Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỚ VỀ ĐÀ LẠT SƯƠNG MÙ

27 Tháng Bảy 20211:04 SA(Xem: 7067)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỚ VỀ ĐÀ LẠT SƯƠNG MÙ

Tùy Bút

NHỚ VỀ ĐÀ LẠT SƯƠNG MÙ




“Ai lên xứ hoa đào
“Đừng quên mang về một cành hoa”
(Ai lên xứ hoa đào-Hoàng Nguyên)

 

Trước năm 1975, đường bộ từ Sài Gòn lên Đà Lạt không an ninh nên tôi chỉ lên Đà Lạt có một lần.


image001

Chợ Đà Lạt trước 1975

 

Tháng 8 năm 1973, tôi đang đảm nhiệm chức vụ đại đội phó đại đội 3/463 của tiểu khu Biên Hoà, phụ trách an ninh cầu Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn Biên Hoà. Do đó tiểu khu gởi tôi lên học khoá đại đội phó chiến tranh chính trị ở trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.

 

Tôi nhận sự vu lệnh ở tiểu khu rồi đến đại đội hành chánh tiếp vận ở Suối Máu để lãnh lương tháng 8 trước rồi ra quốc lộ 1 đón xe đi Đà Lạt.

 

Vì tôi khởi hành quá trễ, hơn 12 giờ trưa mới lên đường nên khi đến Di Linh thì trời sụp tối, xe đò không thể đi tiếp lên Đà Lạt được nên dừng nghỉ ở đây chờ sáng. Tôi hỏi anh lơ, ở Di Linh này có khách sạn không, anh trả lời chỉ có các nhà trọ. Tôi nhờ anh dẫn đi xem. Anh chỉ cho tôi những căn nhà trống trải không vách. Cảm thấy ở lại đây trong những căn nhà trọ như vậy không an toàn, tôi chận một xe hàng lại xin quá giang đi ngược lại thị xã Blao (thành phố Bảo Lộc bây giờ). Tôi ngồi trên mui xe với anh lơ hỏi thăm anh có khi nào xe bị du kích ra chận đường không. Khi nghe anh ta trả lời chuyện ấy xãy ra hằng ngày là tôi lạnh cẵng. Tới Blao, tôi chọn một khách sạn sạch sẻ, tắm rửa rồi đi ngủ sớm để hôm sau lên đường đi Đà Lạt.


image003

Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt

 

Khi đến trình diện trường đại học chiến tranh chính trị Đà Lạt tôi thấy rất nhiều sĩ quan cấp thiếu uý và trung uý từ các đơn vị của tất cả 4 vùng chiến thuật được gởi đến học khoá đại đội phó chiến tranh chính trị tại đây. Ngày đầu tập trung tất cả các khóa sinh của khoá học tôi rất lấy làm lạ khi thấy nhiều khoá sinh đến trường với bộ đồ dân sự. Sau đó tôi hiểu ra tôn chỉ của trường xứng danh với tên trường là tôn trọng nguyện vọng của khoá sinh: ai muốn ở lại học thì học, ai không muốn học thì được trả về đơn vị. Có một anh mặc đồ dân sự đến từ một đơn vị miền Trung và thuộc một đảng phái chính trị tuyên bố không muốn học vì không đồng quan điểm với chương trình đào tạo của trường. Thế mà trường vẫn ký giấy trả anh về đơn vị nhưng không ghi một nhận xét bất lợi nào cho anh. Miền Nam đúng là một chế độ tự do, có thể nói là quá tự do, có phải là vì lý do này năm 1975 chúng ta mất nước?

 

Riêng tôi, vì những người bạn làm ở Bộ Giáo Dục cho biết tôi đã có sự vụ lệnh biệt phái về dạy học lại và giấy tờ đang được chuyển về tiểu khu Biên Hoà nên tôi trình bày với trường xin không học khoá đào tạo này.

 

Trong thời gian chờ trường ra sự vụ lệnh gởi trả về đơn vị cũ, tôi ra ngoài thành phố Đà Lạt thuê phòng một khách sạn ở gần chợ Hoà Bình. Đây là dịp khám phá thành phố sương mù mà lần đầu tiên tôi đặt chân đến.

