Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyên Bích - TÂM SỰ MỘT MÓN QUÀ

15 Tháng Năm 20153:10 CH(Xem: 16204)
Nguyên Bích - TÂM SỰ MỘT MÓN QUÀ

TÂM SƯ CỦA MỘT MÓN QUÀ

 monqua1
Tên nguyên thủy của tôi là Calor, cha mẹ nuôi người Việt Nam của tôi đổi lại thành Ủi.  "Nghề" của tôi là làm đẹp cho người qua y phục. Một món hàng vải dù nhăn nheo đến đâu, nhờ bàn tay của tôi cũng trở nên phẳng phiu, mượt mà.  Thân tôi to béo, nặng nề chứ không thanh mảnh, nhẹ nhàng như những bạn đồng trang lứa ở Hoa Kỳ.  Cha mẹ đẻ tôi là người Pháp, bên trời Tây.  Xưa kia vì nhu cầu thương mãi tôi bị bán sang đất nước Việt Nam.  Lưu lạc xứ người, tôi đã làm con nuôi cho một gia đình Viêt Nam.  Sau những cuộc hành trình xuyên lục địa, hiện giờ tôi đang ở Houston, Texas.
 Chỗ tôi ở hiện nay là một căn tủ nhỏ, bên ngoài phòng ăn của  cha mẹ nuôi tôi - hiện là một gia đình người Mỹ gốc Việt. Tôi đang sống những ngày tĩnh lặng, cố quên hết quá khứ thăng trầm, thời gian, và không gian, bỗng một hôm tôi nghe được mẩu đối thoại viễn liên của cha mẹ nuôi tôi với một người bà con:
- Cậu biết không, món quà cưới cậu mừng cho chúng cháu, đến bây giờ chúng cháu vẫn còn giữ.  Đã 50 năm rồi.
- Vậy hả?! Thật là cảm động!  Không ngờ các cháu trân quý, giữ gìn một vật tầm thường được lâu đến như thế!
Tôi giật mình: họ đang nói tới tôi! Năm nay tôi 50 tuổi rồi, đã thọ quá sức tưởng tượng so với đồng loại.  Đó cũng là nhờ cha mẹ nuôi tôi đã thương yêu, chăm sóc, che chở, bảo bọc tôi như con ruột.
Cả một thời quá khứ bỗng hiện ra trước mắt tôi.  Năm ấy ở Huế tôi được ông cậu diện cho một chiếc áo màu đỏ rực rỡ hình khối chữ nhật rồi đem trao tặng cho người cháu (là cha nuôi tôi hiện nay) trong ngày cưới của cha.  Tôi được huy hoàng một ngày, để rồi hôm sau tôi bị xếp nằm chung hàng với đủ thứ hộp: nào ly, tách, bình thủy, đèn... cũng thuộc loại "quà" như tôi, vì thời ấy người ta không mừng đám cưới bằng tiền. Một món quà dù bé nhỏ, đơn sơ cũng được trân trọng rồi.
Trong vùng cha mẹ nuôi tôi ở thời đó chưa có điện nên tôi bị "thất nghiệp" nằm dài trong ngăn tủ.  Mỗi khi tôi nghe tiếng nhóm lửa, quạt phành phạch, rồi tiếng phun nước phù phù từ miệng bà mẹ tôi, tôi biết ngay bà sắp sửa dùng chị bàn ủi than để ủi áo quần cho ông ngoại, cho cha tôi đi làm... Tôi thấy mẹ hì hà hì hục tội quá mà không giúp gì được, vì dòng điện - mạch sống của tôi - không có!
Vài tháng sau, dòng điện cũng đến xóm Tri Vụ của tôi, mang ánh sáng đến mọi nhà. Tôi có "job' ngay.  Nhờ có tôi mà mẹ ủi áo quần cho cả nhà mau chóng, nhẹ nhàng.  Tôi vui biết bao khi mẹ ôm tôi trong tay để tôi mơn trớn vuốt ve những áo quần của người thân cho thêm mượt mà, óng ả!
Rồi mẹ có em bé đầu tiên.  Năm sau thêm một em nữa.  Mẹ bận tới tấp, đâu có thời giờ mà ôm tôi vuốt ve!  Tôi nằm trong xó tủ, vô công rỗi nghề, nhưng thỉnh thoảng lòng cũng vui vui khi nghe mẹ hát ru em bằng tiếng Pháp - tiếng nước tôi "Que sera sera.  Demain mais jamais bien loin.  Laisser l'avenir venir!  Que sera sera..."  Biết ra sao ngày sau!  Đời cũng như bức tranh đủ màu... Nào ai biết ngày sau..."  Và, tôi bắt chước các em gọi ba mẹ.
