Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phạm Trần Hoàng Việt - Một cái nhìn khám phá mới nhứt về biến cố Bức Tường Bá Linh sụp đỗ ngày 9.11.1989

14 Tháng Mười Một 20144:53 CH(Xem: 29836)
Phạm Trần Hoàng Việt - Một cái nhìn khám phá mới nhứt về biến cố Bức Tường Bá Linh sụp đỗ ngày 9.11.1989

Biên khảo

 

Một cái nhìn khám phá mới nhứt

về biến cố Bức Tường Bá Linh sụp đỗ ngày 9.11.1989

 

Phạm Trần Hoàng Việt

 

 

Vào ngày chủ nhựt qua, ngày mùng 9 tháng 11, nước Đức và Âu Châu đã ăn mừng kỷ niệm 25 năm Bức Tường Bá Linh Sụp Đổ (1989 - 2014). Tham dự buổi lễ được tổ chức tại thủ đô Berlin, ông Gorbachev (cựu Tổng Bí Thư Đảng cộng sản Liên Xô) cùng với ông Walesa (cựu lãnh tụ Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan) đã cho rằng biến cố này được coi như ngày hội lớn cho cả Âu Châu .

 

NTHViet 1Hàng triệu người đến chung vui tại Bá Linh

 

NTHViet 2Nữ minh tinh điện ảnh Catherine Zeta Jones

 

Quả thực vậy, ngày chủ nhựt vừa qua có hơn 1 triệu du khách đến chung vui, bên cạnh các cấp lãnh đạo quốc tế còn thấy giới tài tử điện ảnh nổi tiếng như Tom Hanks, Catherine Zeta Jones ….

  

NTHViet 3Thủ Tướng Helmut Kohl 16 năm (1982 - 1998) lãnh đạo Tây Đức

 

Trước ngày kỷ niệm 25 năm (1989 - 2014) ngày Bức Tường Bá Linh (Berlin) Sụp Đổ, Cựu Thủ Tướng Tây Đức Helmut Kohl - nắm quyền lãnh đạo xứ này trong thời gian biến cố đó xảy ra - đã tiết lộ cho rằng không phải do những cuộc biểu tình phản kháng với hàng triệu người tại Đông Đức đã khiến bức tường ô nhục đó đã phải sụp đổ , mà thực sự có lý do then chốt quyết liệt đã gây ra.

 

NTHViet 4Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy

 

Đồng thời cũng ghi nhận nơi đây:  sự tiết lộ mới nhứt này rất phù hợp với một cái nhìn độc đáo đầy viễn kiến của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy đã đưa ra trên 25 năm trước đây liên quan về biến cố Bức Tường Bá Linh sụp đổ ngày 9.11.1989. 

 

Cựu Ngoại Trưởng Hoa Kỳ - bà Clinton - (có lẽ sẽ ra tranh cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tới) nhận định rằng sự Sụp Đổ Bức Tường Bá Linh là một trong biến cố lịch sử quan trọng nhứt của thế kỷ 20. Thực vậy, sau biến cố này, hàng loạt các quốc gia độc tài cộng sản tại Đông Âu lần lượt sụp đổ, kéo theo sự tan vỡ Liên Bang Xô Viết và đã khiến cho Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất. Tuy nhiên còn khá nhiều chi tiết đặc biệt còn chưa được phổ biến rộng rãi, cho nên xin được đúc kết sau đây  để rộng đường dư luận.

 

Bức Tường Bá Linh sụp đổ vào ngày 9.11.1989  ?

Tin tức ngày hôm đó không hề nói là "bức tường sụp đổ" (dịch ra tiếng Đức là Mauerfall) mà là "mở cửa biên giới" (dịch ra tiếng Đức là Grenzoeffnung). Bởi vì thực sự Bức Tường Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức được lịnh cho mở cửa bức tường để dân chúng từ Đông Bá Linh tràn túa qua Tây Bá Linh đi chơi cho thỏa lòng tò mò và sau đó đều trở về lại. Đây là một đặc điểm ly kỳ của cuộc cách mạnh hi hữu này: rất ôn hòa (không đổ mọt giọt máu nào). Vì vậy lúc đó phía Tây Đức đã kêu gọi dân chúng Đông Đức tuyệt đối không nên hành động khiêu khích, để tránh chính quyền Cộng sản Đông Đức muợn cớ dùng quân đội và xe tăng đàn áp, như tương tự đã xảy ra vào năm 1953 tại Đông Bá Linh, năm 1956 tại Hung Gia Lợi và năm 1968 tại Tiệp Khắc. Thực ra mãi sau này, Đông Đức có một chính phủ dân chủ qua cuộc bầu cử dân chủ vào ngày 18.3.1990, Bức Tường Bá Linh mới thực sự bị phá sụp đổ.

 

NTHViet 5



Nước Đức được tái thống nhứt ngay sau đó ?