 

Tôi nhập bọn với các anh cũng xin trả về đơn vị gốc như tôi mà có nhà người quen ở Đà Lạt. Lúc đó tôi còn độc thân nên rất vui khi được một anh trong nhóm giới thiệu quen với một cô “má đỏ, môi hồng” của xứ lạnh. Nhờ đó những ngày ở Đà Lạt tôi không cảm thấy cô độc vì lúc nào cũng có một người đẹp bên cạnh khi thì ngồi ở quán cà phê Hạnh Nhân ấm áp trong cửa kính nhìn ra hồ Xuân Hương, khi thì ngồi trên tảng đá ở thác Cam Ly nghe tiếng nước chảy róc rách. Nhưng tiếc thay khi trở lại Biên Hoà tôi không mang về được “cành hoa” nào!


image005

Café Tùng Đà Lạt trước 1975

 


Khi không đi chung với các “bông hồng” Đà Lạt thì bọn đàn ông chúng tôi ngồi bên tách cà phê nóng hổi ở trong quán cà phê Tùng khu Hoà Bình để ngắm các giai nhân xứ hoa đào trong những chiếc áo len đi ngang bên ngoài.

 image007

Trường Couvent Des Oiseaux Đà Lạt


Hình ảnh thành phố Đà Lạt trước năm 1975 trong ký ức tôi là một thành phố đầy sương mù buổi sáng và tôi trốn lạnh bằng cách cuộn mình trong chăn ấm trong căn phòng khách sạn có lò sưởi. Là một thành phố có những căn biệt thự xinh đẹp nằm giữa một vườn hoa đủ màu sắc. Là một thành phố có con đường dốc đi từ chợ Hoà Bình xuống hồ Xuân Hương với hai hàng cây hoa anh đào thơ mộng. Là một thành phố với những cô gái không đánh phấn nhưng đôi má đỏ hồng và giọng “nẩu” dễ thương. Là một thành phố với các nữ sinh áo dài trắng tha thướt của trường nữ trung học Bùi Thị Xuân hay váy đầm quý phái của trường tây Couvent Des Oiseaux. Là một thành phố mà ban đêm trời lạnh, đi một mình trên đường vắng, gặm một trái bắp nướng có thoa mỡ hành để thắm thía nỗi cô đơn của mình.


image009

Trường nữ trung học Bùi Thị Xuân Đà Lạt

 


Đà Lạt là một thành phố mộng mơ của thanh niên và thiếu nữ thời đó.

 

Nhưng ngày nay tất cả đều chỉ còn trong dĩ vãng. Sau nhiều năm sống ở hải ngoại, trong những lần về Việt Nam, tôi có nhiều lần lên Đà Lạt để trốn cái nóng bức của Sài Gòn nhưng tôi không còn cảm thấy Đà Lạt là một thành phố mộng mơ của ngày nào. Đà Lạt cũng như các thành phố khác ở miền Nam ngày nay ồn ào, đầy khói xăng của các xe gắn máy, các cô gái không còn má đỏ môi hồng, cách ăn nói của người Đà Lạt không còn lịch sự, quý phái như xưa. “ Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?” (Thơ Vũ Đình Liên).

 

Montréal, ngày 22/7/2021

Huỳnh Công Ân

 

