Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Thị Hoài Niệm - HOUSTON VỚI “BA KHÔNG” MÙA BÃO TUYẾT (2021)

21 Tháng Hai 202111:11 CH(Xem: 8138)
Lê Thị Hoài Niệm - HOUSTON VỚI “BA KHÔNG” MÙA BÃO TUYẾT (2021)
HOUSTON VỚI “BA KHÔNG” MÙA BÃO TUYẾT (2021)


tuyetTexas



Mọi khó khăn rồi cũng đã đi qua. Một trong những gia đình may mắn xin cảm ơn tất cả mọi người.

Tôi ở Texas đã gần bốn thập niên, nóng mấy cũng là… bình thường, dù có hôm hơn trăm độ F, nhưng “không nhằm nhò” gì cả, chỉ một áo thun, một quần short leo lên xe, chạy đến shopping là… thoải mái vô cùng, tha hồ ngắm quần xem áo, nhìn mỹ phẩm, nữ trang… Nhưng những người từng sống ở xứ lạnh, khi đến TX, từ trong nhà bước ra cửa bị cái nóng đổ ập vào người, sẽ tá hoả tam tinh và hét toáng lên “nóng quá” chịu không thấu!.

Và mùa đông, thông thường nhiệt độ chỉ ở hàng trên 30 là đã… lạnh quá rồi, đủ để những người “phái đẹp” làm dáng với những khăn choàng, áo ấm v.v... Thỉnh thoảng cũng có những ngày xuống dưới nhiệt độ đông đá, có cả tuyết rơi, nhưng vẫn bình thường vì có máy sưởi ấm trong nhà, ngồi nhìn qua khung cửa sổ, thấy cảnh tuyết bay bay trong gió cứ như đang xem vài cảnh trong phim “Love Story” của RYAN O’NEAL và ALI MACGRAW đóng vai chính năm nào, ôi sao mà tình quá mạng, nếu muốn làm nhân vật chính trong tuyết, mặc áo coast vào, mang boot ra sân làm dáng chụp vài tấm hình làm kỷ niệm, tuyệt vời! năm tới chắc gì có tuyết rơi nữa, lúc đó tiếc hùi hụi.

Nhưng năm con Trâu này thì không thơ mộng và đẹp như mơ nữa, mà là một cơn bão tuyết hãi hùng đã đổ trùm xuống toàn tiểu bang Cao Bồi TX, khí hậu lạnh đông đá đã đành, nhưng “không hiểu sao” tất cả Điện, Nước đều bị cúp hết. Cúp điện thì lò sưởi, dù có xài bằng gas cũng trở thành vô dụng.

Tết Việt Nam chưa qua hết, nên thức ăn nước uống còn đầy dẫy trong nhà, cứ để ngoài sân là có… tủ lạnh tự nhiên giữ dùm, đó là điểm “hên” mà nhiều người Việt Nam chắc không bị… đói như nhiều giống dân khác và người Mỹ bản xứ, dù  chỉ  trong vài ba ngày(?) nếu nhà còn… lò gas để nấu ăn và đầy đủ sức khỏe. 

Đúng là chưa có cái lạnh nào giống cái lạnh nào. Nghe tv cho tin từ năm 1845 đến nay mới có trận bão tuyết ụp lên xứ nóng.
Nửa đêm về sáng thứ hai bị thức giấc vì… lạnh quá, mở mắt ra thấy… tối om. Gì đây trời? điện tắt ngúm thì làm sao có sưởi ấm? Lấy đèn pin rọi sáng mới hơn năm giờ mà máy heater đã … nín chạy từ bao giờ.

Chúng tôi cứ nghĩ chỉ một lát là có điện lại như mọi khi, nhưng sao chờ hoài mà không thấy gì cả, đến trưa bắt đầu lục lọi đồ thật ấm của mùa đông mặc vào. Nghe radio, chiếc máy nhỏ xíu chạy bằng pin được… thủ sẵn từ những ngày bị bão, nên biết được hiện tại nhiệt độ bên ngoài xuống quá thấp, 13 độ F mà có cảm tưởng lạnh cỡ -2 độ. Nhìn hàng xóm cửa đóng im ỉm, gọi vài người hỏi thăm: tất cả… như nhau. Điện-sưởi-nước: ba không. Bên ngoài tuyết rơi trắng xóa càng lúc càng lạnh.

Những cây nến lớn nhỏ có cơ hội phục vụ (nhưng mùi khói của nó hít nhiều cũng không tốt đâu). May quá nhà tôi có lò nấu bằng gas nên chỉ mồi lửa là xử dụng được. Cũng hên là tối qua trước khi đi ngủ, tôi đã hứng rất nhiều nước vào những cái gì có thể chứa được, phòng hờ mà, trong khi ông chồng nói bà làm… chi vậy? Sự phòng xa bao giờ cũng có ích cho những lúc cần thiết.

