Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Duy Liệu - CÁI TAI HẠI CỦA H1-B VISA

16 Tháng Hai 201711:24 CH(Xem: 17370)
Hoàng Duy Liệu - CÁI TAI HẠI CỦA H1-B VISA

Cái tai hại của H1-B Visa

H1-B VISA 

Chúng ta thường hay nói đến việc làm chạy ra ngoại quốc nhưng ít ai để ý đến mất job ngay tại nước nhà. Hàng năm có chừng 65,000 người ngoại quốc đến Mỹ làm việc tại các hãng xưởng lớn như Microshop, Amazon, Toy “R” Us , Fry's Electronic Disney, Google, Yahoo …

 

Phần lớn là từ Ấn Độ và China. Họ đã và đang thay thế cũng như lấy mất cơ hội làm ăn cho người dân bản xứ.

 

Theo luật thì visa H1-B được ban ra với mục đích tìm kiếm và kêu gọi nhân tài cùng khắp nơi đến làm việc để góp phần cho sự phát triển của nước Mỹ nhưng trên thực tế thì đang bị lạm dụng tối đa cho việc giảm thiểu sở phí lao động trong các đại công ty.

 

Cũng không ít hãng xưởng đưa ra mức lương cao hơn hiện đang trả cho công dân Mỹ đang làm cùng một việc để biện hộ cho việc bị lên án mướn nhân công giá bèo nhưng sở phí lao động không phải chỉ là tiền lương không mà còn nhiều thứ khác như bảo hiểm, vacation, lương hưu này nọ mà họ không phải chi trả nhiều cho người làm với diện H1-B. Sau khi cộng trừ nhân chia mọi thứ thì phần lợi vẫn về phía các công ty.

 

Hàng ngày, vào khoảng chừng từ 12:00 - 1:00 PM nếu chúng ta đi ngang các hãng lớn thì sẽ thấy rất nhiều nhân viên người Ấn Độ đổ ra đi ăn trưa. Đại đa số họ đến theo diện visa này. Người này hết hạn ra về thì có ngay người khác đến.

 

Cái không hợp lý và không đúng theo tinh thần của đạo luật H1-B là hầu hết những nhân viên này đều còn trẻ vừa mới tốt nghiệp đại học và không có bao nhiêu là kinh nghiệm. Vậy thì họ có cái gì hay ho mà đóng góp cho sự phát triển của nước Mỹ?  Phần lớn họ lại là những sinh viên vừa tốt nghiệp từ các đại học ở Mỹ.

Ngược lại họ đang được huấn luyện và sẽ thay thế các nhân viên người Mỹ có trình độ học thức cao và nhiều năm kinh nghiệm đang hướng dẫn họ.

 

Thay vì mang người tài giỏi đến giúp sức thì chúng ta đang đào tạo tay mơ đến từ nước ngoài đẩy công dân ta ra khỏi hãng.

Đồng ý là cũng có một vài người xuất chúng và họ đã đóng góp một phần nào cho sự phát triễn nền công nghiệp của nước Mỹ nhưng chỉ là thiểu số. 

 

Tìm người có tài và kiếm nhân công giá rẽ là 2 chuyện khác nhau xa không thể xét theo cùng một đạo luật một cách dễ dàng như thế được.

 

Nếu các công ty cứ viện lý do là không tìm được nhân viên ở Mỹ nên phải trả lương cao hơn để mướn người ngoại quốc thì xin hãy trả luôn tất cả sở phí liên quan cho U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS). Chúng ta sẽ có thêm một số tiền để mướn thêm nhân viên chính phủ tạo thêm việc làm và giải quyết nhanh chóng hơn cho các hồ sơ khác như di dân hay đoàn tụ. Các hãng xưởng cũng sẽ phải suy tính lại trước khi xin visa H1-B.

 

Tại sao một người ngoại quốc không có gì gọi là đặc sắc lại được nhanh chóng cho vô Mỹ làm việc với một đồng lương cao trong khi thân nhân của công dân Mỹ lại phải dài cổ chờ đợi gần 20 năm? Đó là chưa kể đến chuyện người bảo lãnh bị mất job vì sự lạm dụng không được kiểm soát kỷ lưỡng của đạo luật này.

 

Các công ty lấy lý do là không tìm được nhân viên người Mỹ nên phải bấm bụng mướn người ngoại quốc là một chuyện quá ư mù mờ rất khó kiểm chứng được.

Microshop bảo là đang thiếu hơn 6,000 nhân viên mà vẫn chưa tìm được người có khả năng ở Mỹ nên phải mướn nhân viên từ Ấn Độ.

