người Mỹ gốc Bỉ Tempelsman.

 

Jacqueline mất năm 1994 và được chôn bên cạnh tổng thống Kennedy ở nghĩa trang quốc gia Arlington.

Thảm kịch của gia đình Kennedy không dừng ở cái chết của tổng thống Kennedy. Tháng 6 năm 1968, em của tổng thống là thượng nghi sĩ Robert Kennedy bị ám sát chết. Tháng 7 năm 1999, John F. Kennedy Jr. con trai của Jacqueline chết vì tai nạn máy bay. Con gái lớn Caroline Kennedy của bà là người duy nhứt trong gia đình còn sống sót và từng là đại sứ của Hoa Kỳ ở Nhật Bản.

Jacqueline Kennedy được ngưỡng mộ trong thời gian ở bên cạnh tổng thống Kennedy nhưng về sau qua những cuộc tình của bà với nhiều người, sự ngưỡng mộ của mọi người đã sút giảm.

(còn tiếp)

Huỳnh Công Ân

 

14 Tháng Hai 2013(Xem: 88404)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 93406)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 77308)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 104241)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 93496)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78747)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139876)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154261)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96843)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 91939)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ Quốc An
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65887)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 78675)
Ông ngã người xuống giường, nhắm mắt lại, nhớ mùa xuân quân trường . Em đến thăm anh vào một ngày đẹp nắng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 96216)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91863)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 88639)
Với tư cách ngừơi cha Tôi xin cám ơn tất cả những người đến dự hai ngày tang lễ Christine và luôn cả mọi thăm hỏi chia buồn qua internet của nhiều người khác.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 103680)
Thôi, em đi, bình yên về bên kia cõi phúc. Hình ảnh hiền hòa dễ thương với nụ cười phúc hậu sống mãi trong lòng của những người thân trong gia đình.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 75035)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 84126)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 83202)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 72032)
Các bạn ơi!... có ai trông thấy Tuyết đen hồi năm 1966-1967 học ở Trường Trần Thượng Xuyên của tui ở đâu xin liên lạc dùm tui. Nhớ nghen.