Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TÔI TỪNG CÓ MỘT THỜI NIÊN THIẾU NHƯ THẾ (1)

03 Tháng Tư 202011:03 CH(Xem: 11961)
Phan Phú Hiệp - TÔI TỪNG CÓ MỘT THỜI NIÊN THIẾU NHƯ THẾ (1)


Tôi từng có một thời niên thiếu như thế

(Giai Đoạn 1959-4/1975)

 

Phan Phú Hiệp Ngô Quyền khóa 15, 1970-1977

 

Tôi sinh ra và lớn lên tại Biên Hòa, một thành phố hiền hòa nằm bên cạnh dòng sông Đồng Nai thơ mộng. Nhà tôi ở gần bệnh viện Phạm Hữu Chí (nay là bệnh viện Đồng Nai) - một nhà thương thí nơi chuyên chữa bệnh miễn phí cho mọi người, nơi đây không hề phân biệt người có tiền hoặc không, không hề từ chối chữa bệnh cho người dân dù phí tổn cao như thế nào. Mọi người bệnh đều được đối xử bình đẳng như nhau. Tôi nhớ có một lần bị đạp phải gai nhọn trong lòng bàn chân, bị mưng mủ, đau nhức kinh khủng, mẹ tôi đưa tôi vào bệnh viện này, các y tá & bác sĩ, tiếp chúng tôi một cách ân cần tử tế , với thái độ tôn trọng người bệnh mà không hề hách dịch hay gợi ý vòi tiền hoặc quà cáp từ người nhà của tôi. Trên tường bệnh viện, tôi không hề thấy có khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” nào cả, nhưng thái độ cư xử hòa nhã của nhân viên y tế ở đây không khác chi là mẹ hiền. Ngoài cổng bệnh viện có một bảng hiệu cấm bóp kèn cho các loại xe cộ để không ảnh hưởng đến người bệnh. Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng có một hệ thống y tế do dân, vì dân như vậy.

BV PhamHuuChi

Phía đối diện bệnh viện là hội đồng xã Bình Trước, có lần tôi theo mẹ vào văn phòng xã để nhờ xác nhận giấy tờ, văn phòng lúc ấy đông người nhưng trật tự, người trước người sau không hề ồn ào. Trên tường có bảng hiệu nhắc nhở "Xin giữ yên lặng" hoặc "Xin vui lòng vắn tắt & rõ ràng". Cô chú công chức tiếp người dân một cách niềm nở tôn trọng, biết lắng nghe, giải quyết công việc nhanh chóng, không hề to tiếng, hạch sách hay vòi vĩnh phong bì từ người dân.  Khi đến tuổi làm thẻ căn cước, tôi vào ty cảnh sát Biên Hòa để chụp hình, lăn tay. Mọi người trật tự. Các anh cảnh sát ở đây rất hiền hòa, lịch sự và ân cần hướng dẫn mọi người, không hề hạch sách quấy nhiễu, quát nạt hay vòi vĩnh gây phiền hà cho người dân.


TyCanhSatBH
Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng có một hệ thống hành chính gọn nhẹ, phục vụ người dân hữu hiệu và lịch sự như vậy, chứ không phải "hành" dân là chính. Ngày xưa, tôi đã từng biết về một xã hội mang đầy tình nhân văn qua cách ứng xử của mọi người:


image001

  Ông nội tôi, cụ Phan văn Nga hiệu trưởng đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền

  • Tôi còn nhớ khi cha tôi mất vào năm 1973, khi xe tang đưa linh cữu ông đến nơi an nghĩ sau cùng, ngồi trên xe tang tôi quan sát thấy các anh cảnh sát, quân cảnh đang làm nhiệm vụ trên các giao lộ, khi gặp xe tang đi ngang qua, các anh đứng nghiêm chào theo nghi thức quân cách. Và một điều ngạc nhiên lý thú khác là tôi thấy những người dân mà gia đình tôi không quen biết, khi họ đi xe gắn máy hoặc xe đạp vượt qua xe tang, không ai bảo ai, họ đều giở nón cúi đầu chào tiễn biệt cha tôi. Hình ảnh này đã cho tôi một ấn tượng và cảm xúc thật mạnh mẻ. Sau này tìm hiểu, tôi mới biết đó là lề thói ứng xử thông thường của mọi người để tỏ lòng tôn trọng đối với người đã khuất.
  • Vào thời ấy, mỗi khi ngồi học bài khuya, đến 10 giờ, tôi thường nghe từ radio hoặc TV nhắc nhở mọi người nên điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để không phiền lòng hàng xóm .


image003

 Mẹ tôi, cô giáo Phú thị Ngọc đưa học trò vào lớp

  • Tôi còn nhớ mỗi sáng thứ hai chúng tôi làm lễ chào cờ ở trường tiểu học Nguyễn Du, khi quốc kỳ được kéo lên trong tiếng quốc ca vang lên của toàn thể học sinh, tôi thấy phía bên ngoài cổng trường: chú xích lô dừng xe lại, những người bộ hành đi ngang dừng lại và bà bán hàng rong cũng bỏ quang gánh, tất cả tự giác đứng nghiêm chỉnh hướng về quốc kỳ cùng hát quốc ca cho đến khi lễ chào cờ kết thúc. Ý thức công dân của người dân miền nam Việt Nam thời ấy là như thế.
  • Khi có dịp đi Saigon, tôi để ý thấy tại các giao lộ, các loại xe lộ đều tự giác dừng lại khi đèn đỏ cho dù không có cảnh sát. Lúc ấy, không hề có chuyện vượt đèn đỏ chạy bạt mạng khi không có người kiểm soát.
  • Trong giao tế, cảm ơn và xin lỗi là câu nói thường xuyên của người dân thời ấy.

Ngày xưa thời niên thiếu của tôi đã từng có một xã hội tuy còn nhiều bất cập nhưng rất là văn minh và có được một nền dân trí cao như vậy.

Ngày xưa, tôi đã từng thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng. Nền giáo dục này đã dạy tôi làm người trước khi dạy tôi học thức.

  • Năm 1966, tôi vào học lớp năm (nay là lớp một) tại trường tiểu học Nguyễn Du, trên tường của lớp học vỡ lòng này có một câu cách ngôn “Tiên học lễ hậu học văn” treo cố định suốt cả một năm học. Sau này lớn lên, tôi mới hiểu đó là tiêu chí căn bản của nền giáo dục VNCH.


Tôi đã từng có những thầy cô ở bậc tiểu học tận tâm giảng dạy cho tôi những bài học rèn luyện nhân cách qua sách giáo khoa như: Em tập tính tốt, Các bài tập đọc, sử ký, địa lý, khoa học thường thức, những bài học thuộc lòng từ quốc văn giáo khoa thư, Gia huấn ca, Nhị thập tứ hiếu, Tâm hồn cao thượng …. Các giáo trình này đề cao các giá trị lịch sử, dân tộc, tự chủ, nghệ thuật, văn hóa... để rèn luyện cho học sinh giỏi về kiến thức tổng quát và có tấm lòng nhân hậu yêu nước thương nòi, có lòng biết ơn mọi người trong xã hội.