Một số bình luận gia Việt Nam không rành về diễn tiến thời cuộc đã lầm lẩn cho rằng Bức Tường Bá Linh sụp đổ có nghĩa là nước Đức được thống nhứt ngay sau đó. Thực ra mãi gần một năm sau, nước Đức qua nhiều lần đàm phán gay go giữa Tứ Cường (bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô) và Tây & Đông Đức mới đạt được thỏa thuận tái thống nhứt. Hai bên Tây Đức và Đông Đức nghĩ ra một giải pháp tuyệt vời tránh mọi khó khăn khi phải thành lập một quốc gia mới. Đó là tất cả các tiểu bang ở Đông Đức xin gia nhập vào Cộng Hòa Liên Bang Đức (Tây Đức). Ngày tái thống nhứt là ngày 3.10.1990.

 

Tại sao nước Đức không chọn ngày 9 tháng 11 làm ngày tái thống nhứt & làm ngày Quốc Khánh?     

Nếu bình thường thì chắc chắn ngày Bức Tường Bá Linh sụp đỗ mùng 9 tháng 11 phải chọn làm thời điểm tái thống nhứt và trở nên ngày Quốc Khánh của nước Đức. Nhưng khổ nỗi đúng ngày này vào năm 1938 (9.11.1938) xảy ra một tội ác làm cho dân tộc Đức phải xấu hổ. Đó là ngày mà chế độ độc tài Đức Quốc Xã của Hitler ban đêm đồng loạt ra tay càn quét đập phá toàn thể các giáo đường và các cơ sở thương mại Do Thái trên toàn quốc. Biến cố lịch sử đó được gọi thi vị là "đêm thủy tinh" (ngụ ý là các cửa kính thủy tinh bị đập vỡ, dịch ra tiếng Đức là Kristallnacht). Nước Đức bị mặc cảm tội lổi giết hàng triệu dân Do Thái dưới thời Đức Quốc Xã, nên họ tránh không chọn ngày này tái thống nhứt và làm ngày quốc khánh. Vì vậy ngày 9 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ của nước Đức.

 

Ai đã làm sụp đổ Bức Tường Bá Linh ?

Đây là vấn đề lịch sử tranh cải sôi nổi từ 25 năm qua và có nhiều câu trả lời chủ quan khác nhau tùy theo hoàn cảnh và trình độ hiểu biết.

1) Phía Ba Lan cho rằng 2 công dân của họ có công lớn. Đó là:

- Lãnh tụ tranh đấu Walesa đã can đảm khởi xướng cuộc phản kháng chính thức chống chế độ độc tài cộng sản Ba Lan bắt đầu từ năm 1978. Cầm đầu nghiệp đoàn Đoàn Kết với hàng triệu đoàn viên, ông đã chiến đấu không ngừng "ra tù vào khám" để cuối cùng giải phóng Ba Lan ra khỏi ách độc tài và đắc cử Tổng Thống vào ngày 9.12.1990. Ông đã trở thành tấm gương tranh đấu kiên cường và ôn hòa cho hàng triệu ngươì dân Đông Âu xuống đường biểu tình bất bạo động vào mùa thu năm 1989.

- Đức Giáo Hoàng John Paul II là vị lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội Công Giáo dám bày tỏ công khai thái độ cương quyết đối đầu với chế độ độc tài cộng sản. Ngài chính là "lá bùa hộ mạng" và là cha đỡ đầu tinh thần cho lảnh tụ tranh đấu Walesa.

2) Phía Hung Gia Lợi cho rằng chính Cựu Thủ Tướng Nemeth (lãnh tụ đảng cộng sản Hung Gia Lợi) đã can đảm chống mọi áp lực cho mở của biên giới đi lại tự do giửa Hung Gia Lợi và Áo vào ngày 27.6.1989 để tao điều kiện thuận lợi cho dân chúng vùng cộng sản Đông Âu - nhứt là Đông Đức - ào ạt đi vượt biên mà không bị nguy hiểm. Cuối cùng bắt buộc Đông Đức phải mở cửa Bức Tường Bá Linh.

3) Phía Đông Đức cho rằng lực lượng cải cách trong đảng cộng sản Đông Đức dám can đảm đứng dậy hạ bệ nhà độc tài Honecker vào ngày 18.10.1989 và thay thế lãnh đạo bằng đường lối cởi mở. Bằng chứng rõ rệt là chính phủ mới đã ký sắc lệnh cho mở cửa biên giới đi lại tư do, mà Phát Ngôn Viên Tân Chính Phủ - ông Schabowski - công bố vào lúc 6 giờ 57 phút ngày thứ năm 9.11.1989. Đồng thời hàng triệu người dân Đông Đức trước đó dám bất chấp hiểm nguy đòi hỏi chính phủ phải cho đi lại tự do ra ngoại quốc. Chính áp lực kinh khủng đó khiến cho khuynh hướng cứng rắn trong nội bộ đảng cộng sản Đông Đức phải đầu hàng.

4) Phía Tây Đức đã vinh danh chính sách hòa dịu (dịch ra tiếng Đức là Entspannungspolitik) của Cựu Thủ Tướng Brandt (nhờ đó được lãnh giải Nobel Hòa Bình vào năm 1971) - nhằm xóa bỏ căng thẳng giữa 2 miền thù nghịch - được liên tiếp theo đuổi tạo nền tảng căn bản làm một cuộc cách mạng ôn hòa hiếm có.