Đúng! Không ai biết được ngày mai!
Chẳng bao lâu sau, tôi bỗng rơi vào những ngày tối tăm, hoảng loạn, và đơn độc.  Tôi nghe đạn ở đâu bắn vô nhà, tiếng ầm ầm dữ dội.  Mái nhà sập, tường lở, vôi cát rơi rào rào... Chung quanh tôi chẳng còn ai, ngay cả ba mẹ tôi. Vắng lặng rợn người!  Phải đến nhiều ngày sau, khi im tiếng súng, tôi nghe có tiếng ồn ào của nhiều người ùa đến. Tiếng cãi nhau, giành giựt nhau cho tôi biết họ là bọn hôi của khi nhà vắng chủ.  Họ đã lấy hết đồ đạc, tư trang, của cải trong nhà của cha mẹ tôi!  Còn tôi có lẽ họ chê thân hình thô tháp nên còn để nằm đó cho tôi im lặng chờ thời!
Rồi một ngày kia, ba mẹ tôi cùng ông bà và các em chạy loạn từ đâu đó, sống sót trở về.  Nhà cửa hư nát hết, không sao ở được nữa nên họ đã gom góp đồ đạc còn sót lại vào trong hai túi xách ra đi, không quên mang tôi theo.
Sau này tôi nghe ba mẹ tôi nói với nhau: "Mình vừa qua trận Mậu Thân do Việt Cộng tấn công thật kinh hoàng.  May quá mình còn có nhau!"  Rồi thì ông ngoại tôi bán nhà.  Tôi cùng gia đình dọn nhà qua nhiều nơi: Hàng Bè, Cầu Đất... An Cựu.  Mỗi nơi ở tạm nhà bà con ít lâu rồi lại ra đi.  An Cựu là nơi ở tương đối lâu hơn cả.  Trong khoảng thời gian đó tôi nằm trong xó xỉnh, nghe không gian vắng lặng mà âm thầm buồn tủi vì mình là kẻ vô dụng, là tên thất nghiệp.  Ba tôi đi làm việc ở xa, lâu lắm mới về.  Một lần nghe tiếng xe Honda, rồi tiếng reo vui của các em: "A! Ba về! Ba vê!" khiến tôi cũng cảm thấy vui lây!  Sau đó, mẹ cũng thuyên chuyển ra làm việc ở Quảng Trị theo ba. Lúc đó, thỉnh thoảng tôi được mẹ đem ra vuốt ve, mơn trớn trước khi tôi được dịp làm cho phẳng phiu những bộ đồ lính của ba.
Tiếp theo, mẹ lại quên tôi khi một em bé nữa ra đời.  Ở Quảng Trị được một thời gian độ chừng vài năm, gia đình tôi vội vã dọn nhà về Phan Thiết.  Đến nơi, tôi nghe ba nói với mẹ: "May quá! Việt Cộng đánh lớn Quảng Trị.  Mình đi trễ hơn chừng ba tháng thì sinh mạng của gia đình tiêu tùng rồi."
Ở Phan Thiết, ngày tháng tưởng như êm đềm trôi.  Nhưng những khó khăn chồng chất, mẹ bận rộn với việc công, việc gia đình, con cái... nên áo quần của ba phải đưa tiệm giặt ủi; còn mẹ, năm thì mười họa mới lôi tôi ra để làm đẹp áo của mẹ.  Lúc đầu gia đình tôi ở gần chợ Phường, sau dọn lên ở khu Gia Binh gần Quân Y Viện cho tiện công vụ của ba. Mẹ bận cả ngày lẫn đêm.  Rồi tôi có thêm em bé thứ tư. Tôi bị bỏ quên nhưng mỗi lần nghe tiếng mẹ ru em, lòng tôi lại rộn ràng niềm vui! 
Một bữa, ba tôi trở về, hớt hãi nói với mẹ: "Tình hình nguy lắm rồi.  Phan Thiết sắp mất!  Em hãy đưa các con đi trước vào Sài Gòn.  Anh còn nhiều việc ở Quân Y Viện, sẽ thu xếp đi sau!"  Ba tôi ở lại cho tới ngày cuối cùng của Quân Y Viện.  Khi ra đi, ba mang tôi theo làm bạn đồng hành.
