Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đinh Quang Bình - Một Góc Thầy Trò

22 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 86594)
Đinh Quang Bình - Một Góc Thầy Trò

Góc thầy trò của Đinh Quang Bình.

dinhquangbinh-content

Đinh Quang Bình

Thật sự một góc thầy trò chỉ dành riêng cho những học sinh khác mà thôi, còn riêng Đinh Quang Bình phải mượn cho được BỐN góc thầy trò mới đủ, một góc thì không đủ đâu.

Lý do. cái thời trung học người ta chỉ học một trường là xong, riêng tôi từ lớp sáu đến lớp mười hai phải qua hết thảy bốn trường trung học, thử hỏi một góc thì làm sao các thầy cô của tôi có chỗ đứng, thầy cô đã vậy lại còn có những linh mục, bà sơ nữa, nhiều lắm, vậy mà cũng chẳng nên người được. (một con ngựa chứng trong sân trường).

Cái thời thập niên 60, ba tôi còn phục vụ trong đệ nhất Cộng Hòa, ba mẹ gởi tôi vô học trường dòng ở Thủ Đức, hy vọng sẽ trở thành tu sĩ linh mục, ở đây tôi còn nhớ rõ cha Phạm Chí Thiện làm hiệu trưởng và cha Nguyễn Thanh Bình hiệu phó, các thầy như thầy Khuê, thầy Chinh, thầy Diệu, thầy Minh...Sr Yến, Sr Huệ... sau này thỉnh thoảng tôi có về thăm lại các thầy và cho đến bây giờ tôi biết: thầy Khuê đã trở thành thầy thuốc nam để giúp đở người đau yếu, thầy Chinh đã qua đời vì tuổi già, riêng thầy Minh sau hai lần đi tù về đã không đồng quan điểm với chế độ nên cũng đã qua đời để không muốn thấy cảnh bất công của xã hội lúc đó. Thầy Diệu theo lệnh động viên vào quân đội VNCH và sau 75 đã theo diện HO qua định cư tại Hoa Kỳ, hai cha hiệu trưởng và hiệu phó cũng đã về với Chúa. Mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm này tôi hằng cầu xin ơn trên chúc phúc cho các ngài.

Cuối thập niên 60, vì hoàn cảnh gia đình, cộng thêm chiến tranh ngày càng leo thang, ba mẹ tôi lại đưa tôi về một trường dòng ở Tam Hiệp Biên Hòa, ( trường VINH SANG ) do linh mục Phạm Tuấn Trang từ Pháp về thành lập và cha Linh làm hiệu phó, ở đây tôi lại được học các thầy như : thầy Kha hiện ở Úc, thầy Hưng, thầy Văn, thầy Bình, thầy Việt... các thầy hiện còn sống ở quê nhà, riêng cha Phạm Tuấn Trang sau 75 ngài đã nhanh chân chạy ra nước ngoài, sau đó ngài về hưu ở dòng Đồng Công Hoa Kỳ và qua đời ở đó, còn cha Linh hiệu phó ngài ở lại trường, sau khi chính quyền cộng sản tiếp thu nhà trường đã bắt ngài đi tù, khi ra khỏi tù ngài tá túc ở các nhà học trò cũ, đời sống quá cực khổ vất vả nên ngài cũng qua đời, để lại bao thương tiếc cho đám học trò cũ của ngài.

Hai trường dòng không thấy hy vọng trở thành tu sĩ, ba mẹ chuyển tôi qua học trường Khiết Tâm Biên Hòa, do cha Lê Hoàng Yến làm hiệu trưởng, sau 75 cha Lê Hoàng Yến cũng trở thành (mất dạy) về sống ở nhà thờ Biên Hòa và cũng qua đời tại đó. Hôm lễ an táng của ngài tôi có về tham dự và đã gặp không biết bao nhiêu thầy cô cũng như học trò đã một thời mang bảng hiệu Trung Học KHIẾT TÂM.

Từ Khiết Tâm, tôi leo rào qua Ngô Quyền vì nghe nói học sinh trường Ngô Quyền đẹp lắm, học giỏi nữa, bao nhiêu người trẻ tài hoa đều tập trung ở Ngô Quyền, định mệnh đẩy đưa tôi trở thành học sinh Ngô Quyền với năm học cuối cùng của bậc trung học, bao nhiêu những kỷ niệm đẹp, huy hoàng mà suốt đời tôi không quên được với một năm học cuối này. Ở đây tôi tham gia các sinh hoạt thể thao, văn nghệ, xã hội... gặp gở những người bạn, người em thân thương, chân tình, chia xẻ những băn khoăn, trăn trở của tuổi mới lớn. Cũng nơi đây tôi nhận thấy tình cảm yêu thương tận tâm tận lực của các thầy cô như: thầy Bảo, thầy Lê Quý Thể, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Mai Kiến Phúc, cô Tốt dạy Pháp văn, thầy Thành... và còn nhiều nữa, các thầy cô đã đem hết tình yêu thương cũng như khả năng để dạy chúng tôi, giúp chúng tôi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời. Nhớ lại ngày xưa còn nhỏ, ông bà, ba mẹ tôi thường dạy rằng: "một chữ cũng là thầy", hoặc "mùng một tết cha, mừng hai tết chú, mùng ba tết thầy". Hồi còn học bậc tiểu học ở trường làng quê, mỗi dịp tết đến tôi thường đi bộ đến nhà từng thầy cô để chúc tuổi.

