Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ BA

12 Tháng Tư 202012:22 SA(Xem: 10819)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ BA
  
   NHẬT KÝ TUẦN "CẤM TÚC" THỨ BA

stayhome


Thứ hai 30 tháng 3


Thay vì ghi lại những gì đang xảy ra, hôm nay xin được nói chuyện về một đại hội âm nhạc được trực tiếp phát ra trên 3 hệ thống truyền hình lớn ở Mỹ (ABC, CBS, và NBC) vào tối ngày thứ bảy 18 tháng 4 năm 2020, lúc 5 giờ chiều giờ California, 7:00PM ở Texas, và 8 giờ tối ở New York.


Chương trình này được bảo trợ bởi hai tổ chức Global Citizen và the World Health Organization (WHO) với tên là "One World: Together At Home" để quyên tiền cho hai mục đích:

 

1 - Mua các trang bị y tế cần thiết cho tất cả những nhân viên trên tuyến đầu chống đại dịch COVID-19 ở các nơi đang bị tổn thương nặng nề nhất.


2 - Đóng góp vào ngân quỹ của các tổ chức từ thiện đang cung cấp thực phẩm hay nơi cư trú tạm thời cho những người khốn khó.


Chương trình âm nhạc từ thiện rất đặc sắc này được góp tay bởi các ca sĩ rất nổi tiếng: Keith Urban, Elton John, Chris Martin, John Legend, Andrea Bocelli...


3 MC nổi tiếng của Mỹ: Jimmy Kimmel, Jimmy Fallon, and Stephen Colbert sẽ thay phiên nhau dẫn chương trình.


Xin ghi vào thời khóa biểu của bạn vào chiều tối thứ bảy 18 tháng 4 sự kiện âm nhạc từ thiện chắc chắn sẽ rất hay, đầy xúc động này  để cùng góp phần nhỏ nhoi của mình vào việc chiến đấu với COVID-19, đưa đời sống trở về bình thường.


Và để cùng tưởng niệm những người đã bỏ mình vì đại dịch.


Xin mở "hầu bao", rút Credit Card sẵn sàng để đóng góp qua Internet, texting, hay telephone để cùng góp bàn tay vào chiều tối ngày 18 tháng 4. Hạnh phúc của người cho bao giờ cũng lớn hơn niềm vui của người nhận, hãy tin chắc chắn như thế.


***

Thứ ba 31 tháng 3


Một ngày rất buồn cho đất nước Tây Ban Nha khi chỉ trong một ngày mà có đến hơn 9 ngàn người nhiễm bệnh cúm Vũ Hán. Trong khi đó ở Ý, đến ngày cuối tháng 3 đã có hơn 12 ngàn người qua đời vì COVID-19.


Tiểu bang Maine nhỏ xíu ở phía Đông Bắc Mỹ ban hành lệnh cấm túc "stay healthy at home mandate".


Theo chân các công ty sản xuất rượu nho nổi tiếng thế giới ở Napa, phía Bắc California, một công ty sản xuất rượu whisky nhỏ ở gần downtown San Jose cũng chuyển qua sản xuất hand sanitizer. Chủ nhân công ty này sau khi tìm mua hand sanitizer không được vì nhu cầu tăng cao đột biến, ông quyết định tự làm loại dung dịch rửa tay đang được dùng ở khắp nơi. Với thiết bị của một nơi chuyên chưng cất rượu, với rubbing alcohol nồng độ cao có sẵn, ông tự làm hand sanitizer để dùng, và sản xuất khối lượng lớn để tặng các nhân viên cảnh sát, chữa lửa, và nhân viên vệ sinh. Hand sanitizer được đặt trong những thùng 5 gallons có  pumper để những tất cả những người đang làm việc trên tuyến đầu chống COVID-19 có thể bơm vào các chai nhỏ cá nhân của họ miễn phí.


***


Thứ tư 1 tháng 4


Trong tình hình đại dịch cúm Tàu đang hoành hành khắp địa cầu, từ các hệ thống truyền thông TV, radio... đến các tờ báo lớn không còn ai có lòng dạ nào đùa cợt chuyện "cá tháng tư" như thông lệ vào ngày đầu tháng 4 hàng năm.


