Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tô Đăng Khoa - TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA

02 Tháng Bảy 20179:58 CH(Xem: 21127)
Tô Đăng Khoa - TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA

Sự Kỳ Ngộ Khi Lãng Du Quay Về Điêu Tàn

Trong ca khúc “Trở Về Mái Nhà Xưa”, Lời Việt Phạm Duy

Tô Đăng Khoa.


tro ve mai nha xua


“Trở Về Mái Nhà Xưa” là ca khúc nhạc ngoại quốc do nhạc sỹ Phạm Duy đặt lời Việt. Ca khúc nguyên bản là “Torna a Surriento" (Trở về Surriento) là một bài hát tiếng Napoli, phần nhạc được sáng tác vào năm 1902 bởi Ernesto De Curtis, phần lời do Giambattista De Curtis đặt.

Lời của nguyên bản “Torna a Surriento" thực ra không có gì đặt biệt, nhưng khi được chuyển sang lời Việt, nhạc sỹ Phạm Duy đã làm cho thăng hoa ca khúc “Torna a Surriento" lên một chiều kích mới: Một sự trở về của nội tâm vừa lãng mạn, đầy chất thơ, chất đạo, hàm chứa tinh hoa của nền minh triết Đông Phương.

Trở về mái nhà xưa?  Đó là một hình ảnh ẩn dụ, vừa lãng mạn vừa mang ý nghĩa tâm linh. Bước lãng du nào rốt ráo cũng cần một nơi chốn để trở về! Lãng du, lang bạt là để tự mình trải nghiệm, đó là một lối tự học, tự tu một cách trực tiếp không qua sách vở, giáo điều. Nhưng ở đây, trải nghiệm là trải nghiệm điều gì?  Phải chăng chỉ là sự điêu tàn của bao nhiêu ảo mộng tuổi trẻ khi đối sự tàn phá của thời gian?  Chỉ khi nào tự mình nhận ra trạng thái bi đát của sự lang bạt, lúc đó bước chân lãng du mới có sự bức bách do nhu cầu quay gót trở về?  Đó là tiếng gọi nội tâm từ sâu thẳm là nguồn cảm hứng bất tận của Đạo và Tư Tưởng từ cổ chí kim.  Chính vì thế, sự trở về chính hành động cụ thể nhất đáp ứng một tiếng gọi rất sâu kín của tự thân.  Sự-Trở-Về  là để tìm lại cái gì rất quý, đã từng được biết, nhưng đã bị quên lãng theo thời gian trên từng bước lang bạt của lãng du.

“Trở về mái nhà xưa” ở đây vì thế chính là một ẩn dụ, một lời mời, một tiếng gọi nội tâm sâu kín cho sự quay về, sự tìm lại, sự khám phá lại cái quý giá nhất của tự thân, mà thông qua đó, những ý nghĩa đã bị lãng quên trong đời sống sẽ lần lượt được phơi bày.  Hành trình “Trở về mái nhà xưa” cũng là đường về nội tâm theo nền minh triết Đông Phương.

Sau đây chúng ta hãy thanh thản, cùng nhau nghe lại bài hát “Trở Về Mái Nhà Xưa” của nhạc sĩ thiên tài Phạm Duy để xem hành trình “Trở về mái nhà xưa” này sẽ lần lượt phơi bày những gì đã bị quên lãng trong sự lang bạt của nhiều kiếp sống?

Đoản Khúc 1, Phạm Duy cho chúng ta hình dung một người khách lãng du, có lẽ trạc độ trung niên, “mái tóc còn xanh xanh” (không phải đã bạc phơ), da màu ngăm ngăm màu gió của những ngày  lang thang”.  Khuôn mặt hắn khắc khổ, với “xác hiu hắt lạnh lùng”.  Đó là kết quả của bao ngày lãng du lang bạt: bài học đã được trải nghiệm là sự điêu tàn của ảo mộng, sự hắt hiu lạnh lùng của thân xác trong những tháng ngày nắng gió mưa sa:

Về đây khi mái tóc còn xanh xanh. 
Về đây với mầu gió ngày lang thang 
Về đây với xác hiu hắt lạnh lùng. 
Ôi lãng du quay về điêu tàn. 
Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa ? 
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa ? 
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa
?


Khách lãng du đang đứng im nhìm chằm chằm vào một căn nhà cổ, rêu phong cửa đóng then cài, trảy qua thời gian nay đã đổ nát điêu tàn:

  “Ôi lãng du quay về điêu tàn


Ý nhạc thật tuyệt vời, mấy mươi năm lãng du đang quay về đối diện tương phản với sự điêu tàn ngay trước mắt!

