Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - NGÀY LỄ ĐỘC LẬP HOA KỲ

08 Tháng Bảy 20179:50 SA(Xem: 15173)
Nguyễn Thị Thêm - NGÀY LỄ ĐỘC LẬP HOA KỲ
Ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ 2

 

 

Chúng ta vừa qua ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 04/7 2017.

Ngày này còn gọi là ngày 4 tháng 7 (The 4th of July).  Một ngày lễ lớn của Mỹ để kỷ niệm ngày bản" Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ" được ký vào năm 1976.
Đây là ngày rất quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ. Vì với một lịch sử lập quốc cận đại mà nước Mỹ đã vượt qua rất nhiều quốc gia để trở thành một nước hùng mạnh nhất thế giới

Điều đưa nước Mỹ tiến nhanh khiến cả thế giới phải nễ phục và học hỏi bắt nguồn từ "Bản Tuyên Ngôn Độc Lập" này.

 

Ta trở lại một chút về lịch sử nước Mỹ:

Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ vào năm 1492. Nhiều dân của các nước Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hòa Lan ...đến đây và cư ngụ nhiều  nơi. Sau này biến thành 13 tiểu bang đầu tiên của nước Mỹ.

Chính sách thuế của Anh ban hành năm 1774 trở thành mầm mống cho cuộc chiến dành độc lập tại Hoa Kỳ. Tướng Washington nhận trách nhiệm lãnh đạo chiến tranh cách mạng vào năm 1775 và chính thức đứng ra tuyên bố độc lập nâm 1776.

Thomas Jefferson soạn ra bản Tuyên Ngôn Độc Lập lúc ông 33 tuổi. Được xét duyệt bởi John Adams, Benjamen Franklin và Jefferson. Được 56 hội viên ký tên và xác nhận không còn là thuộc địa của Anh Quốc nữa.

Đây là một áng văn chương kiệt tác của nhân loại. Nó khẳng định mọi người đều do Thượng Đế tạo ra. Mọi người đều phải có những quyền lợi tự nhiên. Không ai được xâm phạm quyền tự do của họ.

Bản tuyên ngôn Độc Lập này là nguồn cảm hứng cho mọi người trên thế giới muốn tìm sự tự do và bình đẵng. Đó là kim chỉ nam cho những dân tộc bị áp bức, muốn lấy lại quyền sống cho chính mình.

Ngày 4/7/1777 Lễ Independence Day được cử hành lần đầu tiên tại nước Mỹ.

Như vậy tính đến năm nay ta đã có 240 năm người Mỹ mừng lể Độc Lập.

 

Người Hoa Kỳ mừng lễ bằng những hành động biểu hiện yêu nước. Những nhà chính trị có những bài diễn văn ca ngợi tổ quốc và di sản văn hóa Hoa Kỳ. Người dân thường tổ chức những buổi liên hoan ngoài trời và  ăn uống no say, ca hát thật vui và hào hứng.

 

Vì đây là những ngày nghỉ dài cuối tuần nên những thành viên đi làm xa cũng mua vé máy bay hay lái xe về tập trung sum họp gia đình.

Họ ăn mặc, đội mũ và đôi khi vẽ trên người màu trắng, đỏ và xanh của lá cờ Mỹ. Trước nhà họ cũng treo cờ Mỹ để nói lên niềm vui và hảnh diện dân tộc mình. Buổi tối hầu hết các thành phố lớn đều có bắn pháo bông để mọi người đi xem. Một số nơi cấm đốt pháo. Có nơi người dân được tự do đốt loại pháo nhỏ để mừng lễ.

 

Người Việt Nam ta đến Mỹ nhiều nhất sau năm 1975. Chúng ta cũng đã được sống và hòa mình vào nguồn văn hóa nước này.

Là những người định cư tại nước Mỹ,  đa số chúng ta đều đã nhập quốc tịch. Đó là quyền lợi của những người di dân. Có một số người cương quyết không vào quốc tịch Mỹ vì họ sợ một số trách nhiệm ràng buộc, hoặc viện lý do về vấn đề ngôn ngữ. Nhưng khi đã là một công dân Hoa Kỳ, chúng ta sẽ được luật pháp của Mỹ bảo vệ ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Được bảo lãnh gia đình theo luật di trú cho phép. Ngoài ra có quyền bầu cử và được hưởng mọi quyền lợi ngang hàng với người bản xứ.

