Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Kiêu Bạc - THƠ BỐN CÂU (DÒNG THƠ TIẾP NỐI)

06 Tháng Tám 20199:26 SA(Xem: 10794)
Trần Kiêu Bạc - THƠ BỐN CÂU (DÒNG THƠ TIẾP NỐI)


THƠ BỐN CÂU 

(DÒNG THƠ TIẾP NỐI)


ThoBonCau

Giai thoại Thơ Đường Trung Quốc có kể chuyện “Bốn Câu Là Đủ Ý”: Có một chàng thư sinh trẻ tên Tố Vịnh quê ở Lạc Dương đến Tràng An dự kỳ thi Hội.

Đề thi được ra là “Chung Nam vọng dư tuyết” (dịch nghĩa: Núi Chung Nam ngắm tuyết còn sót lại). Thí sinh phải làm bài thơ năm chữ tả cảnh gồm sáu vần trong mười hai câu.

Tố Vịnh suy nghĩ và trầm ngâm, sau cùng chỉ viết ra bốn câu như sau:

(phiên âm Hán Việt)

Chung Nam âm lĩnh tú

Tích tuyết phù vân đoan

Lâm biểu minh tễ sắc

Thành trung tăng mộ hàn.

(dịch nghĩa)

 Đỉnh phía Bắc núi Chung trơ trụi

Mây và tuyết thường đọng lại

Phía ngoài rừng ngày sáng rỡ

Trong thành thì giá buốt hơn.

Viết xong, Tố Vịnh đứng lên nộp bài. Quan chủ khảo xem, ngạc nhiên hỏi: Sao không làm trọn mười hai câu? Tố Vịnh cười nói: “ Khi làm thơ viết văn, đáng đi thì đi, đáng dừng thì dừng. Ý tôi đã hết, há có thể lải nhải viết bừa cho đủ số câu?”

Theo trường qui, với bài thơ thiếu tám câu, Tố Vịnh sẽ bị đánh rớt. Nhưng quan chủ khảo sau khi thấy lạ, đọc kỹ bài thơ thì thấy dù chỉ bốn câu, thí sinh đã tả cảnh rất hay, từ ngọn núi đến rừng cây, từ ngày sáng đến chiều tà qua cái lạnh khi tuyết xuống. Ý thơ toàn vẹn, quả là thơ hay!

Ông cảm kích bèn tâu Vua, đề nghị phá lệ, cho Tố Vịnh đỗ Tiến Sĩ. Việc đó thành một giai thoại trong thi cử ở Trung Hoa. Sau nầy bài thơ của Tố Vịnh được tuyển vào Đường Thi Tam Bách Thủ, thành một kiệc tác được lưu truyền dài lâu. 

(theo Hoài Anh/ Giai Thoại Thơ Đường và Tác Giả/ Nhà Xuất bản Văn Nghệ 2002)

“Bốn Câu Là Đủ Ý”, tôi suy nghĩ hoài! Vâng, thì không cần nhiều, chỉ cần bốn câu thôi!

Tôi sẽ đưa ra vài bài bốn câu, không dám cho là Tứ Tuyệt vì dù muốn tạo ngạc nhiên hay gây ra cái mới ở câu cuối vẫn thấy đâu đó ý thơ còn vụng về, luật thơ chưa thể chỉnh như thơ cổ, và việc gây thỏa mãn cho người đọc chắc không thể chu toàn, nên chỉ dám mạo muội gởi đi như sau: (có trích vài đoạn 4 câu từ các bài thơ của chính tác giả)

NGHỊCH LÝ

Có giọt mưa làm lòng đau như cắt

Khi tạnh rồi mưa xoa dịu cơn đau

Có sợi nắng tưởng ấm thêm hạnh phúc

Nắng tắt rồi vết thương lại thêm sâu!

BI QUAN

Vừa uống vài hơi hết nửa chai

Chưa làm xong việc đã hết ngày

Nợ chưa trả hết, đời sắp hết

Mưa rớt và giây đã ướt vai!

LẠC QUAN

Uống đã mềm môi mới nửa chai

Làm xong việc lớn chưa hết ngày

Đời sống còn lâu còn trả nợ

Mưa rớt cả đời chẳng ướt vai!

GIỖ MÁ

Hôm nay giỗ má con buồn lắm

Một chút khói hương gởi quê nhà

Má đi trong cõi xa ngàn dặm

Xin về cho ấm đứa con xa!

MỘT MÌNH

Tôi chỉ mình tôi chỉ một tôi

Có khi trăng đậu lúc trăng rơi

Rồi trăng lại mọc vầng trăng khác

Tôi lại mọc thêm những ngậm ngùi!