 
“Ôi lãng du quay về điêu tàn,” đó chính là bối cảnh nền cho sự kỳ ngộ, cho những chiêm nghiệm thậm sâu về cuộc thế cho các đoản khúc kế tiếp.  Sự điêu tàn mang ý nghĩa của vô thường thay đổi, và nổi thống khổ mất mát của những gì đã từng được trân quý.  Bước chân lãng du mang ý nghĩa tìm kiếm, truy cầu ảo ảnh nhưng không có mục đích.   Vì thế, sự hội ngộ mầu nhiệm trong ý nhạc “Ôi lãng du quay về điêu tàn” chính là điều kiện cần thiết cho sự trở về, mở màn cho một loạt các sự nhận ra,  khám phá lại chính mình.

Trong khi đối diện với sự điêu tàn của vật chất, tức là mái nhà xưa nay đã rêu phong, khách lãng du cũng còn phải đối diện với cái điêu tàn phi vật chất:  Kỷ niệm thời thơ ấu dưới mái nhà xưa ùa về trong trí hồi tưởng của người khách lạ, nhưng tất cả đã xa vắng. Đâu rồi những kỹ niệm xưa?

Đâu tiếng đàn ngoài hiên mưa? 
Và đâu bướm tơ, vui cùng mùa? 
Một mùa Xuân mới, mắt êm nắng hào hoa
?


Đoản Khúc 2:
Người khách đẩy nhẹ cửa bước vào “Mái Nhà Xưa” như  đứa con cùng tử ngày nào về lại vào nhà xưa, hắn kéo ghế ngồi xuống, khép hờ đôi mắt đi sâu vào nội quán:


Về đây nghe tiếng hú hồn mê oan. 
Về đây lắng trầm khúc nhạc truy hoan. 
Về đây nhé ! Cắm xong chiếc thuyền hồn 
Ôi thoáng nghe dây lòng tiếc đờn

Như một tu sĩ đang nhập thất để quán chiếu, soi lại nội tâm của chính mình. Về lại mái nhà xưa để quán chiếu, hắn nghe ra “tiếng hú hồn mê oan” của những ngày hắn còn si mê đi lang bạt khắp thế gian để rồi phải gánh chịu nhiều oan trái.  Về đây, hắn ra sức tinh tấn làm cho lắng dịu, trầm xuống những “khúc nhạc truy hoan”, những đam mê của tuổi trẻ một thời.  Và quan trọng hơn hết, khi an trú trong mái nhà xưa tâm linh, hắn quyết ra sức “cắm xong chiếc thuyền hồn!”   Hắn rèn luyện cho tâm hồn hắn bình thản, làm cho tâm hồn hắn không còn bị chao đảo phiêu bạt như con thuyền tròng trành trước sóng gió của cuộc đời.

“Cắm xong chiếc thuyền hồn” là một ý nhạc ẩn dụ rất lạ nhưng mang tính ẩn dụ cao.  Trên phương diện tâm linh, đó chính là thành quả, là cột mốc rất quan trọng trong cuộc trở về “mái nhà xưa” tâm linh của hành giả. Đó chính là Đại Định trong lộ trình tâm linh giới-định-tuệ.  Hồn của kẻ lãng du lang bạt ở đây được ví như chiếc thuyền chưa được cắm xong: trên đại dương mênh mông, sóng gió mưa sa liên tục giằng xé, xô đẩy con thuyền. Chiếc thuyền hồn chưa có một bến đỗ bình an.  Những “tiếng hú mê oan” và “khúc nhạc truy hoan” giống như tham-sân-si chưa được làm cho lắng dịu, khiến cho “chiếc thuyền hồn” càng thêm tròng trành giữa biển lớn.

Sau khi “Cắm xong chiếc thuyền hồn” thì dây lòng không còn rung động đối với cảnh thay đổi trước mắt nữa, tâm hắn vững như núi, Hồn hắn từ nay không còn lãng du nữa, mà chỉ an trú trong “mái nhà xưa.”  Đó là đại định làm nền cho trí tuệ quan sát bắt đầu khai triển sâu hơn:

 

Đoản khúc 3: Người khách bắt đầu để ý quan sát: “mái nhà xưa” dạy cho hắn nhiều bài học xử thế thật ý nghĩa đến không ngờ.  Bao năm nay hắn đi biền biệt hắn đâu ngời mái nhà xưa vẫn chờ đợi ngày về của hắn trong từ bi và nhẫn nại:

Mái tóc nhà lưu luyến vạt trăng xanh. 
Nếu mưa về yêu lấy hạt long lanh. 
Chờ mong nắng cho tươi đời xuân xanh. 
Người xa vắng biết đâu nấm nhà buồn
 


Hắn cảm thấy thật hạnh phúc, thoải mái trong mái nhà xưa.  Hắn chậm rãi châm đèn, ngọn đèn của trí tuệ, tiếp tục soi cho hắn nhiều điều kỳ ngộ mà bây giờ hắn mới nhận ra:


Đốt ánh đèn in bóng vào rêu xanh. 
Sẽ thấy cười tan vỡ hồn đêm thanh. 
Và nghe thấy kiếp xưa bước nhẹ về 
Đang khóc than trên đường não nề. 