Sự trung thực và chính xác của những con số đó làm sao chúng ta biết được? Và làm sao mà kiểm chứng rõ ràng minh bạch với một đại công ty có cả trăm ngàn nhân viên chuyên về nghiên cứu?

Không chịu mướn và Không mướn được chỉ khác nhau một cái email hay một cú điện thoại mà thôi. Hoặc có thể chỉ là một câu hỏi vớ vẩn nào đó trong lúc interview.

 

Nếu họ là người tài giỏi không thể tìm ra trong xứ thì tại sao lại phải được huấn luyện từ nhân viên người Mỹ để rồi sa thải nhân viên người Mỹ đó? Và đại đa số các công ty mang họ đến Mỹ để làm công việc gì?

 

Một anh Ấn Độ làm việc IT, Data Entry, Customer Service, Cashier hay một em Tàu làm Quality Control, Pay Roll đâu phải là những nhà bác học hay là kỹ sư, bác sĩ tài danh gì mà bảo là không tìm ra trong hàng triệu người đang thất nghiệp cùng các sinh viên vừa ra trường trong xứ.

 

Chẳng những H1-B visa làm cho chúng ta đang mất việc ngay trong nước mà còn đang tiếp tay cho việc mang việc làm ra nước ngoài là vì những nhân viên đó sau khi hết hạn visa sẽ trở về xứ và huấn luyện cho công nhân nơi đó trong các hãng xưởng chạy ra từ nước Mỹ góp phần đẩy nhanh đẩy mạnh việc làm ra khỏi nước Mỹ.

 

Hãy làm một con toán sẽ nhận ra  từ khi có đạo luật này bao nhiêu người Mỹ đã phải ngậm ngùi đi ra khỏi hãng sau khi bỏ công huấn luyện kẻ thay thế mình? Và bao nhiêu sinh viên Mỹ không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

 

Ngoài ra, còn có vấn đề ăn cắp kỹ thuật hay bản quyền một cách hợp pháp. Nhân viên ngoại quốc học cùng trường, làm việc cùng hãng, phụ trách cùng một công việc thì có  cái chi chúng ta biết mà họ lại không? Có bao giờ chúng ta tự hỏi hầu hết các phát minh mới lạ tiện lợi cho đời sống hay các dược phẩm hoàn hảo đều được phát minh khởi sự từ Hoa Kỳ mà sao bây giờ lại đi năn nỉ người nước ngoài đến chỉ dẫn cho chúng ta? Cái điều tức cười nữa là đại đa số họ học hỏi và thu thập kiến thức từ các đại học ở Mỹ.

 

Lẽ dĩ nhiên là cũng có người sẽ bảo rằng chỉ có gần 85,000 việc làm một năm thì không phải là chuyện lớn. 

Nhưng nếu tính từ lúc bắt đầu vào năm 1991 cho tới nay thì đã có hơn 1 triệu và đang tăng lên hàng năm. Một triệu người không những đã mất việc làm tốt mà còn không có tiền để cho con đi học đại học. Những đứa trẻ đó sẽ làm gì trong tương lai?

Rồi còn bao nhiêu người mất việc hay phải đóng cửa quán tiệm vì khách hàng của mình đã thất nghiệp không có  tiền để ăn xài mua sắm. Vậy thì con số người bị thiệt hại là bao nhiêu triệu?

 

Blue collar chạy ra ngoại quốc đồng thời với White collar chạy đến Mỹ theo cái trình độ này thì một ngày không xa chúng ta sẽ không còn một manh áo mà mặc chứ đừng nói đến cổ áo màu gì.  

 

Tổng Thống Trump không cần phải ra luật mới hay sửa đổi chi hết cho mất thì giờ, chỉ cần yêu cầu các bộ ngành liên hệ kiểm tra và làm việc nghiêm chỉnh hơn nữa với luật lệ hiện hành trong vấn đ ề H1-B visa này.

 

Gìn giữ và tạo thêm công việc làm tốt ở Mỹ thì hợp lý, có nhiều lợi ích, mau chóng và được lòng dân hơn là mang sweet shop trở lại Mỹ. Chỉ còn không đến hai năm nữa là lại phải lo chuyện tái cử nữa rồi.

