Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Cỏ Non - VU LAN NHỚ MẸ

26 Tháng Tám 20151:10 SA(Xem: 24575)
Cỏ Non - VU LAN NHỚ MẸ

VU LAN NHỚ MẸ

CN

metrongmo

“…. Ầu ơ! ví dầu cầu ván đóng đinh

Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

Khó đi Mẹ dắt Con đi

Con đi Trường Học, Mẹ đi Trường Đời, …”

                                                                                 

Câu ca dao mà Mẹ tôi thường ngồi đưới đất, đong đưa võng và hát ru cho tôi ngủ khi tôi mới lên năm, vẫn còn hằn sâu trong trí não tôi. Thuở lần đầu tiên chưa biết gì, tôi thường hay thắc mắc và im lìm để yên trong bụng. Mỗi ngày càng lớn lên, tôi như hiểu biết thêm và như thấm thía được ý nghĩa của câu ca dao nầy. Tôi thường lẽo đẽo đi theo Mẹ tôi khắp nơi ra chợ, đi buôn, lên xe, chất hàng, xuống xe, mang hàng đưa cho từng người khách.

… Mẹ thật nhanh nhẹn trong đôi chân và nhiệt tình trong công việc. Mẹ không quản ngại công lao, vất vả. Những giọt mồ hôi lã chã trên trán Mẹ tôi, rớt xuống từng hạt một, lưng áo Mẹ đẫm ướt. Dùng cánh tay mặt quẹt ngang vệt mồ hôi lấm tấm hay nhỏ giọt trên trán, Mẹ tôi vẫn không ngừng nghỉ, vẫn kiên trì cho đến khi xong việc. Tôi thương Mẹ quá đỗi. Tôi bước đến muốn làm một cái gì để giúp Mẹ tôi, kéo, khiêng, phụ hàng từ trên chiếc xe lam xuống, nhưng Mẹ ngăn tôi lại: “Nặng lắm con, đừng đụng vô, nó rớt xuống là giập chân con đó, nặng lắm con, để Mẹ làm từ từ cũng được…”

Khi tuổi Mẹ tôi hơn lục tuần, Mẹ thường vắng nhà buổi tối. Sau khi lo cho Anh Em chúng tôi ăn cơm chiều xong khoảng 5 giờ, Mẹ vội vã chạy ra bến xe để bắt kịp chuyến xe cuối cùng đi lên Tỉnh. Đường từ nhà tới Tỉnh khoảng hơn một tiếng rưỡi. Mẹ lên Tỉnh mua hàng đem về nhà để phân phối cho mấy tiệm bán lẻ. Mẹ phải đi sớm vì mới có đủ hàng và phải về sớm để tránh mất thời giờ phải qua những trạm xét "không cần thiết" trên đường đi và có đủ giờ giao hàng cho tiệm. Tôi không biết Mẹ tôi có được bao nhiêu tiếng đồng hồ để ngủ qua đêm (?), nhưng Mẹ nói là "Trời chưa hừng sáng là Mẹ phải có đủ hàng chất trên xe lam và lên đường về". Chỉ thấy Mẹ về đến nhà lúc sáng sớm, khi tôi mới vừa lồm cồm thức dậy, chuẩn bị sửa soạn để đi học. Sau nầy có dịp, tôi được theo Mẹ lên Tỉnh chơi, Mẹ dắt tôi đến nhà Bà Dì họ và giới thiệu Bà Dì họ đã cho Mẹ tôi trọ ngủ vài tiếng đồng hồ trước khi lên xe lam về. Bà Dì họ nói với tôi rằng: "Con coi Má con giỏi không? Nhà Dì hàng rào tường cao như vậy mà Má con, rất là lịch sự và tự trọng, không muốn đánh thức Dì hay cả nhà dậy để lấy chìa khóa mở cổng rào ra, cứ nhẹ bước, 4 giờ sáng là leo tường đi ra ngoài lấy hàng, xếp lên xe rồi chở về nhà. Dì thật chào thua Má Con". "Ròng rã, liên tục qua mấy năm nay". Chúng Tôi nào có biết? Mấy đứa Con của Mẹ có thấy và nghe được từ trước đến nay đâu? Tôi thật ngỡ ngàng. Nhìn dãy tường hàng rào cao quá khổ tầm vóc của Mẹ tôi, một sự xúc động nghẹn ngào, nước mắt tôi bỗng rớt xuống. Tôi thắc mắc! thắc mắc! cho mãi đến bây giờ. Làm thế nào Mẹ tôi có thể thực hiện được việc leo tường rào cao như vậy??? - Ba tôi trả lời: "Mẹ tụi Con có gì mà làm không được đâu?". "Mẹ rất giỏi và khéo. Khi Mẹ muốn là phải được thôi!"

