Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hiệp Phan - Ý THỨC CÔNG DÂN

01 Tháng Mười 202110:17 CH(Xem: 6599)
Hiệp Phan - Ý THỨC CÔNG DÂN



Ý THỨC CÔNG DÂN


 

 Online cuối tuần, tình cờ tôi đọc được một bản tin khá lý thú với tựa đề:

Nghe thấy quốc ca, chàng nông dân Mỹ đứng trên máy cày thực hiện nghi lễ

Mới đây, một trường trung học ở tiểu bang Virginia của Mỹ vừa tổ chức một trận thi đấu bóng bầu dục, cùng lúc đó có một người nông dân đang làm việc tại nông trường bên cạnh. Khi nghe thấy bài quốc ca được phát trước trận đấu, anh đã dừng công việc đang làm dở và đứng dậy trên xe máy cày, giơ tay phải đặt lên ngực trái, thực hiện nghi lễ một cách trang trọng.

Anh nông dân chào cờ

Một người phụ nữ tên Monica Osborne đúng lúc đó đã tình cờ dùng máy ảnh để chụp lại được khoảnh khắc khiến cô hết sức xúc động này.

Cô Monica nói với tờ The Epoch Times rằng: “Khi tôi xoay người lại hướng về phía quốc kỳ và đặt tay lên ngực thì vô tình nhìn thấy hành động của chàng thanh niên này trước mắt, cảm giác đó rất kỳ diệu, giống như hình ảnh mà bạn chỉ có thể nhìn thấy được trên phim hoặc quảng cáo truyền hình vậy. Cô cho biết thêm: “Khi đó, tôi xúc động đến mức nghẹn ngào và không kiềm được nước mắt. Tôi biết rằng đây là một khoảnh khắc rất đặc biệt.”…  (Nguồn trithucvn.org)

Câu chuyện xúc động này, tưởng rằng chỉ xảy ra tại một cường quốc văn minh, giàu có và có một nền dân trí cao như Mỹ. Nhưng thật sự, chuyện này đã từng xảy trên quê hương tôi ở miền nam Việt Nam cách đây hơn nửa thế kỷ, dù trong hoàn cảnh chiến tranh loạn lạc, bất ổn.

Thật vậy, câu chuyện tôn trọng quốc kỳ này đã từng xảy ra, rất thường xuyên và quen thuộc với người dân quê tôi thời ấy, đến độ mọi người mặc định phải là như vậy, không làm khác đi trong lề thói ứng xử nơi công cộng.

Tôi còn nhớ những năm 1968-1970, khi tôi còn học lớp 4, lớp 5 tại trường tiểu học cộng đồng Nguyễn Du--Biên Hòa. Vào mỗi sáng thứ hai hàng tuần, nhà trường tổ chức cho toàn thể giáo viên và học sinh làm lễ chào cờ với nghi thức thượng kỳ và hát quốc ca.

Chào cờ đầu tuần (Ảnh minh họa)

Khi quốc kỳ được chậm rãi kéo lên bởi hai học sinh, hòa cùng với tiếng hát quốc ca của toàn trường vang dội và hùng tráng, thì bên ngoài cổng trường, các người bán hàng rong không ai bảo ai, đều tạm ngưng công việc của họ, đồng loạt đứng lên, giở nón nghiêm trang hướng về quốc kỳ. Trong khi đó, các khách bộ hành, bác xích lô, chú đi xe đạp tình cờ đi ngang qua cổng trường vào khoảnh khắc ấy cũng tự động dừng lại, đứng nghiêm hướng về quốc kỳ và hát theo. Khi lễ thượng kỳ hoàn tất, mọi sinh hoạt mới trở lại bình thường như trước.

Hình ảnh trân trọng lá quốc kỳ này của người dân, đã đem lại cảm xúc mạnh mẽ và để lại ấn tượng sâu đậm cho tôi mãi đến ngày nay. Tôi vô cùng xúc động vì biết rằng hành động chào cờ của người dân là hoàn toàn tự giác, không ai bắt buộc họ cả. Những người dân bên ngoài cổng trường có thể dửng dưng tiếp tục các công việc của họ mà không cần quan tâm đến nghi lễ chào cờ của nhà trường, nhưng họ đã không làm như vậy. Tất cả đều bày tỏ tấm lòng yêu thương ngưỡng mộ và tôn trọng là cờ của quốc gia.

Không chỉ là các buổi lễ chào cờ, tôi nhớ mỗi khi gặp xe tang, người dân quê tôi khi đi xe hay đi bộ đều giở nón, cúi đầu chào tiễn biệt người quá cố. Trong khi đó, các anh quân nhân, cảnh sát khi gặp xe tang ngang qua, đều đứng nghiêm chào theo nghi thức quân cách.

Ý thức công dân của người dân Biên Hòa quê tôi nói riêng và cả miền nam VN nói chung , thời ấy là như thế .

Ý thức công dân thời ấy được bắt nguồn từ một nền giáo dục nhân bản, trung thực và hiền lương, với tôn chỉ  “Tiên học lễ, hậu học văn” để rèn luyện cho học sinh vừa có đức, vừa có trí để trở thành người hữu dụng cho xã hội, và nền giáo dục tốt đẹp đó đã lan tỏa ra rộng khắp đến mọi tầng lớp của xã hội. Chính nền giáo dục Chân Thiện Mỹ ấy đã giáo dục cho người dân lòng yêu nước thương nòi, lòng biết ơn tiền nhân, sự yêu mến tự do và trân trọng những giá trị tốt đẹp của xã hội mà mình đang sống , đã góp phần hình thành nên ý thức công dân tự giác của mỗi người dân.

Thật là điều đáng tiếc nếu đến một lúc nào đó, ý thức công dân gia giảm đi, người dân tỏ vẻ thờ ơ, dửng dưng khi đi ngang qua các buổi chào cờ và không còn những hành vi ứng xử đẹp nơi công cộng như ngày xưa.

Suy cho cùng, sự thay đổi này (nếu có) không hoàn toàn thuộc lỗi của người dân. Sự yêu thương, trân quý lá cờ của quốc gia hay thờ ơ, dửng dưng, cho đến phủ nhận, tuỳ thuộc vào tình cảm với quê hương đất nước qua kinh nghiệm sống riêng của mỗi người, thậm chí tuỳ thuộc vào mức độ hài lòng của người dân qua cách "Trị Quốc An Dân" của giới lãnh đạo quốc gia. Yêu thương, ngưỡng mộ hay thờ ơ với lá cờ là phán xét riêng , trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi người dân, không ai có thể can dự được. 

Bằng cách quan sát thái độ và cách hành xử của người dân khi họ ở gần, hay tình cờ đi ngang qua một buổi lễ chào cờ đang diễn ra, ta có thể đo lường được phần nào về ý thức công dân, trình độ dân trí và nhất là tình cảm của người dân, đối với lá cờ đại diện cho quốc gia mà họ đang sống.

Quả thật, không quá khó để nhận biết được lòng dân trong những dịp như vậy.

 

Hiệp Phan-  SJ  9/2021

(Ảnh sưu tầm)

24 Tháng Tám 2011(Xem: 114087)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
21 Tháng Tám 2011(Xem: 102199)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109497)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113435)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 122061)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 119000)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 108325)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124973)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119655)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 125115)
Thơ Phương Linh - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Ngô Càn Chiếu trình bày.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 117262)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102952)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 125078)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
22 Tháng Bảy 2011(Xem: 117220)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thanh Duyên
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 117201)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109970)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 100166)
Cám ơn Ban Tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền, Cám ơn Thầy Cô, cám ơn tất cả...
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 105530)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 115631)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An