Nấu nước sôi để sưởi ấm nhà. 

Phải công nhận những người ở miền lạnh chịu lạnh quá tuyệt, nhiều khi thấy tháng này qua tháng khác tuyết phủ trắng trời mà họ vẫn… sinh hoạt bình thường. Phục. Trong khi ở đây mới có một ngày mà sao lạnh… thấu xương vậy trời? chờ mong cho có điện lại để máy sưởi cho hơi ấm, nhưng… bặt vô âm tín. Thôi rồi em đã xa tôi! Càng về đêm khí hậu càng lạnh bạo, trong nhà sờ cái gì nó cũng… lạnh teo. Trang bị bao bọc con người đến 3 bộ quần áo, thêm 2 áo choàng, có cả jacket dài và nặng chình chịch, găng tay, mũ nĩ, 2 đôi vớ, 2 khăn choàng nĩ mà nó lạnh từ đâu trong … xương lạnh ra (nhiều người bạn còn bị đau buốt đầu, thở không nổi vì bị lạnh quá). Có cái lò sưởi để làm kiểu từ bao đời, bây giờ thấy cần đến nó thì không có… củi lửa gì cả, coi như… vô dụng.

Ông chồng… già đi nằm đắp tới ba cái mền nhưng vẫn… không đủ ấm, càng già càng… lạnh dữ? Radio lúc này cần thiết vô cùng, ngoài tin tức còn được nghe nhạc… giải sầu. Phone thì tắt vì không có điện để charge pin, dĩ nhiên không có anh còm để “chat” hay lướt phây. 

Ngày trước, khi nền… văn minh còn hạn chế, cái phone nhà nó hữu dụng cho cả gia đình, dù mưa gió bão bùng, dù tuyết rơi lạnh cóng, cái phone vẫn là đường dây liên lạc hữu hiệu để chia xẻ khó khăn và hỏi han, an ủi khi cần thiết, ít khi bị hư hại.
Bây giờ khoa học tiên tiến, kỹ thuật cao quá độ, cái phone nhà đã đi vào… dĩ vãng, cất đi đề làm kỷ niệm, khi mà mỗi người một cell phone, có số riêng và đời sống riêng, bạn hữu cũng… riêng luôn, nhưng khi có điện thì có tất cả và ngược lại.

Không có điện thì phone cũng... nín thinh vì hết pin rồi, muốn có chút phút để liên lạc với ai đó phải ra nổ máy xe để charge pin. Gia đình kia vì mở máy xe để nổ cho ấm, mà không chịu kéo cửa garage lên, bị hít phải khí carbon monoxide, hai mẹ con chết, người chồng và người con khác phải vào bệnh viện. Nhà tôi chỉ charge một phone của ông chồng để liên lạc với con cái, khi cần.

Có những thứ ngày thường không xem ra gì, nhiều khi muốn vất bỏ vì không cần thiết, nhưng khi “hữu sự” như thế này mới thấy quí. Đó là cái máy CD hoặc Cassette cầm tay xài pin nhỏ, những loại pin AA mà lúc nào cũng phải… dự trữ trong nhà. 
Lâu nay nghe nhạc chỉ cần mở phone là có tất cả, từ nhạc Tây, Ta, Tàu, Ấn độ gì đều có ráo trọi, nếu không thì từ giàn máy xịn ở phòng khách, có surround sound, âm thanh tuyệt hảo chạy quanh phòng. Nhưng khi không có điện thì chỉ là… đồ bỏ. (Không biết mấy ông bà ủng hộ cho cái đám nguồn xanh, nguồn đỏ, biến đổi khí hậu gì đó có xài điện không nhỉ?) Và cái cassette dễ thương kia, cùng với một lô tape mua từ thời … Bảo đại còn sống, bao năm qua… tiếc thương không nỡ vứt đi, nó đã giúp tôi quên đi cái lạnh, ngồi suốt đêm nghe hết 10 cái tape cũng không thấy… đêm dài, càng nghiệm thêm một điều rằng Ca Sĩ ngày trước hát hay quá mạng, mỗi người là một giọng riêng biệt, chẳng người nào giống người nào như Thanh Thúy, Hà Thanh, Mỹ Thể, Dạ Hương, Nhật Trường, Sĩ Phú… nghe hoài không chán và cảm thấy mình quá may mắn so với hàng triệu triệu người đang lạnh lẽo ngoài kia. 

Radio loan tin có 3 triệu gia đình bị mất điện trong số có... nhà tôi. 