                  image005           
Hình chụp lớp tôi với cô Phú thị Ngọc

  • Bậc tiểu học, hàng tuần thầy cô giáo đều viết lên bảng câu cách ngôn của tuần từ các ca dao tục ngữ ẩn chứa triết lý tình thương để in sâu vào tâm khảm của học sinh. Hàng tháng thầy cô thiết lập bảng danh dự để xếp hạng học sinh theo điểm số. Ngày ấy chất lượng học sinh được phân loại rõ ràng chính xác chứ không hề có tình trạng nhà trường chạy theo thành tích với tỷ lệ 100% học sinh giỏi không có yếu kém!!
  • Năm 1970, tôi vào trường Trung học công lập Ngô Quyền sau một kỳ thi tuyển sinh đệ thất (nay là lớp 6) đầy gay go nhưng cũng rất công bằng. Ở bậc trung học, tôi đã có những vị giáo sư tận tâm truyền đạt cho tôi kiến thức tổng quát, ý thức công dân và dạy cho chúng tôi về Công pháp quốc tế, Tam quyền phân lập, về giá trị của một xã hội tự do, dân chủ. Khi học lớp 9, chúng tôi đã được thầy luyện cho kỹ năng thuyết trình trước đám đông, tập tính phản biện và biết phân tích, so sánh đối chiếu, biết tranh luận trước những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý, chứ không phải răm rắp cúi đầu nghe theo một chiều từ người khác như bầy cừu mà không dám phản kháng.
  • Ngày xưa Biên Hòa quê tôi có nhà sách Huỳnh Hiệp bán đủ mọi thể loại sách rất đa dạng phong phú từ nhiều tác giả khác nhau, từ nhiều quan điểm khác nhau, không có vùng cấm. Ở nơi ấy, không cần mua sách, nhưng tôi có thể tự do thoải mái đọc "cọp" tất cả các loại sách mình ưa thích mà không bị trở ngại nào. Chúng tôi thường gọi nhà sách này là thư viện tri thức cho học sinh nghèo.


Thời niên thiếu đã đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm tuyệt vời và tự hào về một xã hội tươi đẹp mà tôi đã từng sống. Nhưng một thời hoa mộng ấy đã thật sự kết thúc một cách oan nghiệt vào cuối tháng 4 năm 1975 khi tôi 16 tuổi. Giờ đây, khi thời gian qua nhanh tuổi đời đã xế, trí nhớ đôi lúc cũng còn lẫn lộn, nhưng quên gì thì quên, tôi không thể nào quên được những năm tháng được  sống trong một xã hội hiền lương tốt đẹp, dù ở trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất. Tôi không thể nào quên được ngày xưa tôi đã từng có một thời niên thiếu như thế. Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế trong quá khứ, mà thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi .

 

Phan phú Hiệp

Tháng 4, 2020 mùa Covid-19

 

 

17 Tháng Ba 2013(Xem: 65792)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101543)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99540)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81439)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117824)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 74339)
Sinh nhật năm nay không như năm ngoái vì bắt đầu từ hôm nay, tôi đã là một người già thật sự ở đất nước này.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 103183)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97769)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
08 Tháng Ba 2013(Xem: 90469)
Bên nầy, bên kia vòng trái đất vẫn nhớ về nhau. Dù thời gian có phôi pha, nhưng kỷ niệm không thể phai nhòa. Hơn ba mươi mái đầu bạc nhắc nhở nhau về kỷ niệm.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85287)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102604)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
02 Tháng Ba 2013(Xem: 86198)
Cám ơn Diệp Hoàng Mai đã làm cầu nối trong gia đình Hướng Đạo. Cám ơn những ngày sinh hoạt Hướng Đạo thật tuyệt vời.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 110491)
Ngày 22 tháng 02 hằng năm, được chọn là ngày “BP’ Day” để kỷ niệm ngày sinh hai vợ chồng cụ Baden Powell. Vào ngày này, các đơn vị Hướng Đạo thường tổ chức lễ tưởng niệm người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới,
22 Tháng Hai 2013(Xem: 98167)
Những ngày đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi cầu mong vòng tay thân ái của những cựu hđs. NQBH sẽ tiếp tục mở rộng, và mãi vững bền theo tinh thần điều luật thứ tư của hướng đạo sinh...
21 Tháng Hai 2013(Xem: 99428)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa.
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103766)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 89868)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
18 Tháng Hai 2013(Xem: 92481)
Giấc mơ dang dở quặn lòng, bởi tôi cũng không biết giề lục bình biếc xanh quê cũ, vẫn được trôi thênh thang cùng dòng sông quê nhà hay mắc cạn đầm lầy ở một khúc quanh ...
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101252)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 82721)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.