 

 Tôi rất thích những ngày lễ lớn của Mỹ. Bởi vì không như ở VN ta, những ngày lễ cần  nấu thức ăn gì thì y như rằng món đó sẽ lên giá. Những ngày Tết thì thịt thà, rau cải, bánh trái giá leo thang vù vù. Người nghèo than trời không thấu.

 

Người Mỹ trái lại. Mùa lễ nào thức ăn  đặc biệt cho lễ ấy lại bán rất hời. Họ giảm giá để mọi người đều được chung vui. Như mùa lễ Thanks Giving  thì thịt gà tây rất rẻ. Bắp, bí đỏ... bán  hạ giá. Mùa lễ Mother's Day thì đại hạ giá những thứ có thể làm quà tặng mẹ. Lễ Father's Day thì hạ giá những thứ cha cần. Mùa lễ Độc Lập này, mấy tờ quảng cáo chợ gửi tới nhà thì suờn heo, sườn bò, các loại thịt để nướng đều có giá save.Nước ngọt, bắp, trái cây, rau cải cũng vậy.

 

Nhan nhãn trên những khu trung tâm thương mại, những quày bán pháo đã sẳn sàng. Giống như  một cái lều hay một chiếc xe di động dược đặt riêng rẻ một góc biệt lập. Nếu có xảy ra tại nạn do thuốc nổ của pháo thì cũng không ảnh hưởng lớn đến tính mạng nhiều người hay hư hại  cho khu phố.

 

........

 

Năm nay tôi có một kỳ lễ Độc Lập Hoa Kỳ rất có ý nghĩa và đặc biệt. Không phải là các con tôi lấy phép về thăm nhà. Tôi thông cảm cho chúng vì lính tráng phép tắc khó khăn, hãy để một dịp khác chúng về cũng được.

 
Số là nhân lễ Độc Lập một số học trò ở xa được nghỉ dài ngày, một em học sinh từ VN qua du lịch. Các em đã tổ chức một ngày họp mặt bỏ túi với tôi, và lấy ngay ngày 4 tháng 7 là ngày cô trò gặp mặt.

 

Trên con đường dẫn vào nhà học trò, tôi đã thấy một sự khác biệt rõ ràng. Hôm nay là ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ. Tất cả những căn nhà trong khu phố đều trang hoàng hết sức rực rỡ. Họ dựng lên những chiếc bạt hay dựng lều với bàn ghế bày trí đẹp mắt. Những lá cờ Mỹ lớn nhỏ phất phới bay. Những  dây cờ hay chữ Happy 4th of July  màu xanh đỏ trắng treo dài theo đường vào nhà hay xung quanh tấm bạt.

 

Những người Mỹ tập trung ăn uống với y phục nhìn vào là thấy ngay đó là biểu tượng lá cờ Hoa Kỳ. Những chiếc xe đạp sẳn sàng khởi hành. Một số đường đã bị đóng để chuẩn bị cho một buổi diễn hành mừng lễ Độc Lập Hoa Kỳ thường niên.

 

Tại nhà Hương cũng giống như những dãy nhà trong xóm. Nhiều lá cờ Mỹ được treo rải rác xung quanh sân. Trên thảm cỏ, một cái lều vải che mát thật to đã dựng sẳn với bàn ghế sắp xếp lịch sự.

Hôm nay cửa garage mở rộng, hai cái bàn dài với ghế dựa, được đặt ngay trên parking lot với một tấm bạt khá to che nắng. Bên trong hai cái bàn to kê lại để đặt thức ăn. Các anh em họ hàng nhà của gia chủ cũng được mời đến để tham dự lễ thật vui.

 

Ngồi nói chuyện với các anh, những cựu sĩ quan của VNCH , mới thấy người Việt mình dù đã bỏ nước ra đi nhưng lúc nào cũng hướng về quê hương. Tuổi đã già, sức tàn lực kiệt, nhưng  cái dũng khí hào hùng đã truyền lại cho thế hệ tiếp nối trên đất nước này. Một người cháu của gia đình đã là một vị tướng gốc Việt đầu tiên của quân đội  Hoa Kỳ.

