Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XVI)

27 Tháng Tám 201412:15 CH(Xem: 13547)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ XVI)
BUI VA RAC-nxh-2-large

Kỳ XVI

“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền. Làm tới phó quận mà không hối lộ tham nhũng à? Con chị làm tới đại úy cảnh sát mà không ác ôn à? Nhưng chị không thấy là chính quyền cách mạng đã khoan hồng hay sao khi để cho chồng chị một sĩ quan ngụy mang cấp tá mà không phải đi học tập lấy một ngày?”

“Khoan hồng?” Chị hỏi. “Bộ mấy ông muốn khiên một người sắp chết, tay chân tê liệt, không cử động được đưa vào tù mới là đúng sao? Bộ mấy ông giam cả những người tù hấp hối sao?”

“Chị Thúc!” Tiếng Hòe kêu, “Chị có im đi không! Có phải chị muốn chống lại chính quyền cách mạng không?”

“Mấy ông nói như vậy là thế nào?” Tôi hỏi.

“Anh không được quyền phát biểu.” Tên cán bộ giữ tấm thẻ công nhân viên của tôi trong túi nói như ra lệnh. “Chúng tôi sẽ làm việc với anh sau.”

“Nhưng gia đình chúng tôi có tội tình gì chứ?” Quỳnh hỏi, hai tay ôm chặt con vào lòng.

“Một gia đình phản động chưa đủ là cái tội sao?” Hòe nói.

“Trời ơi! Trời ơi!” Tôi nghe tiếng bà chị dâu rên rỉ.

“Nhà nước có đuổi gia đình chị ra đường đâu mà chị kêu trời. Chúng tôi đã tìm cho chị một căn nhà nhỏ dưới chợ. Tạm thời chị cứ dọn về đó. Ngày mai phường sẽ mang giấy tờ lại cho chị ký. Còn anh chị đây,” y tiếp, mắt nhìn về phía tôi, “Mai xuống công an phường làm việc. Chúng tôi muốn biết anh chị có ý đồ vượt biên hay không?”

Cả ba quay lưng bước ra cửa sai khi Hòe chấm dứt lời đe dọa.

Tôi đứng ở cửa ngó ra sân đêm. Những đốm lửa của đầu điếu thuốc dưới gốc cây nhãn đã biến mất. Tiếng nói cười của đám công an cán bộ xa dần tan loãng ngoài mặt đường.

Bên trong nhà mấy ngọn bạch lạp cháy bập bùng. Mọi người đã tắt tiếng khóc. Không khí chùng hẳn xuống như thể một chiếc bong bóng bị xì hơi.

Những người chết đã chết.

Những người sống đang phải cúi xuống gánh tiếp những tai ương còn đầy rẫy trong một thời đại của “chủ nghĩa.”

“Hỏi ai?” Tên công an áo vàng chận tôi ở cửa khi thấy tôi lớ ngớ chưa biết có nên bước vào hay bỏ đi.

“Tôi muốn gặp ông Hòe!” Tôi trả lời.

“Đồng chí Hòe đi công tác ở quận rồi. Có chuyện gì tôi giải quyết.”

“Ông Hòe có hẹn với tôi sáng nay.”

“Chuyện chi?” Tên công an hỏi dấm dẳng.

“Tôi không rõ. Hôm qua ông ấy đến nhà tôi và hẹn tôi sáng nay đến đây.”

“Nhà ở đâu?” Y hỏi giọng trịnh thượng.

Tôi nói địa chỉ. Tôi cũng cho y biết là tôi từ Sài Gòn ra. Tôi đưa đám ông anh tôi.

“Tôi biết! Tôi biết.” Y tiếp, “Xin mời anh vào đây!”

Y đưa tôi vào bên trong kéo ghế ngồi xuống.

Trước mặt y là một tờ giấy màu vàng xỉn mỏng.

“Có phải anh là Trần Lâm Thăng?”

“Phải.”

“Đồng chí Hòe nói anh cư trú bất hợp pháp, không có giấy đi đường và có ý đồ vượt biên. Anh có biết vậy không?”

“Tôi về đây là để làm đám tang cho ông anh tôi.”

“Tôi biết. Nhưng có gì bảo đảm anh không có ý đồ vượt biên.”

