Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Ngân Bình - NIỀM RIÊNG CỦA MẸ

06 Tháng Năm 20165:44 CH(Xem: 17016)
Ngân Bình - NIỀM RIÊNG CỦA MẸ

Niềm riêng của Mẹ
     Ngân Bình

 
me buon

Mỗi năm, cứ vào ngày giỗ mẹ, chúng tôi -từ những tiểu bang khác nhau- thường tụ tập về nhà một anh chị em nào đó trong gia đình để cùng nhau gặp gỡ, nhắc nhở và nhớ đến mẹ, một người đàn bà suốt đời tận tụy hy sinh cho chồng, cho con.

Khi bắt đầu biết nhận thức, tôi cảm nhận  một điều là cha tôi giống như người khách trọ trong gia đình. Ông luôn đi làm xa, vài tháng hay nửa năm mới về nhà một lần. Tất cả công việc nhà,  nuôi  nấng,  dạy  dỗ con cái một tay mẹ quán xuyến. Con cái, hầu như đứa nào cũng rất xa lạ với ba. Chỉ có cái thích thú duy nhất là mỗi khi về thăm nhà, ông thường mua quà cho từng đứa. Nếu không có quà thì ba cũng cho một số tiền nhỏ đủ cho chúng tôi xem một chầu ciné,  ăn hàng và mua món đồ chơi  hằng ao ước.  Tình cha con chỉ có từng  ấy ân huệ chúng tôi được đón nhận. Ba không hề chuyện trò âu yếm, bồng ẵm đứa con nào. Còn với mẹ thì ông thường quát mắng,  la rày dù là những chuyện thật nhỏ nhặt không đáng kể. Cái lạ là mẹ tôi lúc nào cũng im lặng, nhịn nhục, không cãi vã. Tôi chưa bao giờ thấy mẹ nóng giận một cách quá đáng. Khuôn mặt mẹ lúc nào cũng tươi tắn, hiền hậu. Cho đến bây giờ,  mỗi khi nhắc đến mẹ, chúng tôi luôn tỏ lòng thán phục về điểm này.
Chị Tâm thường nói:
- Anh Hai mày mà tính tình như ba thì kể như mười bữa, nửa tháng, chỉ có nước xách gói ra khỏi nhà.
Anh Hai nhìn bọn tôi cười tủm tỉm:
- Anh biết thân phận của anh là con nai vàng ngơ ngác làm sao đấu nổi với sư tử Hà Đông.
Có một điều tôi thắc mắc là, không biết mẹ có ghen hay không? Ba tôi đi đến đâu là có nhân tình ở đó. Không chính thức là vợ bé thì cũng là bồ bịch. Mẹ tôi biết hết, nhưng bà luôn giữ thái độ im lặng, không một lời trách hờn ba, hay than thở cho số phận hẫm hiu của mình. Điều này cũng làm cho họ hàng bàn ra, tán vào. Có người tỏ vẻ khâm phục thái độ nhịn nhục để giữ vững nền móng gia đình cho con cái được yên ổn trong cái hạnh phúc mơ hồ gần như giả tạo đó. Có người lại tức giận, xúi giục mẹ phải làm ra chuyện,  rồi mắng mỏ mẹ dại khờ khi bà không nghe lời chỉ vẽ của họ. Bà nội tôi thì thở vắn, than dài, suốt ngày lắc đầu ngao ngán về việc làm thiếu đạo nghĩa của ba. Tôi nhớ có lần bà nội gọi mẹ lại hỏi:
- Con có biết ba con Tâm đang sống với con nhỏ thợ may nào ở  Thủ Đức không?
- Dạ biết!
- Rồi con tính sao?
- Dạ… thôi... cứ để ảnh làm chuyện gì ảnh thích đi má.
Bà nội hậm hực đứng lên:
- Không được, con phải làm cho ra lẽ. Bây cứ nhịn nhục rồi nó làm tới. Ngày mai, tao dắt mày đi Thủ Đức tìm tới nhà con đó.
- Thôi má à?
- Con sợ hả? Có má đi với con, nó dám làm gì con chớ.
- Dạ thôi má.
Bà nội đứng lên phủi tay:
- Không được cãi lời tao.
Vậy là sáng hôm sau bà nội dắt mẹ đi cả buổi. Xế chiều, vừa về đến nhà, bà nội mắng mẹ một hơi:
- Tao chưa có thấy ai mà hiền lành đến nỗi nhu nhược như bây. Từ rày sắp tới, bây có ra sao thây kệ, tao không nhúng tay vô nữa. Thằng con thì bán trời không mời thiên lôi, con dâu thì hiền như cục đất, tao chịu hết nổi….
Bà nội ngoe nguẫy phủi tay đứng dậy. Vừa đi lại bàn têm miếng trầu, chưa kịp đưa lên miệng, bà quay sang nhìn mẹ tôi đang ngồi khép nép ở góc ván, nước mắt giọt vắn, giọt dài.
- Mẹ con Tâm, má hỏi thiệt con. Con không thương chồng con nên con không ghen phải không?
- Dạ không phải, nhưng làm ra chuyện thì xấu hổ cả đôi bên, mất danh dự chồng, khổ cho con cái.
Bà nội lắc đầu ứa nước mắt, trách ba tôi có của quý trong tay mà không biết gìn giữ, yêu thương. Rồi bà quay sang chị Tâm kể lể:
- Lên tới nhà con nhỏ đó, bà nội bấm chuông. Vừa có người ra mở cửa, bà nội xông vô nhà bắt tại trận ba mày ở đó, quay lại thì má mày bỏ đi mất tiêu. Thiệt… tức mình quá mà!

