Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 1)

27 Tháng Năm 201611:15 SA(Xem: 18390)
GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 1)

Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6b - phần 1)


Dragon_Sự kiêu hãnh phương Đông đôi khi trở thành một sự lố bịch trước mắt người phương Tây. Người phương Tây thì ngược lại thường tỏ ra thiếu sót trong sự trân trọng tôn kính đối với người khác trong cách xưng hô cũng như giao thiệp.

Sử Việt nhìn lại | Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau

Trong giao thiệp, người phương Tây thường tỏ ra bình đẳng – một thứ bình đẳng được hiểu là hống hách trước mắt người phương Đông. Vì thế, vua chúa người An Nam thường xếp họ vào thứ dân man rợ, đầu óc hạ sĩ quan (la mentalité sous-off.)

Ấy là ta không bàn đến sự đối chọi giữa các tôn giáo bản địa so với Thiên Chúa giáo do các thừa sai du nhập vào.

Sự hiểu biết giữa đôi bên thật sự là không dễ dàng gì. Tựa đề bài viết của tôi là “Thực dân và thuộc địa nhìn vào nhau”. Nhưng thật ra là một cái nhìn một chiều.

Chỉ có thực dân nhìn về chúng ta. Còn chúng ta thì bị nhìn và hầu như chẳng bầy tỏ được một cái gì công khai và rõ rệt. Cùng lắm, chúng ta đáp lại bằng nhưng phản ứng gián tiếp, rất tiêu cực.

Cái hay của người phương Tây, dù là một nhà buôn, một thuyền trưởng, một người có óc phiêu lưu mạo hiểm, một sĩ quan, một giáo sĩ, khi sang nước ta thì hầu như họ đều mang theo hành lý của họ một cái bút và một tập giấy trắng.

Họ đến chẳng những để chinh phục mà còn đến để khám phá, để học hỏi ghi chép mọi điều như thấy trong Hồi ký của Poivre Pierre nhan đề Voyage de Pierre en Cochinchine năm 1748-1750, thời còn các Chúa ở Đàng Trong.

Đây là một cuốn Hồi ký rất lý thú ai có phương tiện và thời giờ cũng nên đọc. Nhờ đọc nó mà tôi biết thêm được rất nhiều điều trong đời sống của người mình nó như thế nào.

Poivre Pierre ta tỏ ra rất bực tức vì người Annam có tính tò mò rất kỳ cục. Họ mon men lại gần ông rồi bạo dạn dờ lên đầu, lật mái tóc giả ra để coi. Hoặc tò mò hỏi đi hỏi lại ông có bao nhiêu vợ. Và khi ông trả lời có một vợ (Françoise Robin, 1749 – 1841) thì họ lại không tin.

Poivre là một nhà thực vật học, ông ta cũng viết hồi ký. Cũng ghi ghi chép chép từng ngày, từng sự việc. Họ nhận xét, họ ghi ngày giờ.

Trong Hồi Ký “Journal of an Embassy – From the Governor-general of India to the Courts of Siam and Cochin China”, NXB London, H. Colburn and R. Bentley, 1830, tác giả, bác sĩ John Crawfurd chẳng những ghi ngày tháng mà còn ghi rõ ràng tọa độ, kinh tuyến, vĩ tuyến khi thuyền còn trên biển. Họ mở to đôi mắt để ghi nhận, so sánh, và viết lại đầy đủ từng chi tiết. Thấy sao, nghĩ sao thì viết đúng như thế – không có thói thêm bớt hoặc ba hoa phét lác. Đây là một cuốn hồi ký lý thú giúp người đọc mở rộng tầm mắt ra nhiều.

Nó giúp người đọc hiểu biết về sinh hoạt, về thiên nhiên, về địa lý, về sự giao thiệp, sự tiếp xúc với triều đình Huế với vua quan của chúng ta thời ấy như thế nào.

Thật khôi hài đến chảy nước mắt. Nay tôi có biết gì về vua quan, về cách suy nghĩ, về thú vui giải trí, về cách ăn uống, về ăn mặc của họ là đều do đọc cuốn hồi ký này.

Đại thần nhà Nguyễn. Nguồn: Pierre Dieulefils  (1888-1925 tại Vieetjt Nam)

Đại thần nhà Nguyễn. Nguồn: Pierre Dieulefils (1888-1925 tại Việt Nam)

Muốn có hiểu biết đầy đủ về Việt Nam giai đoạn vua quan nhà Nguyễn với thuộc địa, ngoài một cái nhìn từ bên trong thì cũng phải có  một cái nhìn từ bên ngoài.