Hắn nhìn xuyên thấu thời gian, hắn nhận ra những hình, những bóng ngày nào như đã in vào rêu xanh, ký gởi vết tích của chính nó dòng chảy thời gian.  Hắn nhìn ra cả kiếp xưa của hắn, ôi những kiếp dài thường thượt trong vô minh với những “tiếng hú hồn mê oan” và “những khúc nhạc truy hoang.”  Hắn thấy ra ôi đã bao nhiêu kiếp rồi hắn cứ làm người lãng du lang bạt trong cái vũ trụ này: trên đoạn đường lang bạt dài bất tận ấy, hắn nhìn thấy tiền kiếp của hắn “đang khóc than trên đường não nề”.  Tất cả chỉ vì hắn chưa biết “trở về mái nhà xưa” và chưa biết cách nào để “cắm xong chiếc thuyền hồn”.  Vì lẽ đó mà đã bao nhiêu lần hắn phải chứng kiến cái cảnh “Ôi lãng du quay về điêu tàn”!

Bất chợt, hắn dừng cuộc hoài niệm quá khứ và hướng tâm về các cái hiện-tại-đang-là: Ngoài trời đang mưa, mỗi lúc một nặng hạt hơn!


Thôi nhé đừng hoài âm xưa 
Giọt mưa đã gieo trên thềm nhà 
Người ngồi im bóng 
Lắng nghe tháng ngày qua.


“Những giọt mưa gieo trên thiềm nhà!”  Mưa mỗi lúc một nặng hạt, hắn bình tỉnh ngồi im bóng quan sát:

Từng hạt nước mưa chạm vào vũng nước đọng tạo thành những bong bóng nước rồi lập tức vỡ tan tan biến như những cảm xúc bất chợt vô định của hắn ngày nào thơ dại rời mái nhà xưa để khởi đầu cuộc lang bạt đuổi theo những giấc mộng ảo huyền. Hôm nay trong bối cảnh “Ôi lãng du quay về điêu tàn” , hắn đã dừng lại được cuộc lang bạt:

Người ngồi im bóng 
Lắng nghe tháng ngày qua.

Chính hôm nay, trong cơn mưa hạ cuối mùa, hắn “ngồi im bóng” lắng nghe tháng ngày qua. Ý nghĩa của sự hiện hữu của chính hắn thình lình hiện ra trên dòng chảy tịnh tiến của thời gian. Tất cả đều sẽ trôi qua như cơn mưa chiều nay. Cũng thế, sự hiện hữu của chính hắn trên cuộc lãng du lang bạt này cũng sẽ có ngày kết thúc.  Nhưng hôm nay hắn đã thực sự hiểu ra, bước chân lang bạt nào cũng cần có “một mái nhà xưa” để quay trở về.  Trở về để “lắng trầm khúc nhạc truy hoan”, để “cắm xong chiếc thuyền hồn”,  để được “ngồi im bóng” mà “lắng nghe tháng ngày qua”. 

Nhạc khúc “Trở về mái nhà xưa” của Phạm Duy đã đem minh triết Đông Phương hòa quyện vào tính lãng mạn trữ tình của Tây Phương. Qua đó, đánh thức tiếng gọi nội tâm cho một cuộc trở về đầy ý nghĩa thi vị và đạo vị của cuộc lang bạt bất tận của nhân loại. Nhạc khúc này là một di sản quý giá đáng được gìn giữ trong nền âm nhạc và minh triết Việt. Xin tri ân nhạc sĩ tài hoa Phạm Duy.

