Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Ngọc Sương - ANH TÔI

22 Tháng Chín 201710:37 CH(Xem: 22095)
Nguyễn Thị Ngọc Sương - ANH TÔI

ANH TÔI, NGUYỄN NGỌC XUÂN.

Mùa xuân là mùa đầu tiên của 4 mùa xuân hạ thu đông trong thiên nhiên, là mùa tuơi trẻ nhứt của một đời người. Mùa xuân tượng trưng cho sự bắt đầu phấn khởi, hy vọng tràn trề, sung mãn mọi điều. Anh tôi mang tên Xuân mà Ba tôi đặt trong ý hướng đó. Anh tôi có dáng người cao thanh lịch như những tài tử nổi tiếng Pháp thời Alain Delon, Jean Paul Belmondo... Tính tình anh nghệ sĩ phóng khoáng, chơi đàn guitar rất hay nhứt là loại nhạc classic.

Khuôn mặt anh hình chữ điền nên anh thông minh vả học giỏi. Suốt quãng đời học sinh, từ lúc anh học trường tiểu học Nguyễn Du, trường trung học Ngô Quyền ở Biên Hòa rồi cho đến khi anh tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ở Saigon, anh hoạt động, học hỏi, tìm tòi, trao dồi kiến thức nên hầu hết thầy cô bạn hữu đều quí mến anh. Anh tôi ít nói, tánh hiền hậu, cho nên dù học giỏi biết nhiều mà không khi nào "gáy" hay "nổ" như những người thường tình khác. Chính vì vậy mà thời trai trẻ, " học giỏi đẹp trai con nhà ... không giàu", anh có nhiều bạn gái cảm tình đặc biệt với anh. Ngày anh tốt nghiệp QGHC giữa năm 1973, các bạn học của anh có người về làm phó quận hay phó tỉnh nội an ở địa phương, anh được ở lại Saigon và được bổ nhiệm làm Trưởng Phòng Quỹ Ứng Trước thuộc cục thông tin quốc nội, tại Phủ Tổng Uỷ Dân Vận mà Tổng Trưởng là ông Hoàng Đức Nhã, ông muốn trẻ trung hoá bộ máy hành chánh, ông giao các sinh viên trẻ mới ra trường đảm nhiệm các chức vụ quan trọng trong phủ. Lúc đó anh tôi mới 22 tuổi. Phiên họp đầu tiên khi anh nhận nhiệm vụ, các nhân viên của anh đa số là những người đáng tuổi cha chú. Trong bụng anh lo nhưng bề ngoài anh ra vẻ cương nghị lãnh đạo, sau nầy tôi nghe anh tâm sự với Ba tôi như vậy, nhưng anh nói nhờ vậy mà anh trưởng thành ra. Anh có một người bạn gái thân dạo đó là chị Thành, em của chị thư ký của anh. Chị Thành là phó giám đốc ngân hàng Việt Nam Thương Tín, chi nhánh đường Triệu Đà trong Chợ Lớn. Anh và chị Thành thân nhau đến nỗi tính chuyện hôn nhân. Đùng một cái, biến cố lịch sử của đất nước xảy ra, hoàn cảnh người dân cũng thay đổi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Anh tôi và chị Thành mất liên lạc, sau nầy anh tôi mới biết trong lúc hỗn loạn, chị Thành đã vội vã theo gia đình lên tàu ra ngoại quốc.