Hàng ngàn tài liệu do người Tây phương biên soạn sẽ giúp ta học hỏi về đất nước mình.

Chẳng hạn nay đã già mới có cơ hội được biết vua chúa nhà Nguyễn có thói quen giải trí bằng cách cho voi và hổ đánh nhau. Nhưng họ đã cho khâu mồm con hổ lại, lấy hết móng vuốt của hổ, buộc giây vào bụng hổ không cho nhảy xa quá 10 thước. Cho đánh nhau như thế thì vừa bộc lộ cái thú tính độc ác, bất công vừa cho thấy một cái đầu óc ngu xuẩn của vua quan.

Cái nhìn của người thực dân về người thuộc địa nay để lại hàng ngàn tài liệu đủ loại.

Ta để lại được gì? Ngoại trừ một số hiếm hoi sử nhà Nguyễn lại viết bằng chữ Hán – nay đã dịch ra. Tôi nói sử nhà Nguyễn, có nghĩa viết về vua quan nhà Nguyễn mà không phải sử có mục đích viết về dân Việt Nam.

Cộng thêm một vài luận án tiến sĩ mà mục đích chính không hẳn nhằm phê phán người Pháp, chế độ thực dân, mà nhằm phê phán âm mưu giữa chế độ thực dân và một vài giới chức tôn giáo đầu óc thực dân như trường hợp giám mục Puginier.

Còn nói chung, muốn hiểu biết gì về bản chất chế độ thuộc địa phải chịu khó đọc sách Tây viết. Tây viết về chế độ nhà tù, Tây viết về khai thác kinh tế, khai thác tài nguyên bằng những con số, bảng thống kê.

Ta vẫn là nạn nhân và đồng thời như người ngoài cuộc.

Không có những nhà nghiên cứu của họ viết, chúng ta hầu như không có sử viết viết về giai đoạn này. Như mới đây, ở trong nước dịch ra được một cuốn hồi ký của toàn quyền Doumer đã lấy làm hãnh diện và công phu lắm. Dịch sai bét đến độ phải xin lỗi độc giả và hứa bồi thường cuốn tái bản?

Thắc mắc này tôi cũng đặt ra cho các giáo sư sử thuộc Đại Học Văn Khoa Sài gòn, cho các vị đã từng du học Pháp, cho những vị đã từng làm luận án tiến sĩ Sử tại Pháp là: Nói đến sử là nói đến tài liệu. Không có tài liệu thì giỏi mấy cũng đành bó tay.

Chẳng hạn sử nước Pháp có bộ Journal de la France, de 1900 à nos jours, dưới sự điều khiển của Jacques Marseille, do nhà xuât bản Larousse in năm 2003. Nó giống như công việc của Đoàn Thêm làm. Nhưng do nhiều người viết và với rất nhiều hình ảnh đi kèm. Nhưng công việc này, tại sao chúng ta không làm được nếu biết tổ chức, tập họp người?

Bộ nữa cũng do nhà Larousse ấn hành nhan đề Mémoire de la France – Des origines à nos jours. Thật quý biết bao, lúc rảnh mang ra lật vài trang cũng thich.

Trong giai đoạn thuộc địa, tôi rất trân trọng bộ Dictionnaire de Bio-Bibliographie général, anciennne et moderne de L’Indochine Francaise, do một viên chức Pháp đã về hưu soạn. Ông A. Brébrion. Tên đầy đủ là Jean-Francois-Antoine Brébion, sinh tại Lyon năm 1857. Ông là một nhà báo sang Đông Dương tháng 10-1885. Năm 1912, ông nghỉ hưu với ngạch trật professeur principal de 1er classe. Sau 28 năm ở Việt Nam, ông thu tập tài liệu để viết ra bộ sách này.

Biết bao nhiêu tài liệu thu nhặt, biết bao nhiêu thời giờ công sức bỏ ra. Hầu như không thiếu tên tuổi bất cứ một ai từng sang Việt Nam… Không một tài liệu, một cuốn sách nào mà không được nhắc tới. Bộ sách này chỉ được xuất bản rất trễ, năm 1935, sau khi tác giả đã qua đời.