Tôi có nghĩ đến chuyện vượt biên nhưng dù sao cũng chỉ là trong ý nghĩ thôi. Tôi chưa hiểu ý tên này muốn gì.

“Anh mang theo chuyến này bao nhiêu lạng vàng?”

“Tôi không có vàng.”


Tôi trả lời thật nhanh. Tôi bỗng nhớ Quỳnh trước khi đi có mua được năm chiếc nhẫn vàng để đóng góp trong chuyện ma chay với bà chị dâu, luôn tiện, nếu mà gặp chuyến đi, Quỳnh nói thòng, “anh cứ đi trước, em ở lại với con tính sau.” Bà chị dâu tôi mấy lần biên thư đều cho biết có tổ chức đưa người đi, đến nơi rồi chừng nào có tin về, người nhà mới phải chồng tiền, như vậy không phải bị gạt.

Trạm công an buổi sáng vắng. Tên công an hỏi chuyện tôi còn khá trẻ, nhưng hút thuốc dữ, chưa hết điếu này đã châm ngay điếu khác. Y ngồi kiểu nước lụt, hai chân bỏ cả trên ghế, hai đầu gối sát nách, đầu chồm về phía trước.

“Không có gì qua mắt được chúng tôi đâu. Anh có quen biết thằng Tư xích lô Mã Vòng không?” Y hỏi một câu bất ngờ.

Tư Xích Lô Mã Vòng là ai? Tôi chưa nghe bao giờ. Gần mười lăm năm trời xa quê, tôi chỉ về nhà có đôi ba lần. Mỗi lần về là để đưa tiễn người thân ra đi vĩnh viễn. Thành phố này chỉ còn trong trí nhớ tôi như một kỷ niệm. Nó là tuổi thơ tôi. Biển xanh. Rừng dương xanh. Những bụi cây dọc ven đường từ nhà bưu điện xuống Cầu Đá cũng xanh. Bầu trời xanh.

Thành phố này chứa trong tôi cái thời xanh xao vàng vọt của một đứa bé bị hất hủi. Tôi muốn quên nó đi. Tư xích lô Mã Vòng? Không, tôi không thể nào nhớ ra một cái tên kỳ lạ như vậy.

“Tôi không biết ai là Tư xích lô Mã Vòng.”

“Nhưng mà Tư xích lô Mã Vòng biết anh thì sao?

Mã Vòng. Tôi nhớ ra ngôi nhà lợp mái dừa của dì tôi nằm trên một con đường hẹp gần chùa Nha Trang. Mã Vòng là đầu con đường vào thành phố. Nơi tôi đã sống với dì tôi, một người đàn bà luống tuổi, ăn mặc nâu sồng, sống khắc khổ, không bao giờ đụng đến chất tanh. Bữa cơm của dì chỉ có rau, rau và rau. Có lần tôi ngồi nhìn dì ăn, trước mặt là hai con thằn lằn bò quanh những hột cơm dì rải xuống.

Thỉnh thoảng tôi nghe tiếng dì nói như thể đang trò chuyện với một người nào đó nhưng tôi không nhìn thấy ai. Ngoài hai con thằn lằn. Những hột cơm rải trên mặt bàn. Một tô rau luộc. Một hũ chao. Hai con thằn lằn. Đó là tất cả cuộc đời dì tôi. Một lu nước mưa đằng sau nhà, dưới một cây khế ngọt. Cây chùm ruột sai quả phía trước sân. Hàng rào là những bụi dâm bụt. Những chùm hoa tỉ muội trắng và nhỏ như chiếc bông tai của các cô gái quê, hương thơm ngào ngạt. Sau lưng nhà dì tôi là một ngọn đồi, trên cao là Tháp nước của thành phố. Con đường leo lên Tháp đi lòng vòng theo trôn ốc. Một vài ngôi mộ, có lẽ của người Chàm, dọc theo đường đi với những lùm cây dại. Đó là Mã Vòng thời tuổi nhỏ của tôi. Thơ mộng. Tôi nghĩ như vậy. Đó là thời kỳ tôi quen Goering, Lưu, Lân, Trung, Odette Bouquet, Marthe Thúy, Bạch Mai... Có buồn cười không? Nhưng mà Tư xích lô Mã Vòng là ai? Tôi không cách nào biết được, nhớ ra được.

