Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 1)

09 Tháng Sáu 201612:55 CH(Xem: 18181)
GS. Nguyễn Văn Lục - Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 1)

Tham vọng viết lại lịch sử Việt Nam: Trường hợp Thụy Khuê (7a - phần 1)


mmTrước đây, thời Việt Nam Cộng hoà, giáo sư Trương Bửu Lâm đã bày tỏ một mơ ước: Có một nền sử học Quốc Gia. Ông nhận thấy môn sử học ở Việt Nam trong các trường trung học bị coi nhẹ. 

Jean-Baptiste Chaigneau và chiếu phong quan của Hoàng đế Gia Long , 1802. Nguồn:  Văn khố Chaigneau

Quan đại thần Jean-Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng và chiếu phong quan của Hoàng đế Gia Long , 1802. Nguồn: Văn khố Chaigneau

Thầy giáo không chuyên nghiệp và sử học là môn học để dạy trám chỗ. Ước mơ của ông Trương Bửu Lâm chưa bao giờ thành hiện thực thì xảy ra cảnh mất miền Nam.

Sử học kể từ đó trở thành công cụ tuyên truyền. Nói chung thì sử học Việt Nam hiếm có cơ hội là tiếng nói độc lập. Ngay cả khi độc lập rồi thi cũng là tiếng nói của vua chúa, của kẻ cầm quyền.

Tuy nhiên phải nhìn nhận những nỗ lực cá nhân vẫn có. Những tiếng nói thốt lên từ đáy vực cũng như tiến rên vang bày tỏ khát vọng sự thật vẫn không thiếu.

Những bậc đàn anh đáng kính vẫn là những gương soi cho thê hệ sau như trường hợp sử gia Trần Trọng Kim.

Sau này ở hải ngoại vẫn cần được đánh giá lại đúng mức trong trường hợp nhưng người cầm bút viết sử như Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Phương và Nguyễn Khắc Ngữ. Trong số ấy Nguyễn Khắc Ngữ là thiệt thòi hơn cả vì sách tài liệu của ông it được phổ biến lại thêm yểu mệnh!

Trong thời gian gần đây, nhiều tác giả khác cũng đã lên tiếng! Cùng với sự xuất hiện của ông Nguyễn Quốc Trị là bà Thụy Khuê. Cạnh đó còn có bộ sách nhiều tập của Lê Mạnh Hùng cũng cùng một tham vọng: Nhìn lại Sử Việt.

Như vậy sử Việt là có vấn đề? Đương nhiên rồi. Chẳng những cần nhìn lại mà viết lại nữa!

Hai tập tài liệu của ông Nguyễn Quốc Trị và Lê Mạnh Hùng, tôi chưa có điều kiện đọc hết nên không thể có ý kiến.

Thụy Khuê sau nhiều năm cũng nhận thấy có một nhu cầu viết lại sử nên bà đã viết một tài liệu biên khảo nhan đề Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long, viết năm 2015 và được Diễn Đàn Thế Kỷ cho đăng.

Tập tài liệu khá dầy, giới hạn khoảng thời gian từ năm 1777-1802, gồm chừng 4-5 trăm trang đánh máy và chia ra làm nhiều chương.

Mỗi chương đề cập đến một tác giả, hầu hết là người ngoại quốc, đặc biệt là các thừa sai người Pháp. Hoặc là các sử gia, nhà ngoại giao.

Như Alexis Faure, tác giả cuốn Monseigneur Pigneau de Béhaine, Évêque d’Adran, Paris 1891.

Hay cuốn A voyage to Cochinchina của John Barrow, nhà ngoại giao, Luân Đôn, 1806.

Cuốn khác của Montyon, Exposé Statistique du Tonkin de la Cochinchine, du Cambodge, du Tsiampa, du Laos, par M. M-N sur la Relation de M. de la Bissachère. Mission dans le Tunkin 1811, Luân Đôn

Tiếp theo là cuốn sách của Bissachère, La Relation sur le Tonkin et la Cochinchine de Mr de la Bissachère do Charles B. Maybon viết lời giới thiệu, Paris 1920.

Cuốn khác của Maybon, cuốn Histoire moderne du pays d’Annam, 1920.

Nguồn:  Plon-Nourrit et Cie (Paris) 1920

Nguồn: Plon-Nourrit et Cie (Paris) 1920

Và cuối cùng là chương, Học giả Cadière và tập san Đô Thành Hiếu Cổ.

Phần còn lại là mỗi chương, mỗi phê phán một nhân vật người Pháp đã cộng tác với Bá Đa Lộc như Le Brun và Puymanel, De Forcanz và Le Brun, rồi Olivier De Puymanel và Laurent Barisy, Jean Baptiste Chaigneau Nguyễn Văn Thắng.

Cũng cần nói thêm là trong phần mở đầu trước khi vào sách, bà Thụy Khuê đã dành ít trang để giải thich về Nhu cầu viết lại lịch sử thời Pháp thuộc.

