Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - HỆ QUẢ CỦA 30 THÁNG 4

30 Tháng Tư 20219:24 CH(Xem: 7724)
Nguyễn Trần Diệu Hương - HỆ QUẢ CỦA 30 THÁNG 4



Hệ Quả của 30 Tháng Tư

 
buon

Sáng ngày 30 tháng 4, bà Nội ôm Huyên, nước mắt bà rơi trên tóc Huyên, bà thì thầm "Khổ rồi các con, các cháu ơi!".

Huyên hồn nhiên hỏi "Tại sao khổ vậy bà ?"

Bà im lặng, trả lời bằng những giọt nước mắt tiếp nối nhau rơi xuống tóc, xuống tay Huyên. Đó có lẽ là ngày khác thường, và dài nhất trong đời của Huyên, của rất nhiều người miền Nam .

 

Vài năm sau, càng lớn, Huyên càng nhận ra lời bà vào sáng tháng 4 năm 1975 đúng vô cùng. Bà nói bằng kinh nghiệm của một người quê Nam Định, di cư vào Nam năm 1954, bỏ lại cả một tài sản ông bà chắt chiu gầy dựng. Khi người ta nhận xét bằng kinh nghiệm, nhất là bằng kinh nghiệm sống của một người đã đi dạy từ năm 18 tuổi, đã "bỏ của chạy lấy người" thì vô cùng chính xác .

 

Tối ngày tháng 30 tháng 4, mâm cơm trên bàn còn nguyên, không ai còn lòng dạ để ăn uống. Mấy anh chị em của Huyên còn thơ dại, không hiểu nhiều, nhưng có linh cảm đời sống sẽ hoàn toàn thay đổi theo chiều hướng xấu đi, không còn nụ cười, mà chỉ còn nước mắt. Nhiều, nhiều năm sau này, Huyên nhận ra linh tính của con nít trước những biến cố lớn cũng đúng như kinh nghiệm của người từng trải.

Với con nít như Huyên, linh cảm cho thấy, mọi người đều phải chịu đựng rất nhiều, nên không dám đòi hỏi điều gì. Và như thế tuổi thơ của anh chị em Huyên, của cả một thế hệ sinh vào thập niên 60, và thập niên 70 bị biến cố 30 tháng 4 năm 1975 cướp mất.

 

 

Giờ ra chơi cuối thập niên 70, trước những "con mắt mang hình viên đạn" của nhóm học sinh "bạn từ ngoài Bắc vô đây.." luôn để ý đến những thành phần có nguồn gốc từ những “gia đình có nợ máu với nhân dân", Châu phải kéo tụi bạn thân đến gốc cây bàng già ở sân sau của trường, thầm thì về chuyện cô Diệp, vốn dạy Cổ Văn trước 30 tháng 4 năm 1975, phải bán từng cái áo trong nhà để lấy tiền nuôi con trong khi chồng cô, một cựu Sĩ quan QLVNCH đang bị tù đày trong các trại "học tập cải tạo".

Cả bọn tìm cách giúp Cô, đi mời gọi mọi người mua giúp Cô. Cô Diệp thường "hết hàng" sớm, không hề biết đằng sau lưng mình có cả một đội ngũ "marketing" hùng hậu là học trò cũ thầm lặng giúp Cô .

 

Lâu lâu, có đứa nào có quà bánh đặc biệt, đều chạy bay đến nhà Cô Diệp, cho hai con nhỏ của Cô. Đứa lớn 7 tuổi, coi nhà, nấu cơm, và trông chừng em trong khi Cô giáo Việt văn ("mất dạy" vì có chồng đi "học tập cải tạo") trở thành một bà Tú Xương của thời đại, tần tảo kiếm sống giữa chợ đời.

 

Tưởng mình đã khôn ra nhiều vì một ngày cuối tháng 4 u ám của đất nước, nhưng hai đứa bé con cô Diệp còn khôn hơn. Hãy nghe em lớn đối đáp với chúng tôi:

 

- Em cảm ơn các anh chị đã cho tụi em bánh. Em sẽ để dành cho bé Út, nó nhỏ hơn cần ăn hơn em, vì nó không được uống sữa.

 

- Em có nhớ Ba không?

- Nhớ chứ, nhưng Ba đi tù không biết bao giờ mới về!

 

- Em giỏi lắm biết giúp đỡ Mẹ khi người lớn vắng nhà.

- Em chỉ ao ước mình mau lớn để có thể giúp Mẹ nhiều hơn.

- Em có mơ ước gì không?

- Em chỉ mong Ba sớm được về để Mẹ đỡ cực khổ....

 

Thời đó, những người cầm quyền ở địa phương "có nét chữ như gà bới" nhưng biết "phê duyệt" vào lý lịch của các thí sinh thi vào Đại học có cha đang sống đời "tù không tội ở các trại tù đầy sơn lam chướng khí:

"Có cha đang học tập cải tạo, thuộc thành phần thứ 14 của xã hội"

(Tưởng cũng nên biết xã hội VN thời đó chỉ có 15 thành phần)

Đâu đó trên những nẻo đường của miền Nam, có những thanh niên mắt sáng môi tươi, bỏ dở học trình, thay cha, giúp Mẹ nuôi em. Thời đó, người ta sẽ thấy những anh lơ xe mặt mũi sáng láng, ăn nói hòa nhã lễ độ; những anh thanh niên xung phong đội "mũ tai bèo che khuất tương lai” chong đèn dầu mỗi đêm đọc sách.