Quyển vở đã sang trang, anh tôi cố gắng quên hết quá khứ vàng son tuổi thanh niên, thích ứng cuộc sống mới theo bánh xe lịch sử, và anh luôn hy vọng. Trong năm đầu sống trong chế độ mới, vì có khả năng âm nhạc, anh tham dự làm việc cho đoàn văn công thành phố. Và cũng chính cơ duyên nầy anh đã gặp ca sĩ Trang Mỹ Dung. Anh đàn, chị Dung hát, cảnh sinh tình, rồi 2 người quyết định lấy nhau. Đám cưới được tổ chức ở Saigon, không phải đám cưới chạy giặc, dù đơn giản nhưng có nghi thức đàng hoàng giữa sự chứng giám của 2 họ trai và gái. Từ 1975 cho đến khi VN mở cửa năm 1989 bắt đầu tiếp xúc với thế giới bên ngoài, giới nghệ sĩ ở miền nam ở lại thường theo các đoàn văn nghệ đi lưu diễn ở miền tây và các tỉnh miền trung. Chị Trang Mỹ Dung cũng là 1 trong những nghệ sĩ đó. Và dĩ nhiên khi chị Dung đi lưu diễn là có anh tôi đi cùng. Vợ đâu chồng đó mà, lại là vợ chồng son nữa. Anh nói từ miền tây sông nước đến miền trung khô cằn sỏi đá, ra Huế cổ kính buồn lặng lẽ, tỉnh thành đến thôn quê nơi nào anh cũng biết. Còn tuổi trẻ còn xông pha nhưng đi mãi cũng chùn chưn, anh quay về Saigon làm kế toán trưởng trường cao đẳng vật tư, mà hiệu trưởng là chị Nguyệt, chị bà con của chị Dung. Trong giai đoạn nầy đời sống dân miền nam rất cơ cực, luật lệ xã hội không rõ ràng, đời sống thụt lùi đến bần cùng, gạo không đủ ăn phải độn thêm khoai, lương của một người đi làm công chức (lúc đó gọi là công nhân viên nhà nước) gói ghém lắm cũng sống chí 1 tuần đến 10 ngày, cho nên ai cũng bương chải tìm đủ cách để tranh đấu cho sự sống. Ai có khả năng bương chải giỏi, biết lợi dụng thời cơ lúc giao thời, có thể được "giải thoát" ra khỏi cảnh bần hàn. Anh tôi, cũng như rất nhiều người khác mang tư tưởng của kẻ sĩ, anh không quen chụp giựt bon chen giữa một xã hội rất khác trước.

Anh và chị Dung từ từ có quan niệm sống không tương đồng để đi đến ly dị sau hơn 12 năm sống chung, mặc dù anh đã chọn chữ tình trên tất cả ngay trong ngày hôn lễ, khi có một người bạn thân học chung ở QGHC, chạy tất tả từ Nha Trang vô Saigon rủ anh đi vượt biên, vì nhà anh bạn đóng tàu, và còn chỗ dành cho anh tôi. Anh tôi đã không đủ bản lĩnh để quyết định tức thời. Một quyết định mà có thể đã thay đổi vận mệnh của anh. Thời kỳ đó trong nước đời sống đói khổ ai ai cũng bôn ba trôi dạt nơi nầy nơi khác để tìm đường sống. Đa số bạn bè anh tôi tìm đường bôn ba xứ người, còn anh thì bôn ba "quốc nội" cũng chì vì chữ tình của anh tôi quá nặng. Anh thương Ba thương Má, thương vợ, thương em. Anh nói: "không đâu bằng quê hương mình cho dẫu nó đang khó thương, người ta sống được thì mình cũng sống được". Anh nói vậy nhưng sau thời gian anh làm việc ở nhiều chỗ như là manager cho Minh Tâm hotel ở quận 5, hay manager cho hãng giày Biti's và nhiều chỗ khác tôi không nhớ rõ, anh tôi than vãn "bây giờ tụi nó làm việc 'ngộ 'quá...!". Anh bỏ chỗ làm nầy rồi làm chỗ khác, rồi anh gặp chị Hạnh, người vợ sau của anh. Chị Hạnh không phải là người của công chúng. Như những người phụ nữ Việt Nam bình thường khác, chị Hạnh biết chịu thương chịu khó, chăm chút cho anh tôi từ bữa ăn giấc ngủ, chu đáo để ý đến sức khỏe và cả tinh thần của anh. Khi anh tôi phán quyết chuyện gì, chị phục tùng tuyệt đối. Cũng vì cảm kích đức tính của chị Hạnh, nên khi chị đề nghi với anh tôi ra Đà Nẵng sống để phụ giúp đứa con gái lớn mở công ty dán giấy tường ngoài đó, anh đã đồng ý. Ra ĐN sống, anh bắt đầu "về hưu non". Ngày ngày, anh lái xe hơi đưa rước cháu ngoại đi học, dạy dỗ tụi nó. Buồn thì anh ra mấy quán cà phê mà anh gọi là "café romantic" đọc sách coi Internet, viết văn làm thơ, viết bài cho site nhà NQ. Nghe anh kể, những lúc thời tiết đẹp, anh hay đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều xuống dọc bờ biển ĐN. Biển ĐN rất đẹp. Gió biển rất tốt cho sức khỏe. Anh đã nhìn tận mắt chỗ mà thủy quân luc chiến Mỹ đổ bộ đầu tiên vô VN năm 1965.