 

T.Đ.K

Garden Grove, 6-2017

 

Trở Về Mái Nhà Xưa - Elvis Phương & Duy Quang


Tro Ve Mai Nha Xua 1Tro Ve Mai Nha Xua 2Tro Ve Mai Nha Xua 3

Trở Về Mái Nhà Xưa - Ngọc Hạ & Trần Thái Hòa (PBN73)



Trở Về Mái Nhà Xưa Khánh Hà - Tuấn Ngọc


16 Tháng Bảy 2012(Xem: 158057)
Bài Văn Tế sau đây do cố Kiến Trúc Sư Đỗ Hữu Nam (vừa mệnh chung ngày 13 tháng 7 năm 2012, tại Biên Hòa) viết và đọc nhân ngày Sinh Hoạt Truyền Thống của nhóm Cựu Học Sinh Phan Chu Trinh, để thành kính dâng lên các vị Thầy đã khuất.
14 Tháng Bảy 2012(Xem: 136275)
Thời gian làm phôi pha nhiều thứ, lãng quên nhiều điều nhưng mãi mãi trong ký ức nhớ của em vẫn ngập tràn hình bóng cô giáo ngày xưa lớp một.
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 181711)
Một lần nữa xin cám ơn Buổi Họp Mặt Truyền Thống Ái Hữu Ngô Quyền Biên Hòa đã cho tôi cơ hội hiếm có trong đời, được gặp lại Thầy Cô, Bạn Bè...Thật như một giấc mơ...
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 142624)
....em sẽ tiếp nhận được ánh sáng từ bi rực rỡ từ Nguồn Sáng Vô Lượng của Đức Phật A Di Đà để thăng hoa và an trú thiên thu nơi miền đất Tịnh Lành.
12 Tháng Bảy 2012(Xem: 159460)
Gần 200 chs NQ (trong số 230 khách mời) đã về miền Bắc CA dự họp mặt truyền thống lần 11 ở San Jose, California.
30 Tháng Sáu 2012(Xem: 219200)
Liệu lịch sử có sang trang, câu trả lời sẽ có sau đêm Kiev huyền diệu vào chủ nhật tới...
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 159997)
Đến các bạn 1A2 năm xưa (1968): Đỗ Cao Thông (Pháp) , Nguyễn Thị Sang (Thụy Sĩ) , Nguyễn Thị Kim Hoàng (Đức) , Trần Thị Kim Ngân (Canada) , Trương Thị Liên (Úc) , Nguyễn Kim Phố (Đức)
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 165038)
Bà cầm "Cẩm Nang Kontum" ngần ngừ một chốc rồi đưa vào lò, nhưng kịp rút lại. Bà do dự... hồi lâu rồi cất vào hồ sơ cá nhân của mình để mang qua Mỹ. Vẫn còn vương tơ! Hành trang của mẹ tôi đó, nhẹ như tơ trời nhưng cũng nặng ngàn cân.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 232550)
Gia Phả Hướng Đạo Sinh Biên Hòa - mà cụ thể là cựu HĐS của hai đơn vị “anh em ruột thịt ” Trấn Biên và Bửu Long - đã có hơn hai trăm anh chị em “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…” rồi.
20 Tháng Sáu 2012(Xem: 156047)
(Xin gởi đến những Người Cha Tinh Thần đã khuất cũng như còn hiện hữu trên cõi tạm này tấm lòng yêu thương và nhớ ơn của chúng con)
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 143664)
Ba ơi! Mùa lễ Father’s Day lại về. Nhìn hình ba trên bàn thờ. Con lại nhớ những giọt nước mắt ngày xưa. Làm cha mẹ không ai không một lần rơi nước mắt vì con cái.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 171170)
Ngày Lễ Cha không những là ngày để vinh danh cha của bạn mà còn vinh danh tất cả những người mang chức cha,
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 131577)
Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học sớm, giúp đỡ cha mẹ để các em được ăn học.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 151438)
Riêng tôi, đá banh đã là phần hồn, đã ăn sâu trong lòng và đã cho tôi vô khối kỷ niệm, vô khối buồn vui lẫn lộn và có lẽ tôi sẽ đá bóng mãi cho đến cuối cuộc đời, cho đến khi “mỏi gối, chồn chân”!
25 Tháng Năm 2012(Xem: 135110)
Tôi mơ đến một ngày không xa lắm chắc chắn sẽ có một buổi họp mặt đông đủ các bạn Tứ 1,2,3. Các bạn ủng hộ ý kiến nầy của tôi nhé!
21 Tháng Năm 2012(Xem: 168871)
Video này được thực hiện dưới dạng Playlist, gồm 10 bài hát: Anh cần em Anh trao em Khúc xuân cho em Một ngày bình yên...
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160506)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
18 Tháng Năm 2012(Xem: 135280)
khi viết về mẹ, ngòi bút tôi như con sông cứ trôi hoài, trôi mãi, không nhớ đường về. Tôi đang muốn nói về -Niềm vui của một bà mẹ.
18 Tháng Năm 2012(Xem: 133692)
Hãy hạnh phúc với những gì mình đã có. Hãy hướng mắt về phía trước vẫn VƯỜN YÊU THƯƠNG ngày ấy và chân trời mới đang mở rộng đó em.