Giải vô địch Tennis thế giới 2020 hủy bỏ do đại dịch COVID-19. Đây là lần đầu tiên trong vòng 75 năm, Wimbledon Tennis Tournament bị cancelled. Cuộc tranh tài tennis thế giới  lần tới là vào giữa năm 2021. 


Trong khi West Virginia kéo dài lệnh cấm túc tại nhà đến ngày 9 tháng 6 thì Florida, Mississippi, và Georgia lần đầu tiên ra chỉ thị "Shelter in place" trên toàn tiểu bang.


Trong màu đen của những tin không vui, xin tô điểm một chút màu hồng lạc quan xảy ra đúng vào ngày "cá tháng tư" April first, nhưng là chuyện thật 100% của một người có đầy đủ tiền bạc lẫn tấm lòng.


Tài tử kiêm đạo diễn nổi tiếng Tyler Perry đã tặng 42 người làm việc tại nhà hàng Houston's West Paces in Atlanta, Georgia 21 ngàn dollars tiền tip. Chưa dừng ở đó, ông tài tử giàu có này đã gọi đến hệ thống chợ Kroger yêu cầu trả tiền cho tất cả  những người đi mua sắm trong thời gian dành cho khách hàng trên 65 tuổi, ở 44 cửa hàng Kroger in Atlanta, Georgia, thành phố miền Nam nơi ông bắt đầu sự nghiệp diễn xuất. 


Ông cũng không quên thành phố New Orleans, Louisiana, nơi ông sinh ra và lớn lên. Vào một ngày đầu tháng 4, ông lại gọi điện thoại đến hệ thống chợ Winn-Dixie yêu cầu trả hóa đơn cho tất cả những người lớn tuổi ở 29 tiệm Winn-Dixie khắp tiểu bang Louisiana.


Những người trên 65 tuổi đi mua sắm như thường lệ, chuẩn bị trả tiền thì được nhân viên của chợ cho biết Tyler Perry đã trả tiền cho họ. Họ đã òa vỡ trong một ngạc nhiên ngọt ngào hạnh phúc, có người đã gọi Tyler Perry là "Atlanta Angel" (thiên thần Atlanta).


***

Thứ năm 2 tháng 4


Liên minh Châu Âu thông báo chính thức do tổn thất nhân mạng vì cúm Vũ Hán nhiều nhất Châu Âu, Ý sẽ là nước đầu tiên nhận được sự hỗ trợ kinh tế từ tổ chức này.


Hôm nay, Tennessee (quê hương của country music/ dân ca của Mỹ) ban hành lệnh "Shelter in place" 


Do đại dịch từ Coronavirus, hơn 2/3 nước Mỹ đã có lệnh "cấm túc tại nhà", các nhà máy, công ty, cơ sở dịch vụ đều tạm đóng cửa, dẫn đến hệ quả chỉ trong một tuần có đến 6.6 triệu người Mỹ xin tiền trợ cấp thất nghiệp, một con số cao vượt qua tất cả những lần suy thoái kinh tế trong lịch sử Hoa kỳ.


Từ Union Square của San Francisco ở ven biển miền Tây, qua Manhattan của New York ở miền Đông, những địa điểm du lịch mua sắm nổi tiếng trên thế giới, bây giờ vắng vẻ, buồn tênh.


Từ màn ảnh TV, nhìn đường Beach biển Santa Cruz của California hôm nay không một bóng người, chúng tôi chợt liên tưởng đến đường Duy Tân chạy dọc đường biển Nha Trang vào ngày 2 tháng 4 năm 1975 (ngày VNCH mất Nha Trang) cũng buồn hiu hắt, không một bóng người. Nỗi buồn chợt dâng cao, chất ngất.


***


Thứ sáu 3 tháng 4


Centers for Disease Control and Prevention (CDC) chính thức khuyên dân chúng nên mang khẩu trang khi ra đường để tránh dịch lây lan. Chính phủ cũng yêu cầu mọi người đừng đặt mua N95 mask vì loại mask hình cái nón này rộng hơn, (lại có chỗ để không khí lọt vào vertically, mang lâu không bị ngộp) và che kín hơn medical mask bình thường  hình chữ nhật. Mask N95 trong tình trạng này rất khan hiếm, Chính phủ yêu cầu mọi người ngừng mua, để dành cho các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống dịch.