Đêm nhìn ra đường mờ mờ chả có bóng ma nào lai vãng, nhà nhà im lìm như đang say ngủ, nhưng chắc bên trong họ cũng bị lạnh teo? nhất là nhà có trẻ em, người già cả. Có chút ánh sáng phản chiếu từ mặt đường đầy tuyết nên trăng trắng trong không gian.

Buổi sáng nhìn ra tuyết phủ trắng nhà mình luôn, đã lạnh càng thêm lạnh. Trong nhà cứ như cái tủ đá, thức ăn bỏ ngoài sân khỏi sợ hư, đã bị… đông đá hết rồi, những cây cảnh nó héo lá rũ xuống bởi những nhát chém vô hình từ khí hậu lạnh buốt, thấy mà xót.

Mở cửa garage để charge thêm phone, thấy ông Mỹ hàng xóm đang cào tuyết, ông nói vợ ông bị bệnh suyễn, đêm qua lạnh quá… ngủ không được. Thấy cậu trẻ Mễ bên nhà đi mua… nước về, cậu nói cửa hàng chỉ bán mỗi người một bình thôi vì quá nhiều người xếp hàng… mua nước. Một cái xe chạy ngang qua đường trước nhà thấy bánh xe có vẻ lảo đảo vì đường đang bị đóng đá sau khi tuyết tan lại gặp lạnh. Có chút nắng lên nên hai vợ chồng chạy vào nhà hứng nước từ tuyết tan để dự trữ cho phòng restroom.

Đêm thứ hai còn lạnh bạo hơn đêm thứ nhất, bao kín người, phủ mền ngồi yên vẫn lạnh. Nhờ ngọn đèn sáp leo lét mà đọc hết được một lô sách báo nên… quên bớt lạnh, những tập truyện của VBNHK, VBĐN HK, của TQBT… những chữ nghĩa có sẵn mà ngày thường không đủ thì giờ để đọc, nhờ lạnh mà biết thêm những điều hay. Cảm ơn các anh chị nhà văn rất nhiều.

Chỉ có ba ngày không điện, sưởi, nước mà sao thấy lâu quá sức. Nên khi đang ngồi lạnh… run, nghe âm thanh của những vật dụng trong nhà báo động điện mở, thật là mừng… hết lớn. Lò sưởi bắt đầu hoạt động, nhưng nhiệt độ khoảng 40 mà lên được 70 cũng mất mấy tiếng đồng hồ mới ấm lại. Nhìn lên màn ảnh TV, thấy cảnh người Mỹ đang sắp hàng mua nước như lời cậu trẻ bên nhà nói hôm qua mà… chạnh lòng, dù nhà tôi cũng có nước lại sau 4 ngày bị đóng, dù vòi nước có rỉ rả như bé trai “đái són”, nhưng chịu khó chờ vẫn có nước xài.

Đối với người Việt mình, có lẽ khác xa người Mỹ về lối sống, biết lo xa, nên trong nhà, năm ba két nước, một bao gạo vài chai mắm được để sẵn là chuyện thường tình, làm sao có cảnh “lội tuyết” để đứng sắp hàng trong giá buốt mà mua từng gallon nước, từng bịch thức ăn?

Lại nghe thấy người ta… than phiền, trách móc những người có thẩm quyền không lo cho dân? Chuyện thiên tai xảy đến đâu ai muốn. Ngài Thống đốc cũng lên truyền hình nói chuyện, thị trưởng thì họp báo dặn dò đủ thứ chuyện, từ chuyện ống nước, chuyện đường sá làm người xem… sợ thật, cứ tưởng sắp “TẬN THẾ” đến nơi… Nhiều người than “xuống tinh thần” quá! Mà sau đó thì xuống thật vì có quá nhiều nhà bị bể ống nước, sập trần nhà, nước chảy lai láng và  bị đóng băng luôn. Không biết bảo hiểm có trả chi phí cho những nhà bị hư hại quá nhiều này không? 

Đúng là xứ Mỹ và người Mỹ! Chỉ có ba ngày không điện-sưởi-nước, lạnh thì lạnh thật, nhưng cũng có đủ quần áo ấm để bao bọc giữ ấm, những người homeless cũng đã được chính phủ đưa vào nhà tạm trú từ hôm trước bão tuyết, cũng có chỗ cho người ta trốn lạnh, nên số người chết vì ảnh hưởng lạnh không nhiều. Vậy mà đài tàng hình họ cứ lên tin suốt ngày, làm bà con xa ngoài TX lo sợ cho bà con, bạn hữu ở TX, Họ tìm mọi cách để liên lạc, thăm hỏi. Những tấm chân tình vô cùng quý hóa khiến người TX cảm động và biết ơn vô cùng. 