THƠ KHÔNG CHẾT

Có lần mình định đâm thơ chết

Đem xác thơ vùi lấp bến sông

Tưởng như thơ hoá thành tro bụi

Mà chỗ chôn thơ nở đoá hồng!

BIÊN HOÀ

Đêm soi bóng em một mình đơn chiếc

Ngày theo anh lắng tiếng gọi Biên Hoà

Rồi hôm nào mình xa cách thật xa

Em một nửa anh Biên Hoà một nửa!

NHỚ MẸ

Trời đêm đã mọc sao Mai

Ngủ đi, sao Mẹ thức hoài đêm thâu

Thức chi đèn lụn dầu hao

Khuya nay Mẹ thức càng lâu càng buồn!

SÀI GÒN - CALI

Cali mùa nầy trời còn lạnh đêm đêm

Phố vắng im đêm đen còn đặc quánh

Tâm hồn vắng hoe mắt còn trông ngóng

Một phía xa nơi có chút Sài Gòn!

BÁN MÁU 1

Bán đi một lít máu tươi

Có ai thấy nỗi ngậm ngùi xót đau

Nửa phần cho Mẹ dãi dầu

Nửa cho con nhỏ sáng màu tương lai!

BÁN MÁU  2

Làm ơn mua máu giùm tôi

Máu nầy giá rẻ như đời khổ qua

Gởi theo giọt máu chảy ra

Tạ ơn người bỏ tiền mua máu nghèo!

BỆNH KHÓ CHỮA 1

Đi đâu cũng phải có “nhà”

Lơ mơ mấy chữ cũng là “nhà thơ”

Mặc cho người đọc hững hờ

“Nhà” ta cứ dựng, “thơ” ta cứ làm!

BỆNH KHÓ CHỮA 2

Đi đâu cũng vác “cái nhà” theo

Khoe với người dưng biết bao điều

“Nhà văn”  “nhà báo” “nhà thơ” khủng

Mở cửa mỗi nhà thấy vắng teo!

CÔ ĐƠN

Có một ngày vô vị đã qua

Chẳng thấy thương ai chẳng nhớ nhà

Máu đọng trong tim như ngưng chảy

Chỉ thấy quanh mình những xót xa!

KHÔNG PHẢI NHƯ Ý MÌNH

Cầm tay muốn xé bài thơ

Bỗng nghe quá khứ ngây thơ hiện về

Thấy diều bay bổng trên đê

Thấy em còn giữ lời thề thương anh!

HUẾ

Muốn cầm tay Huế giữ thật lâu

Thì thầm tai Huế một đôi câu

Mai mốt có đành chia tay Huế

Thương tiếng “ dạ thưa” đến bạc đầu!

TIỄN MẸ

Ngày nào tiễn Mẹ đi xa

Đêm đêm nhớ tóc Mẹ già như sương

Quỳ bên ảnh Mẹ đêm trường

Mong qua tay áo Mẹ nương hồn về!

GẶP LẠI TIẾNG NƯỚC TÔI

Gặp lại tình cờ tiếng Việt Thân quen

Trong khốn khó quê người còn lời gọi

Con sông quê cho tôi vay tiếng nói

Bên nầy bán cầu tôi nợ đến kiếp sau!

GẠO 

Còn vài nhúm gạo cầm hơi

Mẹ chia mỗi đứa chén vơi chưa đầy

Chén không Mẹ giữ trong tay

“Mẹ không đói”, tay Mẹ gầy run run!

TÀ ÁO MỘNG MƠ

Đêm khuya nghĩ tới quê nhà

Nhớ hoài nhớ mãi một tà áo bay

Áo bay từ thuở thơ ngây

Bay từ tuổi trẻ đến ngày già nua!

BỤI NHỚ

( tặng BT)

Đêm nào mình cùng vui bên nhau

Muội nói “phải chi…” đến bạc đầu

Giờ “phải chi…” nhớ thành hạt bụi

Để huynh và muội mãi thương nhau!

MƯA HUẾ

Hỏi nhỏ khi mô trời mưa tạnh

Huế buồn khẽ nói biết khi mô?

Có lẽ mưa tuôn không dứt hạt

Mưa hoài nên Huế đọng thành thơ!

HỎI

Hỏi giọt mưa vất vả

Còn trong như mắt em?

Hỏi nắng đầy trên má

Có đậu trên môi mềm?

GOÁ PHỤ 1

Người trăm năm không hề quay lại

Tưởng như đời kết án chung thân

Nửa đường đi mình em trôi nổi

Vắng người gương lược cũng phân vân!

GOÁ PHỤ 2

Đêm đêm thức trắng cùng năm tháng

Chỉ thấy gió lay bóng một mình

Đôi bóng ngỡ còn in trên vách

Tắt đèn chỉ một bóng chênh vênh!