Thời gian đã qua, đầu đã bạc, nay có dịp ôn lại cái thủa xa xưa ấy. Rất chân thành cám ơn Ban Biên Tập cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa đặc biệt mục Một Góc Thầy Trò đã tạo cơ hội cho tôi được viết lại dòng tâm sự này, với lối văn, ngôn từ mộc mạc hy vọng với lòng thành cũng đủ để tỏ lòng tri ân quý thầy cô đã giúp tôi có ngày hôm nay. Nguyện xin ơn trên tuân độ nhiều hồng ân xuống cho quý thầy cô, đặc biệt hằng ngày trong lời cầu nguyện xin cho quý thầy cô đã quá cố được hưởng phước đời đời...

Mùa tạ ơn 2010

Đinh Quang Bình ( đứa con nuôi của trường Ngô Quyền )

10 Tháng Mười 2013(Xem: 64055)
Xin cầu chúc mọi điều tốt đẹp cho nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, cho một người bạn văn chương của tôi. Anh là một homo literatus với ý nghĩa đáng trân trọng của nó.
08 Tháng Mười 2013(Xem: 42837)
Tôi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng khi anh là giáo sư dạy môn triết tại trường Pétrus Ký. Lúc ấy, anh Hoàng tuổi ngoài hai mươi, còn trẻ lắm.
03 Tháng Mười 2013(Xem: 60379)
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
03 Tháng Mười 2013(Xem: 46331)
Có làm cha làm mẹ, tôi càng biết quý trọng, mang ơn và thông cảm những nỗi khó khăn của những người đã ra công dạy dỗ mình và giờ đây là con cái mình từ truyền trao kiến thức cho tới uốn nắn tính tình.
02 Tháng Mười 2013(Xem: 62646)
Biết được tin tức thầy, em mừng rỡ lắm. Gặp được thầy lại càng vinh hạnh hơn. Bàn chân "trần" của thầy chắc có lẽ cũng dừng chân nơi bến đỗ "trung học Ngô Quyền" để cùng đồng liêu theo dõi nhịp thở của học trò.
28 Tháng Chín 2013(Xem: 49779)
Thì ra tôi đã già rồi. Già thật rồi nên cứ loay hoay nhìn về quá khứ. Hãy cho tôi một nụ cười. Nụ cười hồn nhiên của trẻ thơ
21 Tháng Chín 2013(Xem: 59797)
Tựa Đề: HÌNH NHƯ NẮNG VỪA PHAI Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Tuấn Ngọc Ca Sĩ: Hương Giang
21 Tháng Chín 2013(Xem: 63304)
ChsNQ khóa 1 đến thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng và Thầy Phan Thông Hảo
20 Tháng Chín 2013(Xem: 53799)
Phùng Quán vịn vào câu thơ mà đứng vững. Mình dựa vào tình thương của mọi người, nghiến răng, đứng lên mĩm cười với số phận. Cám ơn tình bạn, cám ơn thương yêu và thông cảm.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 57999)
Phải chăng nhà văn không có tuổi. Nhà văn chỉ có già đi và chết. Nhà văn không đếm cái khoảng thời gian sống. Thời gian của một nhà văn là ý nghĩa những dòng chữ họ viết ra.
14 Tháng Chín 2013(Xem: 55091)
(Viết hôm các bạn của nhật Báo Người-Viêt và Diễn Đàn Thế Kỷ đi thăm Nguyễn Xuân Hoàng) Nhiều khi chúng ta sống mà quên bẵng đi là mình có thể chết bất cứ lúc nào.
13 Tháng Chín 2013(Xem: 47087)
Mùa Thu sắp về đây. Thu về với lá vàng, với gió heo may và cây trái bắt đầu chín. Mùa Thu cũng là mùa thu hoạch. Mùa Thu đẹp lắm, rừng Thu bát ngát lá vàng rơi
06 Tháng Chín 2013(Xem: 78561)
Cái sung sướng lúc tốt nghiệp không phải là được đi dạy, làm giáo sư cho bằng thoát khỏi sách vở mà chúng như những kinh kệ vô nghĩa nhàm chán..
05 Tháng Chín 2013(Xem: 60471)
Việc bán thơ của Suskin xem ra phù hợp với văn hóa sống nhanh, sống vội, muốn gì được nấy, nhanh như người ta bấm máy truyền hình hoặc vào mạng internet.
05 Tháng Chín 2013(Xem: 45179)
Có cơ hội thì bạn bè gặp nhau vì quỹ thời gian chúng ta chẳng còn nhiều. Xin cám ơn những người bạn trên net của tôi, đã cho tôi niềm vui trong cuộc sống.
04 Tháng Chín 2013(Xem: 69120)
Đã thành thông lệ, sau lần họp mặt với bạn bè phương xa, bạn bè quê nhà sẽ cùng nhau đóng góp tổ chức tiệc chiêu đãi chia tay để người đi nhớ mãi ân tình nơi cố hương.
31 Tháng Tám 2013(Xem: 73534)
Ông trở thành một “ông già quét chợ” một cách tự nhiên như vậy đó, tự nhiên như khi ông từ đâu không biết đã đến cái chợ làng này…
30 Tháng Tám 2013(Xem: 52876)
Lúc bà mất, cậu Út ôm bà khóc như mưa, nghe cậu nhắn nhủ: "bà ngoại, ông ngoại, ba con ơi! nhớ về thăm cây mít nha!" cả nhà không ai cầm được nước mắt.
30 Tháng Tám 2013(Xem: 83614)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
23 Tháng Tám 2013(Xem: 77702)
Phần tôi, kể từ khi bắt đầu va chạm cuộc sống, tôi khám phá ra rằng con người ta không thể nào sống mà thiếu người khác được.