Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - TÔI TỪNG CÓ MỘT THỜI NIÊN THIẾU NHƯ THẾ (1)

03 Tháng Tư 202011:03 CH(Xem: 11921)
Phan Phú Hiệp - TÔI TỪNG CÓ MỘT THỜI NIÊN THIẾU NHƯ THẾ (1)


Tôi từng có một thời niên thiếu như thế

(Giai Đoạn 1959-4/1975)

 

Phan Phú Hiệp Ngô Quyền khóa 15, 1970-1977

 

Tôi sinh ra và lớn lên tại Biên Hòa, một thành phố hiền hòa nằm bên cạnh dòng sông Đồng Nai thơ mộng. Nhà tôi ở gần bệnh viện Phạm Hữu Chí (nay là bệnh viện Đồng Nai) - một nhà thương thí nơi chuyên chữa bệnh miễn phí cho mọi người, nơi đây không hề phân biệt người có tiền hoặc không, không hề từ chối chữa bệnh cho người dân dù phí tổn cao như thế nào. Mọi người bệnh đều được đối xử bình đẳng như nhau. Tôi nhớ có một lần bị đạp phải gai nhọn trong lòng bàn chân, bị mưng mủ, đau nhức kinh khủng, mẹ tôi đưa tôi vào bệnh viện này, các y tá & bác sĩ, tiếp chúng tôi một cách ân cần tử tế , với thái độ tôn trọng người bệnh mà không hề hách dịch hay gợi ý vòi tiền hoặc quà cáp từ người nhà của tôi. Trên tường bệnh viện, tôi không hề thấy có khẩu hiệu “Lương y như từ mẫu” nào cả, nhưng thái độ cư xử hòa nhã của nhân viên y tế ở đây không khác chi là mẹ hiền. Ngoài cổng bệnh viện có một bảng hiệu cấm bóp kèn cho các loại xe cộ để không ảnh hưởng đến người bệnh. Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng có một hệ thống y tế do dân, vì dân như vậy.

BV PhamHuuChi

Phía đối diện bệnh viện là hội đồng xã Bình Trước, có lần tôi theo mẹ vào văn phòng xã để nhờ xác nhận giấy tờ, văn phòng lúc ấy đông người nhưng trật tự, người trước người sau không hề ồn ào. Trên tường có bảng hiệu nhắc nhở "Xin giữ yên lặng" hoặc "Xin vui lòng vắn tắt & rõ ràng". Cô chú công chức tiếp người dân một cách niềm nở tôn trọng, biết lắng nghe, giải quyết công việc nhanh chóng, không hề to tiếng, hạch sách hay vòi vĩnh phong bì từ người dân.  Khi đến tuổi làm thẻ căn cước, tôi vào ty cảnh sát Biên Hòa để chụp hình, lăn tay. Mọi người trật tự. Các anh cảnh sát ở đây rất hiền hòa, lịch sự và ân cần hướng dẫn mọi người, không hề hạch sách quấy nhiễu, quát nạt hay vòi vĩnh gây phiền hà cho người dân.


TyCanhSatBH
Ngày xưa, thời niên thiếu của tôi đã từng có một hệ thống hành chính gọn nhẹ, phục vụ người dân hữu hiệu và lịch sự như vậy, chứ không phải "hành" dân là chính. Ngày xưa, tôi đã từng biết về một xã hội mang đầy tình nhân văn qua cách ứng xử của mọi người:


image001

  Ông nội tôi, cụ Phan văn Nga hiệu trưởng đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền

  • Tôi còn nhớ khi cha tôi mất vào năm 1973, khi xe tang đưa linh cữu ông đến nơi an nghĩ sau cùng, ngồi trên xe tang tôi quan sát thấy các anh cảnh sát, quân cảnh đang làm nhiệm vụ trên các giao lộ, khi gặp xe tang đi ngang qua, các anh đứng nghiêm chào theo nghi thức quân cách. Và một điều ngạc nhiên lý thú khác là tôi thấy những người dân mà gia đình tôi không quen biết, khi họ đi xe gắn máy hoặc xe đạp vượt qua xe tang, không ai bảo ai, họ đều giở nón cúi đầu chào tiễn biệt cha tôi. Hình ảnh này đã cho tôi một ấn tượng và cảm xúc thật mạnh mẻ. Sau này tìm hiểu, tôi mới biết đó là lề thói ứng xử thông thường của mọi người để tỏ lòng tôn trọng đối với người đã khuất.
  • Vào thời ấy, mỗi khi ngồi học bài khuya, đến 10 giờ, tôi thường nghe từ radio hoặc TV nhắc nhở mọi người nên điều chỉnh âm thanh vừa đủ nghe để không phiền lòng hàng xóm .


image003

 Mẹ tôi, cô giáo Phú thị Ngọc đưa học trò vào lớp

  • Tôi còn nhớ mỗi sáng thứ hai chúng tôi làm lễ chào cờ ở trường tiểu học Nguyễn Du, khi quốc kỳ được kéo lên trong tiếng quốc ca vang lên của toàn thể học sinh, tôi thấy phía bên ngoài cổng trường: chú xích lô dừng xe lại, những người bộ hành đi ngang dừng lại và bà bán hàng rong cũng bỏ quang gánh, tất cả tự giác đứng nghiêm chỉnh hướng về quốc kỳ cùng hát quốc ca cho đến khi lễ chào cờ kết thúc. Ý thức công dân của người dân miền nam Việt Nam thời ấy là như thế.
  • Khi có dịp đi Saigon, tôi để ý thấy tại các giao lộ, các loại xe lộ đều tự giác dừng lại khi đèn đỏ cho dù không có cảnh sát. Lúc ấy, không hề có chuyện vượt đèn đỏ chạy bạt mạng khi không có người kiểm soát.
  • Trong giao tế, cảm ơn và xin lỗi là câu nói thường xuyên của người dân thời ấy.

Ngày xưa thời niên thiếu của tôi đã từng có một xã hội tuy còn nhiều bất cập nhưng rất là văn minh và có được một nền dân trí cao như vậy.

Ngày xưa, tôi đã từng thụ hưởng một nền giáo dục nhân bản, dân tộc và khai phóng. Nền giáo dục này đã dạy tôi làm người trước khi dạy tôi học thức.

  • Năm 1966, tôi vào học lớp năm (nay là lớp một) tại trường tiểu học Nguyễn Du, trên tường của lớp học vỡ lòng này có một câu cách ngôn “Tiên học lễ hậu học văn” treo cố định suốt cả một năm học. Sau này lớn lên, tôi mới hiểu đó là tiêu chí căn bản của nền giáo dục VNCH.


Tôi đã từng có những thầy cô ở bậc tiểu học tận tâm giảng dạy cho tôi những bài học rèn luyện nhân cách qua sách giáo khoa như: Em tập tính tốt, Các bài tập đọc, sử ký, địa lý, khoa học thường thức, những bài học thuộc lòng từ quốc văn giáo khoa thư, Gia huấn ca, Nhị thập tứ hiếu, Tâm hồn cao thượng …. Các giáo trình này đề cao các giá trị lịch sử, dân tộc, tự chủ, nghệ thuật, văn hóa... để rèn luyện cho học sinh giỏi về kiến thức tổng quát và có tấm lòng nhân hậu yêu nước thương nòi, có lòng biết ơn mọi người trong xã hội.