Theo bà, sở dĩ có nhu cầu cầu ấy vì các sử gia như Louis Eugène Louvet (1838-1900) với cuốn La Cochinchine Religieuse, Paris, 1885 cũng như cuốn L’Empire d’Annam của Charles Gosselin, Paris, 1904 là những tác giả người thực dân Pháp nên thường có quan điểm bênh vực cho chính sách của thực dân Pháp và thường cực lực lên án các vua quan triều Nguyễn.

Ngoài ra bà còn liệt kê các sử gia Việt Nam kể từ Trương Vĩnh Ký đến Trần Trọng Kim rồi Phan Khoang, Nguyễn Thế Anh, Tạ Chí Đại Trường, Nguyễn Khắc Ngữ. Bà cho rằng những vị này đều sử dụng tài liệu của Pháp nên bà xếp họ vào loại “sử gia thuộc địa”.

Đặc biệt, chương 2, bà Thụy Khuê dành để giới thiệu Bộ sử Nguyễn Văn Tường của ông Nguyễn Quốc Trị mà bà trân trọng viết,

Sách của Nguyễn Quốc Trị. Nguồn: NQT

Sách của Nguyễn Quốc Trị. Nguồn: NQT

Bộ sử Nguyễn Văn Tường của Nguyễn Quốc Trị là một công trình nghiên cứu thận trọng và chi tiết, mở đầu cho một khuynh hướng tìm lại và đọc lại lịch sử Việt Nam.”(1)

Cảm tưởng của tôi là bộ sử của Nguyễn Quốc Trị như một chỉ dẫn hay một cảm hứng cho bà Thuỵ Khuê khi viết tài liệu này.

Sau đây, chúng ta thử xem tham vọng viết lại lịch sử của bà có đạt được không?

Vấn đề sử quan và cảm tưởng của một người đọc

Sử quan của người viết sử thường là cớ sự cho sự bất đồng. Tránh được sự bất đồng này là điều khó khăn nhất trong việc nghiên cứu sử học. Nguyên tắc này tỏ ra thích hợp trong trường hợp bà Thụy Khuê

Nhưng người ta lại không thể viết sử mà lại không có quan điểm? Viết không thể không có chủ đích? Viết không thể không có một lối nhìn. Viết là một dự phóng, cho nên viết luôn luôn bao hàm cái dụng ý của người viết. Muốn viết gì và viết cái gì. Tại sao viết và tại sao không viết.

Tôi viết bài này với tư cách một người đọc, nhờ đó tránh được nhiều yêu sách của việc phê bình.

Cảm thức đầu tiên khi đọc tập tài liệu này là khả năng thuyết phục của tác giả Thuỵ Khuê là yếu. Viết như tác giả khó mà thuyết phục ngay cả đối với loại độc giả dễ tính.

Tác giả để lộ ra nhiều sơ xuất, kẽ hở có thể tránh được và không tránh được. Tác giả có lẽ cần xem lại mình trong việc trích dẫn và các dùng tài liệu. Tác giả để lộ ra thái độ khá chủ quan, thiên lệch, một chiều.

Người ta không tìm thấy tính cách tương đối, trung dung, tính cách nhiều mặt của một sự kiện lịch sử để đạt tới một kết luận khách quan hơn.

Chính vì thế, tác giả không kiềm chế được mình, dằn vặt với các nhân vật lịch sử như thể họ còn đang sống, như thể trút hận oán lên họ. Đồng thời, đối với người sống, sử học trở thành cớ sự cho những lời nguyền rủa ác ý. Cảm tưởng của một người đọc là tác giả dùng sử học để trút hận, để dằn vặt người khác.

Người chết và nhất là người sống trở thành nạn nhân về những điều họ không làm, hoặc không biết đến. Nếu nói theo truyền thống văn hóa chửi của người miền Bắc thì đây là cơ hội ‘đào mả’ người khác lên!

Trút hận lên những nhân chứng lịch sử thì ích gì và ta được gì? Một cách nào đó gián tiếp, tác giả hành người đọc. Nhiều lúc chán nản không muốn tiếp tục đọc để tự làm khổ mình, thú thực, nhiều lúc tôi đã muốn “buông”.

Buông được là tự giải phóng mình ra khỏi sự phiền hà, sự khó chịu, sự bực mình không cần thiết. Chắc rằng nhiều bạn đọc khác khi đọc tác giả cũng bắt gặp những cảm giác khó chịu tương tự. Hy vọng như vậy.

Tham vọng viết lại sử của tác giả vì thế không thể thực hiện nổi với lối viết như thế. Nó sẽ trở thành những tiếng kêu trên sa mạc!

Sau đây là  một số nhận xét về nội dung cuốn sách.

