Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Uninex - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

01 Tháng Giêng 20151:57 CH(Xem: 28242)
Uninex - KẾT NỐI YÊU THƯƠNG



KẾT NỐI YÊU THƯƠNG

            Có lẽ UnineX tiếp tục mượn tựa đề “Kết Nối Yêu Thương” của người đẹp Châu Mỹ Quế để viết đôi dòng về cuộc hội ngộ bỏ túi của UnineX với chị Sáu Bích, Tám Mỹ Quế và Lê Dung hôm 28 tháng 11 nhân khi có mặt tại  Việt Nam trong chuyến về thăm gia đình ngắn ngủi.

                           yeuthuong1

           
UnineX về đến quê nhà vài hôm mới cho chị Sáu và chị Tám biết và xin hai chị thu xếp để có một cuộc họp mặt nhỏ giữa ba chị em và người đẹp Lê Dung. Nhờ cô em gái là Hảo liên lạc với chị Tám (Hảo cũng là nhà giáo thường gặp gỡ và đi chơi với chị Tám) để cùng hẹn nhau đi Biên Hòa đến nhà Lê Dung, đồng thời chị Sáu từ Sài Gòn cũng sẽ có mặt tại nhà Lê Dung vào lúc 11 giờ sáng ngày 28 như đã hẹn. Đường đi nước bước đến nhà Lê Dung do chị Tám Mỹ Quế hướng dẫn. Đúng 10 giờ, Mỹ Quế đã có mặt tại điểm hẹn là nhà của UnineX. Ngoài UnineX và Mỹ Quế còn có em gái là Hảo và em trai Phúc (cũng nhà giáo) cùng đi cho đông vui. Ngoài ra còn có một người “ăn theo” là chàng Châu, có nhiệm vụ xách máy ảnh theo để làm phó nhòm. Xe khởi hành chạy về hướng thành phố Biên Hòa, nơi mà UnineX đã có hai năm theo học trung học (đệ tam và đệ nhị) trước khi về Sài Gòn học lớp đệ nhất tại trường nữ trung học Gia Long (năm đó trường Ngô Quyền chưa có lớp đệ nhất). Nhìn phố xá hai bên đường rất lạ lẫm, đông đúc, ồn ào. Khi xe vào thành phố thì cảnh vật lại càng lạ lẫm thêm vì có nhiều con đường mới đề tên mấy ông “kách mệnh” cùng với nhà cửa lố nhố, các bảng hiệu buôn bán đủ màu sắc, các khẩu hiệu đỏ lóe chen chúc nhau càng tạo thêm bầu không khí “nóng” làm khó chịu đôi mắt của kẻ mang tâm trạng “xa lạ” ngay trên quê hương của mình. Mỹ Quế hướng dẫn cho bác tài vào đúng con đường đến nhà Lê Dung. Nhưng “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núimà khó vì Mỹ Quế quên ngõ vào nhà Dung…” (xin lỗi Cụ Nguyễn Bá Học). Chuyện đi tìm nhà bắt đầu khi nắng trưa cũng đã đổ xuống gay gắt. Số là Mỹ Quế đã nhiều lần ghé thăm Lê Dung nên tỏ ra rất rành khi hướng dẫn cho bác tài chạy vào đúng đường trên đó có ngôi chợ mang tên “Cây Gáo”. Con hẽm vào nhà Lê Dung nằm ngay phía trước ngôi ngôi chợ này – theo lời Mỹ Quế. Một mình Mỹ Quế xuống xe đi vào hẽm trong khi mọi người vẫn ngồi trên xe để chờ đợi cho Mỹ Quế trở ra dắt mọi người vào. Sau khoảng 20 phút, Mỹ Quế trở ra báo tin không phải hẽm này, rồi đi đến một con hẽm khác. Cũng khoảng 20 phút sau Mỹ Quế trở ra và báo tin không vui… nghĩa là chưa tìm ra nhà của Lê Dung. Tội nghiệp! Trời nắng chang chang, đội nắng mà đi với mồ hôi chảy ướt cả mặt. Mỹ Quế lộ vẻ âu lo và tiếp tục bước vào con hẽm thứ ba. Đến đây thì chàng Châu nhảy xuống xe để yểm trợ Mỹ Quế bằng cách cũng đi vào hẽm kiếm phụ nhưng Mỹ Quế đã mất hút trong các lối quanh co bên trong. Chàng Châu trở ra và đưa đề nghị cho UnineX hãy gọi điện thoại cho phu quân của chị Sáu Bích để nhờ anh ấy gọi cho chị Sáu Bích báo tin là cả đám không tìm ra nhà Lê Dung (lúc này chị Sáu Bích đã rời khỏi nhà từ lâu, con trai chở bằng xe hai bánh). Lần này Mỹ Quế đi lâu hơn hai lần trước và trở ra bằng một con đường khác rồi mới trở lại chỗ xe đang chờ. Lúc này UnineX đã liên lạc được với chị Sáu Bích và khi chàng Châu và Mỹ Quế trở ra từ một con hẽm khác thì mẹ con chị Sáu đã đứng bên cạnh xe cùng mọi người. UnineX rất mừng khi gặp chị Sáu trong dáng người xinh xắn khỏe mạnh. Thế là chị Sáu hướng dẫn cả đám đi vào nhà Lê Dung. Xin nói thêm là lúc Mỹ Quế vào con hẽm đầu tiên là con hẽm “có văn hóa” (khu phố văn hóa) nhưng khi vào hai con hẽm khác đều là hẽm “vô văn hóa” (không có bảng khu phố văn hóa…). Cuối cùng thì cũng nhận ra rằng khu phố Lê Dung ở là khu phố “có văn hóa!!!”. Mỹ Quế thực ra đã vào đúng hẽm nhà Lê Dung ngay lần đầu tiên nhưng gặp phải mấy đống gạch cát nằm chình ình trước một ngôi nhà đang xây cất làm chắn lối vào nhà Lê Dung nên Mỹ Quế không nhận ra lối vào. Thôi thì có bỏ công lao nhiều để tìm bạn thì cuộc gặp gỡ mới càng thêm vui và có chuyện “linh tinh” cho UnineX viết cho các anh chị (và em) đọc cho vui.