                  image005           
Hình chụp lớp tôi với cô Phú thị Ngọc

  • Bậc tiểu học, hàng tuần thầy cô giáo đều viết lên bảng câu cách ngôn của tuần từ các ca dao tục ngữ ẩn chứa triết lý tình thương để in sâu vào tâm khảm của học sinh. Hàng tháng thầy cô thiết lập bảng danh dự để xếp hạng học sinh theo điểm số. Ngày ấy chất lượng học sinh được phân loại rõ ràng chính xác chứ không hề có tình trạng nhà trường chạy theo thành tích với tỷ lệ 100% học sinh giỏi không có yếu kém!!
  • Năm 1970, tôi vào trường Trung học công lập Ngô Quyền sau một kỳ thi tuyển sinh đệ thất (nay là lớp 6) đầy gay go nhưng cũng rất công bằng. Ở bậc trung học, tôi đã có những vị giáo sư tận tâm truyền đạt cho tôi kiến thức tổng quát, ý thức công dân và dạy cho chúng tôi về Công pháp quốc tế, Tam quyền phân lập, về giá trị của một xã hội tự do, dân chủ. Khi học lớp 9, chúng tôi đã được thầy luyện cho kỹ năng thuyết trình trước đám đông, tập tính phản biện và biết phân tích, so sánh đối chiếu, biết tranh luận trước những vấn đề mà chúng tôi không đồng ý, chứ không phải răm rắp cúi đầu nghe theo một chiều từ người khác như bầy cừu mà không dám phản kháng.
  • Ngày xưa Biên Hòa quê tôi có nhà sách Huỳnh Hiệp bán đủ mọi thể loại sách rất đa dạng phong phú từ nhiều tác giả khác nhau, từ nhiều quan điểm khác nhau, không có vùng cấm. Ở nơi ấy, không cần mua sách, nhưng tôi có thể tự do thoải mái đọc "cọp" tất cả các loại sách mình ưa thích mà không bị trở ngại nào. Chúng tôi thường gọi nhà sách này là thư viện tri thức cho học sinh nghèo.


Thời niên thiếu đã đem lại cho tôi nhiều kỷ niệm tuyệt vời và tự hào về một xã hội tươi đẹp mà tôi đã từng sống. Nhưng một thời hoa mộng ấy đã thật sự kết thúc một cách oan nghiệt vào cuối tháng 4 năm 1975 khi tôi 16 tuổi. Giờ đây, khi thời gian qua nhanh tuổi đời đã xế, trí nhớ đôi lúc cũng còn lẫn lộn, nhưng quên gì thì quên, tôi không thể nào quên được những năm tháng được  sống trong một xã hội hiền lương tốt đẹp, dù ở trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt nhất. Tôi không thể nào quên được ngày xưa tôi đã từng có một thời niên thiếu như thế. Tôi cũng sẽ kể lại cho con tôi là tôi đã từng sống trong một nước Việt Nam Cộng Hòa văn minh và nhân bản như thế trong quá khứ, mà thế hệ con cháu tôi ngày nay không thể nào tìm lại được các giá trị ấy ngay trên chính quê hương của tôi .

 

Phan phú Hiệp

Tháng 4, 2020 mùa Covid-19

 

 

21 Tháng Chín 2013(Xem: 59486)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 62987)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53711)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57567)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 54946)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47003)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78281)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60293)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45118)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68642)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73429)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52726)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83514)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77586)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89687)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
20 Tháng Tám 2013(Xem: 50983)
Vì mẹ là ai con nào có thể biết, mẹ là ai hay có thể là bất cứ bà mẹ nào? Mẹ sẽ như nào nhỉ? Mẹ có giống người mẹ đã sinh ra con không? Giống, con cam đoan là giống.
17 Tháng Tám 2013(Xem: 60680)
Thầy ốm, ốm theo cả hai nghĩa. Thầy đang bị bệnh, cơn bệnh kéo dài hơn hai tháng. Thầy nhạt miệng không ăn uống được nhưng nên trọng lượng xuống như vật rơi tự do bị lực hút của trái đất hút xuống.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 51609)
Chỉ một ngày vắng mẹ căn nhà đã quạnh quẽ buồn. Bàn tay mẹ là đôi đũa diệu kỳ biến ra cơm ngon canh ngọt, là ngọn gió mát lành ru giấc ngủ cho con… Vậy mà… Vũ Hạ mới ngần ấy tuổi đầu đã mất mẹ.
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35841)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
14 Tháng Tám 2013(Xem: 79486)
Khi bố về thì mẹ vẫn nhìn bố, ánh mắt yên tâm hơn. Mẹ thầm lặng hơn bao giờ hết. Dưới mắt bố con chúng tôi, sự thầm lặng ấy càng ngày càng tỏa sáng.