Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Lê Quý Thể - MỘT CHUYẾN ĐI ÂU CHẦU

10 Tháng Mười Hai 20202:14 SA(Xem: 9042)
GS. Lê Quý Thể - MỘT CHUYẾN ĐI ÂU CHẦU



Một chuyến đi Âu Châu

image001

Tôi đã đi du lịch nhiều chuyến và mỗi chuyến đều được sắp đặt trước rất kỹ càng. Như chuyến đi Âu Châu vào cuối tháng sáu và đầu tháng bảy năm 2019 đã được bắt đầu chuẩn bị từ hơn sáu tháng trước. Trọng tâm của chuyến đi nầy là cruise vòng quanh biển Baltic vùng Bắc Âu vào mùa hè. Việc đầu tiên là xin được nghỉ phép thường niên vào đúng thời gian theo lịch trình của cruise. Sau nhiều năm theo dõi, năm 2019 tôi được nghỉ phép ba tuần thường niên đúng vào thời gian mong muốn. Giai đoạn kế tiếp là sau chín ngày ăn ngủ trên tàu, tôi phải quyết định ghé những thành phố nào vào những ngày kế tiếp.

Chuyến đi nầy tôi chọn ba thành phố với nhiều lý do mà tôi sẽ cho biết sau, đó là Warsaw thủ đô của nước Ba Lan, kế đó là thành phố Genève của nước Thụy sĩ và cuối củng là thủ đô hoa lệ Paris của nước Pháp. Ngày đầu tôi lên tàu ở thành phố Copenhagen của Đan Mạch và ngày thứ chín tôi sẽ rời tàu cũng ở thành phố nầy.

Tối ngày thứ chín tôi sẽ bay đến thành phố Warsaw, Ba Lan. Tôi muốn thăm vùng tập trung người Do Thái thời Đệ Nhị Thế Chiến gọi là Ghetto, nơi mà có lúc gần nửa triệu người Do Thái bị giam lỏng vào một khu rộng không tới bốn cây số vuông, bao quanh bởi những bức tường cao và họ nếu không bị chuyển đến các lò sát sinh thì cũng chết vì đói vì khát. Warsaw là nơi sinh đẻ của bà Marie Curie, một nhà bác học nổi danh hoàn cầu, một người gốc Do Thái đã hiến dâng cả đời mình cho khoa học và mất tại Pháp. Warsaw cũng là nơi sinh ra một Chopin, một nhà soạn nhạc người Ba Lan với không biết bao nhiêu bản nhạc cổ điển bất hủ để lại cho hậu thế và cuối cùng một cơn bịnh hiểm nghèo đã chấm dứt đời ông tại Paris. Như vậy tôi phải ngủ lại Warsaw ba đêm và có hai ngày tròn để được hướng dẫn đi thăm thành phố và tham dự một buổi nghe nhạc độc tấu dương cầm tại ngôi nhà nơi mà nhạc sĩ Chopin ra đời.

Sáng sớm ngày thứ mười hai tôi sẽ bay đến thành phố Genève, Thụy Sĩ. Mục đích chính của tôi ở đây là thăm gia đình các cháu tôi, các cháu gọi tôi bằng chú, bằng ông chú và bằng ông cố. Gia đình chúng ở Lausanne, cách Genève một giờ đường xe lửa. Thành phố Genève đã gắn liền với vận mạng bất hạnh của một nước nhược tiểu Việt Nam trong tay của những đại cường thực dân đủ loại. Tôi nhớ hồi đó có một thi sĩ đứng nhìn hồ Léman ở trung tâm thành phố Genève mà khóc cho nước nhà bị chia thành hai phần Nam, Bắc. Cũng từ thành phố Genève tôi sẽ mua tour đi tham quan Mont Blanc, đỉnh cao nhất của dãy núi Alpes dọc biên giới Thụy Sĩ và Pháp. Như vậy tôi phải ngủ lại Genève ba đêm và có hai ngày tròn để đi thăm viếng và tham quan.

