Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - THẦY TÔI

25 Tháng Mười Một 20193:48 SA(Xem: 14510)
Nguyễn Thị Thêm - THẦY TÔI
Thy toi NTT



Có người nói với tôi: "Trước 1975 làm gì có NGÀY NHÀ GIÁO.

Đúng vậy, điều đó tôi không chối cãi. Nhưng nói bây giờ chính quyền và người dân tôn trọng nghề dạy học hơn ngày xưa là tôi không đồng ý.

Ngày xưa. 44 năm về trước, chính quyền Việt Nam không quy định một NGÀY NHÀ GIÁO cho dân chúng tổ chức rình rang. Nhưng người Thầy là hình ảnh tốt đẹp nhất để học trò kính trọng và noi theo.

Đâu phải có Ngày Nhà Giáo người Thầy mới được tôn kính và có giá trị trong xã hội. Bây giờ một năm chỉ có một Ngày Nhà Giáo để học trò tỏ ra biết ơn và kính trọng Thầy. Thời chúng tôi đi học, ngày nào cũng là Ngày Nhà Giáo. Bởi vì tới trường, tới lớp ông thầy được học trò kính nễ thật lòng. Ngày không đi học, gặp ông Thầy đi ngang vội đứng lại cúi đầu chào. Được thầy khen một tiếng vui mừng khấp khởi, bị Thầy khiển trách cả đêm không ngủ. Phụ huynh coi thầy giáo là mẫu mực để con mình noi gương.

Ngày đầu tiên đem tôi đến trường, Má tôi đã thưa với Cô giáo :

- Trăm sự nhờ cô, tôi giao cháu cho cô dạy dỗ.

Má tôi dạy rằng:

- Trọng Thầy mới được làm Thầy.  Ba má nuôi con khôn lớn, nhưng Thầy Cô mới là người dạy con điều hay lẽ phải để con thành người tốt sau này"

Một người Mẹ dạy con những lời như vậy, thì làm Thầy hẳn phải là những người thật xứng đáng.

Thật quý hóa, các vị Thầy Cô của tôi không làm xấu đi hai chữ Mô Phạm và lòng tin cẩn của cha mẹ chúng tôi. Các Thầy Cô đã cho tôi biết giá trị đích thực của nghề cầm phấn. Chúng tôi đã có một tuổi học trò tuyệt vời và đáng nhớ. Thầy đã đưa tôi gần gũi với quê hương và dân tộc bằng những bài thơ, bài văn thật hay, nồng nàn yêu nước.  Sự tôn kính và ngưỡng mộ đã vẽ trong đầu cô học trò nhỏ một mơ ước cho tương lai là nối bước chân Thầy.

 

Khi đã quyết định chọn cho mình cái nghề "Bán Cháo Phổi" là người Thầy phải rất yêu nghề dạy học và thích trẻ em. Bởi vì đây là một nghề thanh bạch và hy sinh nhiều thứ. Người Thầy, người Cô phải đặt bổn phận của mình lên trên quyền lợi cá nhân. Phải giữ cho mình xứng đáng với niềm tin của học trò và phụ huynh. Người thầy không có đạo đức sẽ làm hư một thế hệ, ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của cả một dân tộc.

Nghề dạy học phải có bằng cấp đúng tiêu chuẩn quy định. Phải thi tuyển vừa bài viết vừa khảo hạch. Qua khỏi giai đoạn thi cữ khó khăn  sẽ bước vào các trường  Sư Phạm từ 2 năm đến 4 năm, tùy theo dạy Tiểu Học hay Trung Học.
Thi viết thì ai có đủ trình độ đều có thể hoàn thành. Còn thi khảo hạch, người thầy phải hội đủ những tiêu chuẩn mà một nhà giáo phải có. Lời nói phải rõ ràng, thuyết phục. Tính tình điềm đạm khoan dung. Nhất là phải có dung mạo dễ coi. Không bị tật nguyền hay dị dạng. Bởi vì với trẻ em, hình tượng người cô, người thầy đầu đời hoàn mỹ sẽ đi theo trí nhớ của các cháu.

 

Thầy Cô tôi dạy học với chủ trương đem kiến thức truyền lại cho học trò. Giảng bài để học sinh hiểu và suy luận. Tập cho học sinh phát huy năng khiếu của mình. Học sinh chúng tôi phải hiểu bài, làm bài và áp dụng vào đời sống. Ngoài ra còn phải giữ cho mình "Một trí óc minh mẫn trong một thân thể tráng kiện". Phải tập thể dục, thể thao và thi định kỳ.  Bởi vì thân thể yếu nhược, không thể có sức khỏe tốt để học tập.

Ngoài vấn đề học tập, nhà trường còn đặt nặng vấn đề Công Dân Giáo Dục và Đạo Đức làm người. Có lẽ khi bạn tự hào về lối Giáo Dục ngày nay tại VN. Các bạn sẽ không biết gì về các môn này. Đó là các môn học để dạy cho người học trò sống tốt và hữu ích cho xã hội. Biết kính trọng người lớn tuổi, giúp đỡ người già yếu, người bệnh, người tàn tật, trẻ em. Trong gia đình biết tôn trọng ông bà cha mẹ, kính trên nhường dưới, hòa thuận thương yêu. Không được nói láo, gian tham. Phải dũng cảm  đương đầu với khó khăn. Không yếu nhược  trước những áp bức, bất công. Phải yêu Tổ Quốc, yêu Đồng Bào và sống có lý tưởng.

 

Thầy Cô tôi không đưa chính trị vào học đường. Không dạy học trò tự kiêu tự mãn. Khi học giỏi phải giúp đỡ bạn bè chung lớp để cùng nhau tiến bộ. Thầy cũng không thiên vị học trò vì gia thế hay chức vụ. Thầy giáo đã có lương chính phủ để nuôi sống bản thân và gia đình. Không ai có thể mua chuộc hay làm hoen ố thanh danh đạo đức người Thầy. Đó là tự trọng và đạo đức nghề nghiệp...

 

Thầy cô tôi không cần thiết phải chạy theo thành tích để báo cáo với cấp trên. Bởi vì khi đã tốt nghiệp Sư Phạm là đã có đầy đủ kinh nghiệm và chuyên môn. Học sinh giỏi hay dở không hoàn toàn lỗi của Thầy, mà còn do ảnh hưởng từ gia đình và hoàn cảnh. Cho nên ngoài giờ dạy ở trường, Thầy còn đến tận nhà các học sinh kém để tìm hiểu và giúp đỡ. Có khi thầy phải hy sinh thời gian nghỉ ngơi để kèm cho các học sinh yếu một cách tự nguyện.

 

Chăm học là trách nhiệm của mỗi học sinh nếu muốn tương lai mình sau này sáng sủa. Chúng tôi học nếu không hiểu sẽ nhờ Thầy giảng lại, nhờ bạn chỉ thêm. Việc học của chúng tôi ngày xưa là bổn phận và là niềm vui tuổi học trò. Chúng tôi ham học hỏi, khao khát hiểu biết và muốn trở thành người có thể giúp ích cho quốc gia xã hội.

 

Ngày nay tại VN bệnh thành tích đang làm hư hoại cả một nền Giáo Dục. Từ địa phương đến trung ương, cơ quan nào cũng khoe thành tích đạt 99%. Con số tỷ lệ này là ảo tưởng của hệ thống chính trị và học đường. Bởi vì chính trị không bao giờ đồng nhất. Nó thiên ma vạn trạng, mưu lược và xảo trá để đạt đến đích.

Giáo Dục càng không thể đạt 99% vì mỗi học sinh là con người, một cá thể riêng biệt. Mỗi học sinh có tư chất và khả năng nhận thức khác nhau. Các em không thể là một cái bánh hay vỏ xe được máy móc vận hành và làm ra như khuôn mẫu.  Chỉ có thể vẽ bùa, tăng điểm từ nhà trường để đạt thành tích thi đua hầu báo cáo cấp trên.

Kết quả là gì? Nhà trường thay vì dạy học sinh thành thật thì chính họ lại gian manh. Học đường là nơi đào tạo con người tốt và tài năng cho xã hội. Vô tình tạo ra những vị có bằng cấp mà không có thực tài. Những ông Bác Sĩ, dược sĩ vô tài, có phải giết người không?  Những người đại diện cho dân không biết yêu dân, yêu tổ quốc, có phải tan nhà mất nước không? Những người có chức vụ trong ngành Giáo Dục không biết tôn trọng nhân cách nhà giáo, sử dụng họ như một món hàng trao đổi với cấp trên để lấy thành tích thì đương nhiên giáo dục bại hoại, con người mất phương hướng, xã hội sẽ loạn.

 

Có phụ huynh học sinh, nhiều tiền và thế lực, coi thầy cô giáo như một người dạy học mướn. Không vừa ý là kéo tới trường sĩ nhục thầy cô trước mặt học trò. Có học trò  không coi ông thầy ra gì, ỷ gia thế hành hung thầy giáo. Trong lớp thì đánh nhau loạn xạ, ra đường thì lập phe nhóm chận đường bạn học thanh toán lột quần áo ra vẻ anh chị bự.

Đó là những tệ nạn mà thời trước chúng tôi không bao giờ xảy ra. Thầy Cô giáo có một vị trí rất được tôn kính. Trong lớp học lấy kỷ luật và đạo đức làm đầu. Học đường là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước. Xã hội tin như vậy, Phụ huynh học sinh tin tưởng và kính trọng Thầy Cô tuyệt đối. Học trò chúng tôi đặt niềm tin vào những người lái con đò trí thức, đưa chúng tôi vượt qua sự ngu dốt để trưởng thành.

 

Tôi xin lỗi những người có nhiệt tình và tâm huyết. Những người tài năng và sống rất xứng đáng. Những người đã cống hiến rất nhiều từ tiền của đến công sức để phục vụ đồng bào. Nhưng đa số đã thắng thiểu số. Những tệ nạn của ngành Giáo Dục hiện nay đang làm buồn lòng rất nhiều người có tâm huyết cả trong lẫn ngoài nước. Ngay ngôn ngữ và cách dùng chữ lai căng, tối nghĩa bây giờ cũng là nỗi lo của những người yêu tiếng Việt. Nhất là những Nhà Giáo chân chính như các Thầy của tôi.

 

Ngày 20 tháng 11 mỗi năm là ngày "NHÀ GIÁO VN"   Đó là một ngày tốt đẹp để học trò Tri Ân Thầy Cô. Nhưng đằng sau ý nghĩa đẹp đẽ ấy lại đâu đó có rất nhiều thị phi.  Phụ huynh học sinh đều phải nghĩ đến quà, mà món quà thiết thực nhất là tiền mặt. Mỗi một phong bì đưa lên thầy cô để tri ân là tiếng thở dài lo lắng của những bà mẹ nghèo chạy cơm từng bữa.

 

Nghề Giáo là một nghề cao đẹp nhất trong các loại nghề. Bằng chứng là chúng tôi đã hay quá tuổi 70, mỗi năm vẫn tổ chức ngày họp mặt để Tri Ân Thầy Cô. Bởi vì Thầy Cô chúng tôi xứng đáng được chúng tôi mang hoa đến tặng. Thầy cô đã cho chúng tôi một tuổi học trò đẹp tươi và trong sạch nhất. Dù chúng tôi hay con cháu thành công tới đâu, nhưng công lớn nhất cũng do Thầy Cô dạy dỗ.

Chúng tôi rất trân trọng ngày Nhà Giáo 20/11 mỗi năm vì ít nhất cũng nói lên sự quan trọng của ngành giáo dục. Chỉ xin các người làm nghề dạy học hãy nghĩ đến trách nhiệm thiêng liêng của mình mà sống cho đứng đắn. Đừng đóng gói nhân cách mình vào trong chiếc phong bì đút lót, chạy chọt. Đừng giở nhiều chiêu trò với phụ huynh và học sinh trong công tác giáo dục để kiếm thêm tiền. Đừng  than van là mình bị khinh bỉ, rẻ rúng. Hãy tẩy chay những con sâu, những tệ nạn trong ngành Giáo Dục để nhà giáo lấy lại niềm tin như trước ngày 30/4/1975.

 

Kính thưa Thầy Cô,

Ngày xưa, chúng con không có ngày "Nhà Giáo" để vinh danh Thầy Cô. Nhưng bao nhiêu năm qua, Thầy Cô đã nằm ở vị trí cao đẹp nhất trong trái tim của mỗi chúng con. Chúng con xin Tri Ân Thầy Cô với tất cả tấm lòng trân quý và kính trọng.

Tạ ơn Thầy Cô đã cho con một tuổi thơ quá đẹp

Tạ ơn Thầy Cô đã thức nhiều đêm để chấm bài

Tạ ơn Thầy Cô đã cho con một nền Giáo Dục Nhân Bản và Ưu Việt

Ta ơn Thầy Cô đã cho con biết yêu chữ viết, văn chương và cái đẹp của cuộc sống.

Tạ Ơn Thầy Cô biết bao nhiêu cho đủ. Con xin kính chúc Thầy Cô sức khỏe khang an và gia đình hạnh phúc.

Nguyện ơn trên gia hộ cho các Thầy Cô yêu dấu của con.

 

Nguyễn Thị Thêm.

HAPPY THANKSGIVING  THNQ

 

 

12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 79856)
Về bên dòng Đồng Nai Thăm người em xứ bưởi
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91462)
Mưa ngày xưa, môi ướt - mắt cười Mưa bây giờ, mắt ướt - môi đẫm lệ cay!
12 Tháng Mười Một 2009(Xem: 97244)
Vậy là con bé út của tôi đã đi học được hai hôm. Mọi học khu đều đã khai giảng niên khóa mới từ đầu tháng 9 mà mãi tới giờ, đầu tháng mười một, con gái tôi mới “cắp sách” đến trường cũng bởi nó bị “lọt sổ”.
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 67357)
Chủ nhật, ngày 6 tháng 9 năm 2009 vào lúc 1 giờ trưa, Hội An Việt tại Vương Quốc Anh đã tổ chức Đại Lễ Kỷ Niệm 30 Năm Người Việt Tị Nạn Đến Anh Quốc. Buổi lễ dưới sự chủ toạ của ông Vũ Khánh Thành, cựu Giáo Sư Trung học Ngô Quyền, Biên Hòa, Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, Nghị Viên Thành Phố Hackney;
06 Tháng Mười Một 2009(Xem: 82025)
Lâu lắm mới về  thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ  QUYỀN trường cũ dấu yêu
05 Tháng Mười Một 2009(Xem: 91506)
Thu xưa áo trắng tan trường Mưa rơi ướt tóc người thương đợi chờ
04 Tháng Mười Một 2009(Xem: 94659)
Tôi không là họa sĩ Chì biết lặng lẽ nhìn Sợ...mùa thu thức giấc Sợ...lá vàng rơi nhanh.
02 Tháng Mười Một 2009(Xem: 210303)
Mùa Thu, mùa của tình yêu, của nhớ nhung, lãng mạn và là… của em.
01 Tháng Mười Một 2009(Xem: 100409)
Lại thêm một lần đi giữa đường Thu Mưa đau lòng những ngã tư lá chết
30 Tháng Mười 2009(Xem: 100868)
Đã vài năm qua, kể từ ngày lễ Halloween năm 2005, lúc nào bà Jenna cũng nhớ hình ảnh người giao pizza rất trẻ, chắc chưa đến tuổi hai mươi lúc đó, nhưng có thái độ chững chạc của một người đã đi hơn nửa cuộc đời, và có tấm lòng của một ông tiên trong những truyện cổ tích.
17 Tháng Mười 2009(Xem: 95985)
“Mẹ già như chuối ba hương, Như xôi nếp một, như đường mía lau"
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69557)
biển chiều, bãi vắng, sóng dồn nghe đời như đã hoàng hôn ít nhiều
17 Tháng Mười 2009(Xem: 71373)
Không thể thấy được nhau nữa rồi Nắng rơi xuống nhạt nhòa trắng xóa
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66946)
  Má ốm rồi hàng cau buồn trước ngõ   Hoa cau vàng rơi lả tả xuống sân
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68761)
Đêm quỳ bên ảnh Mẹ Lại thấy xa thật xa Xa như hồi thơ trẻ Ôm chân Mẹ đòi quà Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68104)
Con dài gót tha hương Như có mẹ bên đường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 69524)
Còn cơn bão nào không Từ khi con mất Mẹ Đêm vẫn đen vô cùng Theo sau chiều bóng xế Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 68936)
Thưa Mẹ ! Đêm rồi con chiêm bao Thấy Mẹ trẻ như Mẹ thuở nào Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 65670)
bao nhiêu bài thơ viết chẳng nhắc đến mẹ hiền vì sao? con chợt hiểu – vì tình mẹ vô biên!
17 Tháng Mười 2009(Xem: 73183)
Tiễn má đi trong nhang khói nhạt nhòa Chỉ vắng một người sao quạnh hiu đến vậy
17 Tháng Mười 2009(Xem: 82407)
Lớn rồi con vẫn nhớ lằn roi Mẹ dắt con qua ngưỡng cửa đời Nhấn vào đây để xem
17 Tháng Mười 2009(Xem: 66304)
Giả biệt Tây Thành, xa cố hương Còn đâu Ba Mươi Sáu Phố Phường Ngàn năm văn vật mờ sương khói Hà Nội từ đây, cách dặm trường
17 Tháng Mười 2009(Xem: 87527)
Theo thời gian Biên Hòa ba trăm tuổi Ba trăm năm một vùng đất hào hùng Không thể nghĩ đó chỉ là đất ở Mà là hồn thiêng nguồn cội non sông.
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34742)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
14 Tháng Tám 2009(Xem: 66736)
Bốn mươi năm trôi qua Hương tình chưa phai nhòa Biên Hòa em về lại Hẻm cũ bóng người xa
14 Tháng Tám 2009(Xem: 69937)
Ngô Quyền họp bạn thiết tha Hương thơm hoa Bưởi Biên Hòa thoảng bay
08 Tháng Tám 2009(Xem: 69146)
Sao em nỡ vội lấy chồng Tim anh rớm máu cõi lòng nát tan
08 Tháng Tám 2009(Xem: 66522)
Ngày của tôi xưa, hạnh phúc cả bốn mùa. Ngày bây giờ rất vội, hạnh phúc lại bay xa.