Tôi tò mò và cứ đi theo Mẹ mà đòi mãi. Một hôm có lần Mẹ "cho phép" tôi được đi cùng chuyến xe lam mà Mẹ bao để chở hàng về với Mẹ. Tôi chứng kiến được sự khéo léo và bươn chải của Mẹ tôi trong việc làm của Mẹ, lúc bấy giờ Mẹ tôi đã trên bảy mươi tuổi rồi. Điều mà tôi không sao xóa mờ khỏi tâm trí tôi là hình ảnh Mẹ tôi rất vô tư, ngồi mé cạnh bên người tài xế lái xe lam, phân nửa mông trên ghế và nửa trên không, ngoài ghế, tay nắm chặt lấy sợi dây nắm để được an toàn, phía trước mặt cạnh bên cửa xe lam. Tôi lo sợ cho Mẹ tôi với ý nghĩ trong đầu là lỡ xe cán đá hay chạy nhanh dằn trên đường, hay xe thắng gấp, liệu Mẹ tôi có giữ được sự an toàn cho tánh mạng của Mẹ không?. Tôi muốn nhắc nhở Mẹ tôi sự nguy hiểm mà tôi thấy trước mắt tôi. Dường như Mẹ tôi không cho đó là điều phải lo. Vì trên chuyến đi với tôi lần đầu đó Mẹ tôi đã trải qua đều đặn mỗi ngày, ít nhất là hơn hai năm qua?. Tôi ngồi phía hàng ghế chở hành khách phía sau xe lam, tìm cách lú mặt, mắt, xuyên qua chỗ trống bên góc chiếc xe lam, ngay sau lưng chỗ Mẹ tôi, nhìn Mẹ tôi và cầu nguyện sự an lành đến với Mẹ. Chăm chú canh chừng Mẹ, lỡ có sơ hở, nguy hiểm gì thì báo cho Mẹ hay ngay. Thầm nghĩ chuyến xe đi theo Mẹ kỳ nầy có thể rất là bổ ích. Khác với ý nghĩ và tưởng tượng của tôi, sự xốc vác, lanh lợi của Mẹ tôi không thể ngờ được. Tư thế Mẹ ngồi trên chiếc xe lam, Mẹ biết Mẹ phải làm gì trong suốt chuyến xe chạy. Thật ra Mẹ có ngồi thật lâu đâu. Chạy được một đoạn đường ngắn là xe phải dừng lại nơi trạm kiểm soát, dù Trời lúc bấy giờ còn tờ mờ tối, chưa sáng hẳn. Mẹ bước xuống xe nhanh, bước sang trình giấy cho người kiểm soát, dường như họ đã biết Mẹ tôi mỗi ngày nên khi thấy Mẹ tôi, chưa kịp qua đến bàn, họ đã khoát tay để Mẹ đi. Nhanh chân Mẹ quay bước trở về chỗ ngồi trên xe lam, và xe bắt đầu nổ máy tiếp tục chạy.

Qua một vài trạm không xa lắm xe lại dừng lại để kiểm soát, xe lại được khoát tay cho chạy. Dường như Mẹ ngồi không bao lâu, xe chạy không bao lâu lại dừng lại. Trạm kiểm soát đâu mà nhiều quá. Mẹ tôi nghĩ đúng vì may mà Trời còn chưa sáng không có nhiều xe chứ nếu Mẹ đi trể, và những trạm cứ cách nhau không xa như vậy Mẹ sẽ mất bao nhiêu thời giờ, nếu phải chờ, đến phiên lượt mình đến sau nhiều xe đò lớn, rước khách với nhiều phức tạp trên xe. Và xe Mẹ tôi không cần phải kiểm soát như những trạm vừa qua và khi về đến nhà thì chắc quá trưa, làm sao giao kịp hàng cho tiệm. Đôi lúc có một vài trạm, Xe Mẹ tôi vẫn dừng lại như lệ và người phụ trách trạm khi nhìn thấy Mẹ tôi, Anh ngáp vắng, ngáp dài và nói với Mẹ tôi: "Thiếu café!". Mẹ tôi mỉm cười và nhanh nhẹn tiến đến phía Anh và Anh cũng bước tới, Mẹ nhét vội vào tay Anh, rồi quay người lại xe, khoát tay bảo tài xế xe lam lên xe đi. Nhiều sự việc xảy ra nhanh chóng, chớp nhoáng, ... trước cặp mắt xoe tròn và đầy ngạc nhiên của tôi. Tôi cảm thấy thương Mẹ tôi vô cùng tận.

Trong khi tôi đến Trường học một cách vô tư, vui đùa, thoải mái, chăm chỉ nghe lời giảng dạy của Thầy Cô,... thì trong lúc đó Mẹ tôi phải vất vả, nặng nhọc, bon chen, đối đầu với tất cả những hiểm nguy, thách thức của cuộc sống ngoài trường đời một cách can trường và vô điều kiện chỉ vì lòng yêu thương cao cả của người Mẹ đối với những đứa Con. Làm sao tôi có thể quên được Mẹ tôi? Làm sao tôi có thể ngăn chận được những xúc động dâng tràn rào rạt trong lòng Tôi khi nghĩ đến Mẹ tôi?

