Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1b - phần 1)

18 Tháng Ba 20164:10 CH(Xem: 17073)
GS. Nguyễn Văn Lục - Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1b - phần 1)

Một cái nhìn từ bên ngoài của người Tây phương và người Việt về nước Tầu (1b - phần 1)


fantasy-warriorCuốn “Đứng vững Ngàn năm” vẫn chỉ là một loại historiographic fantasy, một thứ tín điều, một loại bài của ban tuyên giáo dùng để tuyên truyền kích động hơn là một biên khảo lịch sử nghiêm túc.

Về Địa Lý

Bả đồ Trung Hoa. Britannica Online for Kids. Web. 8 Feb. 2016.


Bản đồ Trung Hoa. Britannica Online for trẻ em. Web. 8 Feb. 2016. <http://kids.britannica.com/elementary/art–65018>

Nước Tầu là một nước rộng lớn đến gần 10 triệu cây số vuông; từ Bắc xuống Nam dài 4000 km, từ Tây sang Đông rộng 5000 km, có đường biên giới giáp 14 quốc gia và lãnh thổ; Đông Bắc giáp Triều Tiên, Liên bang Nga; Bắc giáp Mông Cổ, Tây Bắc giáp Kazakhstan; Tây giáp Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ; Nam giáp Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam.

Các miền địa lý ấy lại trải dài đa dạng, từ đồng bằng duyên hải đến vùng núi cao hiểm trở và sa mạc mênh mông. Nơi có tuyêt phủ. Có những nơi có nhiều mỏ. Nơi có đất đai phì nhiêu với nhiều thổ sản. Nơi có những con sông mà hàng năm trước đây đã gây ra những trận lụt lội làm chết hàng triệu người. 1931 trận lụt sông Hoàng Hà thường được coi là một trong những thảm họa thiên nhiên lớn nhất từng thấy, và gần như chắc chắn là lớn nhất của thế kỷ 20, nếu không kể đại dịch và nạn đói, từ 3,7 đến 4 triệu người thiệt mạng theo nuồn của phương Tây.

Bản đồ địa thế Trung Hoa. Nguồn:

Bản đồ địa thế Trung Hoa. Nguồn: OntheNet


Về địa lý thì nước Tầu là một láng giềng gần gũi với Việt Nam ở phương Bắc. Sự sát cạnh một nước lớn hơn – giầu mạnh hơn – đôi khi là một mối đe dọa và một nỗi bất hạnh. Vì thế lịch sử đôi bên đã để lại là lịch sử của một cuộc đấu tranh sống còn và hệ quả của nó là một ngàn năm Bắc thuộc kể từ trước công nguyên cho đến thế kỷ thứ 10 và có thể chia làm bốn thời kỳ.

Muốn hiểu rõ hơn về mối liên hệ này thì cần tìm hiểu đường lối chính sách của người Tầu đối với các nước láng giềng như thế nào?

Theo phân tách dựa trên căn bản địa lý, chính sách đối ngoại của người Tầu có thể tóm tắt nó tùy thuộc vào hai khu vực, hai vùng địa lý khác biệt:

Đối với láng giềng phương Bắc

Liên Bang Xô Viết cũ là nước lớn giáp ranh phía Đông Bắc và Tây Bắc nước Tầu. Khủng hoảng vùng biên giới ở cả hai phía Đông Tây năm 1969 là đỉnh điểm của rạn nứt giữa hai nước lớn trong khối cộng sản.

Theo sử  liệu Trung Hoa quan hệ giữ người Hán và người Hung Nô – giống dân sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ này nay, rất phức tạp, có nhiều cuộc xung đột quân sự, và cũng có trao đổi cống phẩm và thương mại, cũng như các thỏa ước về hôn nhân(28). Phía Đông Bắc – với Mãn Châu, dù dân số ít cũng có lúc làm chủ toàn bộ ngước Tàu. Xứ Triều Tiên không phải là nơi dễ ra vào, mặc dầu văn hóa, chữ viết của Tầu ảnh hưởng sâu đậm ở đây và ngay cả ở quần đảo Nhật Bản. Nước Tầu không dễ dàng có cơ hội và tham vọng nào ở phía Bắc được!

