Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - SÓNG NHỎ NGẬM NGÙI

07 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 30688)
Diệp Hoàng Mai - SÓNG NHỎ NGẬM NGÙI

SÓNG NHỎ NGẬM NGÙI

 

aodai2-large

 

Nguyễn rẽ vào căn quán nhỏ ven sông, không màng ý kiến của An:

- Quán tình nhân mà, Nguyễn…

- Có sao đâu? Xuống xe, mau!..

An xuống xe, dùng dằng chưa vào quán:

- Nguyễn thiệt kỳ cục, cứ thêm đề tài cho bạn bè thêu dệt …

- Thì cứ để tụi nó thêu cho … bằng thích!..

Nguyễn dựng xe, tỉnh bơ nắm tay An vào quán. Chọn chiếc bàn nhỏ bên sông, Nguyễn cười cười:

- Hai đứa cứ …thử làm tình nhân một bữa, hổng được sao? Chủ quán ơi! Cho hai ly sữa tươi …

- Không, cà phê!...

- Vừa phải thôi bạn, nữ tính chút xíu đi. Chỉ mái tóc ngỗ ngáo của An, đã đủ gai mắt thiên hạ rồi!...

Nguyễn nghiêng người, đưa tay ngăn cú đấm chắc chắn không nhẹ nhàng của cô bạn học:

- Minh đùa, đừng nổi nóng. Ngồi yên, mình nói An nghe chuyện này …

- Chuyện gì?

- Có hai chuyện cần nói với An…

- Nói đi, chuyện thứ nhất?

- Mình muốn cảm ơn An…

- Cái gì?!...

- … đã cho mình niềm tin vào bản thân và cuộc sống…

- Hồi nào?

- Từ lúc hai đứa thân nhau. Mặc dù, mình từng hoảng hồn khiếp đảm lần đầu “đụng độ” bạn…

An ngơ ngác nhìn người bạn trai dò hỏi, Nguyễn nheo mắt cười cười:

- Cái lần An khóc ầm ĩ, y như trẻ con bị mất kẹo đó!...

Nguyễn lại nghiêng người, né cú đấm của An. Tiếng cười dòn tan của đôi bạn nhỏ, khiến mấy chú cò con trên đám lục bình giật mình bay tan tác…


*

Trong lớp, Nguyễn được mệnh danh là… Cù lần biển. Không ai giải thích tại sao là… biển, nhưng cù lần là quá rõ rồi. Con trai gì mà nhút nhát đến phát… chán. Nguyễn không thân thiết với ai, và tuyệt nhiên không tham gia bất cứ trò chơi nào chung với lớp. Nguyễn càng tránh né, bạn bè càng trêu ngươi Nguyễn. Cho đến một ngày, Nguyễn suýt ngất vì trò đùa dai của bè bạn. Trái tim yếu đuối luôn đe dọa tính mạng của Nguyễn, từ lúc bạn mới chào đời. Sau lần đó, bạn bè hoảng hồn, không đứa nào dám quấy rối Nguyễn “ Cù lần biển” nữa…

Giữa đám đông, Nguyễn có vẻ lẻ loi cô độc. Được cái nết hiền lành, nên đám bạn nghịch như quỷ sứ quay ra cưng chiều Nguyễn như “hàng quí hiếm, nhưng dễ vỡ”. Đáp lại chân tình bè bạn, thỉnh thoảng Nguyễn vác máy vào lớp kỹ niệm bạn hữu mấy “pô” hình.

Trái với Nguyễn, An là đứa lúc nào cũng sôi nổi ồn ào. Nơi nào có An, nơi đó có trò… quậy phá. Văn nghệ văn gừng, báo chí báo rận… món nào An cũng xông xáo tham gia. Hát hỏng hay, nhưng An hay hát. Viết hỏng hay, nhưng bích báo thiếu bài, lớp chỉ cầu cứu An thôi. An cũng được việc cho lớp lắm chớ bộ! Chỉ cái tính ngang tàng của An, dễ khiến bọn con trai phát cáu. Bọn nó tàn nhẫn kháo nhau:

- Con nhỏ An chỉ có… “ năm phần trăm” nữ tính thôi!...