Ở ĐN an lành nhưng anh cảm thấy buồn vì không có bạn bè cùng thời, xa quê nhà Tân Ba. Cho nên mỗi năm 2 lần, tết và mùa Vu Lan, anh vô Saigon và về nhà Tân Ba để gặp các em, để đốt nhang Ba Má, và nhứt là anh muốn gặp các bạn học NQ ngày xưa như anh Thu, anh Tùng, anh Dũng và nhiều anh khác nữa. Tội nghiệp anh tôi, 2 năm gần đây nhứt, anh cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe sa sút dần anh muốn về Biên Hòa Tân Ba nhưng không được, cho tới ngày gia đình TB vĩnh biệt anh.
Làng quê Tân Ba, nơi anh tôi lớn lên cùng gia đình ruột thịt, cũng như những vùng nông thôn khác, đa số dân sống bằng nghề nông gồm trồng lúa và hoa mầu, còn vườn cây ăn trái chỉ là phụ ,chỉ một số tư gia có đất rộng mới có. Tuy vậy, vì Tân Ba gần Biên Hoà, cũng là một xứ thương mại có Chợ, có lò gạch, trại cưa, v. v... Anh tôi cùng nhiều anh bạn học cùng quê về học chung lớp ở trường trung học NQ như anh Thu, anh Châu, anh Danh, anh Phát. Ba tôi và Ba anh Trầm Vĩnh Châu là nhà giáo, Ba anh Diệp Cẩm Thu là nhà mua bán, ba anh Phạm Sơn Danh là nhiếp ảnh gia, chủ tiệm chụp hình Phạm Lung ở Biên Hoà, Ba anh Phát là công chức ở Ty Công Chánh Biên Hòa.

Sống và lớn lên giữa vùng dân quê, nhứt là trong lúc quê hương còn chiến tranh, tôi biết anh tôi có mang hoài bão. Anh muốn mang sở học, sự hiểu biết của mình, làm cái gì đó, không phải chỉ là chuyện vinh thân phì gia, mà có ích nước lợi dân, khai hoá dân trí. Những ngày anh còn làm việc cho chính phủ VNCH, anh nói con đường quan lộ của anh mà thẳng tắp, thì khoảng 30 tuổi anh phải là bộ trưởng, để có cơ hội thực hiện các ước vọng của anh. Nhưng, "mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên", dòng đời đưa đẩy với số phận nghiệt ngã, sự yếu mềm tình cảm của anh đã thắng tài năng của anh.

Cuộc đời anh tôi là những chuỗi ngày đầy hối tiếc. Tết năm 2015, vợ chồng tôi từ xa về thăm quê nhà TB, anh cũng từ ĐN bay về, anh em vui mừng gặp nhau dưới mái nhà Ba Má để lại. Trưa mùng 3 tết, lúc chỉ có tôi và anh tôi, 2 anh em ngồi bên tách trà nhâm nhi miếng mứt, nói chuyện xưa nay, tôi nhớ anh nói : "thời thế bây giờ tạo ra nhiều loại anh hùng lắm, anh 5 (anh tôi thứ 5 trong nhà) thì dở quá, không có chút anh hùng nào hết trong thời thế nầy !...".Tôi nói với anh :"Em suy ngẫm ra 1 điều. Con người không ai hay hơn ai hết, chỉ là may mắn và không may mắn mà thôi. Anh cứ sống vui sống khỏe đi, anh em gặp nhau vầy là vui rồi. Que sera sera!... lâu rồi sao không thấy anh 5 chơi đàn?" . Anh cười nhẹ nói: "cung đàn đã lỡ rồi, chơi gì nữa !...". Tôi không ngờ định mệnh an bày, đó là lần cuối cùng tôi gặp anh tôi. Biết rằng ai cũng một lần chết, nhưng anh tôi ra đi hơi sớm và đột ngột quá. Dù người Mỹ hay nói chết không theo lịch, không theo tuổi tác (dead no calendar), gia đình tôi đau đớn tột cùng khi biết không bao giờ gặp anh tôi nữa trong cõi đời vô thuờng nầy. Nếu, nếu thực sự có kiếp nầy và kiếp sau, tôi cầu nguyện cho anh tôi mãn nguyện tất cả hoài bão anh có từ kiếp anh mới vừa buông tay sang kiếp mới nhẹ nhàng sáng sủa. Trong lúc viết những dòng nầy, tôi nghẹn ngào thương nhớ anh tôi. Mong thời gian là thần dược giúp tôi giảm bớt cơn đau nầy. Tôi xin cúi đầu cảm tạ tất cả quí Thầy Cô và quí thân hữu gần xa đã thương tưởng và cầu nguyện cho anh tôi, Nguyễn Ngọc Xuân.