Ngày thứ mười lăm tôi sẽ đến Paris, Pháp. Thay vì khoảng hơn một giờ bay, tôi định đi xe lửa vượt qua dãy núi Alpes. Vé xe lửa chỉ cần mua qua mạng một hai ngày trước và có nhiều chuyến giờ giấc khác nhau. Tôi chọn xe lửa để được ngắm phong cảnh của núi Alpes và những vùng đồng quê của nước Pháp. Xe lửa loại thường, ghế ngồi rất thoải mái và trạm đi và đến đều ở trung tâm thành phố. Chị dâu và các cháu tôi ở Paris nhưng tôi chỉ đến thăm viếng mà thôi. Tôi cũng dành một ngày đi xe lửa qua Bruxelles, thủ đô của nước Bỉ để thăm các cháu tôi, chúng có hơn hai chục người lớn lên, học hành và sinh sống tại đây. Tôi đã ghé Paris nhiều lần nhưng đặc biệt lần nầy đúng vào dịp lễ Quốc Khánh, ngày cách mạng giải phóng nhà ngục Bastille 14 tháng 7 năm 1789 của Pháp (Quatorze Juillet), để được xem duyệt binh trên Đại Lộ Champs-Élysées. Tôi cũng sẽ mua tour một ngày đi thăm vùng Normandie ở phía Tây Bắc của Paris, nơi mà quân đội Đồng Minh đổ bộ để giải phóng Âu Châu trong tay Phát Xít Đức. Tôi cũng định dành một bữa ăn trưa tại một quán dọc bờ sông Seine để biết cảm giác của mình như thế nào khi nhìn nhà thờ Đức Bà Paris bị cháy trụi nóc. Như vậy tôi ngủ lại Paris sáu đêm và mỗi đêm sẽ đi xem những nhạc kịch của Paris như Moulin Rouge, Crazy Horse, Lido de Paris... vừa ăn tối vừa xem múa hát. Ngày thứ hai mươi mốt tôi sẽ bay về Los Angeles.

Như vậy sau khi đã hoạch định thời gian ở lại tại mỗi thành phố, giai đoạn kế tiếp là thực hiên chương trình: những phần quan trọng là mua vé cruise, vé máy bay và đặt khách sạn.

Trước hết nói về cruise. Cruise của hảng Norwegian khởi hành từ thành phố Copenhagen của Đan Mạnh và ghé qua các cảng của Đức, Ba Lan, Phần Lan, Nga, Thụy Điển và quay về Copenhagen. Vào cuối tháng 12 năm 2018 tôi đã mua vé phòng interior, phòng không có cửa sổ với giá thấp nhất và có ý định sẽ upgrade lên phòng sang hơn mà chỉ phải trả thêm tiền sai biệt. Sau đó tôi luôn luôn theo dõi để biết khi nào có giảm giá và vào khoảng hơn một tháng trước khi khởi hành tôi đổi được phòng mini suite với giá vé gần như 50 phần trăm rẻ hơn so với giá bình thường, cộng thêm vé transfer từ phi trường Copenhagen đến cảng, lại có thêm chút tiền credit để tiêu xài trên tàu như trả tiền ăn, tiền mua vé tham quan tại các cảng.

Phòng nầy quá sang, có balcony nhìn ra biển và có quyền ăn ở những tiệm ăn sang trọng với giá tượng trưng và ngày đầu bước vào phòng được người phụ trách phòng đón tiếp một cách nồng hậu với một chai champagne ướp lạnh. Giai đoạn tiếp theo là mua vé máy bay. Giá vé thay đổi theo hảng, theo giờ bay và theo mùa nữa. Vì phải có mặt tại phi trường trước 2 giờ chiều của ngày đầu tiên nên sự lựa chọn máy bay có giới hạn, tuy vậy tôi cũng mua được vé may bay của hãng Norwegian Airlines một chiều trực tiếp từ phi trường Los Angeles bay đến Copenhagen gần 2 giờ chiều với giá phải chăng (sau nầy tôi nghiệm thấy đây là một sai lầm cần phải tránh, có quá nhiều lý do để máy bay đến trể và như thế cũng trể luôn cruise, vừa mất tiền cruise vừa phải chi thêm tiền khách sạn). Giai đoạn chót là mua vé tham quan các cảng. Tàu ghé cảng thường từ bảy tám giờ sáng đến năm sáu giờ chiều, du khách được tự do lên cảng và đi lăn quanh gần cảng hay leo lên các xe bus công cộng chờ sẵn ở các cảng để tham quan các vùng lân cận. Nhưng tôi quyết định mua vé tham quan trực tiếp của cruise vì có nhiều điều lợi hơn, vé có tiền credit trả bớt một phần và nếu vì kẹt xe hay có người đi lạc mà phải quay về trể thì tàu luôn luôn chờ đợi. Tàu ghé sáu cảng nhưng tôi chỉ mua vé tham quan ba cảng mả thôi. Trước hết tàu neo qua đêm tại cảng Saint Petersburg của Nga, đây là cảng duy nhất bắt buộc phải có visa, nhưng visa được cấp ngay tại trạm kiểm soát ở cảng mà không phải trả thêm tiền, tôi quyết định mua vé tham quan thành phố ban ngày và vé xem múa hát ban đêm. Cảng thứ hai là Helsinki của Phần Lan, tôi mua vé tham quan thành phố. Cuối cùng là vé tham quan thành phố Copenhagen buổi sáng của ngày cuối và xe bus thả khách ở phi trường vào buổi chiều cùng ngày để bay đến thành phố kế tiếp.