Oops, chúng tôi đã đặt mua một package nhỏ nhất 5 N95 masks vào ngày 25 tháng 3 trên Amazon giá $18.52. Thật tình, lúc đầu không có ý định order nhưng lúc đang làm việc online thì quảng cáo đập vào mắt, nên đặt mua vì biết sẽ có dịp dùng đến.


Sau khi trả tiền, trong receipt gởi lại qua email, Amazon cho biết shipment sẽ đến nhà vào khoảng thời gian từ 4 đến 26 tháng 5. (Thông thường tối đa là 2 tuần sau khi order, hàng sẽ gởi đến nhà). Thật bất ngờ chỉ một tuần sau, hôm nay, gói hàng 5 N95 masks đã nằm trong thùng thư nhà chúng tôi.


Nhận ra tình hình thiếu thốn masks của các bệnh viện, chúng tôi giữ lại 2 cái đủ dùng, và đến bệnh viện Kaiser ở gần nhà, tặng lại 3 masks N95 vẫn còn trong túi nylon. Người nhân viên làm ở reception hỏi tôi có muốn donate cho ai đó cụ thể không?


Câu trả lời tự dưng bật ra khi tôi nhớ đến những em bé chưa tới 5 tuổi (con của các nhân viên y tế) đôi khi cả tuần không gặp Mẹ vì những ca trực ở bệnh viện kéo dài bất thường trong mùa đại dịch :


- Xin dành cho những ai thật sự cần. Hoặc xin dành cho những y tá có con nhỏ 


- Xin cho chúng tôi biết tên và địa chỉ để gởi thư cảm ơn.


- Tên tôi là concerned citizen, và nhà ở gần đây. 


***


Thứ bảy 4 tháng 4


Chỉ mới có 1,000 bệnh nhân COVID-19, và 66 người thiệt mạng vì cúm Tàu tính đến hôm nay, nhưng Ai Cập ra lệnh lockdown trong vòng một tuần, nhưng rất nghiêm khắc kiểu quân đội: "không được ra khỏi nhà vì bất cứ lý do gì kể cả đi mua bánh mì"!


Lễ Phục sinh của Thiên Chúa giáo, và lễ Phật Đản của Phật giáo đang đến rất gần, nhưng buồn thay gần như trên  toàn thế giới, sẽ không có một ngày lễ Easter có những cuộc săn trứng đủ màu của các em nhỏ ở các công viên đầy cỏ xanh, ấm áp nắng vàng mùa Xuân; sẽ không có tuần Thánh bình thường mà các tín đồ chỉ có thể dự "virtual mass", nghĩa là thánh lễ qua TV hay qua Internet. Cũng sẽ không có lễ tắm Phật ở Chùa với những bài hát mừng Phật đản sanh hiền hòa, sâu lắng.


Chưa khi nào có một thời kỳ lạ lùng đến vậy! Nhiều nhà lãnh đạo bạc tóc vì nghĩ cách đối phó hữu hiệu nhất. Không ai có kinh nghiệm đối phó với kẻ thù nhỏ xíu, không hình thù rõ rệt này. Virus Vũ Hán không những chỉ lấy đi hơn 50 ngàn mạng người ở khắp nơi trên thế giới, tính đến hôm nay, mà còn gây thiệt hại nặng nề về kinh tế, và xâm hại cả tự do đi lại, tự do tín ngưỡng của con người.


Buồn nhất là bệnh nhân COVID-19 phải chết trong cô đơn giữa bốn bức tường trắng của bệnh viện, không có thân nhân, không có những lời cầu kinh của các vị linh mục, các nhà sư giúp họ thanh thản rời khỏi trần gian.


***


Chủ nhật 5 tháng 4


Sau khi ổn định chỗ ở cho những người không thể thực hành lịnh "shelter in place" vì không có  một nơi gọi là nhà, bằng cách thuê những khách sạn nhỏ vốn vắng tanh vì đại dịch cúm Vũ Hán từ ngày có lệnh "cấm túc" (sẽ kéo dài đến ngày 3 tháng 5 ở California), người ta bắt đầu nghĩ đến chỗ nghỉ ngơi cho các nhân viên y tế giữa những phiên trực dài hơn, vất vả bội phần.