“Chúng tôi vừa bắt được một tổ chức vượt biên. Tư xích lô Mã Vòng khai có tên anh và gia đình sẽ đi trong chuyến này.”

Tư xích lô Mã Vòng là ai? Không. Tôi chắc chắn là không bao giờ có một tên người như thế, hay gần gần như thế, trong mối quen biết tôi.

Tên công an cúi xuống tờ giấy màu vàng xỉn mỏng đọc những hàng chữ nhỏ li ti. Tôi có cảm tưởng như hắn đang xem tờ cẩm nang vẽ cách bức bách tôi như thế nào cho có hiệu quả. Một lúc, không lâu lắm, hắn ngửng mặt lên:

“Anh nên khai báo thành thật, chuyến vượt biên này, gia đình anh đóng cho Tư Mã Vòng mấy lượng?”

“Không. Tôi không biết Tư Mã Vòng là ai cả. Tôi về đây là để làm lễ chôn cất ông anh tôi. Tôi không có vượt biên.”

“Ông Thăng. Ông tưởng ông ngoan cố, chúng tôi không làm gì ông được hay sao?”


(Còn tiếp)
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 38358)
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 31883)
Khi bạn bè chúng tôi họp mặt tân niên, nhóm Anh Văn khóa 9 CHS NQ cũng có cuộc họp tân niên ở Bửu Long. Hi vọng rằng sẽ có sự kết nối yêu thương thêm nữa cho những lần sau, vì chúng tôi cũng đã đã có lần gặp gỡ.
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 35232)
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 39550)
Tựa đề: Gọi Nhau Mùa Đông. Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông. Trình bày: Tác giả và Quỳnh Dao.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38435)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 41036)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35597)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 41432)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 36853)
Tựa đề: Giòng Sông Tôi Và Em Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca Sĩ: Quỳnh Dao.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 40117)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45296)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38480)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 52903)
Hứa thì hứa với lòng mình nhưng rồi viết vẫn viết khác và lời hứa bay đi, café, mưa và căn nhà ngói đỏ lúc nào tôi cũng thấy như ẩn như hiện trong các truyện ngắn và truyện dài của Nguyễn-Xuân Hoàng.
13 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38681)
Đi vào “Căn nhà ngói đỏ” là đi vào một Việt Nam đầy binh đao, ly tán, ngậm ngùi, hấp hối. Ở lại “Căn nhà ngói đỏ” là đối mặt với một quá khứ...
09 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38698)
(*Cảm tác từ bài thơ TẠ TÌNH của Tưởng Dung... em tặng chị...! )... xin hãy chỉ nốt cho em, bài học cách nào để uống viên thuốc thời gian, cho em buông lơi được, cho em quên được, cho em chết mất được một nửa trái tim mình đã thuộc về anh...
07 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 46464)
Tình của Cu Bưởi lại khác, vẫn treo lưng lửng giữa chừng, kết thúc cũng được, gọi tồn tại cũng chẳng sai. Cái di chứng của mối tình đầu còn ảnh hưởng anh ta đến tận bây giờ.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43420)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: GIÒNG SÔNG TÔI VÀ EM - Nhạc và Lời Phạm Chinh Đông - Tác giả trình bày
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 49175)
(lan man theo “Không Còn…” của Tưởng Dung ... Nghi ôm đầu gục xuống bàn. Hai vai nàng rung lên. Âm thanh của những tiếng nấc như tiếng thì thầm, tắc nghẹn:” bóng em tìm bóng anh đến cuối đời, có gặp?”
05 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 43650)
Tôi hay tin trễ, Thầy Trần Văn Tài qua đời không lâu, sau ngày tôi tình cờ gặp lại Thầy ở Trảng Bom. Những dòng chữ muộn màng này, thay nén nhang thơm tôi và các bạn lớp 10B4 năm xưa kính nhớ Thầy.
01 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 48974)
* Xin đính chính đây không phải là bài viết của Giáo sư, Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng hiện cư ngụ tại Hoa Kỳ mà là của một tác giả khác cùng tên. Xin thành thật cáo lỗi cùng tác giả và Thầy Nguyễn Xuân Hoàng. (Ban Điều Hành WebNQ)