Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Tuyết Mai - Ngày Tháng Phôi Pha.

24 Tháng Giêng 200912:00 SA(Xem: 74297)
Tuyết Mai - Ngày Tháng Phôi Pha.


 

NGÀY THÁNG PHÔI PHA


* Nhớ về 11A3 - 12A4 ngày xưa (1972-1974).

 

 tmai_72-content

 

Khi tôi học đến lớp 5 trường Nữ tiểu học thì chị của tôi đã thi đậu vào lớp 6 trường Trung học Ngô Quyền. Đây là một trường công lập lớn và nổi tiếng nhất của tỉnh Biên Hòa, và cũng là ngôi trường lý tưởng mà đa số học sinh chuẩn bị lên bậc trung học đều mơ ước được thi đậu vào. Hàng ngày, nhìn chị tôi đến lớp với chiếc áo dài trắng tinh, mang phù hiệu “ Trung học Ngô Quyền ” tôi rất mong được giống như chị. Cuối cùng, giấc mơ của tôi cũng trở thành sự thật. Năm học 1967- 1968, tôi thi đậu lớp 6 và chính thức bước chân vào ngưỡng cửa Ngô Quyền. Được mặc chiếc áo dài đầu tiên trong đời học sinh do chính tay ba tôi may cho. Tôi xúc động đến nghẹn lời, vui đến nước mắt cứ trào ra, cảm giác này không bao giờ tôi quên được.

 

Thời đó, ba má tôi là chủ của một tiệm may y phục phụ nữ, nằm khiêm tốn ngay trung tâm chợ Biên Hòa, tiệm ba tôi chuyên về áo dài và rất được nhiều người biết đến, khách ở xa muốn may một chiếc áo dài đẹp, hợp thời trang, vừa ý và đúng hẹn, chỉ cần đến chợ Biên Hòa hỏi thăm tiệm may Mỹ Dung, khách hàng có thể yên tâm tìm đúng chỗ, không phải lo mất thời gian tìm kiếm. Hàng năm, cứ vào mùa tựu trường, ba tôi thường ưu tiên giảm giá cho giáo viên và học sinh đến tiệm may áo dài, đặc biệt là các giáo viên, học sinh trường Ngô Quyền, còn hai chị em chúng tôi thì được miễn phí! Thời gian dần trôi, thêm hai đứa em trai của tôi cũng lần lượt thi đậu vào Ngô Quyền. Vậy là bốn đứa trong bảy chị em chúng tôi đều may mắn được học chung với nhau cùng một mái trường. Đây là nguyện vọng của ba má tôi, ông bà hy vọng tất cả bảy chị em chúng tôi nối tiếp theo nhau là học sinh của trường Ngô Quyền. Tôi nghĩ đây cũng là niềm mong mỏi của các bậc phụ huynh. 

 

Lên đến năm lớp 9, tôi mới bắt đầu tham gia các sinh hoạt ở trường. Như những bạn cùng lứa tuổi mới lớn, tôi thường hay mơ mộng, bắt chước chị tôi tập tành làm thơ, viết báo… Nhưng có lẽ, văn thơ của tôi không được hay và “ trình độ ” như của chị tôi, nên sau đó tôi đành phải… gác bút. Dường như tôi có duyên về âm nhạc hơn nên khi trường tổ chức cuộc thi tuyển giọng hát hay cho ban văn nghệ trường, tôi đã may mắn được chọn. Từ đó về sau, những lần sinh hoạt văn nghệ của trường đều có tôi tham gia. Lúc đó, ban nhạc Trường Ngô Quyền khá nổi tiếng với ngón đàn guitar tay trái của Lê hữu Tài cùng tiếng hát của anh, tiếng bass của anh Thành, nhịp trống sôi động của Hồng Đức (biệt danh là Đức “Babilac” vì anh trắng trẻo, tròn trịa như hình em bé trên hộp sữa Babilac) và nhiều giọng ca hay khác, trong đó anh Lịnh là người có giọng hát đặc biệt rất giống ca sĩ Chế Linh nên được nhiều người ưa thích.