Rồi ngày qua ngày, cuộc sống cứ như thế trôi đi. Ba năm sau, vào một ngày hè, ba tôi ẵm về một đứa con gái bụ bẫm, giống ba như đúc. Ba kéo mẹ vào phòng nói chuyện. Chúng tôi đang thích thú với những món quà ba cho, chẳng thắc mắc chuyện gì đang xảy ra, cho tới lúc nghe tiếng bà nội quát tháo phía trong buồng ngủ:
- Mày ẵm nó đi, đi ngay tức khắc. Tao chỉ có năm đứa cháu nội do mẹ con Tâm sanh ra thôi, ngoài ra tao không biết đứa nào khác.
Có tiếng con nít khóc thét rồi tiếng mẹ thút thít van nài. Chị em tôi sợ hãi chạy ra sau vườn. Chị Tâm len lén chạy vòng ra phía sau, áp tai vào vách nhà nghe ngóng. Lát sau, chị trở lại nét mặt buồn bã:
- Con nhỏ đó là con của ba với bà vợ bé. Không biết sao ba lại ẵm về cho mẹ nuôi, bà nội không chịu.
Chị lắc đầu, giọng nghiêm trọng:
- Tao chịu hết nổi cái cảnh này. Tụi bây nghe lời tao, nhất định không nhận con nhỏ này làm em nghe chưa.
Bốn đứa đều đồng thanh gật đầu.

Buổi tối, con nhỏ ngủ vùi trong phòng sau một ngày khóc vật vã, miệng gọi “má” liên hồi.  Sáng sớm, khi còn đang say vùi trong giấc ngủ tôi lại nghe tiếng khóc tỉ tê của con bé. Tiếng khóc nghe buồn thảm, thê thiết làm sao. Tiếng gọi “má” đớt đát nghe xót xa cả cõi lòng. Có tiếng ba tôi dỗ dành, một lúc lâu rồi chuyển sang dọa nạt, giận dữ. Mẹ tôi rón rén bước xuống giường sau khi kéo tấm chăn đắp cho tôi. Một lúc sau, tôi nghe tiếng mẹ ru khe khẽ, tiếng khóc nhỏ dần chỉ còn tiếng nấc tức tưởi. Bà nội bước vào cửa buồng, nhìn một lúc rồi lắc đầu trở ra, tiến lại bàn thờ bà ngoại đốt nhang, khấn vái gì đó.
Sáng hôm sau, chị Tâm hỏi tôi:
- Có biết tại sao bà nội làm như vậy không?
 Tôi ngơ ngác lắc đầu. Chị đưa mắt vào khoảng không xa vắng, giọng nói pha lẫn chút ngậm ngùi:
- Ba làm bậy nên bà nội phải xin lỗi bà ngoại.

Một tuần sau, ba tôi để con bé lại cho mẹ rồi tiếp tục đi. Nhìn con bé xinh xắn tôi thấy thương thương, nhưng nghe lời chị Tâm căn dặn, tụi tôi nhất định không nhìn đến nó. Nếu có thì cũng trừng mắt đe dọa, hay cung tay hăm he. Còn con bé thì lúc nào cũng nhìn bọn tôi lấm lét, tay nắm vạt áo của mẹ không rời một bước.  Rồi thái độ thù nghịch, hung hăng của chị em tôi cũng bị mẹ bắt gặp, bà gọi năm chị em tôi lại nói:
- Các con không nên  đối xử với em như vậy, dù sao nó cũng là em của các con, các con phải thương nó.
Chị Tâm gân cổ cãi lại:
- Làm sao thương được, nó đâu phải do mẹ sanh ra. Tại sao mẹ phải nuôi, trả lại cho má nó đi.
Mẹ tôi vuốt tóc con bé, thở dài:
- Má nó giận ba con nên đã bỏ đi rồi. Con à, con nên nhớ một điều, nó chỉ là một đứa bé. Nó vô tội, các con đối xử như vậy là không công bằng, sẽ mang tội biết không?
Năm chị em tôi im lặng, len lén nhìn mẹ rồi nhìn con bé.
- Mẹ thương nó vì nghĩ  rằng, nếu các con của mẹ cũng bị  người ta đối xử như vậy thì mẹ đau lòng biết chừng nào.
Nhìn nước mắt mẹ ràn rụa trên má, chị Tâm vội vàng lên tiếng:
- Mẹ ơi! tụi con sẽ nghe lời mẹ dạy. Vậy… mình gọi nó là bé Bảy hả mẹ?

Từ đó, gia đình có thêm một đứa con, thêm một gánh nặng cho mẹ. May mắn là sáu chị em chúng tôi luôn thương yêu và hòa thuận với nhau nên mẹ rất hài lòng. Tình thương mẹ phân phát đồng đều. Hễ tụi tôi có món gì thì bé Bảy cũng được món đó. Thấy bé Bảy quyến luyến bên mẹ, tôi nghĩ là nó đã quên hết những gì đã xảy ra và tưởng mẹ là mẹ ruột của nó. Nhưng sau này lớn lên, nghe bé Bảy nhắc lại chuyện  cũ, chị em tôi giật mình. Không ngờ, năm đó nó chỉ khoảng năm, sáu tuổi  mà nhớ gần hết mọi chuyện. Chị Tâm kí đầu bé Bảy một cách sung sướng:
- Cũng may là tụi mình nghe lời mẹ, không đối xử tệ bạc hay ăn hiếp nó, không thôi bây giờ nó "tru di tam tộc" cả đám tụi mình.

Thật vậy, quả là không uổng công mẹ tôi thương yêu đùm bọc bé Bảy, vì  khi ba anh  của tôi vượt biên, chị Tâm về quê chồng, tôi đi dạy học ở miền quê hẻo lánh thì chỉ còn lại bé Bảy, một tay săn sóc, chăm lo cho mẹ trong những ngày bệnh hoạn cuối đời. Nhiều lần mẹ tôi nói bé Bảy, hãy về chỗ cũ, dọ hỏi tin tức để tìm lại mẹ ruột, nó lắc đầu nép vào ngực mẹ:
- Mẹ mới chính là mẹ ruột của con, vì mẹ đã không bỏ con.
Cả một thời thanh xuân tuổi trẻ ba tôi đã đem tặng cho những người đàn bà khác, đến khi sức khỏe hao mòn, ông trở lại nhà với căn bệnh nan y để mẹ tôi lại phải vất vả, cực khổ hầu hạ ông hơn một năm dài trên giường bệnh. Ngày mẹ tròn bốn mươi ba tuổi cũng là ngày ba tôi qua đời.
 