03 Tháng Ba 2009(Xem: 66103)
  Nhưng dù gì đi nữa, khi các bạn đọc được những dòng nầy, tức là quyển Kỷ Yếu một lần nữa lại đã vượt lách qua bao khó khăn để được nằm êm ái trong tay các bạn rồi đó.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 64228)
  “ Đọc Trang Báo Cũ”, chủ đề của mục này, hôm nay xin giới thiệu trích đoạn “Phác Họa Vương Quốc 12A1” - một bài viết được tìm thấy trên “Thềm Cuối”, đặc san của lớp 12A1 vào mùa hè năm 1973 - để chúng ta cùng cười vui với những trang báo của thời đi học.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65680)
  Tôi cũng cám ơn cuộc đời đã cho tôi một người bạn rất tâm giao, chúng tôi đã cùng trải qua thời thơ ấu vui vẻ hồn nhiên và cùng chia sẻ ngọt bùi với nhau trong những lúc thăng trầm của cuộc đời. Cuối cùng đã cho tôi tìm lại được người bạn thân thương tưởng chừng như không bao giờ có thể gặp lại.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 62577)
  Ngày nay bạn cũ thầy xưa vẫn còn đó, có nhiều người đã thành công nơi mảnh đất tạm dung, không ít người vẫn còn lận đận cố gắng để hòa nhập cuộc sống mới, và có người đang còn khốn khổ nơi chốn quê nhà.
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65179)
Mặc dù đang quá bận rộn đưa tờ Đặc San NQ 2003 lên mạng lưới CHSNQ, tôi cũng cố gắng nhớ lại một vài kỷ niệm về mái trường xưa thân yêu, về những người bạn học cũ “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” của mình và về những cô thầy quý mến.  
02 Tháng Ba 2009(Xem: 65603)
  Tôi cứ mơ ước là có ngày tôi cũng được khoác lên người chiếc áo dài trắng dịu dàng thướt tha đó ôm cặp đến trường. Thật là mơ mộng làm sao!
02 Tháng Ba 2009(Xem: 63675)
Bé Tèo năm nay 6 tuổi học lớp năm trường tiểu học. Học được một tuần thì bé Tèo chán học không chịu làm bài vở nữa, cô giáo bèn hỏi nguyên nhân tại sao thì bé Tèo nói là tại chương trình học quá thấp so với trình độ của bé Tèo, và bé Tèo xin cô cho lên học bậc trung học .
25 Tháng Hai 2009(Xem: 63919)
CHS Nguyễn Trần Diệu Hương là một cây bút sáng tác rất dồi dào, từng được trao tặng giải thưởng “Viết Về Nước Mỹ” do nhật báo Việt Báo tổ chức. Tuy rời Việt Nam rất trẻ và theo học đại học tại Hoa Kỳ, tâm tình của Diệu Hương lúc nào cũng dạt dào niềm mến yêu quê hương đất nước trong đó có ngôi trường cũ thân yêu của một thuở đầu đời.
25 Tháng Hai 2009(Xem: 68514)
  Ôi! Những ngày đầu áo trắng nữ sinh, tuổi mới lớn, sao mà êm đềm và dễ thương quá. Dù ngày nay tuổi đã hơn nửa thế kỷ, thế mà mỗi lần có dịp nhắc lại hoặc do một động cơ nào làm cho nhớ lại thì tâm trí ta vẫn thấy man mác làm sao!
24 Tháng Hai 2009(Xem: 68107)
  … Tôi tưởng chừng sẽ không tìm thấy những kỷ niệm của trường khi sống ở Mỹ, nhưng sau hai lần gặp lại bạn bè, thân hữu và các học sinh cũ, tôi thấy ấm áp quá với những gì cựu học sinh Ngô Quyền đã mang đến cho nhau …
24 Tháng Hai 2009(Xem: 66999)
  Tiệc Tất Niên hằng năm của nhóm thân hữu trung học Ngô Quyền, Bắc California, đã được tổ chức một cách trọng thể vào chiều thứ bảy 10 tháng 1, 2004 tại nhà hàng Royal Garden, Santa Clara.
20 Tháng Hai 2009(Xem: 63182)
Trần Kim Vy là bút hiệu cuả 1 chsNQ, và hiện là chủ nhiệm tuần báo "Đẹp Magazine" tại Texas, một tờ báo tầm cỡ đã xuất bản tới số 650.
17 Tháng Hai 2009(Xem: 70214)
  Thật sự kỷ niệm ngày đi học, chất đầy trong đầu óc, nhưng muốn viết lại thật là khó, vì mình đâu phải là nhà văn hay nhà thơ. Đành liều, tạm gởi đến các bạn, một hoài niệm có thật mà Tuyết còn nhớ mãi vào năm học đệ ngũ hai.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 70062)
Tháng Năm, tôi cứ ngỡ mình lầm, thời gian vốn ơ hờ, thế mà chu đáo. Vòng quay địa cầu đã trở về khởi điểm, để bắt đầu lại một định kỳ, để nhắc nhở lại một quá khứ, mặc dù người đi chưa hẳn đã lãng quên.
12 Tháng Hai 2009(Xem: 71990)
Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 57262)
  Bạn có còn nhớ những “ngày nào tan trường về chung lối” và có còn nhớ những cặp “mắt huyền xưa” chỉ cần nghiêng nón là đã đủ làm cho bạn “ngất ngây đời”? Có còn nhớ những tà áo trắng tung bay trong những chiều lộng gió?
09 Tháng Hai 2009(Xem: 78358)
  Riêng dòng sông Đồng Nai, với nguồn nước thanh khiết từ trên thượng nguồn đổ xuống, đã tạo nên một môi trường sống cho người dân tỉnh Biên Hòa và các tỉnh lân cận.
09 Tháng Hai 2009(Xem: 74657)
Bài sưu tầm này được viết vào tháng 4 năm 2004, tức là 48 năm sau ngày trường Ngô Quyền được thành lập vào năm 1956, và chỉ được căn cứ vào trí nhớ của các ông Phan Thanh Hoài, Kiều Vĩnh Phúc, Lê Hồng Sanh, và cựu học sinh Đào Văn Công (khóa đầu tiên). Do đó, không khỏi thiếu sót về thành phần nhân sự giảng dạy, văn phòng v.v…
05 Tháng Hai 2009(Xem: 91010)
Năm mươi ngọn nến hồng đang rực sáng, hân hoan mừng phút giây hạnh ngộ, trùng phùng. Hãy cùng nhau sớt chia, gìn giữ vì ngọt bùi nào rồi cũng sẽ chóng qua…
04 Tháng Hai 2009(Xem: 88183)
  Con xin phép được viết đôi dòng kỷ niệm trong lứa tuổi học trò của con vớI những câu nói của Thầy mà gần 50 năm qua vẫn còn in đậm trong trí con.