Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - TÌM BẠN

12 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 72228)
Nguyễn thị Thêm - TÌM BẠN


Tìm bạn


ao_trang-large-content


Lâu lắm rồi, có hơn 40 năm mình mới viết được những dòng này để tìm bạn. Tuyết ơi, nhớ ngày từ quận lỵ Long Thành lên tỉnh học, ba mình đã ân cần chở mình lên tận nhà và gửi gấm mình với bác Sáu. Bác Sáu làm chung Sở Cao Su với ba mình. Bác lại có nhà ở Biên Hòa gần trường Ngô Quyền, nên bác đã ưu ái nhận cho mình ở trọ học và yêu thương mình như con. Mình là con gái một trong gia đình toàn anh em trai. Ba mình đã tính cho mình nghỉ học để an toàn. Nhưng trước sự năn nỉ của má và sự ham học của mình ba đành chiều ý cho mình lên học Ngô quyền để trở thành cô Tú. Như vậy mình đã đến ở nhà bồ và từ đó mình thành bạn thân.

Nhà bồ ở trong khu ngã ba vườn mít, đối diện cổng Phi trường Biên hòa. Mình chỉ việc đón xe đò Long Thành Biên hòa. Tới Ngã ba Vườn Mít, bảo bác tài cho xuống là xách giỏ đồ len qua mấy dãy nhà cất không thứ tự là vô tới nhà bồ. Tụi mình đi học bằng đường trong. Con đường xóm lòng vòng dễ thương để đến cuối đường là đối diện hông trường trung học Ngô Quyền. Mình học trường NQ còn bồ học trường Trần Thượng Xuyên. Nhiều lúc bồ cũng tỏ ra không vui vì học bán công nhưng mình thì không để ý. Cũng một cổng trường, cũng những giáo sư đó, có gì khác biệt. Bởi lẽ tiền trường đâu phải mình trả. Mà ở cái thời điểm đó, mình chỉ biết cắm đầu học cho ba má vui lòng, đâu có để ý đến ba cái chuyện công hay bán công.

Nhà bồ chỉ có bà nội, bồ, Tuyết Thu, và cu Trung. Bác trai về Bình Sơn làm việc, bác gái đi theo lo cơm nước. Do vậy tụi mình làm chủ tình hình. Bồ thì da ngăm ngăm nhưng hai bác lại đặt tên là Bạch Tuyết. Bồ nói ở lớp tụi nó gọi bồ là Tuyết đen. Tuyết Thu cũng học Trần Thượng Xuyên, em cao, đẹp người và đặc biệt em vẽ rất hay. Em hay vẽ những hình cô gái tóc dài buông lơi, nón bài thơ e ấp. Mình hay nói Thu sẽ thành họa sĩ.

Bồ có người chị là chị Ngọc Ảnh, chị lấy chồng và ở gia đình chồng cũng ở khu Vườn Mít, nhưng ở xóm trên. Chồng chị Ảnh tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Biên Hoà, Bác trai ba chồng chị có xe thổ mộ đưa rước khách từ Vườn Mít về chợ Biên Hoà. Lúc mình đến ở nhà bồ, chị Ảnh đang mang thai cháu bé đầu lòng.Sở dĩ mình tả cặn kẻ vì mình mong có ai đọc bài này biết, có thể giúp mình tìm được bồ.

Xóm mình nhỏ nhưng ấm cúng và đối xử với nhau thân tình. Mình nhớ đối diện nhà bồ là nhà Đức cũng học NQ trước mình một, hai lớp. Vì khi mình học thi tú tài 1 thì Đức đang học thi tú tài 2. Sau nhà Đức là là Đồng. Thuở ấy Đức, Đồng và bồ còn dạy kèm cho một số lớp trẻ em trong xóm. Thỉnh thoảng mình cũng được dạy thế khi nhóm bồ vắng mặt. Sau lưng nhà mình là nhà Bác Tư và bác Hai. Bác Tư có con bé Đẹp rất dễ thương, má bầu bầu, lùn lùn nói năng nhỏ nhẹ. Dì hai thì con đông, có đứa con đầu là Hải trạc tuổi Đồng, đó là một cặp bài trùng. Sát nhà mình là nhà chị... (mình quên tên rồi) anh đi làm thợ mộc, chị rất đẹp sau này làm sở Mỹ và cuối cùng đứa con gái đầu lòng cũng theo chị làm sở Mỹ luôn. Cứ mỗi sáng là hai mẹ con ăn mặc tân thời, son phấn đi làm. Dường như hai mẹ con cùng làm bồi phòng, nhưng cách ăn mặc thì cứ y như cô ký điệu trong những bức tranh hí họa.