 

Hoàng Duy Liệu

02 - 2017

 

 

01 Tháng Giêng 2023(Xem: 4286)
Chỉ còn vài chục tiếng đồng hồ nữa thôi, con tàu thời gian sẽ đứa chúng ta đổ bến 2023. Chúng ta xuống tàu và đến một năm mới. Mọi thứ đã bỏ lại phía sau không thể lấy lại. Những gì đã làm trong năm 2022 chỉ là quá khứ.
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4537)
Chúng ta hãy nhìn về tương lai bốn năm tới tại ba quốc gia ở vùng Bắc Mỹ và tiếp tục chào đón cầu thủ bóng tròn Mbappé ngày càng sáng ngời trên sân cỏ
31 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4979)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
30 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4816)
Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Hoàng Mai Đạt - Chiếc Xe Đồ Chơi Của Ông Wes Người Đọc: Đồng Phúc
30 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 3810)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt, không cả sự phân biệt giữa người và ta
20 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4708)
Khi trái banh lăn trên sân cỏ, người cầu thủ đem hết nhiệt huyết và tài năng để giành chiến thắng cho màu cờ sắc áo, cho đơn vị mà họ đại diện. Chúc Mừng Argentina. Chúc Mừng World Cup 2022 đã thành công rực rỡ.
18 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4741)
Xin cảm ơn Canada, ..đã cho chúng tôi cơ hội tạo dựng lại cuộc sống đúng nghĩa của con người với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ và đã cho chúng tôi hưởng những mùa Giáng Sinh an bình.
16 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4332)
Xin chia sẻ đến Thầy Cô và đồng môn bài viết và hình ảnh được tải lên, do bạn Nguyễn Mỹ Dung, CHS khóa 15 NQ, em gái của bạn Nguyễn Mỹ Lộc, CHS khóa 8 NQ.
14 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4706)
World Cup 2022 sắp đến hồi kết thúc. Hàng tỷ người trên thế giới đang háo hức theo dõi và trông chờ. Nhân dịp này, tôi xin được ‘’bàn ngang” về World Cup trong quá khứ gọi là giúp vui, hay chia sẻ cũng được.
14 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5746)
Dần dà, người Bắc di cư tự coi mình là người miền Nam nhứt là sau khi miền Nam sụp đổ. Họ không muốn người ta đánh đồng mình với người miền Bắc vào Nam sau 1975.
04 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5245)
Nhiều bình luận gia danh tiếng trên thế giới tiên đoán đội vô địch kỳ nầy sẽ là một trong bốn đội Ba Tây, Argentina, Anh hay Pháp nhưng cũng không thể bỏ qua những kết cuộc bất ngờ
03 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4829)
(Xin phép “lấn sân” anh Lê Quý Thể, người từng dìu dắt hai đội banh Châu Văn Tiếp và Ngô Quyền)
03 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 5863)
Nhưng tôi luôn nhớ mãi hình ảnh Thầy Cô khi đứng trên bục giảng, dùng bảng đen phấn trắng để truyền bá kiến thức, khơi gợi và thắp sáng cho chúng tôi những ước mơ, những hoài bão,
03 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4881)
Bao mùa World Cup đã qua, bao chàng trai trên sân có thuở nào đã là “người tình” của Bông. “Người đi qua đời tôi, không nhớ gì sao người?”
03 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4140)
Chẳng bao lâu nữa World Cup sẽ khép lại, còn nhiều bất ngờ thú vị. Ai buồn ai vui, ai thất vọng nhảy cầu tự tử, ai hớn hở thắng cá độ là chuyện của họ.
01 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 7273)
Một cuốn sách, đọc, sẽ làm phấn khởi một số rất lớn người trong chúng ta, vì qua những gì đọc được. Cuối cùng cái chiến thắng trông chờ lâu nay, sẽ chắc chắn hiện hình.
01 Tháng Mười Hai 2022(Xem: 4400)
Còn nhớ đến nhau, còn thương tưởng là trân quý. Tan rồi hợp. Hợp rồi tan. Người đi sau đốt nén hương cho người đi trước.
23 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5363)
Em thành thật tri ân các Thầy Cô đã cho chúng em được là học sinh của một nền giáo dục nhân bản VNCH.. Chúng em kính chúc các thầy cô một lễ Tạ Ơn vui vẻ, sức khỏe, hạnh phúc an lạc bên gia đình, con cháu.
21 Tháng Mười Một 2022(Xem: 5969)
chúc mừng anh Hoàng duy Liệu nhận lãnh trách nhiệm thành lập ban điều hành mới của hội AHCHS trung học Ngô Quyền Bắc California.
20 Tháng Mười Một 2022(Xem: 4538)
Cái giá phải trả cho sự hội nhập. Không thể lấy thước nào mà đo đếm được. Đành chịu và bất lực trước những khuynh hướng bảo thủ như một tiếng thở dài.