Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TẢN MẠN VỀ VĂN HOÁ CẢM ƠN

11 Tháng Hai 202112:13 SA(Xem: 8657)
Phan Phú Hiệp - TẢN MẠN VỀ VĂN HOÁ CẢM ƠN

TẢN MẠN VỀ VĂN HOÁ CẢM ƠN

image003


Gần đây, tình cờ tôi xem được clip rất ngắn trên Youtube: một cháu gái học sinh cúi đầu cảm ơn người tài xế đã ngừng xe nhường cho cháu qua đường. Thoạt nhìn, tưởng chừng việc xảy ra ở bên Nhật, nhưng thực tế đã xảy ra ở TP Đà Lạt- VN. Hành động cúi chào trân trọng của cháu gái để tỏ lòng cảm ơn người lái xe đã lan truyền mạnh, tạo ra sự xúc động và khen ngợi của nhiều người trên mạng xã hội, trong đó có tôi. Nhưng tôi lại có cảm xúc vui buồn lẫn lộn.

-  Vui vì hành vi trân trọng biết ơn của cháu dù rất là nhỏ bé nhưng đó là thước đo đánh giá phẩm chất của một học sinh có nền tảng giáo dục tốt, và tôi tin rằng sau này khi trưởng thành, cháu sẽ trở thành người lịch sự, tinh tế. Vui vì nét đẹp văn hóa lâu đời của người VN vẫn còn tồn tại dù hơi hiếm chứ không hoàn toàn mất đi.

- Buồn vì người dân Việt trước đây đã từng có một nền tảng văn hóa văn minh, nhân bản và có lối ứng xử có tình, biết cách bày tỏ lòng cảm ơn người đã giúp mình. Cách ứng xử của một học sinh được giáo dục tốt thường tình phải là như vậy. Thế mà sau một thời gian ngắn vài chục năm trở lại đây, chỉ qua một hành động nhỏ xíu cúi chào cảm ơn của cháu học sinh với người nhường đường lại có thể tạo ra sự vui mừng, xúc động và tán dương của rất nhiều người đến như vậy. Có phải vì hành vi đẹp của cháu gái và những chuyện tử tế khác trong xã hội bây giờ lại quá hiếm hoi, nên khi xảy ra, mọi người cảm thấy trân quý và xúc động? Phải chăng hành vi và lời nói cảm ơn bây giờ trở thành hàng quý hiếm, hàng xa xỉ?

Năm 2007, tôi về thăm lại VN sau thời gian dài xa quê. Lạc lõng với những đổi thay nhanh chóng về cảnh quan đô thị: nhiều nhà cao tầng mọc lên, đường sá mở rộng và có thêm nhiều tuyến đường mới. Sau hơn một tuần lo việc gia đình và đi thăm viếng nhiều nơi với khí hậu mùa hè nóng bức... Nước da tôi đen sạm lại và diện mạo trông rất là "bụi đời".

Một lần có việc đi Sài Gòn, với ngoại hình đen đúa và ăn mặc bình thường không chút chỉnh chu. Tôi thầm nghĩ khó có người biết tôi ở nước ngoài về, vì bề ngoài của tôi không có sự khác biệt nào so với người trong nước. Đứa cháu đưa tôi vào một nhà sách lớn tại đường Nguyễn văn Cừ để mua một số sách. Khi đến bàn tính tiền, cô thâu ngân còn rất trẻ độ 23-24 tuổi vui vẻ hỏi tôi: "Có phải chú từ nước ngoài về không?". Tôi vô cùng ngạc nhiên và tự hỏi tại sao cô ấy biết. Tôi cười nói với cô: "Cô lầm rồi, tôi là người Biên Hòa, không phải từ nước ngoài về. Mà sao cô nghĩ tôi là người ở nước ngoài?" Cô trả lời: "Tại cháu để ý thấy chú luôn nói cảm ơn khi cô nhân viên giúp chú tìm sách". Tôi cãi lại: "Chú vẫn thấy người trong nước vẫn sử dụng tiếng cảm ơn thường xuyên mà. Đâu phải chỉ có người sống ở nước ngoài mới biết cảm ơn đâu cháu".

Cô bé chỉ mỉm cười đầy ẩn ý, khẽ cúi đầu và lặng im không nói gì.

Thực tình tôi nói cảm ơn với cô nhân viên hiệu sách vì cô đã giúp tôi nhanh chóng tìm các tựa sách tôi cần. Nếu không có cô, tôi sẽ mất rất nhiều thời gian. Cảm ơn cô là đúng với đạo lý thường tình. Nhưng có lẽ có nhiều người lại nghĩ khác, cô nhân viên phải giúp khách hàng vì đó là "job" của cô, là trách nhiệm, bổn phận của cô đối với khách, nên họ không cần thiết phải khách sáo để nói lời cảm ơn cô?

Những ngày còn lại ở VN, tôi để ý tìm hiểu thì nhận ra rằng người dân trong nước vẫn luôn vui vẻ, cởi mở khi giao tiếp, nhưng hình như họ hơi tiết kiệm lời nói cảm ơn. Đề cập chuyện này với người thân ở VN, thì họ cho rằng nếu lúc nào cũng nói cảm ơn là khách sáo, không cần thiết phải như vậy. Chỉ cần ứng xử với nhau một cách chân thành là đủ rồi. Hình như họ thích ứng xử với nhau bằng hành động cụ thể hơn là lời nói bên ngoài. Họ xem việc cảm ơn qua hành động mới là văn hóa. Nên nói lời cảm ơn bị coi là ngoài miệng, là khách sáo, không thật, không cần thiết, nên rất ít nói với nhau. Trước đây, tôi cũng từng có ý nghĩ như họ và có cách nhìn không đúng với người nước ngoài. Tôi nghĩ người nước ngoài hay người Việt sinh sống ở nước ngoài hay nói cảm ơn thường là không thật, là đầu môi chót lưỡi, suông miệng nói cho qua chuyện.

Nhưng sau này, ngẫm nghĩ lại, tôi thấy quan điểm đó hình như không được ổn lắm, vì trong cuộc sống hàng ngày, ta thường gặp qua rất nhiều người đã giúp đỡ mình một lần, như làn gió thoáng qua và sẽ không bao giờ có dịp gặp lại họ, nếu ta không có lời nói cảm ơn ngay lúc ấy, thì mãi mãi sẽ không còn cơ hội thể hiện hành động để thay lời cảm ơn với họ.

Khi mới sang Mỹ, tôi ngạc nhiên thấy 2 chữ Thank You là được nghe nhiều nhất. Đi đâu cũng nghe tiếng Thank You. Người Mỹ nói Thank You bất cứ chuyện lớn, chuyện nhỏ. Mỗi khi ai đó làm điều gì giúp mình, trong gia đình cũng như người ngoài. Họ cảm ơn nhau khi được tặng quà sinh nhật, cảm ơn nhau khi được giúp đỡ, cảm ơn nhau khi được chia sẽ tâm sự niềm vui nỗi buồn, cảm ơn nhau khi họ san sẻ miếng cơm manh áo. Khi không gặp trực tiếp để nói lời cảm ơn, người ta thường gọi phone, text message hoặc viết Email cảm ơn. Trang trọng hơn thì mua Thank You card viết vài dòng để gửi.

Người Mỹ rất hào phóng khi sử dụng lời cảm ơn chứ không e dè và tiết kiệm lời như người Việt. Lời cảm ơn gần như là một nét văn hóa đặc sắc của người Mỹ. Đối với họ, “cảm ơn” không chỉ là một câu nói xã giao lịch sự bình thường, đó là cách thể hiện tình cảm, lễ phép, tôn trọng, thái độ biết ơn đối với những người xung quanh với những hành động dù là nhỏ nhất. Lời nói hay hành động cảm ơn đã trở thành nét văn hóa đẹp và tinh tế chứ không hề giả dối hay khách sáo như trước đây tôi từng nghĩ.