Chúng tôi lại đoàn tụ ở Sài Gòn. Không khí toàn Miền Nam hừng hực lửa chiến tranh. Ba bàn với mẹ: "Thôi mình về Long Xuyên, yên tĩnh hơn!"  Long Xuyên có ông bà ngoại và người bà con bên mẹ.  (Ông bà đi Long Xuyên khi chúng tôi dời ra Quảng Trị).  Thế là chúng tôi lại đi tiếp.  Ở được ít lâu toàn Miền Nam lọt vào tay cộng sản Bắc Việt.  Súng đã hết nổ nhưng lòng người còn hoang mang lo sợ.  Lệnh của chính phủ mới:  Ai làm ở đâu, về nơi đó trình diện.  Gia đình tôi lại lếch thếch về lại Phan Thiết.
Chúng tôi được một người bạn của ba cư trú tại Đức Thắng cho ở nhờ.  Không khí ở đây có vẻ êm ả, nhưng hai con chó nhà này hay sủa ông ổng vì thấy người lạ làm các em và tôi sợ hãi.
Một bữa, ba tôi đi trình diện các "Quan Cách Mạng" rồi không về nữa. Đứa em trai út là người được ba cưng nhiều nhất, ngày nào cũng mếu máo với mẹ: "Ba đâu? Ba đâu rồi?" Mẹ vừa dỗ dành nó vừa khóc sụt sùi.
Sau đó, một mình mẹ sắp xếp dọn đến một căn chòi lá giữa động cát phường Phú Thủy để gần trường mẹ dạy và các em đi học. Mấy mẹ con sống cầm cự bên nhau trong cảnh hẩm hiu, buồn thảm.  Tôi cảm thấy mình như người vô dụng vì không giúp gì được cho mẹ và các em.  Lúc nào mẹ và các em ra khỏi nhà, con chó vàng được tôi coi như bạn thiết. Tiếng sủa của nó đã làm cho không gian bớt phần cô quạnh.  Không lâu sau, thỉnh thoảng có mấy chị học trò đến nhà nhờ mẹ sửa lại cái áo, cái quần.  Đó là lúc mẹ đem tôi ra nhờ giúp một tay.  Tôi đã giúp mẹ làm thẳng nếp áo quần để dễ dàng hơn khi chỉnh sửa cho vừa vặn.  Tôi đã sung sướng khi nhìn các chị tặng mẹ chút ít tiền... "để cô mua bánh cho các em!"  À, thì ra tôi cũng có ích đấy chứ, tuy không nhiều, chỉ tội cho mẹ cực khổ chồng chất khổ cực, buồn bã chất chồng buồn bã.
Những tưởng ba đi trình diện rồi về.  Có ai ngờ năm này qua năm khác, ba vẫn chưa về!  Một hôm mẹ được lệnh cho đi thăm nuôi ba. Mẹ dẫn hai em giữa, để cô chị và cậu em út ở nhà.  Một ngày, rồi hai ngày trôi qua trong nặng nề. Ngày nào hai em cũng ra ngõ đứng trông!  Tôi nghe tiếng nức nở của hai em mà xốn xang trong lòng: "Sao mẹ chưa về?  Mẹ đi lâu quá!"  Tôi bỗng lo lắng, lỡ có chuyện gì xẩy ra, mẹ không về nữa thì sao?  Nhưng may quá, đến tối mịt ngày hôm sau thì đoàn ba người về tới nhà, phờ phạc vì mệt mỏi đường trường.  Tuy thế cả nhà đều vui vẻ bởi còn đủ mẹ đủ con.
Ngày qua ngày, vì đói khát, khổ cực, cùng vất vả quá mức nên mẹ yếu sức thê thảm, không còn khả năng thăm nuôi ba vì không biết ba ở tù bao lâu mới được thả, và chỉ thấy con đường chết lần mòn nếu trụ tại Phan Thiết nên cả năm mẹ con (kể luôn tôi là sáu) lếch thếch kéo nhau về Long Xuyên nương tựa ông bà ngoại, đành bỏ lại ba. Ở với ông bà ngoại, mẹ và các em tuy cũng phải vất vả kiếm sống nhưng có một chỗ ấm áp để ăn ngủ không phải chịu cảnh lạnh buốt khi gió mùa Đông lọt qua vách lá, run lập cập khi mưa chảy thành dòng từ mái nhà như thuở ở cái chòi lá tại Phan Thiết.
Ngày tháng trôi... Bỗng một ngày, tôi nghe từ nhà sau tiếng các em reo mừng rối rít: "A! Ba về rồi!  Ba về rồi!..." Cả nhà vỡ òa niềm vui.  Tôi cũng cùng vui cảnh cả nhà đoàn tụ. Tuy nhiên tôi vẫn không giúp được gì cho gia đình.  Ba mẹ và cả các em nữa lo cái ăn còn chưa xong, kể chi đến cái mặc! Tôi nằm vùi trong kẹt tủ ngày qua ngày, không ai nhớ đến tôi!