5) Phía Liên Xô, khuynh hướng cứng rắn trong đảng cộng sản cho rằng chính sách cởi mở của Tân Tổng Bí Thư Gorbachev đã khuyến khích dân chúng dám phản kháng và vì vậy họ tìm cách đảo chánh hạ bệ ông này vào tháng 8 năm 1991.

6) Phía Hoa Kỳ có lý luận cho rằng Cố Tổng Thống Reagen có công lớn, vì thực hiện chính sách cứng rắn đối đầu với Liên Xô và tại Bức Tường Bá Linh vào ngày 12.6.1987 đã lên tiếng "khích tướng" kêu gọi Tân Tổng Bí Thư Gorbachev muốn chứng minh thực tâm cởi mở thì nên mở cửa và phá sụp bức tường này (nguyên văn: ''Come here to this gate! Mr. Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!“).

 

Tiết lộ mới nhứt của Cựu Thủ Tướng Tây Đức Helmut Kohl        

Mãi 25 năm sau vừa mới đây, Cựu Thủ Tướng Tây Đức Helmut Kohl mới tiết lộ cho biết không phải những cuộc biểu tình phản kháng rầm rộ với hàng triệu người đã gây ra biến cố quan trọng này. Yếu tố then chốt nhứt: chính là đường lối & chính sách của nhà lãnh đạo cộng sản Liên Xô Gorbachev. Ông này đã từ chối trước yêu cầu của một số nhà độc tài cộng sản Đông Âu: không cho xe tăng ra đàn áp các cuộc biểu tình phản kháng. Nên nhớ rằng trong quá khứ đã có nhiều cuộc nổi dậy của dân chúng, điển hình nhứt tại Đông Đức (1953), tại Hung Gia Lợi (1956), tại Tiệp Khắc 1968, tại Thiên An Môn Bắc Kinh (1989) với cả hàng triệu người tham dự, nhưng khi chính quyền cộng sản dùng xe tăng đàn áp dã man thì dân chúng với tay không đành phải chịu thua .

Chính quyết định không cho xe tăng ra đàn áp khiến không gây đỗ máu. Cuối cùng các lực lượng cộng sản phản tỉnh thắng thế nắm quyền lãnh đạo tại Đông Âu và cho thực hiện bầu cử tự do để khởi đầu thiết lập chế độ dân chủ thực sự.

 

Một cái nhìn độc đáo của Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy

Đặc biệt, trước khi xảy ra biến cố quan trọng này, phía Việt Nam đã có Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy - một bình luận gia am tường mọi biến chuyển quốc tế, nổi tiếng với bài nhận định thời cuộc "Tính hình thế giới trong tháng vừa qua" đăng tải trên nhiều tờ báo tại Âu Mỹ - tiên đoán trình bày trong tác phẩm "Perestroika"  (viết bằng Anh ngữ , dày 402 trang với trên 200 dẩn chứng tài liệu) cho rằng ông Gorbachev phải cởi mở thay đổi chính sách cai trị để đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Tổng Thống Reagan đang leo thang võ trang quân sự, điển hình là kế hoạch phòng thủ chống hỏa tiễn SDI (Strategic Defense Initiative). Chỉ trong lúc đi thuyết trình cho đồng bào Việt Nam, Giáo sư Huy mới đưa một cái nhìn độc đáo rằng dân Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé  (Poker) nên thường phải "tháu cáy" với cây bài xấu nhưng vẫn có thể "tố" cho địch thủ bỏ chạy. Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan đã dùng kế hoạch SDI để "" Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev đa nghi bắt phải cải tổ nền tảng để có đủ thực lực đương đầu lại. Quả nhiên ông Gorbachev xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika), sau đó về chính trị (Glasnost). Nhưng chính vì cải tổ chính trị khiến làn sóng đòi hỏi tự do dân chủ dâng cao kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường Bá Linh sụp đổ, Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan rã vào ngày 21.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Chính vì vậy, ông Gorbachev ở hải ngoại được vinh danh là nhân vật có công với cuộc cách mạng dân chủ hóa Đông Âu, nhưng ở trong nước thì trái lại không có chút uy tín gì, vì bị chỉ trích là không có khả năng lãnh đạo làm Liên Xô tan vỡ và nước Nga không còn sức mạnh gì trên bàn cờ thế giới.

 

Cái nhìn độc đáo của Giáo sư Huy được chứng thực là kế hoạch SDI của Mỹ sau đó được âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã "xí gạt" được Liên Xô.

 

Phạm Trần Hoàng Việt

      ( NQBHVN 2014 )



23 Tháng Tám 2014(Xem: 30329)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33325)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27892)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16508)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 15111)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28273)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25456)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24773)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15011)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25213)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29168)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23304)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15254)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15289)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 20994)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28274)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18008)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17385)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15316)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.
23 Tháng Bảy 2014(Xem: 18382)
Với nữ lực của Vy, chắc chắn tác giả Người Đi Trên Mây sẽ luôn bước trên những đám mây mịn màng, bồng bềnh, thư thái nhất giữa nụ cười e lệ ...