 

Tôi vẫn không sao kiềm được nước mắt tôi rớt xuống vì Mẹ ơi, Mẹ đã thật sự xa Con rồi. Con nhớ Mẹ vô cùng. Ngày Vu Lan nhớ Mẹ.

 

Cỏ Non,

Maryland, Ngày Lễ Vu Lan, Tháng Tám Năm HaiKhôngMộtNăm.

05 Tháng Năm 2011(Xem: 41506)
Hôm nay, con viết vội vần thơ Khóc Mẹ một chiều gió Thu mưa Mong Mẹ từ đây đời thanh thản Nương cửa Từ Bi cõi Niết Bàn….
05 Tháng Năm 2011(Xem: 48132)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
05 Tháng Năm 2011(Xem: 129249)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
29 Tháng Tư 2011(Xem: 133570)
Chưa một lần gặp lại Đã vĩnh biệt muôn đời Lời tạ từ chưa nói Đã vội vàng chia phôi.
26 Tháng Tư 2011(Xem: 67435)
xin mời đến xem phim Bolinao 52 để thấy chị Trịnh Thanh Tùng, một chs NQ đã có mặt trong phim tài liệu Bolinao 52, kể lại kỷ niệm hãi hùng của chị trên đường tìm tự do năm 1988.
20 Tháng Tư 2011(Xem: 131070)
Nhớ không mày, trường Ngô Quyền xưa mình học, Thầy Bảo uy nghi, Hiệu trưởng cũ của mình, Giờ Thầy yếu rồi, bệnh nhiều, thương... thương lắm,
20 Tháng Tư 2011(Xem: 121803)
Quá khứ, kỷ niệm vẫn đeo đuổi tôi như hình với bóng. Quá khứ sẽ tan biến đi khi tôi không còn hiện diện trên cỏi đời nầy nữa. Buồn ơi! chào mi. Niềm vui ở lại.
16 Tháng Tư 2011(Xem: 142841)
Nuôi nuôi nấng nấng Từ đất mọc lên Không dễ gì quên Hoa bâng khuâng tím
10 Tháng Tư 2011(Xem: 137150)
Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa.
10 Tháng Tư 2011(Xem: 113523)
Trong đêm trường tĩnh lặng, người phụ nữ đau khổ khóc nấc lên: “…Tại sao con tôi ra nông nổi này!? Tại… sao!?...”
10 Tháng Tư 2011(Xem: 127714)
Bài thơ tặng cậu bé Aisawa, nạn nhân của tai nạn sóng thần tại Nhật đã được phổ nhạc và dịch sang Anh ngữ, Nhật ngữ để phổ biến.
06 Tháng Tư 2011(Xem: 52550)
XIN HÃY ĐỢI AISAWA – Thơ Tưởng Dung - Phổ nhạc Phạm Trung – Ca sĩ Minh Quang
04 Tháng Tư 2011(Xem: 146869)
Buổi sáng mù sương rơi đọng đầy tay Xin tỏa ấm người đang lên con dốc Xin bụi đỏ xếp hàng thành ca khúc Mở lời yêu như đã phải lòng nhau
01 Tháng Tư 2011(Xem: 68181)
Anh như tia nắng xuân nồng ấm Nghiêng chiếu đời em vạt cỏ non
01 Tháng Tư 2011(Xem: 122255)
Mây trắng buồn trôi, mây viễn xứ Gió ơi! xin gió chở dùm ta Một chút tâm tư người ở lại Gửi cho bè bạn ở phương xa
27 Tháng Ba 2011(Xem: 133961)
Nhìn lên ảnh Mẹ những ngậm ngùi Nhớ lằn roi nhẹ nhớ không nguôi Con vẫn đi theo đường mẹ dẫn Tạ ơn roi Mẹ giúp nên người.
24 Tháng Ba 2011(Xem: 155788)
Em mơ có một ngày Bên đàn con cháu ngoan Ôn từng trang Sử cũ Rất kiêu hùng VIỆT NAM
21 Tháng Ba 2011(Xem: 132367)
Cả nhà nắng nhạt dần Lẫn vào thung lũng sâu Mặt trời gom nắng lại Khuất xuống chân trời xa .
12 Tháng Ba 2011(Xem: 70641)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa Âm: Đỗ Hải – Ca sĩ: Quốc Duy
11 Tháng Ba 2011(Xem: 72956)
- Thơ Trần kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm.
10 Tháng Ba 2011(Xem: 162757)
Tháng ba có một ngày Của bà, mẹ và em Đếm gần hết ngón tay Số tám tròn rực rỡ.