Vì có  những mẫu chuyện thật nghe rất chùng lòng. Chẳng hạn một ông Bác sĩ có 3 con nhỏ dưới 10 tuổi. Những ngày đại dịch COVID 19 hoành hành nước Mỹ, ông không dám ôm con vì muốn bảo đảm an toàn tuyệt đối. Mỗi lần từ bệnh viện về, ông phải bỏ tất cả những thứ trên người vào máy giặt, giặt bằng nước nóng với nhiều laundry detergent hơn bình thường để diệt trùng, tắm rửa bằng nước ấm với rất nhiều soap, và tắm lâu hơn.


Khi số bệnh nhân COVID-19 nhiễm bệnh, lẫn tử vong, ngày càng tăng cao mà vẫn chưa đến peak time, ông bà còn cẩn thận hơn bằng cách: ông đi làm về nghỉ đêm ở khách sạn, và chỉ về nhà mỗi tuần một lần để giữ an toàn cho vợ con.


Buổi sáng từ khách sạn, trước khi đến bệnh viện, ông bác sĩ ghé qua nhà pickup thức ăn bà vợ đã để sẵn trước cửa nhà, trong khi 3 đứa con nhỏ dàn hàng ngang sau khung cửa sổ gởi cho bố những cái hôn gió.


Chiến tranh với vi khuẩn cũng khốc liệt như chiến tranh ý thức hệ ở Việt Nam hơn 40 năm trước. Cũng có "giới nghiêm", cũng có ở yên tại chỗ, cũng có những ông bố trẻ cả tháng không được ôm con, cũng có những người "mãi mãi không về"... 

Nhưng chiến tranh sinh học (nếu điều đó đúng  như một nghi vấn khá thuyết phục) hôm nay nhẹ nhàng hơn chiến tranh súng đạn năm xưa ở chỗ sau chiến tranh sinh học sẽ không có trại cải tạo tập trung, không có những ông cán bộ phường khóm chỉ mặt con nít 15, 17 tuổi phán "cha mày có nợ máu với nhân dân" !!!


Đối với hầu hết người Việt lưu vong, tháng 4 sẽ mang đến nhiều buồn đau ngoài những tác hại mà virus Wuhan đã gieo rắc cho nhân loại. 


Cầu mong các thế hệ kế tiếp sẽ không bao giờ phải chịu những tổn thương tinh thần lẫn vật chất như chúng ta hôm nay.


Nguyễn Trần Diệu Hương
Tháng tư đen 2020

13 Tháng Bảy 2010(Xem: 97593)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96527)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95730)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89406)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92332)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152717)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91883)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101283)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140379)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91546)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80519)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93966)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
11 Tháng Tư 2010(Xem: 73010)
Bài viết như một nén nhang tưởng niệm người đã khuất. Ở môt nơi bình an nào đó, tôi tin rằng anh đang mĩm cười. Không phải nụ cười khinh bạc, ngạo mạn mà là nụ cười hồn nhiên, vô tư của tuổi học trò...
06 Tháng Tư 2010(Xem: 84115)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94560)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84631)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 65352)
Cái kinh nghiệm khổ đau của kiếp người có phải là một ấn chứng để tâm hồn vượt lên trên bão dông, để ngôn ngữ yêu nhau vẫn còn dù đã nhiều nghịch cảnh. Và, theo tôi, Nguyễn Tất Nhiên là một thi sĩ thực sự mang đời sống mình làm ví dụ cho một trường hợp của khoan dung và từ ái?
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87660)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
16 Tháng Hai 2010(Xem: 80038)
Trước hết, bước qua năm mới, Thủy xin kính chúc mọi người được một năm an khang, hạnh phúc và thịnh vượng. Nhân đây, với tư cách là mẹ của hai đứa con của anh Nguyễn Tất Nhiên, Thủy xin trân trọng gửi đến quý Thầy, quý Bạn lời tri ơn chân thành sâu đậm nhất.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89878)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!