Bởi vì con đường từ phương Bắc đến Bắc Kinh không xa xôi gì so với con đường từ Bắc Kinh xuôi xuống phia Nam. Cho nên, chính sách của triều đình Trung Hoa là áp dụng chính sách ngăn chặn, be bờ với Vạn Lý Trường Thành. Đây là rào cản giữ nhà chẳng khác gì rào dậu giữ cho kẻ trộm không vào nhà ta được.

Vạn lý trường thành được liên tục xây dựngbằng đất và đá từ thế kỷ 5 TCN cho tới thế kỷ 16, để bảo vệ Đế quốc Trung Hoan khỏi bị những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ, người Turk, và những bộ tộc du mục khác đến từ những vùng hiện nay thuộc Mông Cổ và Mãn Châu. Vạn Lý Trường Thành hiện nay xây dưới thời nhà Minh, thế kỷ XVII. Một nghiên cứu sơ bộ công bố hồi năm 2009 ước tính công trình có chiều dài 8.850 km (3.948 dặm Anh).

Vạn lý Trường thành. Nguồn: pricesscruise.se

Vạn lý Trường thành. Nguồn: pricesscruise.se


Theo số liệu mới được công bố, Vạn Lý Trường Thành dài 21.196 km, chiều dài này được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát mới nhất. Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất, mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m. Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông, tại giới hạn giữa Trung Quốc bản thổ (“đất Trung Quốc gốc”) và Mãn Châu đến Lop Nur ở phần phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương.(29)

Chế độ phòng ngự thời bấy giờ tuy nhiên còn thô thiển, đơn giản, lấy thành trì làm nơi an toàn.

Chính sách be bờ không phải lúc nào cũng tỏ ra hữu hiệu. Vó ngựa Hốt Tất Liệt nào có coi ra gì cái bức tường thành ấy. Mông Cổ đã chiếm trọn vẹn nước Tầu, xâm lược toàn vùng mà diện tích đất Tầu lúc ấy đã nhân rộng lên ba lần. Từ 10 triệu cấy số vuông lên đến hơn 30 triệu cây số vuông.

Vì thế, kinh nghiệm của sự xâm nhập của dân Hung nô, của người Mãn Châu và nhất là của Mông Cổ là những bài học khó có thể nào quên được. Nhiều thế kỷ và nhiều triều đại sau này đã củng cố thêm Vạn lý trường thành là vì vậy.

Đối với các láng giềng phương Nam

Các nước ở phương nam quá xa xôi với vùng trung tâm nước Tầu là Bắc Kinh. Điểm dừng chót từ phía Bắc nước Tầu xuôi xuống phía Nam thì bị chặn lại là ở Ải Nam Quan. Địa lý thiên nhiên phía Nam Trung Hoa đồng bằng thì ít mà lại bỏ hoang nhiều vì giặc giã, lại có nhiều đồi núi, rừng rậm. Việc di chuyển không dễ dàng gì. Tây Tạng ở phía Tây như mái nhà của nhân loại, sừng sững và uy nghiêm huyền bí. Triều đình Trung Hoa không có lo ngại bị xâm chiếm mà ngược lại là Thiên Triều muốn thể hiện sức mạnh bành trướng bắng chinh sách chinh phục và sát nhập.

Nấp sau Tây Tạng – khu vực có cao độ lớn nhất trên trái đất, trung bình là 3000 mét – là Ấn Độ, Népal, Pakistan.

Vì thế, Tây Tạng và Việt Nam trở thành đối tượng cho sức mạnh xâm lược diễn ra trong nhiều thế kỷ, nhiều triều đại tiếp nối nhau.

Như vậy, về phía Nam, dựa trên địa lý như thế, người Tầu áp dụng chính sách chinh phục và đồng hóa.