Phần Một: Sự phê phán các nhà sử học Việt Nam

Hầu như phần lớn các sử gia đều trở thành đối tượng phê phán của tác giả mà bà gọi chung là “Sử quan thuộc địa”. Sự phê phán ấy bao gồm hầu như bất cứ sử gia Việt Nam nào có tiếng tăm!

Chỉ bốn chữ này thôi tự nó đã là bản án, đã gây tranh cãi ồn ào rồi. Nhưng thế nào thì được gọi là sử quan thuộc địa?

Theo bà Thuỵ Khuê, gọi là sử quan thuộc địa tất cả “những sử đã chép lại những thông tin bịa đặt của giáo sĩ La Bissachère mà không đặt vấn đề”. (Thuỵ Khuê, Chương Trước khi vào sách).

Bà viết tiếp,

“Để hoàn tất những nhiệm vụ này, một số giáo sĩ đôi khi, không phải bẻ cong ngòi bút, mà chỉ viết một nửa sự thật: ví dụ mô tả việc xử tử giáo sĩ một cách cực kỳ dã man, nhưng không nói đến nguyên nhân tại sao họ bị xử tử; không nói đến luật hình ở Việt Nam; dấu kỹ những hoạt động chính trị giúp phe nổi loạn chống lại triều đình với tham vọng một nhà nước thiên đạo hoặc nhà nước Thiên Chúa giáo (Lê Văn Khôi, Lê Duy Lương, Tạ Văn Phụng.) Thậm chí giáo sĩ Louvet còn “dịch” một đoạn dụ rất tàn ác bảo là của vua Tự Đức, trong có câu ‘Những thầy tu người Việt, dù có chịu bước qua thánh giá hay không cũng bị chém làm đôi (…) Những kẻ tàng trữ người Âu trong nhà cũng bị chém ngang thân vứt xuống sông’ không hề tìm thấy ở đâu. Những giáo sĩ này, dường như cố tình đưa bộ mặt ‘dã man’ diệt đạo của vua quan nhà Nguyễn, để giáo hoàng can thiệp, để chính quyền Pháp có ‘chính nghĩa’ đưa quân vào đánh. Nhiệm vụ của họ là vinh thăng sứ mệnh truyền giáo.”

Người viếtế có cảm tưởng có sự gán ghép sử quan thuộc địa vào công việc truyền giáo, công việc giết hại giáo dân.

Đây là một đoạn văn đầy cảm tính, hận oán chưa từng gặp ở bất cứ nhà sử học nào trước đây.

Chính vì thế, những người viết sử từ Trương Vĩnh Ký với cuốn Cours d’histoire annamite, 1875. cũng được xếp loại sử quan thuộc địa. Đọc lại cuốn sử của Trương Vĩnh Ký người ta thấy ngay từ lời nói đầu cho thấy ông là một học giả dù uyên tham nhưng vẫn tỏ ra đầy lòng khiêm cung và từ tốn hết mực. Nhan đề cuốn sách của ông nói là để dùng cho học sinh Nam Kỳ và hy vọng các lớp trẻ nối tiếp công trình của ông một cách đầy đủ hơn. Tuy nhiên, có một chi tiết là Trương Vĩnh Ký không ngần ngại kết án vua Minh Mạng trong vụ án giết vợ và hai con của Hoàng Tử Cảnh. Về điều này, Sử của Trần Trọng Kim đã tránh không đề cập tới.

Tuy nhiên, những lời kết án của bà Thụy Khuê là vu vơ mà không chỉ rõ Trương Vĩnh Ký là sử quan thuộc địa ở chỗ nào? Bà không đưa ra bất cứ một nhận xét nào đến độ tôi nghi ngờ rằng bà chưa hề có dịp đọc cuốn sách này.

Bà chỉ viết:

“Henri Cordier cho biết cuốn sử đầu tiên mà độc giả Pháp được biết đến về nước Nam là “Cours d’histoire annamite” (Giáo trình lịch sử An Nam) của Trương Vĩnh Ký in năm 1875.”(2)

Người được trích dẫn và nói tới nhiều nhất là Tạ Chí Đại Trường. Tuy thế, từ khi Thuỵ Khuê cho đăng tải tác phẩm “Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long” cho đến cuối đời, sử gia Tạ Chí Đại Trường không hề nhắc đến nó.

Người duy nhất còn lại hiện nay là giáo sư sử học Nguyễn Thế Anh hoặc học trò thân cận của ông, giáo sư Trần Anh Tuấn.

Tôi chú trọng nhiều đến cái chủ đích tại sao bà Thụy Khuê lại viết như thế. Một lối viết sử sô vanh và chậm tiến: vừa Sô vanh dân tộc và nhất là sô vanh tôn giáo.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

03 Tháng Giêng 2014(Xem: 41006)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35575)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 41397)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 36834)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40093)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45266)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38450)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52865)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38656)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38671)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46362)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43181)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 49106)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43498)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48838)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53489)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46579)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38816)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40993)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50718)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.