 

Thức ăn trên bàn thật đầy đủ và dồi dào. Món Việt, món Mỹ đều có. Cả thức ăn chay lẫn thức ăn mặn. Có chè, có bánh ngọt lẫn đủ loại trái cây. Ai muốn ăn gì thì tự mình đến lấy. Chả giò, thịt nướng làm ngay tại chỗ, còn nóng hôi hổi vừa thổi vừa ăn.

 

Cô trò chúng tôi vui mừng tíu tít, ngồi quây quần nhắc chuyện ngày xưa. Những kỷ niệm thời xa lắc xa lơ được lôi ra kể. Học trò cũng trên 60, cô giáo cũng lo le bảy chục. Vậy mà gặp nhau nói chuyện om trời như bạn bè lâu ngày mới gặp.
DSC_3518

 

Thời gian thật nhanh, hồi  nào các em còn mới ngỡ ngàng bước vào ngưỡng cửa Trung học. Vậy mà bây giờ một số lớn đã đến tuổi nghỉ hưu, con cháu bề bề, gia đình ổn định.

 

 Chúng tôi dẫn nhau ra chụp mấy tấm hình kỷ niệm. Cũng mặc áo, đội nón, đeo chuỗi hột, vòng tay có màu sắc và hình  lá cờ Mỹ. Cô trò làm điệu cho phó nhòm gia chủ chụp hình. Chụp xong là ông chủ nhà in ra hình màu liền để tặng.
IMG_0593

 
DSC_3575

Sau khi chụp hình xong, gia chủ mời mọi người vào tiệc. Chúng tôi tự lấy thức ăn và ngồi ăn uống nhiệt tình. Một số thức ăn do các em làm mang đến để chung vui, nên phải thưởng thức để biết tay nghề ngon dỡ.

 

Có một món mà tôi quá thích. Món mà lâu, lâu lắm rồi tôi không được dùng. Món này nhắc cho tôi một trời kỷ niệm. Món mà học trò nghèo đứa nào cũng mê chia nhau mà nút. Đó là món "XI RÔ ĐÁ NHẬN' mà do chính tay Chi chồng của Thanh Hương làm để mừng lễ Độc Lập. Đá bào nhuyển, ém xuống ly rồi đổ xi rô vào. Có xi rô màu đỏ, màu vàng , màu xanh của các loại trái cây. Mùi thơm lừng quá thích.

 Xi rô đá nhận là món quà mà Chi đã chuẩn bị cho các cháu nhỏ sau khi các cháu tham dự diễn hành (Lái xe đạp nhỏ chạy theo hay đứng trước nhà giơ cờ la lên cho vui).  Mùa hè Cali mà gặp ly xi rô đá nhận này thì thiệt là quá đã. Cháu nào cũng mê. Ăn xong, chúng ùa ra phía sau nhà. Mở vòi nước cho vào những bong bóng nhỏ tí  xíu rồi quăng nhau chơi. Nói cười inh ỏi, mát ơi là mát.

IMG_0585

 

 Đúng 3 giờ chiều, đoàn diễn hành bắt đầu. Người ở đâu mà đông quá đông. Họ không theo một trật tự nào cứ tuần tự đi tới. Đoàn người lũ lượt đi qua bằng xe đạp có gắn cờ Mỹ. Xe dùng ở những sân chơi golf trang trí đẹp mắt. Có người đi bộ, có người đi xe lăn....Trẻ em, người lớn, người già, phụ nữ đều vui mừng và hân hoan. Có anh chỉ mặc một quần lót hình lá cờ Mỹ. Có chị mặc bộ đồ tắm hai mãnh đỏ, xanh. Đủ loại xe đạp, đủ kiểu quần áo ... tuần tự, lũ lượt đi qua kéo dài khoảng 30 phút. Họ la to, bóp kèn và nhảy nhót thật vui.
DSC_3539

 