Ông bà ngoại tuổi già sức yếu, lần lượt ra đi... Tôi nghe tiếng tụng kinh, tiếng khóc, tiếng người đưa tiễn xôn xao mà ngậm ngùi cho đời người!
Rồi một hôm...
Tôi nghe ba mẹ lịch kịch thu xếp hành lý và nói với nhau:  "Đi lên Sài Gòn sớm cho kịp chuyến bay." Lại sắp ra đi... Ra đi lần này vẻ mặt mọi người tuy căng thẳng nhưng đượm nét rạng rỡ vui tươi, không giống những lần trước ủ rũ như tàu lá chuối héo úa bị cơn mưa bão đánh cho bầm giập, rách nát tả tơi.  Qua câu chuyện của gia đình, tôi biết lần này đi Hoa Kỳ.  Tôi sợ tôi bị bỏ lại vì vẻ nhà quê, lạc hậu của tôi, nhưng không.  Tôi được xếp nằm chung với những đồ thờ của ông bà ngoại như chuông, mõ, lư trầm, lư hương... cùng những thứ lỉnh kỉnh như kềm, búa, kéo... mà ba mẹ tôi trân trọng giữ gìn bấy lâu như những kỷ niệm khó quên.
Đến Montclair, California, cả nhà bắt đầu một cuộc sống mới. Cả nhà hăng hái, hớn hở lao ra đi làm, đi học.  Tôi thấy lòng hân hoan vì biết từ đây mình không còn thất nghiệp nằm rũ trong xó tủ nữa. Các em tôi cứ rối rít: "Đồ ăn trong tủ lạnh ê hề, chả bù ngày xưa đói khát triền miên, ngay cả củ khoai cũng hiếm."  Những lúc rảnh rổi mẹ dạy các cô em cắt may áo quần mới.  Tôi được dịp trổ tài làm thẳng thớm, mượt mà vải vóc, áo quần cho các cô em ăn diện, làm đẹp với người.  Có lần, một bà bạn của mẹ thấy tôi khéo léo, đi những đường nét tuyệt vời lên vải, bà thích quá, đòi mượn.  Mẹ tôi trả lời: "Đây là của gia bảo, không thể trao cho ai được" làm tôi xúc động vô cùng! Cảm ơn mẹ, cảm ơn ba đã cho tôi cái vinh dự này.
Các em học hành, tốt nghiệp trung học rồi Đại học, có công ăn việc làm, lập gia đình, ra ở riêng. Gia đình chỉ còn lại ba mẹ và tôi.  Sau đó ba mẹ dời qua Houston, Texas, chỉ có tôi hân hạnh được theo ở với ba mẹ.  Tôi là người con được hòa vào nhịp sống của gia đình: lúc thăng lúc trầm, lúc sướng lúc khổ, lúc vui lúc buồn, lúc đói lúc no.
Giờ đây tôi đang sống những ngày bình lặng, nhưng không phải là kẻ vô ích. Thỉnh thoảng ba hay mẹ đem tôi ra mân mê, nhờ tôi làm đẹp áo quần sau khi giặt, rồi lại trân trọng cho tôi nghỉ ngơi ở một ngăn tủ riêng biệt.  Đôi khi cao húng, ba cầm Harmonica thổi bài One Day.  Nhà vang lên tiếng cười.
Tính ra đến nay tôi đã 50 tuổi đời sống với ba mẹ. Tôi thọ hơn nhiều so với các bạn đồng nghiệp.  Đó cũng là nhờ tình thương và sự chăm sóc của ba mẹ, nhất là mẹ.  Mỗi đêm nghe mẹ thỉnh chuông và cầu nguyện: "Lạy Phật, cho con có một sức khỏe ổn định trong những ngày cuối đời để con làm người có ích cho gia đình," tôi noi gương mẹ cũng cầu mong bốn chữ: Hữu Dụng Cho Đời. 
  Nguyên Bích
Houston, Texas 30/4/2015
28 Tháng Bảy 2009(Xem: 71338)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa
27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75917)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92373)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34657)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65786)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65594)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75561)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 70269)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 69209)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162280)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84613)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64794)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 69072)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76346)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68593)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67556)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 42064)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93598)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70758)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 71305)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69387)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 69059)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70305)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71876)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73349)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 147011)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71617)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70443)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.