Nguyễn Thị Ngọc Sương - Rochester, MN
đầu thu 2017.

 




anhtoi2

Nguyễn Ngọc Xuân, Đệ Nhứt B1, Ngô Quyền



anhtoi

Xuân, Lâm, Châu, Tâm



anhtoi3

Nguyễn Tất Nhiên, Thọ, Tâm,  .., Diệp Xuân, Lâm, Ngọc Xuân

anhtoi1

Lâm, Tâm, Thu, Liễu



27 Tháng Tư 2019(Xem: 25973)
Thương hoa ngắn ngủi, cuộc đời mình, Mến người Hoa Đào, Phú Sĩ Sơn . Đã ghi vào tôi, bao cảm xúc, Thấy người, thương sao Nước Non mình!
27 Tháng Tư 2019(Xem: 26308)
Mối tình đầu đến bây giờ, Mỗi khi Xuân tới thẫn thờ nhớ Hoa. Nhìn Hoa Đào nhớ thiết tha. Tuổi vàng còn vẫn xót xa tiếc hoài.
26 Tháng Tư 2019(Xem: 22290)
Xin nắng đừng phai trên cầu hò hẹn Để cho mình gặp lại cố nhân xưa Nắng vẫn vàng, mây chạy, gió đong đưa Ngàn tâm sự ngân nga trong nỗi nhớ...
26 Tháng Tư 2019(Xem: 22478)
Ta buồn. Lòng ta tràn bi phẩn Thương cảm quần nhân sống ngậm ngùi Bất lực, ta gào lên thảng thốt “Trả ta về với cát bụi! Đi thôi “
26 Tháng Tư 2019(Xem: 26907)
Thế nhé, mình ơi hồi âm đi Kể chuyện tình yêu thật lâm ly KBC miệt dưới gửi cho lẹ Tháng tư gợi nhớ thuở phân kỳ.
20 Tháng Tư 2019(Xem: 18939)
Tôi không còn trẻ để buồn vui quá khứ. Mọi sự việc trong tôi bây giờ là hãy quên những gì quên được. Sống vui vẻ từng ngày cho con cháu vui theo. Quê hương Việt Nam vẫn mãi mãi nằm trong trái tim tôi.
20 Tháng Tư 2019(Xem: 24064)
Núi cao trùng điệp muôn phương Có hình bóng mẹ nhớ thương đứng nhìn. Mẹ già giữ chữ kiên trinh Một nàng Tô Thị điển hình ngày nay.
13 Tháng Tư 2019(Xem: 25312)
Tháng Tư đen anh âm thầm nằm xuống Lá cờ vàng sẽ phủ kín quan tài Bạn bè anh sẽ đồng loạt nghiêm chào "Vĩnh biệt Ó Đen. Bay lên đi Lý Tống."
06 Tháng Tư 2019(Xem: 19940)
Con ước ao, mai kia khi con qua đời. Con của con sẽ nhớ về con được một phần mười con nhớ về má như bây giờ là con đã toại nguyện trong lòng.
06 Tháng Tư 2019(Xem: 21505)
Chiều nay ra đứng vườn sau. Nhìn xa ngọn núi một màu nhớ thương Mây xanh bàng bạc vấn vương Hương linh của mẹ ngàn phương chứng dùm
27 Tháng Ba 2019(Xem: 21374)
Nước mắt chảy xuôi, đá cũng ăn năn Mẹ mừng lắm. Niềm vui vô cùng tận Vòng tay ôm con Hai trái tim nồng ấm. Quấn quít bên nhau Ý nghĩa một Gia Đình.
22 Tháng Ba 2019(Xem: 20499)
Năm mươi năm, tôi làm người lưu lạc Tôi ra đi, lòng nuối tiếc ngậm ngùi Cám ơn Rạch Nò! nuôi tuổi thơ tôi lớn Tiếng bìm bịp kêu ... còn trong ký ức xa xôi
22 Tháng Ba 2019(Xem: 24144)
Người góa phụ bước ra khỏi cỗng. Đến nghĩa trang thăm viếng mộ chồng. Trời tháng ba Cali, hoa vàng nở rộ " Em vẫn sống vui. Anh có mừng không?"
21 Tháng Ba 2019(Xem: 19941)