Tôi lấy Iphone ra quay phim khoảng 10 phút rồi đi vào nhà để còn săn sóc ông chồng. Tôi sẽ làm một video clip để giới thiệu với các bạn một phần của buổi diễn hành này.
DSC_3549

 

 Thật ra buổi diễn hành chẳng có gì lộng lẫy. Chỉ là rũ nhau cùng đi. Đi để chung vui ngày lễ. Hãnh diện và mừng ngày kỷ niệm Hoa Kỳ độc lập. Đơn giản như vậy đó nhưng ý nghĩa thật vô cùng. Nó nói lên được tính cách của người Mỹ. Họ yêu nước họ một cách thực tế, tự do và đơn giản như ăn, như chơi. Cần gì phải dùng từ hoa mỹ, hô hào khích động cho nhiều. Cần gì phải mang hay treo biểu ngữ với những câu thật kêu mà trống rổng. Tình yêu đất nước thể hiện trong cách sống văn minh. Người dân tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp, tôn trọng tự do.

 

Yêu nước không phải là chính quyền làm thế nào, đúng hay sai người dân cũng cúi đầu tuân theo.  Yêu nước là biết dùng lá phiếu của mình chọn đúng người lo cho dân cho nước. Yêu nước còn có nghĩa là phải biết đòi hỏi lẽ phải. Lúc cần cũng phải đối lập và biểu tình để nói lên chính kiến của mình. Luật pháp Hoa Kỳ và bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã cho người dân cái quyền đó.

 

Quả thật nước Mỹ đang có nhiều vấn đề. Một vị Tổng Thống gây nhiều tranh cãi. Những dự luật ra đời hay sửa đổi không thỏa đáng cho tất cả mọi người. Chính sách đối ngoại thiếu sự đoàn kết. Tình hình quân sự nhiều áp lực cho giới lãnh đạo. Nhiều chủ trương đối lập với một số nước trên thế giới. Vấn đề di dân cũng là mối lo ngại không nhỏ cho chính phủ....

 

Nhưng nước Mỹ là vậy, tất cả mọi việc rồi cũng sẽ được tập thể những người đại diện cho dân giải quyết hợp lý. Sự tranh chấp đấu đá là hình thức của tự do. Tự do ngôn luận. Tự do trình bày chính kiến. Tự do hội họp và tự do biểu tình. Những quyền tự do được ghi trong hiến pháp rõ ràng để bảo đảm Tổng thống hay những người lãnh đạo quốc gia không độc tài, chuyên chế.

 

Tôi là một công dân Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng quê hương ngoài là nơi mình sinh ra và lớn lên, còn là nơi mình gắn bó và sinh sống lâu dài. Tôi đã chọn nước Mỹ là quê hương thứ hai. Vì nơi này đã cho tôi một cuộc sống tự do và hạnh phúc.  Cho con tôi, cháu tôi đến trường và trưởng thành trong một môi trường thật đáng sống. Nước Mỹ đã cưu mang gia đình tôi và bây giờ con tôi có bổn phận phải đền trả và đóng góp.

 

Ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ năm nay tôi đã có một ngày thật vui.


Cám ơn những người em gái, em trai một thời cùng tôi chung một mái trường, bây giờ vẫn dành cho tôi nhiều thương mến.


Cám ơn nước Mỹ đã có một ngày kỷ niệm thật đáng tôn trọng và tự hào.


Cám ơn những người Mỹ đã đi ngang qua tôi trong buổi diễn hành với nụ cười, vẫy tay và những tiếng  hô "God Bless America", " Happy 4th of July" thật hạnh phúc.

 

Vâng! "God Bless The USA"  phải không các bạn?.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới
và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh.
HAPPY FOUR OF JULY 2017
Nguyễn Thị Thêm thực hiện youtube



 

 

 

 

 

05 Tháng Bảy 2010(Xem: 96340)
(Cảm xúc nhân ngày Hội Ngộ Ngô Quyền, Hè 2010) Thầy Nguyễn Xuân Kính
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97626)
NGÔ QUYỀN TRƯỜNG CŨ GẶP NHAU ĐÂY THÁNG 7, MỒNG BA, HỌP MỘT NGÀY BÈ BẠN KHẮP NƠI VỀ HỘI TỤ CÔ THẦY MUÔN NẺO ĐẾN SUM VẦY
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97272)
Áo trắng niềm vô tư Nét bút dệt mộng dài Trời xuân lòng phơi phới Chưa nghĩ chuyện tương lai
04 Tháng Bảy 2010(Xem: 80754)
Lật trang lưu bút bồi hồi Hè sang gợi nhớ quãng đời học sinh Phượng hồng nhuộm nắng lung linh Lòng em thầm lặng một mình nhớ ai…
02 Tháng Bảy 2010(Xem: 82282)
Tháng Tám bên nầy vẫn không mưa Ở đây buồn nhớ hướng quê xưa Nhớ chuyện tình yêu ngày tháng cũ Còn trong ký ức chẳng phai mờ
30 Tháng Sáu 2010(Xem: 92420)
Không Ai biết Ai và Ai rất trẻ Nhìn ngực nhau thấy phù hiệu Ngô Quyền Ai muốn trao Ai nụ đời vừa hé Đâu biết mình đang độ tuổi thần tiên
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89318)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 97384)
Vẫn là anh, làn gió mát xôn xao Thổi êm ái lời tình đầu thuở trước Em xin mãi là mưa ngày bão rớt Rơi xuống anh nghìn giọt nhớ quê nhà.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 81191)
Xưa em tóc xỏa vai gầy Áo dài vải trắng thơ ngây đến trường Tôi theo sau bước ngập ngừng... Sợ con bướm trắng lạc đường bay xa
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 72933)
Biển có nỗi niềm riêng Trải ra cùng với sóng Sóng chính là tim biển Thiên thu vẫn trào lòng.
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 73120)
Đã qua rồi, ngày xưa bé nhỏ Anh và em, đôi ngả đôi đường Chuyện học trò, còn mãi vấn vương Ta đã mất: Con đường phượng tím
27 Tháng Sáu 2010(Xem: 69527)
Tâm Kinh Bát Nhã tiễn anh đi Tan nát lòng em - chẳng nói gì Em nguyện hồn anh về cõi Phật Giữa trời thanh tịnh khói mây bay.
26 Tháng Sáu 2010(Xem: 69403)
Yên giấc ngàn thu biệt bạn vàng Đau lòng em lắm… quấn vành tang Còn đâu năm tháng cùng anh bước Qua khúc gian truân, nỗi đoạn trường
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92225)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 33477)
Tiêu đề : Trăng Bên Kia Sông Artist : Thanh Duyên Composer: Phạm Chinh Đông Harmonist : Đỗ Hải Lyricist: Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 32138)
Tiêu đề : Quê Nhà Artist : Thanh Hoa Composer :Phạm Chinh Đông Harmonist: Đỗ Hải Lyricist : Phạm Chinh Đông
13 Tháng Sáu 2010(Xem: 67882)
Sáng bố thức dậy sớm Làm bữa sáng thật ngon Hai quả trứng gà tròn Thành ốp la thơm phức.
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 74532)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152626)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91797)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 77656)
Một mình đêm dài, một khúc nhạc êm Nhớ vầng trán Ba với năm dòng kẽ Những chấm đen như nốt nhạc buồn không lệ Nhìn vào trán Người thấy những âm giai
10 Tháng Sáu 2010(Xem: 65742)
Dáng anh buồn thật buồn... Áo bụi đường còn vương Với đàn ghi ta cũ Mênh mang sầu tha hương.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101191)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 78167)
Những nỗi niềm xếp theo sóng nằm nghiêng Cho cái nhớ rơi theo chiều thẳng đứng Biên Hoà ơi! Làm ơn giữ trường tôi ngàn năm đứng vững Chờ kim đồng hồ quay lui về mái ấm Ngô Quyền.
04 Tháng Sáu 2010(Xem: 64127)
Vài năm nữa bằng lăng rồi sẽ lớn Hoa tím đầy cành gợi nhớ cho ai? Trong tất bật vội vàng người thành phố Có ánh nhìn nào âu yếm cho hoa?
25 Tháng Năm 2010(Xem: 75777)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng, vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
22 Tháng Năm 2010(Xem: 63974)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.