Tụi mình tự đi chợ nấu ăn, ba mình trả tiền ăn ở thế nào cho bác Sáu thì mình không biết. Chỉ biết mỗi tuần hai bác lại về thăm, đi chợ mua đủ gạo, mắm muối cần thiết, giao cho bồ tiền chợ rồi lại ra đi. Mình nhớ có lần hai đứa mình đi chợ mua cá khoai (vì thấy rẻ) nấu xong chẳng thấy cá đâu. Hai đứa nhìn nhau ngơ ngác, hỏi Dì Hai thì mới biết, cá khoai nấu xong nó tan ra hết nên không thấy. Tụi mình tập làm cá, nấu ăn và mình sống chân tình như ruột thịt.

Có một thời kỳ cả xóm mình nhận đồ Mỹ về giặt. Tụi mình cũng tham gia. Mình sức yếu, giặt đồ chà đỏ cả hai tay. Quần áo lính Mỹ to kềnh, nhúng hồ xong, treo lên muốn không nổi. Mình chuyễn qua ủi đồ. Thật cũng trầy vi tróc vãy mới kiếm được ít tiền để học thêm Pháp văn ở nhà thầy Thạc. Nghĩ lại thời kỳ đó cũng nhiều kỹ niệm. Có nhiều hôm, mình ngồi học bài bên trong, nhưng mình biết bên kia vách anh chàng Hải đang ngồì thầm lặng nhìn vào. Thuở đó mình biết Hải và Đồng đang theo mình, nhưng mình sợ. Con gái nhà quê lên tỉnh học lo sợ trăm đường. Kỳ hè năm Đệ Nhị, hai người đều tìm tới tận nhà mình. Họ về rồi, má mình la cho một trận. Cũng may, mình đã rời Ngô Quyền và rời luôn xóm Ngã ba Vườn Mít

Mình thương bà nội và em Trung lắm. Bà nội già nhưng rất minh mẫn, dạy bảo mình đủ điều hay lẽ phải. Nội gầy nhom nhưng khoẻ mạnh, ăn trầu ngoáy bỏm bẻm. Mình thích được ngoáy trầu cho nội, xoa bóp đôi chân gầy như que củi của nội. Mình lén bồ tập may bằng cái máy may mà bồ khóa lại. Nội mở khóa và bảo mình lấy máy ra vá đồ cho nội. Từ đó mình biết may máy và mua vải về tập may quần áo. Bồ thi rớt, bồ buồn lắm, nhất định không học nữa. Năm mình học đệ nhị, bồ ghi tên đi làm ở hảng dệt có xe đưa rước mỗi ngày. Thú thiệt hồi đó mình cũng tự nhủ, nếu mình thi rớt Tú tài 1 mình sẽ đi làm với bồ vì đi làm đông vui, mặc đồng phục lại có xe đưa rước. Năm đó mình thi đậu, chuyển trường về học Trưng Vương.

Thật lòng mình rất nhớ bồ, nội, Thu và em Trung. Khi bác Sáu mua thêm đất lập vườn, tụi mình cũng hay lên đó và thích thú với những hàng cây bác phóng nọc trồng ngay ngắn như khu vườn của ba mình. Mấy lần lên xuống thăm viếng rồi mình đi học Sư Phạm, mình lấy chồng. Bác Sáu nghỉ làm ở BS về lo cho vườn rẫy. Mình được tin bà nội mất, được tin bồ lấy chồng bỏ lại cây si trồng nhiều năm mất bồ buồn ray rứt.

Tuyết ơi! Bây giờ bồ với Thu đang ở đâu?. Mình cũng có lần về thăm mà tìm không được, người ta nói bồ đã dọn đi. Bồ lấy chồng trước mình nhiều năm, có lẽ bây giờ con đàn, cháu đống. Tuyết Thu cũng vậy cô em gái dễ thương ngày đó có theo ngành hội họa hay không? Mình cùng các bạn ở Hội Ái Hữu Biên Hoà tìm gặp nhau hàn huyên nơi Cà phê cầu Mát. Mình hỏi thăm về Ngã Ba Vườn Mít và những kỷ niệm ở trường xưa. Mình viết bài này để tìm bạn. Tuyết ơi! Mình đã ở tuổi hưu, con đường phía trước còn dài bao nhiêu không ai biết. Còn được vui ngày nào hãy sống cho trọn nghĩa tình. Ngô Quyền, Trần Thượng Xuyên cũng chỉ là kỷ niệm. Kỷ niệm đẹp bao giờ cũng cất giữ trong lòng một cách trang trọng. Có khi nào bồ nhớ tới mình không hở Tuyết. Còn mình mỗi lần vào trang Web nhà mình lại thắt thẻo nhớ bồ. Ân hận không tìm cách để gặp lại bồ và Thu . Đọc bài này hãy Email cho mình nghen Tuyết. Nhớ nghen, nhỏ Tuyết đen thầm lặng thuở nào.

Các bạn ơi! Lang thang vào Web nhà, hay nhâm nhi bên quán Cà phê Cầu mát, có ai trông thấy Tuyết đen hồi năm 1966-1967 học ở Trường Trần Thượng Xuyên của tui ở đâu xin liên lạc dùm tui. Nhớ nghen. Tui vẫn đợi và cám ơn nhiều lắm.


Nguyễn thị Thêm.

01/11/13.

17 Tháng Ba 2013(Xem: 81444)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65841)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
17 Tháng Ba 2013(Xem: 101600)
Và như vậy tôi mãi mãi là người vợ lính, vui buồn chung với những suy tư và cảm giác của chồng. Những người chỉ huy, đồng đội của chồng dù không ở trước mặt, nhưng là những người bạn vô hình đem lại niềm vui cuối đời cho chồng tôi
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99873)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81493)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117923)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 74402)
Sinh nhật năm nay không như năm ngoái vì bắt đầu từ hôm nay, tôi đã là một người già thật sự ở đất nước này.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 103231)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97840)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
08 Tháng Ba 2013(Xem: 90546)
Bên nầy, bên kia vòng trái đất vẫn nhớ về nhau. Dù thời gian có phôi pha, nhưng kỷ niệm không thể phai nhòa. Hơn ba mươi mái đầu bạc nhắc nhở nhau về kỷ niệm.
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85352)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102687)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
02 Tháng Ba 2013(Xem: 86272)
Cám ơn Diệp Hoàng Mai đã làm cầu nối trong gia đình Hướng Đạo. Cám ơn những ngày sinh hoạt Hướng Đạo thật tuyệt vời.
22 Tháng Hai 2013(Xem: 110590)
Ngày 22 tháng 02 hằng năm, được chọn là ngày “BP’ Day” để kỷ niệm ngày sinh hai vợ chồng cụ Baden Powell. Vào ngày này, các đơn vị Hướng Đạo thường tổ chức lễ tưởng niệm người sáng lập phong trào Hướng Đạo thế giới,
22 Tháng Hai 2013(Xem: 98293)
Những ngày đầu năm Quí Tỵ 2013, tôi cầu mong vòng tay thân ái của những cựu hđs. NQBH sẽ tiếp tục mở rộng, và mãi vững bền theo tinh thần điều luật thứ tư của hướng đạo sinh...
21 Tháng Hai 2013(Xem: 99511)
Lại thêm một bạn bè khóa 8 NQ đi xa, xa thật xa. Sau Nguyễn Văn Hiền, Đinh Đoài Chính. Lại thêm một chiếc ghế trống vắng nữa.
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103957)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 90037)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
18 Tháng Hai 2013(Xem: 92640)
Giấc mơ dang dở quặn lòng, bởi tôi cũng không biết giề lục bình biếc xanh quê cũ, vẫn được trôi thênh thang cùng dòng sông quê nhà hay mắc cạn đầm lầy ở một khúc quanh ...
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101427)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa