Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - CHUYỆN TỬ TẾ

25 Tháng Mười 20201:31 SA(Xem: 9072)
Phan Phú Hiệp - CHUYỆN TỬ TẾ

 

 

CHUYỆN TỬ TẾ

image001

Đại học Đà Lạt vào một buổi chiều cuối tháng 6/1980, có hai học sinh nghèo ở tỉnh xa về dự thi ĐH, với dáng điệu mệt mỏi thẫn thờ đứng trước cổng trường. Nét mặt hai bạn lo lắng và bồn chồn vì không tìm được chỗ ở trong thời gian dự thi. Đã cận ngày thi chính thức, các nhà trọ đã kín chỗ, mà khách sạn thì họ không đủ khả năng để thuê. Cuối cùng hai bạn ấy quyết định trở về trường, đứng trước cổng để hy vọng có cơ may gặp các bạn sinh viên của trường để hỏi thăm và nhờ hướng dẫn. (Lúc ấy, chưa có chương trình Tiếp Sức Mùa Thi như ngày nay).

Trời cao nguyên sụp tối rất nhanh và trở lạnh, thành phố đã chuẩn bị lên đèn. Một anh sinh viên từ trong trường bước ra cổng để về nhà. Hai bạn tiến đến hỏi thăm. Anh sinh viên nhìn bộ dạng bi thảm của hai đứa và mỉm cười hiền lành nói: "Các em sẽ không thể nào tìm được nhà trọ vào lúc này, vì anh biết năm nay có nhiều thí sinh về dự thi, các phòng trọ đã không còn chỗ. Thôi thì hai đứa về nhà anh ở tạm để thi, nhà anh cũng gần đây thôi. Chứ đứng đây rồi bị cảm lạnh, bỏ thi thì khổ lắm".

Hai bạn ấy theo anh về. Đó là một căn nhà xinh xắn ở cuối một đoạn dốc dài. Sau khi anh trình bày sự việc với gia đình, Ba Mẹ và các em của anh vui vẻ niềm nở tiếp đón hai bạn.

Anh nhường phòng của anh cho hai bạn và mang đến cho họ một mâm cơm gia đình nóng sốt. Gia đình anh thương và xem hai bạn như thành viên trong nhà, luôn động viên họ cố gắng làm bài thi cho tốt. Sự niềm nở của gia đình anh đã làm cho hai bạn thêm ấm lòng nơi xứ lạnh, nhưng cũng chính điều này khiến cho họ cảm thấy ngần ngại, cứ tìm cách ra ngoài ăn uống qua loa để không làm phiền gia đình, vì hai bạn ấy biết rằng trong giai đoạn 1979-1980, gia đình nào cũng gặp khó khăn. Những gì mà họ có được trong những ngày tạm trú tại nhà anh là những gì tốt nhất mà gia đình anh đã sẻ chia nhường hết cho họ.

Những ngày thi cũng nhanh chóng trôi qua. Hai bạn chào gia đình anh đề về quê. Trước khi đi , họ gửi lại cho gia đình anh hai bịch gạo quê mà hai đứa mang theo để làm hành trang đi thi. Gia đình anh nhất mực từ chối và chúc hai bạn thành công trong thi cử. Hai bạn về quê mang theo tình cảm nồng nàn ấm áp của Người Đà Lạt.

Dòng đời trôi nhanh, hai bạn ấy không có duyên trở lại Đà Lạt để học tại trường đã dự thi, mà đi học nơi khác, rồi phiêu bạt khắp nơi. Có lúc, họ tự nhủ trong lòng là sẽ có dịp về Đà Lạt thăm lại anh sinh viên và gia đình. Nhưng dự định vẫn chỉ là dự định, cuộc sống tất bật khiến cho họ chưa có cơ hội thực hiện. Thời gian tiếp tục qua nhanh, rồi ngọn gió vô thường đến, anh chàng sinh viên hiền lành có trái tim nhân hậu và một trong hai bạn thí sinh ấy đã giã từ cõi tạm để đi về cõi vĩnh hằng, người còn lại thì biền biệt xa quê hương.

Người bạn xa quê ấy, mỗi khi nhớ về quê hương, nhớ về Đà Lạt , anh không những chỉ liên tưởng đến thành phố hoa tuyệt đẹp, một nơi du lịch lý tưởng, mà còn cảm thấy ấm lòng về sự tử tế hào sảng, không toan tính của người Đà Lạt, đã giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn mà chính anh đã từng trải nghiệm cách đây hơn 40 năm.

 Giờ đây mỗi khi anh tình cờ nghe bài hát  "Để gió cuốn đi " của Ns Trịnh Công Sơn, với những lời nhắn nhủ:

"Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng.

 Để làm gì, em biết không?

 Để gió... cuốn... đi, Để gió... cuốn..đi..♪ "

image004

Giai điệu nhẹ nhàng và ca từ mượt mà, sâu lắng của bài hát đã mang lại cho anh một cảm xúc dâng trào về những hoài niệm đẹp của ngày xưa, anh thầm ước mong rằng tấm lòng tử tế, nhân hậu của anh sinh viên Đà Lạt và gia đình, cùng với những người dân Đà Lạt thân thiện, tốt bụng sẽ nhờ ngọn gió cuốn đi thật cao, thật xa để sự hiền lương, tử tế luôn hiện diện rộng khắp mọi lúc, mọi nơi và lan tỏa mãi không ngừng.

Tấm lòng nhân hậu của một gia đình Đà Lạt xưa kia cũng đã lan tỏa đến anh, và giúp anh tự biết cần phải làm gì trong quãng đời còn lại của mình, để lòng tử tế không bị dừng lại và mai một đi.

San Jose - October - 2020

Phan Phú Hiệp

21 Tháng Chín 2013(Xem: 59497)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 63002)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53720)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57642)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54971)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47012)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78349)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60303)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45123)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68740)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73446)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52748)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83519)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77599)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89700)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 51089)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60699)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51616)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35848)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 79496)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.