Chúng tôi mừng cho mẹ đã dứt được món nợ oan khiên trả hoài không hết.  Mẹ tôi lại tiếp tục tảo tần buôn bán để có tiền cho ba anh của tôi vượt biên.  Nhờ ơn trên, các anh tôi đến được miền đất tự do một cách bình an. Đó là phần thưởng lớn lao nhất trong cuộc đời mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy ánh mắt mẹ long lanh niềm hạnh phúc như thế. Anh Ba gửi thư về, vẽ vời một tương lai  rực rỡ  Các con sẽ cố gắng vừa đi làm, vừa đi học, rồi sẽ bảo lãnh cả gia đình sang đây để được đoàn tụ vui vẻ và nhất là để đền bù những ngày tháng nhọc nhằn gian khổ và đầy nước mắt của mẹ.

Nhưng ước mơ chưa thành sự thật, mẹ tôi chưa hưởng được một ngày sung sướng đã vội vàng từ giã cõi đời. Những ngày cuối cùng, khi bệnh mẹ trở bệnh nặng,  bé Bảy đánh điện tín nhắn tin, tôi và chị Tâm cấp tốc  trở về nhà. Bà nội từ dưới quê -lúc đó đã hơn tám mươi tuổi đang sống với chú Năm- cũng chống gậy lên thăm. Chúng tôi ôm mẹ khóc nức nở.  Mẹ bình tĩnh nắm tay chị em tôi an ủi, dặn dò đủ mọi chuyện, rồi bà chậm rãi nói tiếp:
- Mẹ rất vui vì các con đã thương yêu mẹ và ngoan ngoãn, hiếu thảo,  không làm điều gì trái ý mẹ. Mẹ mong rằng ước muốn  cuối cùng của mẹ cũng được các con thực hiện.
Chị Tâm hấp tấp như sợ không còn kịp để nghe điều mẹ trăn trối:
- Mẹ nói đi, mẹ muốn gì tụi con cũng làm vui lòng mẹ
- Mẹ muốn... các con đừng chôn mẹ bên cạnh ngôi mộ của ba con.
Chị em tôi sững sờ, bà nội sụt sùi lau nước mắt:
-Tội nghiệp mẹ mày, mang mối hận trong lòng suốt mấy chục năm bây giờ mới nói ra
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 40971)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35563)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 41373)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 36721)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40053)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45248)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38443)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52839)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38638)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38659)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46239)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43036)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 49079)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43470)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48822)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)
30 Tháng Mười Một 2013(Xem: 53475)
Viết về anh cũng như tôi đang nhớ tới những kỷ niệm đầu tiên của tôi với cây bút. Bài viết ngắn này cũng ngắn ngủi như mối giao tình (chưa hề gặp mặt nhau) của hai anh em mình...
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 46567)
Con gái Ba đây chỉ muốn nói với Ba lòng biết ơn Ba đã nuôi dạy con khôn lớn, đã yêu con bằng tình yêu không điều kiện, đã để lại cho con một di sản tinh thần vô cùng quí báu.
29 Tháng Mười Một 2013(Xem: 38799)
Lễ Tạ Ơn là một dịp để gia đình họp mặt, những người đi làm xa nhà đều trông đợi vào ngày này để cùng về nhà xum họp, quây quần bên bữa cơm gia đình.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 40964)
Tôi lặng lẽ dọn dẹp nhà cửa từng ngõ ngách... tôi sắp xếp lại đời tôi từng góc cạnh... và bắt gặp mình vẫn miên man mong nhớ, mân mê từng mảnh kỷ niệm… thật chẳng muốn buông tay... thật không nỡ rời xa.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 50703)
Nguyễn Chí Thiện và Nguyễn Đắc Kiên. Hai nhà thơ. Hai thế hệ- Hai hoàn cảnh một từ trong cảnh tù đầy 27 năm cộng lại tại miền Bắc- một trong hoàn cảnh đất nước đã độc lập với tư cách nhà báo-.