Người TX nói chung, người Việt tại Houston nói riêng thật là có đầy ắp tình người. Trong cơn bão tuyết khốn khó cho việc đi lại, thực phẩm khan hiếm, nhưng có “những tấm lòng vàng” đã bỏ tiền mua thực phẩm, nấu hằng trăm phần ăn để giúp đỡ cho những người già neo đơn, có con nhỏ mà nhà thiếu phương tiện xoay sở, có người còn đưa đến tận nhà nếu không có phương tiện di chuyển. Cảm khái gì đâu!.

Có hoạn nạn mới biết có nhiều tấm chân tình!.

Lthn.
11 Tháng Mười Hai 2009(Xem: 95616)
Nhớ về quê hương, nhớ thời thơ ấu, dưới mái trường xưa, con đường ngập lá vàng rơi, nhớ chúng mình một thời rong chơi. Cuộc đời đổi thay, chúng ta mỗi người mỗi ngả, đối với tôi, đời sống thế nào? Ngày tháng phôi pha, xứ người xa lạ, lòng luôn ngóng về quê hương, nhớ từng nơi ngày đó chúng tôi đã đi qua, nhưng bây giờ cảnh cũ không còn và các bạn xưa cũng không còn, biết lưu lạc nơi nao?
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100360)
Chỉ còn vài ngày nữa là thành phố Adelaide, nơi tôi đang cư  ngụ sẽ vẫy tay chào mùa đông để chính thức bước vào mùa xuân. Ngày đã trở nên dài ra và trời đã bắt đầu ấm áp trở lại.
18 Tháng Mười Một 2009(Xem: 93984)
Cầm tờ thư của cô tôi ấp nhẹ vào ngực. Ơi! cô giáo nhân ái còn hơn bà tiên trong thần thoại đã dang tay cứu tôi trong nhiều lần khốn khó. Thời gian đi qua thật lâu rồi nhưng tất cả những gì về cô tôi đều nhớ. Bảy năm trời lớn lên từ một mái trường nên mãi mãi ngôi trường Ngô Quyền thân yêu ấy là một ngăn nhớ êm đềm trong quả tim tôi.
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97329)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210424)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100946)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 96054)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92358)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75548)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84597)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76326)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93577)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
27 Tháng Năm 2009(Xem: 87027)
  Trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường, chúng ta quả thực rỏ ràng thấy được: Gốc cây trường trung học Ngô Quyền đã có nhiều cành ngọn và Nguồn trường xưa đã tỏa rộng khắp nơi.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58687)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
15 Tháng Năm 2009(Xem: 77717)
Ở Việt Nam, mùa hè bắt đầu với những cành phượng đỏ nở rực cả góc trời, với tiếng ve kêu ra rả buồn xót xa, thì ở đây chỉ có hoa “jacaranda” và nắng ấm. Không biết từ bao giờ tôi đã yêu thích màu hoa “jacaranda”, thích ngang qua những con đường có trồng hoa rợp bóng, nhìn những cánh tím nhỏ li ti trải đầy trên đất, thêu từng mảng trên không, tôi cảm thấy dường như mình đang đi trong một giấc mơ.
14 Tháng Năm 2009(Xem: 75140)
Cha tôi cũng thường nói nhiều người trên đời này ưa làm anh hùng đến nỗi quên rằng mình có một bà mẹ. “Úi trời, làm anh hùng mà không có mẹ thì làm anh hùng mà chi!”
07 Tháng Năm 2009(Xem: 82250)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
24 Tháng Tư 2009(Xem: 69717)
 Khi bạn nhận được tờ lịch này, rồi treo đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng nhìn thấy nó thì hãy nhớ rằng bạn bè ở khắp nơi xa cũng đang nhớ về bạn, đang gửi về bạn lời chúc luôn an lành & hạnh phúc…  
14 Tháng Tư 2009(Xem: 88306)
Cám ơn trận mưa đêm nay, đã đưa tôi trở về thăm lại những nhánh sông đời đã từ lâu rẽ nguồn, khuất lối. Mưa ở quê người chắc không sao bằng mưa ở quê nhà, nhưng dù là kẻ lạ, cũng xin được tri ân những giọt mưa đã làm tươi mát, rực rỡ thêm phần đất mà biết bao người Việt tha hương đã chọn làm nơi trú ẩn và làm một cõi để đi về.
03 Tháng Ba 2009(Xem: 72465)
“ Cầm tờ đặc san Ngô Quyền trong tay, lòng em như chùng lại, hình như em đã khóc, những giọt nước mắt cho hạnh phúc. Cám ơn anh với món quà quí giá hơn tiền hơn bạc này”.