Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG CUỘC THÁO CHẠY

29 Tháng Chín 202112:06 SA(Xem: 6684)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỮNG CUỘC THÁO CHẠY

NHỮNG CUỘC THÁO CHẠY

Huỳnh Công Ân


image001

Di tản bằng trực thăng tháng 4 năm 1975

Những ngày cuối tháng 4 năm 1975 hàng mấy chục ngàn người dân miền Nam Việt Nam tìm cách tháo chạy (di tản) khỏi đất nước bằng tàu thủy hay phi cơ trước khi đoàn quân Bắc Việt tiến vào thủ đô Sài Gòn. Và trong mười mấy năm sau ngày 30/4/1975 hàng triệu người Việt Nam vẫn tiếp tục tháo chạy (vượt biên) khỏi Việt Nam đa số bằng đường biển và một số ít hơn bằng đường bộ để khỏi phải sống dưới chế độ toàn trị mặc dù phải trả giá bằng mạng sống của chính mình.


image004

Vượt biên bằng tàu sau 1975

Rồi dù đến khi chế độ cộng sản đã đặt vững chắc trên toàn cõi Việt Nam, người ta vẫn nghĩ đến những cách khác nhau để tháo chạy khỏi Việt Nam hầu tìm một cuộc sống tốt hơn ở nước ngoài dù là Trung Quốc, Đài Loan, Đại Hàn hay các nước Đông Âu và kể cả các nước Á Rập chứ đừng nói gì đến các nước Tây Âu và Hoa Kỳ. Những cách tháo chạy đó có thể là bảo lãnh, kết hôn (thật hoặc giả), đi lao động hay đi chui qua các tổ chức buôn người.

image005

Xe tải đông lạnh chứa 39 nạn nhân chết cóng tháng 10/2019 tại Anh

So với di tản và vượt biên, những cách tháo chạy kể trên cũng không kém phần gian nan, nguy hiểm và bất trắc. Chúng ta từng nghe hay đọc tin những người vợ lấy chồng ngoại bị ngược đãi có khi đến chết hay phải tự tử, những người lao động ở các nước Á Rập bị hành hạ tàn tệ. Và mới đây, chuyện 39 người Việt Nam chết trong thùng đông lạnh của một xe tải trên đường sang nước Anh qua một tổ chức buôn người quốc tế. Thật đau lòng!

Nhưng tất cả những cuộc tháo chạy trên đều là tháo chạy ra nước ngoài. 46 năm sau cuộc tháo chạy đầu tiên  năm 1975 thì tháng 7 năm 2021 trong cơn bão đại dịch Covid-19 người ta chứng kiến một cuộc tháo chạy khỏi thành phố Sài Gòn. Lần này không phải là tháo chạy ra nước ngoài mà là tháo chạy về quê.


image008

Tháo chạy về quê bằng xe gắn máy

Hàng triệu người lao động từ các tỉnh ngoài Bắc, ngoài Trung, trên cao nguyên hay dưới miền Tây từ nhiều năm nay đã đổ xô vào Sài Gòn và các tình thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An để làm việc trong các xí nghiệp, công ty của nước ngoài hay trong nước hoặc làm lao động tự do như bán vé số, lượm ve chai, bán hàng rong... Nay, chính quyền CS ra chỉ thị 16 về “giãn cách” xã hội và “cách ly”  đia lý để chống dịch khiến công ty đóng cửa, công nhân thất nghiệp, người lao động tự do không ra đường hành nghề được. Vì Sài Gòn chỉ là nơi tạm trú để làm việc nên đa số người này đều ở nhà trọ, nay không có việc làm lấy tiền đâu ăn uống và trả tiền trọ. Họ đành rời bỏ miền “đất hứa” tháo chạy về quê vì dù sao ở đó họ còn có cọng rau, ngọn cỏ để sống và có thể được gia đình, họ hàng giúp đỡ.


image010

Đi bộ về quê


Lần này, phương tiện tháo chạy là xe gắn máy, xe đạp và cả đi bộ dù có khi quê họ cách xa Sài Gòn hàng ngàn cây số. Và nguy hiểm hơn, có những người trốn về quê trong thùng xe đông lạnh để vượt chốt chặn dù đã biết chuyện 39 người chết trong xe đông lạnh ở Anh trước đó. Thật xót xa!


image012

15 người ngồi trong xe đông lạnh để trốn về quê


Đến giữa tháng 9, sau khi chính quyền CS Sài Gòn tuyên bố sẽ kéo dài ”giãn cách” đến hết tháng 9 thì đến phiên các doanh nghiệp nước ngoài chuẩn bị tháo chạy khỏi Việt Nam. Nếu chính quyền CSVN khư khư chống dịch cực đoan như trước thì nguy cơ sụp đổ toàn bộ nền kinh tế Việt Nam là chuyện nhãn tiền.


Huỳnh Công Ân

22/9/2021

10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 124160)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 125448)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122095)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99368)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106684)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 113266)
Mùa Thu là mùa lá rụng, nhìn lá rụng để nghĩ đến cuộc hành trình của Lá, và nhớ đến những tình cảm ắp đầy yêu thương của đời người.
19 Tháng Mười 2011(Xem: 140088)
TRÁI THÔNG KHÔ- Thơ Đào Duy Bình - Nhạc Đắc Thọ – Phạm Tấn Phước trình bày
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131487)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132105)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123483)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131585)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
01 Tháng Mười 2011(Xem: 107454)
Từ khoảng cách rất xa của nửa vòng trái đất, tất cả chúng em, những học trò của Cô xin gửi lời cầu nguyện cho Cô được bình yên ở cõi vĩnh hằng .
20 Tháng Chín 2011(Xem: 125077)
... mừng hôn nhân với hạnh phúc tuyệt vời luôn bền vững đến với hai cháu Đông Phương và Quang Vinh.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121123)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
10 Tháng Chín 2011(Xem: 103075)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104269)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104684)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113880)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101994)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109373)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.