                    yeuthuong2

                Đường vào nhà Lê Dung (Con chị 6 phía sau)         Bốn cụ bà, cựu nữ sinh trung học Ngô Quyền

               yeuthuong3

              Chuyện trò thỏa thích khi gặp lại…             Phúc, Hảo (em của UnineX) và tứ mỹ nhân Ngô Quyền


Lê Dung đón các bạn trong niềm vui gặp lại bạn bè xưa và chúng tôi ôm chằm lấy nhau tíu tít nói những lời mừng vui. Lê Dung ở trong ngôi nhà khang trang đầy đủ tiện nghi. Đặc biệt có một tủ sách lớn đặt sát tường như một kho báu chữ nghĩa gồm hầu hết những sách đã xuất bản trước tháng tư 1975 với những tên sách rất quen thuộc của một thời chữ nghĩa thênh thang trong sáng. Bốn chị em thăm hỏi nhau và nói hết chuyện này đến chuyện khác quên cả giờ giấc. UnineX nhận thấy Lê Dung vẫn còn nét sáng đẹp của một Lê Dung ngày nào, thuở mà bọn con gái quê mùa như UnineX vẫn e ấp trong những chiếc áo dài thì Lê Dung đã mặc những chiếc “blue jean” bó sát khiến cho nhiều chàng trai phải ngỡ ngàng nhìn theo mái tóc đen dài óng mượt của nàng với bao nhiêu thầm mơ trộm ước… Chị Sáu Bích thì hoạt bát, chuyện trò duyên dáng vui vẻ, chị Tám Mỹ Quế cũng xinh đẹp nhiệt tình. Cả một trời kỷ niệm lại hiện về trong tâm trí của UnineX… những ngày xuân xanh của gần nửa thế kỷ trước. Những mẫu chuyện rôm rả, những lời tâm sự cũng tạm ngưng để cả đám kéo nhau bách bộ đi ăn trưa tại Quán Năm Ri, nơi mà anh Tư Tâm có lần ghé vào cùng chị Sáu chị Tám và Lê Dung trong một lần về thăm Biên Hòa. Đây là một quán được gọi như người địa phương là “đặc sản” chuyên về tôm. Thời tiết nóng nực cũng đã góp thêm phần “ấm cúng” cho bữa ăn hội ngộ thân tình với những câu chuyện buồn vui như không bao giờ dứt. Sau đó chúng tôi trở lại nhà Lê Dung để tiếp tục chuyện trò cho mãi đến hơn ba giờ chiều thì con trai chị Sáu phải chở mẹ về để đón cháu giờ tan trường. Chúng tôi chia tay quyến luyến và cùng nhau hẹn ngày tái ngộ…