 

Như thế đó, nên đã 46 năm trôi qua, mỗi năm vào mỗi độ tháng 4, chúng tôi không thể có được nụ cười khi nghĩ về chuyện chung của đất nước, và chuyện riêng của gia đình. Chúng tôi đã tha thứ cho những người đã gây ra tai họa cho đất nước, cho gia đình từ lâu. Nhưng quên thì thú thật, những tổn thương chúng tôi đã chịu đựng sau 30 tháng 4, và các thế hệ kế tiếp vẫn đang chịu đựng, vẫn là một vết hằn không bao giờ nhòa trong tâm hồn.

 

Trong nỗi buồn sâu lắng mỗi cuối tháng 4. chúng tôi vẫn tin sẽ có một ngày quê hương sẽ có tự do, dân chủ, để không còn một em bé Việt Nam nào bị cướp mất thời mới lớn như chúng tôi, và để chất xám Việt Nam ngưng chảy ra quê người.

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

APR 30 2021

 

16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158088)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
14 Tháng Bảy 2012(Xem: 136403)
Thời gian làm phôi pha nhiều thứ, lãng quên nhiều điều nhưng mãi mãi trong ký ức nhớ của em vẫn ngập tràn hình bóng cô giáo ngày xưa lớp một.
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 181870)
Một lần nữa xin cám ơn Buổi Họp Mặt Truyền Thống Ái Hữu Ngô Quyền Biên Hòa đã cho tôi cơ hội hiếm có trong đời, được gặp lại Thầy Cô, Bạn Bè...Thật như một giấc mơ...
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 142784)
....em sẽ tiếp nhận được ánh sáng từ bi rực rỡ từ Nguồn Sáng Vô Lượng của Đức Phật A Di Đà để thăng hoa và an trú thiên thu nơi miền đất Tịnh Lành.
12 Tháng Bảy 2012(Xem: 159633)
Gần 200 chs NQ (trong số 230 khách mời) đã về miền Bắc CA dự họp mặt truyền thống lần 11 ở San Jose, California.
30 Tháng Sáu 2012(Xem: 219240)
Liệu lịch sử có sang trang, câu trả lời sẽ có sau đêm Kiev huyền diệu vào chủ nhật tới...
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 160033)
Đến các bạn 1A2 năm xưa (1968): Đỗ Cao Thông (Pháp) , Nguyễn Thị Sang (Thụy Sĩ) , Nguyễn Thị Kim Hoàng (Đức) , Trần Thị Kim Ngân (Canada) , Trương Thị Liên (Úc) , Nguyễn Kim Phố (Đức)
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 165052)
Bà cầm "Cẩm Nang Kontum" ngần ngừ một chốc rồi đưa vào lò, nhưng kịp rút lại. Bà do dự... hồi lâu rồi cất vào hồ sơ cá nhân của mình để mang qua Mỹ. Vẫn còn vương tơ! Hành trang của mẹ tôi đó, nhẹ như tơ trời nhưng cũng nặng ngàn cân.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 232621)
Gia Phả Hướng Đạo Sinh Biên Hòa - mà cụ thể là cựu HĐS của hai đơn vị “anh em ruột thịt ” Trấn Biên và Bửu Long - đã có hơn hai trăm anh chị em “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…” rồi.
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 156070)
(Xin gởi đến những Người Cha Tinh Thần đã khuất cũng như còn hiện hữu trên cõi tạm này tấm lòng yêu thương và nhớ ơn của chúng con)
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 143675)
Ba ơi! Mùa lễ Father’s Day lại về. Nhìn hình ba trên bàn thờ. Con lại nhớ những giọt nước mắt ngày xưa. Làm cha mẹ không ai không một lần rơi nước mắt vì con cái.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 171192)
Ngày Lễ Cha không những là ngày để vinh danh cha của bạn mà còn vinh danh tất cả những người mang chức cha,
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 131599)
Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học sớm, giúp đỡ cha mẹ để các em được ăn học.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 151451)
Riêng tôi, đá banh đã là phần hồn, đã ăn sâu trong lòng và đã cho tôi vô khối kỷ niệm, vô khối buồn vui lẫn lộn và có lẽ tôi sẽ đá bóng mãi cho đến cuối cuộc đời, cho đến khi “mỏi gối, chồn chân”!
25 Tháng Năm 2012(Xem: 135144)
Tôi mơ đến một ngày không xa lắm chắc chắn sẽ có một buổi họp mặt đông đủ các bạn Tứ 1,2,3. Các bạn ủng hộ ý kiến nầy của tôi nhé!
21 Tháng Năm 2012(Xem: 168885)
Video này được thực hiện dưới dạng Playlist, gồm 10 bài hát: Anh cần em Anh trao em Khúc xuân cho em Một ngày bình yên...
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160530)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
18 Tháng Năm 2012(Xem: 135301)
khi viết về mẹ, ngòi bút tôi như con sông cứ trôi hoài, trôi mãi, không nhớ đường về. Tôi đang muốn nói về -Niềm vui của một bà mẹ.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 133719)
Hãy hạnh phúc với những gì mình đã có. Hãy hướng mắt về phía trước vẫn VƯỜN YÊU THƯƠNG ngày ấy và chân trời mới đang mở rộng đó em.