- Chỉ đứa nào uống mật gấu, mới dám yêu nhỏ An. Nếu không bị buộc mặc áo dài, đố biết nó là con trai hay con gái?…

- Tội nghiệp số phận hai tà áo dài, bị nhỏ An cột ghịt nên hết đường tung bay trong gió…

Đôi lúc quá bực bội, Nguyễn gắt gỏng với An:

 - Con gái gì… kỳ quá! Nói năng chi mà… lung tung quá! Chắc là, Mụ bà nắn lộn!...

An cũng không vừa:

- Xí, con trai gì mà tong teo èo uột như… chuột mắc mưa!..

Công bằng mà nói, tại An tinh nghịch quá nên thỉnh thoảng, Nguyễn tỏ vẻ khó chịu tí tẹo vậy thôi. Chứ Nguyễn đâu thèm chấp nê chi con gái. Nhưng An thì không đâu nghen! Bất đồng một chút, là An nguýt nguýt lườm lườm… Ánh mắt của cô nàng, như muốn “cứa” Nguyễn đứt làm đôi…

 

*

Một lần, Nguyễn dứ dứ trước mặt An tấm hình mới chụp:

- Nè An, bạn có thấy mình “quái đản” không vậy?

An đưa tay định giật tấm hình, nhưng Nguyễn nhanh hơn cất luôn vô cặp. An không dè, mình… thê thảm quá! An trong “tác phẩm… chộp” của Nguyễn, đang trong tư thế chân duỗi chân co, đôi tay uốn lượn giống cò già bon chen tập múa, thiệt ngớ ngẩn vô cùng. Hậm hực lắm, nhưng An xuống nước, lẻo đẻo đi Nguyễn:

- Nguyễn ơi, cho An xin tấm hình đó đi. Năn nỉ mà!...

- Hỏng cho đâu, hình xấu vậy để dành đi khoe hàng xóm… 

Quái, cái tên bạn vốn rụt rè như con gái kia. Sao tự dưng đổ lì y như trâu cổ vậy? Nguyễn bỗng kiên quyết bất ngờ, trước sự mềm mỏng cũng bất ngờ không kém của An. Tức mình, An dậm chân đành đạch như vịt bầu đớp phải thuốc sâu, rồi bất chợt òa khóc ngon lành…

- Lần đó mình hoảng hồn, muốn ngất xỉu luôn…

- Ừ, An nhớ lúc đó mặt bạn xanh dờn, nhìn phát… ớn!

- Cũng hên, hôm đó lớp mình biến đâu mất biệt. Chứ nhìn An khóc, chắc các bạn mình bể bụng, vì mắc cười….

An cũng cười, không giơ nắm đấm đe Nguyễn như mọi lần nữa. Nguyễn nhìn An hồi lâu, “con nhỏ khó ai yêu nổi” đây sao? Bọn con trai lớp Nguyễn “cảnh báo” nhau như vậy. Dẫu rằng thuở ấy, tình yêu chỉ mới là sự ngộ nhận tuổi học trò:

 “Em dấu trong sách vở,

 Một chút buồn hắt hiu.

 Chợt nghe hồn bỡ ngỡ,

 Dường như là …tình yêu…”


- Nè, nhìn gì dữ vậy?..

- Nhiều lúc, Nguyễn thấy An cũng… dễ thương!?...

- Trời đất! Bịnh quá Nguyễn ơi!..

- Nguyễn nói thiệt mà!...

- Thiệt chơi gì cũng dìa, Nguyễn chở An về mau lên! Chủ quán ơi, tính tiền dùm…

 

Nguyễn vẫn ngồi yên, ánh mắt thoáng buồn:

- An, có thích đánh Nguyễn nữa không? Nguyễn ngồi yên cho An đánh nè, không đánh bây giờ sẽ hết cơ hội đó nghen…

- Chuyện gì nữa nè Trời?

- Ngày mai, Nguyễn về phố biển ...

- Đi bao lâu?

