Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Hữu Hạnh - ĐỨA CON BẤT HIẾU

11 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 91804)
Nguyễn Hữu Hạnh - ĐỨA CON BẤT HIẾU

ĐỨA CON BẤT HIẾU.

blank

Khi tình cờ đọc được đoạn ngắn bằng Anh ngữ của con trai tôi viết về Welcome America: “gia đình tôi gồm 5 người ba má anh em tôi đến Mỹ vào cuối năm 1994 trong một chương trình nhân đạo của chính phủ Hoa Kỳ, vì ba tôi là 1 sĩ quan của nam Việt Nam, ông đã vào tù khi đất nước bị xâm chiếm bởi Công Sản, chúng tôi đến Mỹ để được học hành, cám ơn đất nước Hoa kỳ, nhưng thương nhất vẫn là ba của tôi…” tôi đã sững sờ ngạc nhiên và xúc động, ngạc nhiên vì con tôi đến Mỹ lúc bấy giờ mới 7 tuổi không biết gì về quá khứ của tôi, xúc động vì tình cảm nhỏ bé của người con đã dành cho tôi, chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm” trong việc làm hay trong tâm tưởng…

Nghe bà Nội kể lại rằng gia đình đông con, ba đời trước, ông cố, ông sơ từ Cát Lái Giồng Ông Tố rồi về Tân Vạn giàu có 3 đời, nhưng đến đời ông bà nội đã nghèo khổ, đến đời ba và các cô tôi phải đi ở đợ cho người giàu có, ba tôi rất thương gia đình hôm nào về thăm nhà là mua thêm thịt quà bánh cho hai em cũng không quên cho ông Nội 2 xị rượu đế. Ba tôi đã lớn lên trong thời loạn lạc nhiểu nhương, ban ngày Tây lùng, ban đêm Việt Minh kiếm, ba tôi phải trốn ngày trốn đêm, mấy ông Việt Minh về hoạnh hẹ đủ điều, cùng cực ba tôi phải đầu quân cho ông cò Pa Rem(?) ở bót cây Điệp cùng thời với ông Ách Rép. Ách Nhuận, Đội Phương. v.v… với một thời ngang dọc lẫy lừng. Dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ba tôi được đưa về sư đoàn 21 tại Hậu Giang và giải ngũ 1965. Ba tôi đã dùng số tiền truy lãnh giải ngũ mua mãnh vườn nhỏ tại quê Ngoại Bình Đa. Chính nhờ mảnh đất nầy gia đình anh em tôi sống đắp đổi trong thời kỳ đen tối của đất nước. Nhớ thời ba tôi còn mạnh, sinh hoạt và làm ăn tại Hoá An, luôn về nhà với những thực phẩm hằng ngày cho gia đình chúng tôi. Thời gian qua đi, trong 1 đêm về, ba tôi bị tai nạn xe trên xa lộ Biên Hòa phải đưa xuống nhà thương Chợ Rẩy, vết thương ở đầu đã ảnh hưởng đến thần kinh… Ba tôi đã kéo dài cuộc sống trải dài qua cuộc đổi thay của đất nước. Cuộc sống khó khăn với tính tình thất thường của ba tôi khi có rượu vào, ba tôi luôn đập phá gây kinh hoàng cho cả gia đình, trước mắt, má tôi là người gánh chịu nhiều nhất. Ngày tôi ra khỏi tù trở về chung sống với gia đình, tôi cùng các em đã đứng về phía má, trong một cơn chấn động vì thương má tôi đã nặng lời với ba đến nổi có nhiều ngày cha con không nói chuyện với nhau. Tôi nhớ lại vào một buổi sáng sớm, ba tôi đã đánh thức tôi dậy pha sẵn 2 ly cà phê, kế đến ba đã nói lời xin lỗi với tôi, chưa đợi ba tôi dứt lời tôi đã quỳ xuống sụp lạy ba với đôi hàng nước mắt…

 Tôi biết ba tôi cũng có một thời tuổi trẻ hiên ngang, sau nầy tôi có gia đình và lên chợ Biên Hòa làm ăn, ba tôi vẫn thỉnh thoảng đạp xe qua bến đò Kho, vòng Cù Lao Phố qua thăm tôi, tình cờ gặp anh Lê Ngọc Sâm (hiện ở Virginia) là con trai thầy giáo Hai dạy ở Bến Gỗ, lúc bấy giờ đang bán vé số cạnh thùng nước đá của tôi, anh Sâm nhắc lại những kỷ niệm xưa một già một trẻ, thầy giáo Hai, thầy đội Xường đôi bạn tâm đắc và lịch lãm; anh Sâm thời bấy giờ chỉ là đứa bé chạy đi mua rượu, thầy giáo Hai đã mất lâu rồi nay gặp lại cố nhân, anh Lê Ngọc Sâm chỉ biết đãi phần cơm trưa đạm bạc của mình nhưng đậm đà hương vị, không biết làm sao lúc bấy giờ chúng tôi thấy rượu đế uống ngon không thể tả được …

 Ba tôi mất năm 1987, ông đã ra đi một cách an bình trong đêm sau buổi chiều ăn uống với mấy đứa em tôi, sự ra đi đột ngột không để lại một lời trăn trối và không hành xác những người thân. Ba tôi đã ngủ yên, riêng má tôi vẫn còn thổn thức, phải chăng nghĩa vợ chồng không trọn; đành rằng má tôi là người gánh chịu khổ đau, nhưng biết đâu đó cũng có vài lần nặng lời xúc phạm đến ba tôi, đã tạo cho ba tôi nhiều ẩn ức, đến nổi chỉ có rượu vào mới phát ra được, đơn thuần vì má làm việc vất vả chạy cơm gạo cho gia đình, hơn nữa má đã quá nặng tình cảm với chị em má, trong lúc khó khăn đói kém má đã mang hết chia xẽ cho cậu cho dì trong sự thèm khát của ba tôi…

 Riêng tôi vẫn mãi là đứa con bất hiếu, nếu con người mất đi còn lại linh hồn, ba hãy tha thứ tội cho con, để con được an tâm đứng thẳng làm người. Kính mong ba tôi để lại cho con tấm lòng của ba. Vì ba tôi nghèo lắm không tiền tài của cải, ba tôi chỉ có một tấm lòng với tha nhân. Trong nửa đêm đám tang ba tôi, dù trời mưa trời gió vẫn có 2 vị bô lão đạp xe đạp từ Long Bình Tân, Bến Gỗ thắp cho ba tôi 2 nén nhang với lời khấn vái nghẹn ngào: “thắp cho thầy Đội nén nhang chúng tôi mang ơn thầy Đội” cũng đủ để ba tôi mĩm cười trước khi ra đi. Và lời nói chân tình của anh Lê Ngọc Sâm vẫn còn giữ mãi trong tôi hình ảnh của một người ba “Thắp cho chú Sáu nén nhang!!! Mầy đã mất đi một người cha đáng thương. Tao đã mất đi người chú đáng kính”

 Con trai Đội Xường

  Nguyễn Hữu Hạnh

 

27 Tháng Tám 2014(Xem: 13554)
“Chị nên nhớ, cả gia đình chị là một ổ phản động. Chồng chị và hai con trai chị đều là sĩ quan ngụy, có nợ máu với nhân dân. Rể chị, chồng của cô Thùy đây là một viên chức ngụy quyền.
23 Tháng Tám 2014(Xem: 30365)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 2014(Xem: 33385)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 2014(Xem: 27918)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 16530)
Tôi trở về Nhà Từ Đường sau 15 năm đi xa. Thật ra con số 15 năm là không đúng. Nó chỉ đúng tính theo ngày tôi bỏ nước ra đi, chứ không đúng tính từ ngày tôi trở lại Nhà.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 15128)
Tôi đưa tay chùi nước mắt. Không có trận mưa nào đang xối xuống đám tang của anh tôi. Chỉ là một chút nước trong ly làm sóng sánh đại dương. Chỉ là một hạt bụi hóa thân làm thành một kiếp nhân sinh tàn lụi.
15 Tháng Tám 2014(Xem: 28292)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 25485)
GS. Nguyễn Xuân Hoàng giảng bài say sưa, trong đam mê dù triết học hay văn chương,... Vị thầy mà khoảng cách thời gian lớn hơn chúng tôi độ một giáp...
15 Tháng Tám 2014(Xem: 24982)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 2014(Xem: 15111)
Và trong lòng thì trời ơi, tôi muốn đi biết là chừng nào, nhưng không tìm ra lối. Những nơi đi được thì đã nghẹt người, đành quay lại.
13 Tháng Tám 2014(Xem: 25433)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 2014(Xem: 29214)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 23346)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15268)
Và những phát biểu của đại diện gia đình thành viên Tự Lực Văn Đoàn: Nhà văn Nguyễn Tường Thiết đại diện gia đình Nhất Linh, Giáo sư Minh Thu đại diện gia đình Hoàng Đạo, Bác sĩ Nguyễn Tường Giang đại diện gia đình Thạch Lam…
05 Tháng Tám 2014(Xem: 15397)
Tôi ngồi nghe, lặng người. Tôi biết tình trạng sức khỏe của anh tôi kéo dài từ Bảy Hai đến nay đã là những ngày nằm chờ chết. Có lẽ anh đã chết từ những ngày Sài Gòn vừa mất, khi các con anh bị bắt đi học tập cải tạo, và cả chính anh cũng bị chính quyền mới cho người đến tận nhà điều tra xem bệnh thật hay giả, có đủ sức đi học tập cải tạo không.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 21026)
Tiễn chân Quỳnh Giao về bên kia thế giới. Tôi lại nghĩ đến đời người, duyên và nghiệp. Quỳnh Giao là con chim quý đã có một phước báo từ kiếp trước nên tiếng hát đi vào lòng người.
02 Tháng Tám 2014(Xem: 28518)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 18034)
Hoàng ngồi trên xe lăn, tóc bạc trắng, áo pull đen, gầy yếu, thăm thẳm, tôi nghe thấy hơi ấm mỏng len qua những ngón tay của hai đứa tôi xiết nhẹ.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17401)
Ngồi trong tòa soạn báo Việt Tribune, chúng tôi vẫn hồn nhiên “mày tao”. Như những ngày Văn Học năm xưa. Có chi thay đổi đâu! Tôi muốn mượn câu thơ của Phạm Nhuận để tặng Nguyễn Xuân Hoàng.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 15335)
Hai người phụ nữ ôm chầm lấy nhau. “Cô có khỏe không? Em bé tên gì vậy cô? Em dễ thương quá!” Tám ẵm bé lên, áp má mình vào má bé.