Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - THƯA BÁC LẦN CUỐI

03 Tháng Ba 20171:43 SA(Xem: 16042)
Nguyễn Trần Diệu Hương - THƯA BÁC LẦN CUỐI

Thưa Bác Lần Cuối

 

memory

 

 

Ngày mai con bay về Nam CA chào Bác lần cuối.

 

Con nhớ lần đầu tiên con gặp Bác, con mới học Mẫu giáo, thấy Bác oai hùng, cao lớn trong màu áo treillis như Ba con, như đa số đàn ông miền Nam cầm súng bảo vệ miền Nam, coi "chiến tranh như tai trời ách nước", chỉ mong hòa bình, tự do để còn rãnh tay theo đuổi ước mơ của mình.

 

Sau đó, suốt những năm tháng ở Biên Hòa trước năm 1975, lâu lâu gặp Bác, con chỉ khoanh tay cúi đầu "Thưa Bác", không biết nói gì hơn vì còn nhỏ dại.

 

Lần đầu bay về Nam CA thăm hai Bác khi hai Bác cùng Tường Vi là một trong những gia đình cựu Sĩ quan QLVNCH, cựu tù cải tạo được định cư ở Mỹ, con chào Bác, đủ lớn để được hàn huyên với hai Bác, nhắc lại chuyện xưa và được nghe Bác kể căn nhà đẹp nhất ở 63 đường Quốc lộ 1 ngày xưa được xây dựng theo một kiểu nhà Bác quan sát từ một chuyến đi tu nghiệp ở Mỹ.

 

Giống như Ba con, như nhiều người tù cải tạo khác, Bác không hề kể lại những khốn khó trong gần một thập niên tù đày từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vô Nam. Nhưng con đọc được trong mắt Bác những nỗi niềm suốt đời mang theo.

 

 

Năm 2006, ở họp mặt toàn thế giới lần đầu của Hội chs Ngô Quyền, con đến chào Bác, cứ tưởng Bác đi họp Ngô Quyền vì là phụ huynh của 5 chs NQ, nhưng Bác cho biết Bác “đi họp thay cho ông Nội”. Đến lúc đó con mới biết Bác là trưởng nam của Thầy Phạm Văn Tiếng, một trong những giáo sư đầu tiên khi trường Ngô Quyền mới được thành lập năm 1956.

 

Bao giờ con cũng học được từ Bác nhiều điều, và nhận ra Bác đúng là mẫu người "trai trung không thờ hai chúa".

 

Hạnh ngộ của đời sống làm con được nghe nhiều điều khuyên bảo từ hai Bác qua đường dây điện thoại đường dài Florida- California. Những năm cuối đời tai Bác yếu hơn, mỗi lần thưa chuyện với Bác đều có Bác gái thông dịch.

 

Bác đi bình yên nghe Bác, con hứa sẽ gọi điện thoại thăm Bác gái thường xuyên.

Ở Hòa Lan, anh Luân và Khanh chắc chắn sẽ xin lễ cầu siêu cho Bác. Ở Mỹ, Bác gái, chị Dung, Linh, Vi, sẽ nấu cho Bác những món Bác thích nhất dù bây giờ không còn được ăn chung bàn với Bác như từ hơn 60 năm qua.

 

Ở Biên Hòa, Thầy Thu, một người cùng quê Tân Ba của Bác, cũng nhờ con đến thắp nhang cho Bác thay Thầy. Chắc là Thầy sẽ xin lễ 49 ngày cho Bác ở một ngôi chùa trên quê hương Tân Ba của Bác.

 

Con cũng hứa với Bác, với vong linh của Ba con, thế hệ tụi con sẽ làm hết sức để làm tròn ước vọng dang dở của Bác, của Ba con.

 

Bác đi bình yên nghe Bác, Bác đã là một người lính gương mẫu, một người con hiếu, một người chồng tốt, một người cha toàn hảo. Con tin thiên đàng có một chỗ cho Bác, cùng với nhiều đồng đội của Bác ngày xưa.

 

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

(Để kính tiễn biệt Bác Phạm Kim Ngôn 1932-2017)

 

08 Tháng Mười 2013(Xem: 42767)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60275)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46184)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62582)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49703)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59509)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 63031)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53734)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57842)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 55003)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47030)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78389)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60323)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45130)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 68946)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73475)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52782)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83533)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77622)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 89715)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.