- Những năm đầu ở Mỹ, gia đình tôi thuê một căn apartment tại Downtown San Jose. Chủ là một gia đình gốc Latino sống nhiều đời ở Mỹ. Vào dịp lễ Thanksgiving, bà chủ xách một túi quà , mỗi phần là một hộp kẹo "See's Candies" được gói ghém cẩn thận, kèm theo một tấm thiệp cảm ơn. Tò mò và ngạc nhiên, tôi hỏi: "Tại sao bà lại tặng quà cho tôi?" Bà mỉm cười trả lời: Để tỏ lòng cảm ơn tôi đã thuê apartment của bà và giữ gìn vệ sinh, trật tự tốt trong khu chung cư.

- Khi con trai tôi học lớp 6 tại một trường Middle school ở Santa Clara, một hôm cô giáo dạy lịch sử tổ chức một chuyến fieldtrip cho học sinh đến thăm viện bảo tàng Ai Cập (Egypt Musuem). Cô đề nghị nếu các phụ huynh có thời giờ thì cùng với cô đưa các em đi. Hôm ấy nhằm vào ngày nghỉ làm nên tôi volunteer giúp cô giáo quản lý học sinh. Cuối ngày trước khi chia tay, cô giáo yêu cầu các học sinh từng em một đến chào và nói lời cảm ơn các phụ huynh đã giành thời gian cho các em. Chưa hết, hai ngày sau, con tôi đem về cho tôi một phong bì lớn, trong đó có 28 lá thư của 28 học sinh gửi lời cảm ơn đến tôi trong chuyến đi fieldtrip ngày hôm ấy.

- Trong thời gian theo học tại College, sau khi hoàn tất cuộc thi final đầy cam go của môn Accounting 1B - là môn chính trong Major học của tôi. Một buổi chiều ở nhà, tôi bất ngờ nhận được một cú phone từ trường College. Tôi hồi họp không biết việc gì xảy ra, mở máy và vô cùng ngạc nhiên khi đầu dây bên kia là cô giáo dạy lớp Accounting 1B của tôi. Cô ấy thông báo cho biết tôi đã được điểm A+ trong cuộc thi final và cô cảm ơn tôi vì đã chăm chỉ học bộ môn của cô và đạt kết quả tốt như cô mong đợi.

- Ông hàng xóm người Mỹ sát bên nhà muốn xây mới cái hàng rào ngăn cách hai nhà đã cũ và muốn tôi share 50/50 theo kiểu Mỹ với ông. Tôi OK dù trong lòng hơi tiêng tiếc vì hàng rào tuy cũ nhưng vẫn còn dùng được ít nhất là 5 năm nữa. Sau khi xây xong, một hôm, ông để vào mail box của tôi một Thank You letter, trong thư ông chân thành cảm ơn tôi vì đã giúp ông thực hiện nguyện vọng xây mới hàng rào trước khi ông nghỉ hưu, dù ông đoán rằng ý tôi chưa muốn làm lúc này. Khi nhà tôi có party, thỉnh thoảng tôi có mời ông ấy sang dự cho vui vì biết ông rất thích "Vietnamese food". Y như rằng, lần nào cũng vậy: ngày hôm sau tôi lại thấy một Thank You letter của ông nằm trong Mail Box của tôi.

- Một bé gái 5 tuổi người Mỹ ở gần nhà. Mỗi buổi chiều mát trời, cháu thường chạy xe đạp mini ngang qua sân nhà tôi. Một lần đi làm về nhân lúc cháu chạy xe đạp ngang qua. Tôi đứng lại nhường cho cháu đi qua trước khi bước vào nhà. Cháu ngừng xe, cúi đầu nói "Thank You", rất hồn nhiên và dễ thương, rồi chạy tiếp.

- Hãng tôi làm, năm nào cũng vậy, vào một ngày trước khi nghĩ lễ Christmas, hãng đều tổ chức một buổi party tại một căn phòng lớn. Toàn thể lãnh đạo hãng từ CEO, CFO, Manager, supervisor... đứng dàn chào, nói lời cảm ơn các nhân viên đã làm việc vất vả để đóng góp cho hãng trong năm qua và bắt tay từng người. Sau đó, các xếp lớn này tự tay serve food cho nhân viên để tỏ lòng tri ân.