Ta về, tạm biệt BLUE LAGOON, Hải đảo bình yên, trải mênh mông. Những chú SEA LION, DOLPHIN hiền lành quá, Một ngày nhảy múa, đựơc thỏa lòng.
15 Tháng Ba 2019(Xem: 20512)
Tháng ba trên Face Book Có hoa hồng, lời chúc. Ngày Phụ Nữ chúng ta. Ngày vinh danh đàn bà. Đàn ông họ hỏi nhau -Thế giới không có đàn bà -Thế giới sẽ ra sao?
15 Tháng Ba 2019(Xem: 21131)
Duy trì và bảo vệ truyền thống dân tộc, tìm về cội nguồn là ước muốn và tâm huyết của tất cả những người VN yêu nước. Cám ơn các em, cám ơn những gì các em đã góp tay chung sức làm hôm nay.
24 Tháng Hai 2019(Xem: 20606)
Nụ cười em vẫn còn xinh Cho người an dạ hành trình viễn du. Sáng nay nắng quét mây mù. Có đàn chim nhỏ vân du trở về Bên đôi má phính cận kề “Cháu yêu bà lắm” đê mê chưa nè.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 18397)
Nguyện cầu. Xin chấp tay lại nguyện cầu Từ Bi Đức Phật trên cao độ dùm Phóng hào quang rước hương linh Được vể cõi tịnh an bình, thảnh thơi.
16 Tháng Hai 2019(Xem: 22093)
Này cô em gái nhỏ Mơ ước gì ngày Lễ Tình Nhân. Tưởng tượng có một bó hoa hồng. Kèm tấm thiệp hình trái tim xinh xắn.
20 Tháng Mười Một 2018(Xem: 19932)
Cám ơn mái trường thân yêu Ngô Quyền đã cho chúng tôi đến học và kết chặt mối dây liên kết bạn bè. Kính chúc các Thầy Cô và các bạn một ngày lễ Tạ Ơn Vui Vẻ, An Lành và thật Hạnh Phúc
13 Tháng Mười 2018(Xem: 26957)
Sáng nay thức dây nghe tiếng chim ca. Lại tưởng như mình ở tại quê nhà Bình minh reo vang, thanh bình êm ả Thương quá một thời. Kỷ niệm đã qua.
12 Tháng Mười 2018(Xem: 26562)
Nay, hoa bằng lăng tím rợp trời, giữa mùa nắng hạ, Đường làng quê, ong bướm lựơn lao xao. Vẫn nhớ ngày xưa, khi mùa hè sang nắng đỗ, Có ai về thăm người cũ, Quê hương?!
06 Tháng Mười 2018(Xem: 23277)
Chênh chếch... trăng mờ trên đỉnh vắng Âm thầm... bóng nhỏ giữa đồi hoang Đàn ai khéo gợi hồn thơ dậy Nhớ thức cùng em... dẫu nguyệt tàn !!!
05 Tháng Mười 2018(Xem: 20476)
Chú thật là thương, thương ông nội vô cùng. Chú không còn thấy nhớ nhà mà lại thích được ở đây cùng ông nội hàng ngày tụng kinh lễ Phật.
04 Tháng Mười 2018(Xem: 23663)
Chào mặt trời ngủ yên. Chào cuộc đời rất hiền. Chào bầy chim về tổ Ta ngồi lại tập... thiền
04 Tháng Mười 2018(Xem: 25761)
Có ai động lòng bước qua đường? Dù chỉ cảm xúc tỏ tình thương. Một chút đau buồn trong tâm trí, Để còn XÓT XA cho QUÊ HƯƠNG!
28 Tháng Chín 2018(Xem: 18239)
Thế là sau mấy ngày suy nghĩ, ba chú đồng ý đem con lên chùa làm thị giả cho ông nội. Chú Thảo rời gia đình từ lúc đó.
28 Tháng Chín 2018(Xem: 21113)
Nhỏ yêu ơi! Nhớ em chất ngất. Nước mắt nhớ thương mằn mặn Biển ngàn thu.