 

Cho đến năm tôi lên lớp 11, các mặt hoạt động của trường ngày càng mở rộng, phong phú hơn. Trường có thêm nhiều đơn vị kết nghĩa nên ngoài những kế hoạch sinh hoạt ở trường, chúng tôi lại càng bận rộn hơn với nhiều chương trình biểu diễn giúp vui văn nghệ, hổ trợ cho ban xã hội khi đi công tác ủy lạo chiến sĩ, tham gia làm cổ động viên cho các đội bóng của trường trong những lần thi đấu. Năm 1972, tình hình chiến sự rất sôi động, đài truyền hình số 9 có thêm một chương trình đặc biệt là chương trình “ Tiếng Nói Động Viên ” vào mỗi tối thứ năm, nhằm mục đích cổ võ tầng lớp thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ, xen kẽ trong chương trình là phần văn nghệ do các trường trung học đảm trách, nhờ đó ban văn nghệ trường Ngô Quyền đã có dịp xuất hiện trên đài truyền hình trong chương trình này. Chúng tôi tập hợp toàn ban văn nghệ các lớp lại, ráo riết tập luyện và tuyển chọn những tiết mục hay nhất để biểu diễn. Đây là cơ hội hiếm có để trường Ngô Quyền tỏ rõ thực lực với các trường bạn tỉnh khác. Sau lần đó, trường còn tổ chức đại nhạc hội “ Cây mùa Xuân ” để gây quỹ ở rạp hát Biên Hùng. Chương trình rất quy mô với màn hợp xướng “ Trường Ca Con Đường Cái Quan ” do anh Nguyễn Thanh Tùng dàn dựng, bài múa “ Suối mơ ” của các chị lớp 12, song ca “ Ca dao mẹ ”, ban hợp ca “ Vượt sóng ” do anh Nguyễn Tấn Được là trưởng ban, và nhiều tiết mục đặc sắc khác tôi không thể nhớ hết. Lần biểu diễn này rất thành công, mang lại khí thế mạnh mẻ đến cho toàn thể giáo viên và học sinh của trường.

 

Lớp 11A3 của tôi nằm ở dãy trước , nữ sinh nhiều hơn nam sinh, Tôi không nhớ rõ tự bao giờ nhóm chúng tôi có cái tên là “ Thất cô nương ” ( nghe giống như trong phim kiếm hiệp Hồng Kông !). Có lẽ vì bảy đứa chúng tôi thường hay đi chung với nhau và là nhóm cổ động viên tích cực nhất cho đội văn nghệ- thể thao của nhà trường.Trước tiên là Ngọc Điệp thân với Tuyết Vân, kế đến là Thu Hương với Ngọc Khánh ( Khánh ở Bình Long mới chuyển trường về ), sau nữa là Vũ thị Liên ( tên thường gọi là Khánh, nhà ở Hố Nai ) chơi thân với Ngọc Hòa, và cuối cùng là tôi. Đối diện trường phía bên kia đường có một chợ nhỏ, chỉ bán buổi sáng mà thôi. Giờ ra chơi hoặc khi lớp có tiết học trống, chúng tôi liền kéo nhau qua chợ, hàng bún riêu và quán hủ tiếu bò kho trong chợ là điểm hẹn của chúng tôi. Có khi bọn tôi rủ nhau vào ngôi chùa nhỏ cũng gần đó, tìm giây phút yên tĩnh để ôn bài, đọc sách, làm thơ… “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, chúng tôi cũng nghịch ngợm không kém khi bày ra viết những lá thư tình không tên, đem bỏ vào thùng thư của những căn phố dọc theo dốc Ngô Quyền, không biết có anh chàng nào tương tư nét chữ của Ngọc Điệp không? bởi vì trong nhóm bảy đứa, Điệp là người viết chữ đẹp và lả lướt nhất. Còn nữa, “thủ phạm” các vụ xì bánh xe của thầy Lâm Tấn Văn và thầy Lê Quí Thể phải kể đến Ngọc Hòa và Ngọc Khánh, hai đứa lém lĩnh và hay quậy phá nhất. Năm này, phụ trách môn Vật Lý cho lớp chúng tôi là thầy Phùng Thái Toàn, môn Toán là thầy Nguyễn Phong Cảnh, hai thầy bây giờ đã không còn nữa. Dạy môn Văn lớp tôi là thầy Nguyễn Văn Phú, thầy giảng bài rất hay và nổi tiếng với bài hát “ Ông lái đò ”. Hồi đó khi nghe thầy hát, tôi chưa kịp hiểu hết những lời, ý mà thầy muốn gửi gấm. Sau này khi chọn ngành sư phạm, dấn thân vào nghề “ gõ đầu trẻ ” thì tôi mới thật sự cảm thông được tâm trạng của thầy cô. Năm này qua năm khác, dạy dỗ và chứng kiến từng lớp học sinh rời trường. Đám học trò bước xuống cuộc đời, như đàn chim vỡ tổ, tung cánh bay xa khắp bốn phương trời. Cũng giống như tâm sự của ông lái đò hàng ngày đưa tiễn khách sang sông, có mấy ai còn nhớ đến ông- người đưa đò nơi bến cũ.