Những phần cần thiết còn lại phải làm tôi đã thực hiện như sau:

Chuyến đi và quay trở về Los Angeles tôi mua vé bay trực tiếp của hảng Norwegian Airlines, tuy không phải là vé khứ hồi nhưng cũng được giảm giá. Vì quan niệm mình có con tôm thì giúp người khác có con tép nên trong mọi chuyến đi của tôi đều có người đưa đón đúng giờ mà không phải làm phiền những người trong nhà. Đến và rời thành phố Warsaw, tôi mua vé máy bay của hảng Polish Airlines, một hãng máy bay nhỏ địa phương nên giá vé rất rẻ. Tôi mua luôn hai vé đưa đón giữa phi trường Warsaw và khách sạn.

Giai đoạn cuối cùng là đặt khách sạn qua mạng. Có nhiều mạng khác nhau như hotels.com, booking.com ... giúp tôi tìm được khách sạn với gía mình muốn, có mạng phải trả tiền trước nhưng có quyền cancel trước một thời hạn nào đó, có mạng “pay when you stay”. Sau khi trả tiền tôi chỉ cần in invoices và trình chúng tại khách sạn để check in. Thường thường tôi chọn khách sạn ba sao với giá trung bình, tôi muốn phòng có balcony hay ít nhất phải có cửa sổ. Lúc nhận phòng nếu thấy phòng không vừa ý, tôi xin đổi phòng khác. Quan trọng nhất là chọn khách sạn tiện cho việc đi lại. Như ở Warsaw thì khách sạn gần các điểm tập trung của chuyến tham quan, ở Genève thì khách sạn gần nhà ga xe lửa, ở Paris thì khách sạn gần các trạm xe métro. Khi đặt khách sạn tôi trả bằng credit card và cho khách sạn biết giờ đến.

Các vé tham quan, vé nhạc kịch ban đêm, vé đưa đón tại phi trường tôi đều mua qua mạng Viator. Lên mạng viator.com tôi có thể lựa chọn chương trình tham quan tôi thích giữa hàng chục chương trình khác nhau ở mỗi thành phố. Sau khi trả tiền bằng credit card tôi chỉ cần in invoices trong đó có ghi rõ giờ giấc, điểm tập trung và chỉ cần trình giấy nầy để được lên xe bus đi tham quan hay được đổi vé để vào rạp xem múa hát.

Tất cả những chi tiêu trong chuyến đi nầy tôi chỉ dùng một credit card loại dành cho những người du lịch. Như vậy tôi chỉ cần mang theo trong người một credit card nầy mà thôi để xác nhận các chi phí đã trả.

Vài bộ aó quần, nhiều đồ lót thêm một áo ấm chất vào một va li nhỏ. Một cái xách tay nhỏ trong đó có một iPad, một iPhone, một ví đựng passport, vé máy bay, giấy tờ đặt khách sạn, invoices các chuyến tham quan và coi nhạc kịch. Giữ trong mình một ít tiền mặt và một credit card. Như vậy là đủ để chờ ngày lên đường.

***

Nói chung tôi đã có một chuyến đi du lịch hoàn toàn như mong muốn.

Tiếng Anh giúp tôi tiếp xúc với dân chúng khắp cảc nước Âu Châu mà tôi đi qua. Hệ thống métro nối liền nhiều địa điểm giúp tôi di chuyển trong thành phố được dễ dàng với giá bình dân. Và cuối cùng với iphone trong tay tôi dễ dàng liên lạc mọi nơi với giá trung bình 30 cents mỗi phút, trung bình 60 cents cho mỗi phút xử dụng internet ở những nơi không có WiFi và cuối cùng Google Maps đã giúp tôi tìm được hướng đi trên đường phố cũng như dưới các đường hầm. Tất cả những tài liệu cần thiết tôi đều có lưu trử trong iPad như tất cả các loại vé, lịch trình các chuyến bay, các chuyến tham quan cùng những bản đồ thành phố và bản đồ cãc phương tiện lưu thông ở những thành phố tôi ghé qua.