- Đi luôn, Nguyễn về quê với gia đình. Cả nhà Nguyễn di chuyển hết rồi, chỉ còn lại Nguyễn thôi. Hôm nay, mình chia tay với An. Mai này, Nguyễn không còn bên An nữa, An phải nhớ là…

Nguyễn nói nhiều lắm, giọng đều đều… Nhưng An không còn lòng dạ nào để nghe, để nhớ những lời Nguyễn nói. Cảm giác hụt hẫng dần lan tỏa, và những giọt nước mắt theo nhau lăn dài, không ngừng rơi trên đôi má An…

*

Lần đầu thăm phố biển, nhưng An cảm thấy thân thiết biển lạ lùng. Từng bãi cát dài, từng con phố rộng, từng rặng thùy dương… hiển hiện mồn một trong trí nhớ của An. Nguyễn “đầu độc” tình yêu biển, bằng những cánh thư xa của Nguyễn từ mấy năm qua….

Biển đêm nay, thật yên ả hiền hòa. Sao đêm lấp lánh, phủ kín trời cao. Ngoài khơi xa, ánh đèn câu mực lập lòe. Bên trong phố, đèn hoa tung tăng giăng mắc. An có cảm giác, hoa đăng phố biển tưng bừng mừng ngày Nguyễn – An hạnh ngộ.

Lúc ban chiều, khi An xuất hiện trước căn nhà – có địa chỉ quen thuộc trên những cánh thư – mà không hề báo trước, Nguyễn bất ngờ cứ đứng như trời trồng trân trối nhìn An:

 - Nguyễn không vui khi gặp lại bạn hiền à? Đành lòng để bạn hiền đứng ngoài đường mà coi được hay sao?...

Nguyễn lúng túng mở toang cánh cổng, đón An vào nhà. Hai đứa bạn nhìn nhau, vỡ oà niềm vui sau bao ngày xa cách:

- Nguyễn khỏe không? Lâu quá rồi, hai đứa không có dịp “oánh” nhau…

- Vu oan cho Nguyễn hả? Tha cho An đó nghen…

Nguyễn và An lang thang trên bãi cát dài. Từng đợt sóng lăn tăn, nhè nhẹ vỗ về bờ cát vắng. Nguyễn và An, thả từng bước chân trần trên nền cát ướt. Cơn lốc tình cờ, xua mái tóc của An quấn bờ vai Nguyễn.

- Nguyễn thấy An thay đổi nhiều không?

- Nhiều!...

- Điểm nào?

- Mái tóc…

Lần đầu chứng kiến An rơi nước mắt, Nguyễn hoảng sợ tưởng chừng ngưng thở. Nhưng sau lần xung đột oái ăm đó, hai đứa dần trở nên thân thiết với nhau. Nguyễn, như hoàng tử gù đánh rơi mất bướu, bỗng dưng trở nên dạn dĩ hoạt bát lạ thường. Nguyễn như thoát khỏi xác ốc, hòa mình hồn nhiên vào những hoạt động cộng đồng. Lúc nào Nguyễn cũng sẵn lòng chiều chuộng và che chở cho An, bất kể những lời trêu chọc vô tư hay ác ý của bạn bè. Không thể nhớ tự lúc nào, An dễ dàng sẻ chia với Nguyễn tất cả những buồn vui, những nỗi niềm khắc khoải riêng tư tuổi học trò.

Nguyễn dần dà khám phá, cái bộ vó ngỗ ngáo dữ dội của An, chỉ là vỏ bọc một tâm hồn mong manh yếu đuối. An dễ bị tổn thương, nên cũng dễ tung đòn tự vệ. Khao khát thương yêu, nhưng An câng câng ra vẻ bất cần. Sẵn lòng giúp đỡ bạn bè, nhưng An chỉ hành động âm thầm, không thích ai hay ai biết.

 - Đừng dối lòng mình nữa, nha An. An nên nhớ, phải biết cách nhận – cách cho cùng lúc, tình bạn mới tồn tại lâu dài. Nếu chỉ biết cho, mà không biết nhận thì cả hai sẽ mãi trắng tay An ạ!...

Một con sóng mạnh, mặt đất thoáng chao nghiêng, khiến An loạng choạng… Nguyễn nhanh tay đỡ, kéo An ghé sát vào người. Một cảm giác thật lạ, thật êm đềm len lỏi trong trái tim An. Ranh giới chỉ còn… một sợi tóc thôi, là hai tâm hồn đã hòa làm một. Nhưng mà, một sợi tóc cũng còn là khoảng cách:

- An mỏi chân rồi Nguyễn ơi! Mình ngồi ngắm sao đi Nguyễn…

Gió đêm trở lạnh, An thoáng rùng mình. Bàn tay ấm áp của Nguyễn siết bờ vai An, thật chặt:

- An nè, cho Nguyễn “ví dụ ta …”

- “… không yêu nhau” chứ gì?

- Biết ngay, An sẽ nói vậy mà…

Giọng nói của Nguyễn man mác, nhẹ buồn như sợi tơ rơi. An tâm trạng rối bời, không thể nói điều gì với Nguyễn lúc này. Tựa đầu vào vai Nguyễn, An lặng lẽ khóc… Một khoảng lặng thật sâu và thật lâu, hai đứa siết chặt tay nhau, lặng yên không nói năng gì… Sau đêm chia tay với Nguyễn và biển, An lặng lẽ lên thuyền vượt biển… 

*

Theo con dốc thoải hướng lên triền đồi, An đến thăm “ngôi nhà mới” của Nguyễn. Ngôi nhà giản dị, chỉ phủ nhiều hoa. Nhà không rào không cổng, nằm ở lưng chừng đồi, hướng ra phía biển. Cả buổi chiều, An thầm thì kể Nguyển nghe cuộc đào thoát cùng gia đình ba mươi năm trước. Vẫn như xưa, Nguyễn lặng lẽ lắng nghe An. Đôi mắt Nguyễn u hoài, nhưng vẫn lấp láy tia nhìn tinh nghịch với An. Vợ của Nguyễn – một phụ nữ hiền lành và hiếu khách – nhắc nhớ về tình bạn của chồng mình:

- Anh Nguyễn nhà em nhắc đến chị luôn. Anh bảo với em, chị là người bạn học mà anh quí mến nhất. Anh bảo, chị mạnh mẽ và tốt bụng với mọi người…

Nguyễn lăn xả vào những hoạt động cộng đồng, quên hẳn trái tim bệnh tật. Gia đình và bạn bè ban đầu ái ngại, nhưng không sao lung lay nổi ý chí của anh. Gặp mùa bão lũ kéo dài, Nguyễn miệt mài băng mình trong mưa cứu giúp bà con. Mọi người khóc thương Nguyễn sau cơn bão lũ, luôn nhắc đến lòng tử tế của Nguyễn với tất cả tình thương yêu và trân trọng.

Một thiếu niên trong đồng phục quần xanh áo trắng mang hương hoa lên đồi, An ngỡ ngàng như gặp lại Nguyễn thân xưa. Vợ Nguyễn giới thiệu con trai:

- Ai cũng bảo cháu là “bản copy” của bố Nguyễn…

- Cháu tên là gì?

- Cháu tên An cô ạ!...

- Trùng tên với cô An rồi…

 - Anh Nguyễn thích tên An lắm, anh dặn em dù trai hay gái cũng đặt tên con là Hoài An…

Một cơn sóng nhỏ, lướt qua trái tim tưởng chừng già nua cằn cỗi của An. Và cơn sóng khác nhỏ hơn, đang ngậm ngùi lăn trên khóe mắt – đã nhiều dấu vết chân chim – của cô bạn học ngày nào của Nguyễn, Nguyễn “Cù lần biển” của An ơi!...

 

Tháng 03/2014

Diệp Hoàng Mai

27 Tháng Tám 2014(Xem: 13591)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 30430)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33432)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27962)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16572)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 15150)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28324)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25532)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25046)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15138)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25467)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29277)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23407)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15289)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15440)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 21067)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28579)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18060)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17435)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15376)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.