 

Theo đúng chương trình học trước đó, cuối năm lớp 11 chúng tôi phải đậu kỳ thi tú tài I thì mới được lên học tiếp lớp 12. Nhưng thật may mắn, năm này Bộ giáo dục đã bãi bỏ thi tú tài I, ai đủ điểm thì được lên thẳng lớp 12. Vậy là chúng tôi đã vượt qua cửa ải thi cử gay go nhất. Năm 1973, một số các anh chị trong ban đại diện học sinh năm trước đã rời trường, ban đại diện mới lên có nhiều sự thay đổi và đây cũng là năm học cuối cùng của bậc trung học, tôi phải lo tập trung ôn bài để chuẩn bị cho kỳ thi tú tài II, vì vậy, tôi ít tham gia các sinh hoạt của trường hơn những năm trước. Nhóm “ Thất cô nương ” chúng tôi không còn ồn ào, phá phách như những ngày đã qua. Chúng tôi thầm đếm thời gian trôi theo bước chân mỗi lúc tan trường, dễ giận hờn, gây gổ, cùng khóc, cùng cười, cùng tư lự, hoang mang hơn về tương lai trước mắt. Tâm tình chúng tôi luôn bất an và thay đổi theo từng ngày đến lớp.

 

Dãy sau, phía trên lầu là dành cho khối lớp 12. Có lẽ, Ban giám hiệu khi sắp xếp lớp học đã thông cảm với tâm trạng những học sinh cuối cấp, muốn dành cho chúng tôi một khoảng không gian cao, rộng... nhìn hết được khung cảnh chung quanh trường, để mai này khi rời xa sẽ còn một chút gì để nhớ! Giờ ra chơi, thỉnh thoảng tôi hay ngồi lại một mình, bên khung cửa sổ lớp học, để có thể thả hồn mình bay bổng theo áng mây, tìm chút thơ thẩn, mộng mơ, lãng mạn, hình dung một ánh mắt, nụ cười…nào đó có thể làm cho tim tôi rung động chăng? Hoặc bước ra hành lang, nghe tiếng nói cười râm ran ở lớp bên cạnh, tiếng ồn ào dưới sân, tiếng bước chân rộn ràng nơi cầu thang…mong sẽ thấy lòng mình vui hơn! Những ngày tháng mượt màng này rồi sẽ quay lưng không ngần ngại, bậc thềm dưới chân cột cờ rồi sẽ trơ lạnh, trống vắng thế nào, sau khi mình đã bỏ trường mà đi? Cảm giác hoảng hốt gần như bất lực trước tương lai, đã khiến tôi bật khóc. Tôi yếu đuối như vậy đó, chỉ cần một chút tiếc nuối, một chút ngậm ngùi…cũng đủ làm cho mắt tôi cay lệ.

 

 Tháng năm của đời người còn dài, sẽ dài. Nhưng tháng năm của đời học sinh thì rất ngắn , sẽ chóng qua. Dẫu cho ngày tháng có phôi pha, buồn vui dù ít hay nhiều đều là những kỷ niệm đẹp của một thời áo trắng. Kỷ niệm tuổi học trò chỉ còn lại chút khoảnh khắc ngắn ngủi, chút hoài niệm nhỏ nhoi, vì sẽ chẳng còn ai gắn bó với ai khi mai đây chúng ta bước xuống cuộc đời. Hy vọng những cuộc tương ngộ, trùng phùng của ngày hôm nay sẽ nhắc nhở chúng ta một quá khứ ươm bằng mật ngọt, và xin mãi cầu mong một tương lai đến cho vừa đẹp lòng người.

 

  Tuyết Mai 

 

27 Tháng Tám 2014(Xem: 13585)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 30417)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33426)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27952)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16563)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 15148)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28318)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25522)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25036)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15135)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25457)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29262)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23401)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15285)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15428)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 21052)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28572)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18057)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17429)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15369)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.