THĂM MỒ MẸ

Ước ao thường lại thăm mồ Mẹ

Để lau bia mộ sạch hoài hoài

Lau xong nhìn rõ mình trong đó

Thấy lại Mẹ hiền trong phút giây!

THỨC GIẤC ĐÊM KHUYA

Nửa khuya buồn tỉnh giấc

Lòng xao động câu kinh

Sao mắt đầy nước mắt

Khóc mãi cho riêng mình!

PHẢI CHI

Phải chi đừng vội nói yêu nhau

Để mãi tình yêu mới bắt đàu

Tình chẳng bao giờ thêm đoạn cuối

Thì có lo gì chuyện bể dâu?

PLEIKU

Ngủ say còn gối mộng Pleiku

Thấy cát bụi leo dốc sương mù

Gặp dã quỳ vàng bay theo gió

Uống rượu cần say khướt câu thơ!

NHỚ LẰN ROI CỦA ME

Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi

Nhớ lằn roi Mẹ nhớ không nguôi

Con vẫn đi theo đường Mẹ dẫn

Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người!

TÓC

Bây giờ cắt tóc trả bao nhiêu

Nếu chín mười Đô quả thật nhiều

Sao không để vậy cho đỡ tốn

Tóc dài tiết kiệm được tiền tiêu!

TRƯƠNG CHI MỴ NƯƠNG

Sông khuya ai thổi khúc Mỵ Nương

Có phải Trương Chi thả sáo buồn

Một khối u tình trên sóng nước

Ngàn sau còn vọng tiếng yêu thương!

QUÁ KHỨ

Anh không còn đầu móng ngựa

Em không tóc thả đuôi gà

Tìm nhau ngày thơ sót lại

Chỉ thấy cánh diều bay qua!

MƯỜI NĂM

Mười năm tưởng tóc còn hương

Mà hồn bồ kết thả buồn trôi đi

Tình trăm năm tưởng quay về

Mười năm tình đã phân ly dặm ngàn!

CHIA XA

Tay không còn nắm chặt tay nhau

Tình xa cho nỗi nhớ cấu cào

Trầu hết xanh như từng xanh lá

Cau còn cay đắng những buồng cau!

LỜI BA DẶN LÚC RA PHI TRƯỜNG

Ba về một bóng Ba thôi

Con đi một bóng chim trời cô đơn

Trăm khe vạn suối ngàn non

Mong con giữ mãi tâm hồn quê hương!

MỘT MÌNH

Còn một mình với tay không

Thèm bàn tay ấm hương nồng đêm qua

Sài Gòn giờ của người ta

Cali mình vẫn vào ra một mình!

KHÔNG BAO GIỜ

Không bao giờ đánh mất

Ly nước ngọt lung linh

Trong veo qua ánh mắt

Lòng ta hoá thuỷ tinh!

DÒNG NƯỚC XANH BÍCH THUỶ

Dặn lòng anh sẽ ngồi yên chỗ

Say ngắm màu xanh nước ngọt mềm

Thương đã tô xanh trong đáy mắt

Nhớ buộc nhau hoài hai trái tim!

KHÓC

Khi Mẹ mất, nhớ người tôi khóc

Mẹ đã mang nỗi nhớ xuống mồ

Ngồi một mình mồ côi cô độc

Nỗi nhớ ùa về ướt đẫm khăn sô!

PHÂN NỬA

Buổi đầu hai đứa chung nhau

Đến khi tình cạn nỗi sầu chia đôi

Chia nhau hai nửa cuộc đời

Một bên khóc một bên cười được không?

LỜI TẠM BIỆT

Một bài thơ chỉ bốn câu

Mà mang theo đủ sắc màu đổi thay

Xin dừng ngọn bút nơi đây

Ngày sau nối tiếp cho đầy túi thơ!

TRẦN KIÊU BẠC--
.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28269)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25451)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24767)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15009)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25201)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29165)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23291)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15253)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15284)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20989)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28180)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18006)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17378)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15310)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 18380)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 22678)
Quỳnh nhắc lại chuyện tối qua, khi cả xóm bị khích động bởi tiếng kêu la giữa khuya của căn nhà đâu lưng bên kia hẻm.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 23225)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
19 Tháng Bảy 2014(Xem: 20447)
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
18 Tháng Bảy 2014(Xem: 23122)
Xin được một lời cám ơn Thầy, cám ơn Cô. Cám ơn quý anh chị và các bạn đã thực lòng với trường xưa, cùng góp bàn tay mang bao nụ cười, niềm vui nhiều kỷ niệm trên hai chuyến đi về.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 30173)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.