Cháu Minh đưa chị Sáu về lại Sài Gòn, còn chúng tôi lên xe về lại Long Thành. Trên đường về, UnineX nhờ bác tài lái xe ngang qua trường Ngô Quyền để được nhìn lại ngôi trường xưa. Lòng bồi hồi xúc động nhớ những ngày vui hồn nhiên của một cô gái nhà quê lên tỉnh học. Ước gì được sống lại thời thanh xuân của tuổi học trò… Gần năm mươi năm rồi sao…?     

yeuthuong4yeuthuơng5       

     yeuthuong6                                      

                                                                                                                  
UnineX
Houston 21 tháng 12 - 2014



19 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2040)
Trước năm 1975, ở miền Nam bộ môn cải lương rất được mọi người ưa thích. Những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng rất được quần chúng hâm mộ và các bầu gánh săn đón.
17 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6048)
Chuyến đi xa nhất đời người, phải chăng là chuyến cuối cùng?… Riêng đối với anh chị em cựu hđs.BH chúng tôi, dẫu có đi thật xa rồi cũng sẽ trở về.
13 Tháng Mười Một 2023(Xem: 6403)
Trong suy nghĩ riêng tôi, chết không đồng nghĩa với sự mất mát, mà chỉ tạm thời vắng xa hình bóng người thân. Buồn là tất nhiên rồi, nhưng tôi nghĩ cần chuẩn bị trước
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2537)
Tình cảm của các anh chị cựu học sinh hướng về Thầy Cô hiện tiền cũng như đã quá vãng trên tinh thần “Giáo dục là thâm ân” thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5709)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4353)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2837)
Cuối tháng 8 và vào đầu tháng 9 năm nay tôi có đi cruise kéo dài hai tuần của hảng MSC (Mediterranean Shipping Company) để thăm các đảo thuộc vùng Caribbean.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2814)
Lật bật mà thời gian tôi đã sống ở Canada “ xứ lạnh tình nồng” gần bằng thời gian tôi sỉnh ra, trưởng thành, học hành, dạy học, đi lính và đi tù “cải tạo” ở Việt Nam.
23 Tháng Mười 2023(Xem: 3153)
Mọi người đều không tránh khỏi Sinh, Lão, Bệnh, Tử. Không có ngoại lệ, đời là thế. Đừng sợ hãi hay ưu tư khi bạn trở bệnh. Hãy sắp xếp trước mọi việc và sẵnsàng ra đi
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3211)
tôi đã không có cơ hội nào thực hiện cái lời hứa ấy. Sau này, gặp lại được hai dì cùng lứa tuổi dì Xinh tỵ nạn sang đây. Họ đã không biết gì về số phận dì Xinh nữa.
21 Tháng Mười 2023(Xem: 3288)
“…Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm Bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay Mai sau lớn nên người .Làm sao, có thể nào quên?
06 Tháng Mười 2023(Xem: 3145)
Những tiến bộ điện tử giúp ích con người nhiều mặt nhưng cũng có mặt chúng làm thui chột trí óc và thể chất của chúng ta tỉ như làm chúng ta lười suy nghĩ
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3418)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3582)
Kể từ đó tôi đã có hướng nhìn rõ hơn về tương lai của mình là khi lớn lên tôi phải trở thành một nhà giáo, đó là một mơ ước mà tôi phải cố gắng biến nó thành hiện thực.
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3455)
sau gần nửa thế kỷ tồn tại qua những thăng trầm biến động của thời cuộc, rạp KH vẫn còn hiện hữu mãi trong ký ức của người dân BH xưa về một thời huy hoàng tráng lệ ...
23 Tháng Chín 2023(Xem: 3292)
giáo chức sĩ quan biệt phái tức là những thầy giáo do lệnh tổng động viên đã phải nhập ngũ một thời gian trưỡc khi được “biệt phái” về dạy học lại cũng phải đi “học tập cải tạo”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3372)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
12 Tháng Chín 2023(Xem: 3153)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3356)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
10 Tháng Chín 2023(Xem: 3457)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.