Tôi căn cứ vào bộ sách này để đi tìm tài liệu.

Tây nó làm được như vậy thì Mỹ chắc phải hơn như thế? Tôi chẳng nhiều tiền gì nên mua được một bộ sách cũ của Thư viện một trường Trung học thôi. Trường Episcopal High School, Alexandria, Virginia, thành lập năm 1839. Tôi để nguyên dấu hiệu của nhà trường làm kỷ niệm. Cuốn sách nhan đề Viet Nam war Bibliography, tác giả Christopher L. Sugnet và John T. Hickey do LexingtonBooks, Lexington, Mass., xuất bản năm 1983, sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt. Tôi chịu khó ngồi đếm có tất cả 3931 sách và tài liệu viết liên quan đến chiến tranh VN.

Trong đó tôi không ít ngạc nhiên có cuốn: “Những ngày buồn nôn” của Lý Chánh Trung, năm 1972. Và tập “Hoa Tình thương”, 1972, tại thành phố Montréal do Hội Những người Việt chống Cộng sản và Bạo lực phát hành.

Sau này, Nguyễn Kỳ Phong có biên soạn cuốn Từ Điển chiến tranh Việt Nam 1954-1975, nxb Tự Lực, 2009

Cái nhìn của người dân bị trị

Dân làm đường ở Trung Kỳ (1901). Nguồn: Collection Courtellemont

Dân làm đường ở Trung Kỳ (1901). Nguồn: Collection Courtellemont

Thật ra gọi cái nhìn của người bị trị như trên là không sát nghĩa lắm. Người dân bị trị bị đặt vào tình thế chính trị bị đẩy tới cái thế chân tường, không lối thoát, hay không biết cách tìm lối thoát, trở thành bị lệ thuộc. Làm sao có điều kiện tối hảo để có cơ hội nhìn ngược lại được?

Cắt nghĩa và lý giải về tâm trạng người bị trị thì như thể một sức ép đè trên người và tạo ra nhiều dạng thức tâm lý mà cái chính là mặc cảm (bị trị).

Cho nên, chữ thích hợp nhất trong trường hợp này là chữ phản ứng. Phản ứng của người dân khi bị đô hộ. Phản ứng là một thái độ đáp ứng lại một hoàn cảnh mà ta không làm chủ được nên thường là một phản ứng tiêu cực.

Trong tâm lý học, người ta giải thích tình trạng một người bị ngất đi là giải pháp tốt nhất để không phải đối đầu trực diện hoặc là gián tiếp phủ nhận cái thực tế trước mặt.

Chẳng hạn, người đàn bà có chồng có thể ngất đi khi nhìn thấy cảnh người chồng và tình địch đang âu yếm nhau.

Người đàn bà ấy ngất đi như muốn phủ nhận một thực tế phũ phàng.

Nhưng trong những hoàn cảnh không phải là một đe dọa, đưa đến cái chết thì có thể có nhiều chọn lựa khác. Người ta có thể né tránh đi; người ta đổ vấy cho hoàn cảnh; người ta dùng người khác thế chỗ để luôn luôn có lý do chinh đáng biện minh cho sự thất bại do sự ngu dốt của mình.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline


13 Tháng Sáu 2015(Xem: 26732)
hế mà, khoảng chừng một tháng sau, sáng sớm nào quanh Hồ Con Rùa cũng có hai chiếc xe Vélo Solex và Vespa dựng cạnh nhau, còn phía bờ hồ thì có một đôi trai gái ngồi kề nhau, nói cười khúc khích...
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 27231)
Mong rằng những bạn Tam C ngày đó đọc được bài này, để bắt cầu nối với nhau. Mong các bạn rủ nhau về họp mặt trong ngày July 4/ 2015 tại miền Nam Cali.
06 Tháng Sáu 2015(Xem: 29146)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức HẠT MƯA VÀ NỖI NHỚ - Nhạc Quốc Dũng - Trình bày: Tấn Phước
31 Tháng Năm 2015(Xem: 29766)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức VẪN NỢ CUỘC ĐỜI - Nhạc Nguyễn Nhất Huy - Trình bày: Tấn Phước
23 Tháng Năm 2015(Xem: 17156)
Mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi. Nhưng người Việt Nam xa xứ không thể nào bỏ quên những gì thuộc về quê hương và kỷ niệm. Đó là những thứ rau trái quê nhà.Thiếu nó như thiếu đi sức sống và mất một phần đời.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 32172)
Giọt nước mắt vẫn chảy xuống mỗi lần đến ngày Memorial Day,... 40 năm đã trôi qua, giấc mơ hay là hiện thực? " Bức tường đen" vẫn hiện diện trước mặt tôi.
22 Tháng Năm 2015(Xem: 24691)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BẮC ĐẨU - Nhạc Trần Thiện Thanh, Ca sĩ Anh Khoa Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
21 Tháng Năm 2015(Xem: 27961)
Tác giả: Phạm Duy Trình bày: Thanh Lam Âm nhạc: Vương Hương, Luân Vũ
16 Tháng Năm 2015(Xem: 24512)
Tháng Năm là tháng của hoa Muguet. Trong ngôn ngữ của loài hoa, Hoa Muguet mang thông điệp "Sự trở lại của hạnh phúc" ...Hôm nay cũng tháng năm. Tôi xin gửi đến các bạn những đóa hoa Muguet trắng tinh lóng lánh.
15 Tháng Năm 2015(Xem: 25623)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức Nhạc: CON YÊU - FREDDIE ANGUILAR - Lời Việt: CẨM VÂN - Trình bày: Tấn Phước
13 Tháng Năm 2015(Xem: 25114)
Tôi ước muốn có được một giấc mơ, trong đó tôi sẽ thấy được Mẹ tôi, người đàn bà lam lũ, thương con vô cùng tận, có lẽ cũng đang khóc, khổ sở vì đứa con ...
09 Tháng Năm 2015(Xem: 22014)
"Tiễn con" ra phi trường để trở về đơn vị là những điều nhỏ nhặt trong đời thường. Nhưng với trái tim một người mẹ thì điều gì của con, của cháu cũng đáng nhớ và yêu thương.
08 Tháng Năm 2015(Xem: 28783)
Mời thưởng thức BAY ĐI CÁNH CHIM BIỂN - Nhạc của Đức Huy - Tiếng hát ChsNQ khóa 14 Thanh Lan - Trình bày The Friend Vương Hương & Luân Vũ
08 Tháng Năm 2015(Xem: 28283)
Hôm nay là ngày Hiền Mẫu, tội nhớ lại giọt nước mắt cuối cùng của Mẹ tôi, giọt nước mắt vô giá mà tôi không sao tìm lại được … cho dù trong cả suốt cuộc đời tôi,
02 Tháng Năm 2015(Xem: 24807)
Tôi cũng khóc cho những ước mơ của tôi vừa chớm nở ̣đã tàn lụi... Tôi bỏ lên sân thượng ngước mắt nhìn lân bầu trời cao thẳm... bầu trời hôm đó tối như bầu trời của đêm ba mươi...
02 Tháng Năm 2015(Xem: 29340)
Thương tặng 2Q., 4Đ. và Nhóm 12C-HT. thuở nào - với Đình Cẩm Long yêu dấu. Nhớ T., Nhớ Chị L. “Con cãi Cha Mẹ trăm đường con hư” (Ca Dao)
02 Tháng Năm 2015(Xem: 26085)
Trong đời tôi có ba người đàn bà tôi luôn luôn nghĩ đến với tất cả thương yêu. Đó là Má tôi, má chồng tôi và chị Tư tôi. Ba người phụ nữ tượng trưng cho sự chung thủy, hết mực hy sinh cho chồng cho con.
25 Tháng Tư 2015(Xem: 25344)
Tôi sẽ về để nghe Chích Choè trên cây khế trước nhà tung tăng réo gọi .Nước mắt nào rơi-giấc mơ vừa tỉnh thức ...tháng Tư buồn thổn thức giữa đêm thâu...thương quá Việt Nam ơi !
25 Tháng Tư 2015(Xem: 30005)
Ngày 30 tháng 4 là ngày đầu tiên tôi đã thấy Bố rơi lê, cho thân phận GĐ ,cho Tổ Quốc và cho một chuyến lưu vong đã không thành. ..Giờ nầy Bố Mẹ tôi đã ra người thiên cổ, nắm tro tàn cũng đã nằm trong lòng đất lạnh.
24 Tháng Tư 2015(Xem: 29978)
Những hình ảnh những khuôn mặt phụ nữ Việt Nam trong ngày hội ngô văn hóa toàn cầu 40 năm tị nạn, đáng vinh danh và trân trọng