Chín ngày ở trên tàu là thời gian thần tiên nhất, nếu không đi tham quan thì suốt ngày chỉ ăn và ngủ, nằm ngữa ngoài balcony mà nhìn trời nhìn biển, hít thở không khí trong lành. Nếu cảm thấy cần không khí ồn ào náo nhiệt thì vào các bar vừa nhấm nháp ly rượu vừa nghe nhạc sống. Nếu ai có máu đỏ đen thì vào các sòng bài mở cửa hoạt đông gần như không ngừng. Tối lại đi xem nhạc kịch trên tàu, mỗi đêm đều có nhạc kịch khác nhau và là những nhạc kịch được trình diễn bởi các diễn viên danh tiếng cùng với hàng chục thiếu nữ xinh đẹp.

Tôi đến thăm thành phố Saint Petersburg lần thứ hai. Thành phố còn có một cái tên khác là Léningrad. Suốt ngày đi tham quan mà vẫn thấy thành phố cảng nầy có rất nhiều kiến trúc độc đáo và hấp dẫn nhìn hoài mà không thấy chán. Trên đường đi dân chúng cũng rất là thân thiện với du khách. Tối lại đi xem nhảy múa đặc biệt theo truyền thống cổ truyền của Nga, những điệu nhảy dân gian mang tính cách đặc trưng vừa tạo cảm giác vui vẻ, hài hước vừa giàu tính nghệ thuật được khéo léo trình bày bởi các diễn viên nam nữ trẻ tuổi.

Tôi đã đi qua ba trong bốn nước Bắc Âu. Nói chung khó mà phân biệt nước nầy với nước kia, dân chúng sống quá bình thản không vội vàng chụp giựt. Nhưng xã hội cũng có mặt trái của nó, cũng như những vùng khác của Âu Châu ở đây cũng có quá nhiều những tay móc túi chuyên nghiệp lẫn lộn vào đám du khách mà hành nghề, tuy luôn luôn được nhắc nhở nhưng vẫn có nhiều bà mất ví, mất tiền, mất passport. Nhưng thôi tôi chỉ đến đây một lần, xin vĩnh biệt Bắc Âu, vĩnh biệt Copenhagen, vĩnh biệt người đẹp Little Mermaid.

Dạo nầy mỗi ngày ở Paris đều có những cuộc biểu tình phản đối chính phủ nhưng với hệ thống an ninh chặt chẻ cuộc diễn binh trên Đại lộ Champs-Élysées kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ mà không giặp một trở ngại nào. Paris là thành phố không bao giờ ngủ, các nhạc kịch ban đêm tại Paris thì quá tuyệt vời, tôi đã xem nhiều lần mà vẫn thấy thích xem lại, tôi nghĩ các vua chúa đời xưa cũng chưa chắc được thưởng thức những màn múa hát hay như thế nầy. Vừa uống champagne vừa xem vài chục cô thiếu nữ vừa trẻ vừa xinh đẹp múa hát thì không còn gì thú vị hơn, nhất là những cô thiếu nữ có quá ít aó quần trên người. Các nhạc kịch nầy thường trình diễn không ngừng giữa hai hiệp và kéo dài gần hai giờ.

Tham quan các địa điểm lịch sử ở Warsaw và Normandie thì sau bao nhiêu năm nên không còn một vết tích gì ngoài những viện bảo tàng trưng bày những hình ảnh, những di tích lịch sử và các nghĩa trang với vô số nấm mồ ngay hàng thẳng lối của những người lính Mỹ trẻ dù muốn hay không đã được vinh danh là những người chiến sĩ đã hy sinh cho cái gọi là lý tưởng tự do của nhân loại.

Thế là sau hai mươi mốt ngày lang thang qua các thành phố của Âu Châu, tôi quay về làm việc để kiếm tiền trả nợ credit card và bắt đầu chuẩn bị cho cuộc du hành sắp tới.

Lê Quí Thể

12/2020

 

29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89330)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92249)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152648)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91807)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101216)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140105)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91378)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80357)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93748)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 72948)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83830)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94502)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84450)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65302)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87593)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 79968)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89833)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84426)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91428)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97838)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.