Hễ có cơ hội là họ không tha – với sự dòm ngó vào các nước biên ải như một miếng mồi ngon. Vì thế, Việt Nam nằm trong vùng ảnh hưởng của chính sách bành trướng này.

Cái viễn ảnh bành trướng xuống phía Nam là một sự thôi thúc và ám ánh là điều không tránh khỏi và nó còn tỏ ra rõ ràng trong giai đoạn hiện nay.

Nó là cửa ngõ di ra biển.

Hiểu cái vùng địa lý như thế và hiểu cái tham vọng bành trướng xuống phía Nam là của ngõ giao thông ra biển cho thấy tham vọng của người Tầu là có cơ bản.

Nhưng Việt Nam có cái may mắn là từ Vân Nam trở xuống là vùng núi non hiểm trở bên cạnh những cánh rừng bát ngát. Việc di chuyển bằng đường thủy hầu như không thể thực hiện được ngoài con đường thủy đi vòng xuống đến sông Bạch Đằng. Ở đây, ta chỉ cần một đội thủy quân tinh nhuệ, với thế sông núi như điểm tựa luôn luôn tạo được những chiến thắng bất ngờ nhất.

Và mỗi lần thất bại lại là một bài học cho kẻ xâm lược.

Đường bộ thì núi non hiểm trở nhờ đó tránh được những cánh quân xâm nhập từ phia Bắc. Người ngựa không thể dễ dàng vượt qua núi đèo, thác ghềnh, rừng thiêng nước độc, bệnh thời khí.

Khách quan mà nói, thiên nhiên như là đội quân thứ hai, như ông Trời giúp Việt Nam trụ lại được.

Có thể nói, núi non và rừng rậm chẳng khác gì một thứ Vạn Lý Trường Thành thiên nhiên ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào Việt Nam từ phia Bắc.

Không có bức tường thiên nhiên này thì số phận biên giới miền Bắc cũng chẳng khác gì số phận dành cho các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây mà thôi.
(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline


18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 15378)
Nhị Hà có lần nói thẳng với mấy bạn trai, những học sinh của Saigon cũ, rằng cô rất ghét người Saigon, “giống dân bạc tình bạc nghĩa, chỉ biết chạy theo vật chất mà quên cái phần tinh túy là tâm hồn.”
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 36672)
Tôi lại nghĩ tôi thua xa những em bé ấy. Chúng coi trâu như bạn, chúng chơi đùa và coi giữ trâu như một niềm vui. Còn tôi, chỉ một năm giữ trâu thôi mà tôi coi là một móc ngoặc đời mình thì quả tôi còn thua một đứa con nít.
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 27594)
cảm tác theo bài viết "Nước Mắt" của Nguyễn Thị Thêm đăng trên Web Site Ngô Quyền ngày: 6 tháng 12, 2014 và thưởng thức tiếng hát Ngọc Lan qua "Giọt Nước Mắt Ngà", sáng tác của Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên.
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23998)
Trân mong ước chuyện tình cảm giữa Thủy và anh An Trân có thật, và sẽ thành tựu vào một ngày không xa. Nhìn hạnh phúc của người khác để cảm thấy mình hạnh phúc. Đó là trường hợp của Trân chăng?
10 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21707)
Mùa Thu sắp tàn, hàng cây hai bên bờ con suối nhỏ, mới vài tháng trước đầy ắp lá xanh mượt mà Mời thưởng thức “Theo Lá Vàng bay ”, nhạc ngoại quốc qua hai tiếng hát trầm ấm và thật buồn, của Ngọc Lan & Kim Anh.
06 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 30533)
Người thấy và cảm nhận được giọt nước mắt long lanh như những viên kim cương hay giọt sương lấp lánh là người mới thật sự đẹp, một người đáng trân trọng.
05 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 38485)
Có một ngày trời không áng mây trôi, mưa dầm dề. Tôi nghe tiếng thời gian thở dài. Không dưng nỗi nhớ tròng trành, nên lòng trĩu nặng. Mưa dầm... Ngõ nhớ. Có bóng ai thấp thoáng trong màn mưa.
03 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23219)
Nhỏ bạn của Trân ơi ! Nhỏ có nhớ lời thầy Bằng tâm sự với mình hôm nào không ? Đời giả trá, lừa đảo khôn lường. Mình non tay, kém kinh nghiệm, trước sau gì mà chẳng có lần vấp ngã.
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 31644)
Trời chiều Cali đã bắt đầu đi ngủ sớm, màn đêm với khí trời lành lạnh như báo trước sự chuẩn bị cho những ngày lễ cuối năm. Dù trời lạnh nhưng chúng tôi lại cảm thấy luôn ấm lòng với những tiếng cười ròn rã những tiếng nói rất thật và thân tình.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22263)
Sức mạnh của chúng ta là phải biết họ là ai và cho họ biết chúng ta là ai? Sau đó phải biết cất lên tiếng nói. Nói thì sống, không nói thì chết.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22410)
Khi cơn mưa chiều đổ ập xuống, trời tối sầm lại. Nhà đèn lại cúp điện khiến nơi bàn thờ gia tiên gia đình con, ánh sáng ngọn đèn dầu nhỏ thật lung linh, mờ ảo. Nhưng cũng tốt. Càng tăng thêm vẻ trang nghiêm cho buổi lễ.
28 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29783)
Cuộc đời cũng thế, như một giòng sông, là một biến chuyển không ngừng. Có những chỗ, giòng sông trôi êm đềm nhưng cũng có những nơi, giòng sông trôi ào ạt làm ta chới với. Rồi cũng có những đoạn giòng sông rẽ nhánh thình lình, quanh co uốn khúc.
27 Tháng Mười Một 2014(Xem: 32778)
Nhân dịp Thanksgiving. Gia đình chúng tôi, xin gửi lời chúc đến quý vị và các bạn một mùa lễ Tạ Ơn an lành, hạnh phúc, quây quần bên người thân, thâm tâm an lạc để đón mừng Mùa Lễ lớn.... Xin tạ ơn… Tạ ơn tất cả. Happy Thanksgiving…
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24087)
Cách nói của Mười Tân cho người nghe hiểu rằng tất cả cái gì thuộc chế độ cũ đều xấu xa và đáng phải bị tiêu diệt, đặc biệt là nền văn học nghệ thuật miền Nam.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 26186)
Chiếc xe lam tấp bên lề, không ra hiệu làm một người chạy Honda phía sau suýt đâm sầm vào. Ông ta vòng xe ngang người tài xế càu nhàu. Người tài xế xe lam vừa nhận tiền nơi con vừa cười giả lả với ông kia.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 27213)
Con muốn oà lên khóc mà đôi mắt chợt ráo hoảnh. Chừng như lệ nóng đã đóng băng, chừng như hồn con tê cứng lại. Bản danh sách thí sinh trúng tuyển chờn vờn trước mắt con. Đám đông xô đẩy, lấn dần con ra.
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 29860)
Vào ngày chủ nhựt qua mùng 9 tháng 11 , nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đỗ (1989 - 2014) .
14 Tháng Mười Một 2014(Xem: 26911)
Dòng sông nào cũng về biển cả. Cuộc đời của mỗi con người rồi cũng kết thúc. Chị chỉ mong được nhìn thấy nụ cười thương yêu của người thân,con cái, bạn bè khi nghĩ tới chị ....
31 Tháng Mười 2014(Xem: 27798)
...nhưng ngày lễ Halloween cũng là một ngày rất đặc biệt của trẻ con. Hãy vui cùng với các cháu và hãy bảo vệ các cháu để tuổi thơ chúng có những kỷ niệm đẹp trong tuổi ấu thơ.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 32626)
Suốt hai năm sống cùng bệnh tật, chị Khánh gần như trốn tránh sự quan tâm thăm hỏi của bạn bè. Cũng có thể do quá đớn đau vì hóa chất, chị Khánh chỉ muốn tự ru mình trong chiếc kén bình yên.