Và còn nhiều lắm những câu chuyện cảm ơn như vậy. Trong cuộc sống thường nhật, tôi cũng đã từng nói vô số lời cảm ơn của tôi đến với nhiều người đã giúp tôi và cũng nhận lại không ít lời cảm ơn của những người mà tôi từng giúp. Văn hóa cảm ơn của người Mỹ đã thâm nhập trong tôi lúc nào không biết. Khi nói lời cảm ơn ai đó giúp mình, tôi cảm thấy rất tự nhiên, phải nên như vậy chứ không hề thấy khách sáo chi cả. Thế giới sẽ đẹp hơn rất nhiều nếu ta biết cảm ơn và trân trọng những thành quả mà người khác đã làm cho ta. Chính lời cảm ơn giúp chúng ta sống hạnh phúc, nắm bắt được giá trị cuộc sống là gì, tạo mối liên kết với mọi người trong xã hội và góp phần làm cho thế giới thêm tốt đẹp hơn.

Tôi cũng thường căn dặn con trai tôi rằng: Hạnh phúc và thành công đều tạo dựng từ lòng biết ơn. Sau một đêm ngủ ngon giấc, con nên bắt đầu một ngày mới đầy năng lượng tích cực và hạnh phúc bằng cách luôn mở lòng gửi lời cảm ơn đến mọi người, đến với cuộc đời đã cho con cuộc sống tốt,  như lời nhắc nhỡ của thi sĩ Kahlil Gibran:

“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy

Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”

Và tôi cũng  hy vọng rằng , sau này nếu có dịp về thăm quê hương, tôi sẽ hoà nhập dễ dàng với người dân VN yêu quý của tôi mà không bị lời "cảm ơn" khi tôi vô tình nói ra với ai đó, như là một "đặc điểm nhận dạng", để cho mọi người đoán biết tôi từ đâu đến...

Phan Phú Hiệp


image002
09 Tháng Ba 2013(Xem: 74316)
Sinh nhật năm nay không như năm ngoái vì bắt đầu từ hôm nay, tôi đã là một người già thật sự ở đất nước này.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 102831)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97654)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
08 Tháng Ba 2013(Xem: 90097)
Bên nầy, bên kia vòng trái đất vẫn nhớ về nhau. Dù thời gian có phôi pha, nhưng kỷ niệm không thể phai nhòa. Hơn ba mươi mái đầu bạc nhắc nhở nhau về kỷ niệm.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85254)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102563)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
02 Tháng Ba 2013(Xem: 86157)
Cám ơn Diệp Hoàng Mai đã làm cầu nối trong gia đình Hướng Đạo. Cám ơn những ngày sinh hoạt Hướng Đạo thật tuyệt vời.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 110430)
Ngày 22 tháng 02 hằng năm, được chọn là ngày “BP’ Day” để kỷ niệm ngày sinh hai vợ chồng cụ Baden Powell. Vào ngày này, các đơn vị Hướng Đạo thường tổ chức lễ tưởng niệm người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới,
22 Tháng Hai 2013(Xem: 98102)
Những ngày đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi cầu mong vòng tay thân ái của những cựu hđs. NQBH sẽ tiếp tục mở rộng, và mãi vững bền theo tinh thần điều luật thứ tư của hướng đạo sinh...
21 Tháng Hai 2013(Xem: 99361)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa.
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103728)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 89830)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
18 Tháng Hai 2013(Xem: 92446)
Giấc mơ dang dở quặn lòng, bởi tôi cũng không biết giề lục bình biếc xanh quê cũ, vẫn được trôi thênh thang cùng dòng sông quê nhà hay mắc cạn đầm lầy ở một khúc quanh ...
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101193)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 82621)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 88335)
Nhạc: Đào Lê Văn - Ca sĩ: Tâm Thư - Văn Dương thực hiện Youtube
08 Tháng Hai 2013(Xem: 93400)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 77304)
Tôi biết nói gì đây để cảm ơn H cho thiên đường hạnh phúc bất chợt và tràn đầy này. Tôi mong rằng nó sẽ bền vững mãi cho đến suốt cuộc đời.
04 Tháng Hai 2013(Xem: 104236)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 93488)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm