Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Vũ Khánh Thành - Xác Định Chủ Quyền Văn Hóa Của Tổ Tiên Việt Tộc.

23 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 32667)
GS Vũ Khánh Thành - Xác Định Chủ Quyền Văn Hóa Của Tổ Tiên Việt Tộc.



LTS: Trong đại gia đình Ngô Quyền hầu như ít nhiều ai cũng biết đến Thầy Vũ Khánh Thành. Thật vậy, ngoài lãnh vực giáo dục, từng là Giáo sư dạy môn Triết học tại trường Ngô Quyền chúng ta năm xưa. Từ lúc định cư tại Anh Quốc đến nay, Thầy không ngừng tích cực dấn thân hoạt động trên bình diện xã hội, văn hóa và chính trị cho cộng đồng Việt Nam tại đây.

 

Đặc biệt nhất , Thầy là người Việt đầu tiên được nhận lãnh Huân Chương MBE từ Nữ hoàng Anh tại Buckingham Palace . MBE là tên viết tắt từ “Member of the Order of the British Empire”, nghĩa là thành viên của Hội những người có thành tích tại Vương quốc Anh. Đây là một danh hiệu cao quí rất ít người di dân đạt được.

 

Để biết thêm các hoạt động và thành tích của Thầy, xin mời vào xem 3 trang web sau đây:

 

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/VuKhanhThanhAwardedMbeByEnglishQueen_Thuy-20060422.html

http://www.anvietuk.org/avuk/cms/index.php?option=com_content&task=blogcategory&id=9&Itemid=32

http://www.ngoquyen.org/default.aspx?LangID=38&tabId=400&ArticleID=430&Page=1

 

Và trong niềm hãnh diện chung của đại gia đình Ngô Quyền, xin được hân hạnh giới thiệu một bài biên khảo mới nhất đặc biệt về lãnh vực văn hóa Việt Nam của Thầy Vũ Khánh Thành vừa mới gửi đến cho trang web Ngô Quyền của chúng ta.

 

 

 

XÁC ĐỊNH CHỦ QUYỀN VĂN HÓA CỦA

 

TỔ TIÊN VIỆT TỘC

 

 

 

 

7_thayvukhanhthanh_-1-content

  GS. VŨ KHÁNH THÀNH 

 

 blank

 

  

1. Nhà nông đầu tiên trên thế giới

 

Ngày 8.5.09 vừa qua trên BBC có một bài ngắn đưa tin Martin Jones thuộc Đại Học Cambridge đã cho thấy việc trồng trọt các vụ mùa riêng biệt có thể đã bắt đầu từ vùng Viễn Đông cách đây từ 10 ngàn năm tức là sớm hơn hai thiên niên kỷ so với những gì mà lúc trước người ta dự đoán. Cho tới nay, người ta thường cho rằng nông nghiệp định cư thực sự bắt đầu cách đây tám ngàn năm tại vùng Lưỡng Hà cổ, nay là Iraq.

 

Giáo sư Jones nói rằng, kết quả khảo cổ tại Trung quốc làm thay đổi mọi thứ. Giống lúa cổ nhất tại Trung Quốc giờ đây đã có 12 ngàn năm tuổi. Hạt Kê ở miền bắc nước này có tới 8 ngàn năm tuổi. tại nhiều vùng ở châu Á và Mông Cổ, đây là loại lương thực chính mà người ta ăn vài lần trong ngày.

 

Vì là một bản tin vắn, không có thêm nhiều chi tiết, không biết Giáo Sư Jones nói Trung Quốc là một nước, một dân tộc như hiện nay hay lãnh thổ của dân Bách Việt trong vùng Hoàng Hà Dương Tử mà dân Bách Việt đã định cư truớc khi có Trung Quốc của Hán Tộc được làm nên do người Mông Cổ du mục xâm chiếm vùng Hoàng Hà Dương Tử, hoà huyết với dân Bách Việt thành ra người Hán mà lãnh thổ của họ thời đó còn bé tí ti, chỉ như một quận huyện ngày nay. Gọi là Trung Quốc là nước ở giữa, có nghĩa lã chung quanh còn có nhiều nuớc khác chứ không là toàn lãnh thổ Trung Quốc như ta thấy ngày nay. 

 

Trong tác phẩm “Việt Nam Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” tác giả Du Miên Lê Thanh Hoa đã trưng dẫn bản đồ của tạp chí National Geographic (Hoa Kỳ) ấn hành, ghi rõ Việt (Yue) sống đời định cư 5,000 năm trước tây lịch và là giống dân đầu tiên trồng lúa gạo trên thế giới. Cuốn “An Historical Atlas of China” của Albert Herrmann, Giáo Sư Đại Học Berlin cũng cho biết như vậy.

 

Cuốn BÁCH VIỆT TIÊN HIỀN CHÍ của Thuận Đức, Âu Đại Nhậm, Trịnh Bá soạn, là cuốn cổ sử về giống Việt, viết ra từ 500 năm trước tại Trung Quốc, cất trong kho trữ sách trung ương, chỉ dành cho một số người tra cứu sử liệu được đọc mà thôi. Ngay cả Sử Quán của triều Nguyễn Việt Nam cũng cố công tìm nhưng không tìm thấy. Vào năm 2006, trung tâm nghiên cứu văn hoá Việt Nam tại Hoa Kỳ đã cho in, phổ biến bản dịch của Giáo Sư Trần Lam Giang. Ấn bản này có cả phụ lục nguyên bản của sử gia thời nhà Minh, Âu Đại Nhậm, để đói chiếu.

 

Giai đoạn lịch sử mà “Bách Việt Tiên Hiền Chí” đề cập là triều Hán, triều đại chủ trương đánh chiếm và sáp nhập toàn bộ đất Việt vào lãnh thổ Tàu. Cuối cùng, một dải đất rộng bao la, nay ước chừng 1/3 toàn bản đồ Tàu, của nước Việt đã bị đẩy mãi xuống tận miền Nam, và Bách Việt nay chỉ còn có Lạc Việt, chi trưởng của Bách Việt, tức Việt Nam ngày nay.

 

Nhà văn Hà Văn Thuỳ trong bài viết “ Khai sinh người Hán và sự hình thành nước Tàu” (Hành trình tìm lại cội nguồn. NXB Văn Học, 2008) khẳng định: “Tổ tiên người Hán chỉ ra đời khoảng 2600 năm TCN, khi người Mông Cổ tràn xuống nam Hoàng Hà chiếm đất của người Việt, hòa huyết với người Việt sinh ra. Vì vậy, tất cả văn hóa vật thể và phi vật thể có trên đất Trung Hoa trước 2600 năm TCN đều là sản phẩm của Việt tộc.” Và bài “Truy Tìm Gốc Tích Cây Kê” cũng trong sách trên đã xác định rằng muốn tìm nguồn gốc cây Kê phải giải quyết hai vấn đề: Người trồng Kê ở làng Bonfo 5,000 năm trước là ai và trước hết ở đâu ? Ông dẫn chứng tác phẩm “Nguồn Gốc Phương Đông” (The Cradle of The East) của Giáo Sư Ho Ping-Ti để đi đến kết luận là có sự hoà huyết giữa người du mục và người nông nghiệp, sống hoà thuận trong cộng đồng Bách Việt. Giáo sư Zhu Naiccheng trong chuyên luận “ A Summary of Prehistoric Rice-cultivating Agriculture” cũng kết luận rằng “Cả gạo lẫn cây Kê đều được gieo trồng trong khu vực giữa sông Hoàng hà và sông Huai (Hoài) tức “lúa gạo và cây Kê đã được trồng xen nhau trong miền văn hoá tiền sử Trung Hoa”

 

Tiến Sĩ Nguyễn Văn Tuấn, Giám Đốc Viện Garma Úc, trong bài giới thiệu cuốn Địa Đàng Phương Đông của Stephen Oppenheimer đã viết “Qua những khám phá này, chúng ta có bằng chứng để phát biểu rằng, trước khi tiếp xúc với người Hán từ phương Bắc (Trung Hoa) đến, tổ tiên chúng ta đã tạo dựng nên một nền văn minh khá cao, nếu không nói là cao nhất trong vùng Đông Nam Á … Tổ tiên chúng ta đã phát triển và ứng dụng kỹ thuật trồng lúa trước người Hán hay là những người thầy dạy cho người Hán trồng lúa (chứ không phải ngược lại) và có thể tổ tiên chúng ta cũng chính là tổ tiên của người Trung Hoa ngày nay. Đã đến lúc phải trả lại sự thực và danh dự cho tổ tiên chúng ta”.

 

2. Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch

 

Học giả Nguyễn Thiếu Dũng trong bài viết kỷ niệm 10 năm ông công bố chứng cứ chứng minh “Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam” đăng nhiều nơi trong đó có mang anviettoancau.net tháng 4 năm 2009 ông cho rằng người Trung Hoa đã có hai ngàn năm để nói Kinh Dịch là của họ với hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã trở thành một sự thực hiển nhiên khó ai cãi lại đuợc. Nhưng ngày nay đã có những chứng cớ cho chúng ta thấy rằng nguồn gốc Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa , mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.

 

Nguyễn Thiếu Dũng đã lược qua nhiều chứng cớ lịch sử, nhiều sử gia, nhiều tác giả từ xưa tới nay của Trung Hoa đã đi tìm lý chứng để giải quyết vấn nạn về nguồn gốc Kinh Dịch, nhưng họ đành bó tay không truy vấn được. Vậy thì người Việt nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi ? Vậy đâu là những chứng cớ từ Việt Nam ?

 

 

A. Năm 1970 Giáo Sư Kim Định đã dõng dạc tuyên bố “Kinh Dịch là của Việt Nam” trong tác phẩm Dịch Kinh Linh Thể. Tiếp sau là Bác Sĩ Nguyn Thi Thanh, Bác Sĩ Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Phạm Trần Anh, Trần Đại Sỹ, Trần Quang Bình, Hà Văn Thuỳ, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm Đoàn Vũ…đã mạnh dạn đề xuất nhiều chứng cớ khoa học.

B. Riêng Nguyễn Thiếu Dũng, trong ròng rã 10 năm không mỏi mệt, tác giả đã trình với công luận những chứng cứ khả dĩ chứng minh được Kinh Dịch là di sản của tổ tiên Việt nam qua mấy điểm chính sau đây:

 

1) Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt Nam đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương-Thanhnienonline)

2) Chứng liệu của Việt Nam trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc.Có đầy đủ 8 quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn.Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang (Sứ giả Văn lang-Anviettoancau.net)

3) Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của Hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm chấm của Việt nam,Trung Quốc đã nối những chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên) (Chiếc gậy thần-dạng thức nguyên thủy của hào âm hào dương-Thanhnienonline).

4) Các từ Dịch/Diệc, Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly,Tốn, Đoài chỉ là từ ký âm tiếng Việt (Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch-Dunglac.net)

5) Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên đồ, Hậu Thiên Đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Nam sử dụng để viết quái, hào từ Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ. Đồ này được tổ tiên Việt nam dấu trong truyền thuyết, trên trống đồng nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là người khai sinh kinh Dịch (Trung Quốc đã công bố hơn 4000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ) (Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam-Thanhnienonline)

6) Truyền thuyết Việt Nam một phần là những câu chuyện liên hệ với Kinh Dịch, như chuyện con Rồng cháu Tiên là chuyện của Trung Thiên Đồ, chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh là chuyện kể lại từ những lời hào quẻ Mông, người Trung Hoa chỉ cần thay đổi bộ thủy trong hai chữ “chất cốc” thành bộ mộc là đổi câu chuyện nói về lũ lụt thành chuyện dạy trẻ mông muội là xóa được gốc tích của Kinh.Truyền thuyết được lưu giữ chính là để bảo tồn Kinh Dịch.(Các bài trên Anviettoancau.net- cùng tác giả)

Trong một bài báo ngắn chúng tôi không thể trình bày hết mọi chứng cứ nhưng thiết tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ để hy vọng các bậc thức giả Việt Nam nên xét lại vấn đề, cân nhắc phân minh trả lại sự công bằng cho Tổ Tiên. Thái độ “mackeno” của quí vị chỉ làm tăng thêm nỗi đắng cay chua xót của liệt tổ ở chốn u linh. Xin hãy chung tay làm sáng tỏ huyền án này.

 

 Hởi ai có thấu lòng tiên tổ!

  Xin giải oan cho “Giọt máu Rồng

 

 blank

13 Tháng Ba 2021(Xem: 15903)
Tháng ba nắng ấm Xuân bâng khuâng Nàng Tiên dáng ngọc bước xuống trần Căn nhà ấm cúng hình dáng mẹ. Là nàng tiên nữ lạc bước chân.
12 Tháng Ba 2021(Xem: 11973)
Hãy nhìn đối phương suốt một quá trình chung sống để yêu thương và thông cảm. Bất cứ khi nào có thể, hãy nắm lấy bàn tay "Năm ngón em hết kiêu sa" mà chân thành tuyên bố: " Cám ơn em! bà xã của anh."
05 Tháng Ba 2021(Xem: 14774)
Xuân qua én lượn qua mau Phương hồng hè đến nhuốm màu thời gian Thu sang rồi đến đông tàn Nhớ ngày xưa ấy mênh mang sợi buồn.
02 Tháng Ba 2021(Xem: 9552)
Những dòng cuối của bài này tôi xin gửi lời cám ơn đến tất cả bạn bè, thân hữu và người thân đã gọi điện thoại hoặc gửi email để thăm hỏi trong những ngày tuyết rơi và giá lạnh.
01 Tháng Ba 2021(Xem: 12738)
Xuân chào đón Tết rực vườn hoa Cảnh sắc xinh tươi đẹp ngọc ngà Dâng ngập ý lời gieo vận đối Trải tuôn tình nghĩa kết thơ hoà
28 Tháng Hai 2021(Xem: 10365)
Đây là cái Tết đầu tiên mà tôi đón nhận với tất cả niềm vui hạnh phúc và hy vọng. Đêm nay tôi sẽ ngủ thật ngon với nhiều mộng đẹp tương lai. Mùa Xuân nơi đây, trong căn cứ này sẽ là mùa Xuân thần thoại của riêng tôi.
28 Tháng Hai 2021(Xem: 14437)
Mỗi tháng ngày rằm chị ăn chay Trăng treo đỉnh núi bài thơ này Xa quá chị không đọc lại được Chắp vá từng câu phận rủi may.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 12341)
Thiên tai là chuyện của đất trời Con người - hạt cát giữa trùng khơi Rủi may, may rủi nào ai biết Sống để làm sao đẹp với đời...
23 Tháng Hai 2021(Xem: 11754)
Đón hương xuân giao thoa trời đất Mùi nhang trầm quyên khắp từ đường Cha mặc áo dài kính vái tứ phương Mẹ lạy Phật mõ chuông đón Tết.
23 Tháng Hai 2021(Xem: 9362)
. Nếu dịch cúm qua đi, sinh hoạt đời sống sẽ hồi sinh. Rồi đây chị sẽ được đi thăm con, thăm cháu. Mong rằng kinh tế sẽ được phục hồi để mọi người có việc làm và nước Mỹ sẽ trở lại như xưa. CHÚC MỪNG NĂM MỚI .
18 Tháng Hai 2021(Xem: 8394)
Xin mời thưởng lãm tác phẩm mùa Xuân mới nhất của Duyên
18 Tháng Hai 2021(Xem: 10885)
Cùng nhau, nhân loại sẽ lần lượt ra khỏi đường hầm tối đen thăm thẳm. Nhưng khi ra khỏi đường hầm, người ta sẽ có một "bình thường mới" (a new normalcy), không giống cái bình thường đã có trước đại dịch.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10264)
Nguyện thế giới Hòa bình, chúng sinh An lạc. Kính chúc mọi người, mọi nhà một năm Tân Sửu Bình an Hạnh phúc.
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12801)
Xá chi thế sự vơi đầy, Lợi danh, khanh tướng... bèo mây một đời. Tửu phùng tri kỷ thiên bôi...(1) Lương bằng mỹ tửu... đời vui ngập tràn. Phúc hồng, lộc biếc, tâm an...
13 Tháng Hai 2021(Xem: 10520)
Thơ phú xây đời thêm hạnh phúc Văn chương tạo dựng chốn bình an Bàn tay đóng góp nền văn học Trí não làm vui tuổi lão làng
13 Tháng Hai 2021(Xem: 12183)
Ngũ quả mâm đầy...khơi ý đẹp Đôi bình rượu cạn...xóa tình cay Xuân về...xin chúc mừng thi hữu Bĩ cực qua rồi đón thái lai!
04 Tháng Hai 2021(Xem: 13560)
Muôn tâu Thượng Đế Vợ chồng Táo Thần Ở dưới dương trần Qua Zoom trình tấu. Dạ dạ Chuyện của thế gian Quả thật gian nan Hai không hai chục. Một năm lục đục Tang tóc thê lương. Thiên hạ nhiễu nhương Chết thôi như rạ
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10704)
Nó đã nghĩ ra một điều khá lý thú. Hãy sống bình dị như con trâu, con vật biểu tượng cho năm Tân Sửu. Làm hết sức mình, kiểm điểm lại những gì mình đã hành động để sửa sai. Như con trâu lặng lẻ nằm nhai lại cỏ.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 10780)
Sự kiện thể thao này cũng là một thử nghiệm để đời sống từng bước trở về với một bình thường mới (new normalcy). Mong vô cùng, thử nghiệm này thành công
03 Tháng Hai 2021(Xem: 14145)
Nhớ xưa áo trắng một thời Sân trường yêu dấu sống đời học sinh Cuộc đời đẹp tựa bình minh. Yêu thương, tha thứ chúng mình bên nhau.
03 Tháng Hai 2021(Xem: 13439)
Một ngày hạnh phúc ngất ngây? Ta cùng con cháu vui vầy hôm nay. Tuyết đang phủ lấp đắng cay. Giúp quên mười tháng cuồng quay xó nhà. Tân sửu chúc bạn gần xa. Thân tâm an lạc thiết tha yêu đời. Nhớ ngày thân ái tuyệt vời. Chúng ta vui khoẻ như thời xuân xưa.
25 Tháng Giêng 2021(Xem: 14290)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
24 Tháng Giêng 2021(Xem: 10968)
Thư này là lá thư thứ 49 nhưng lại là lá thư đầu tiên của năm 2021. Đáng lẽ là một thư vui, lạc quan, tràn đầy hy vọng và niềm tin.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 12859)
Phù du say ánh lửa hồng Sơ sinh hạt nắng giữa vòng tai ương. Chia nhau từng mảnh khốn cùng Che đời rách rưới trầm hương đâu rồi.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 15534)
Má ơi! cây trái giờ già cỗi Xơ xác tiêu điều như tóc con Kìa ai vừa nhắc cơm kho quẹt Nhớ má tủi lòng nghĩa sắc son.
22 Tháng Giêng 2021(Xem: 9893)
Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI MÙA THU CHO EM ướt hoen mi MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối LỆ THU đành vĩnh biệt Cali Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 11227)
Mỗi con người Việt Nam khi ra đi đều mang theo mình hình ảnh quê hương và vô cùng trân trọng. Dẫu tôi có chết trên xứ người, thân xác có thành tro bụi, nhưng trái tim tôi vẫn yêu nơi này
11 Tháng Giêng 2021(Xem: 12500)
Những chiều buồn lưa thưa Lời ngọt ngào chưa ngỏ Thành cổ tích ngày xưa… Ngày xưa…ngày xưa……