Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

NTT - CHUYỆN VỢ CHỒNG ÔNG HAI

19 Tháng Bảy 20142:07 SA(Xem: 20490)
NTT - CHUYỆN VỢ CHỒNG ÔNG HAI

CHUYỆN VỢ CHỒNG ÔNG HAI

NTT

Hôm nay trời Cali nóng thư thiêu như đốt. Giữa hè rồi nên ông trời dậy thật sớm. Mới bửng mắt là ông đã đổ lửa thấy mà ghê.

Lão già Hai thức dây hơi muộn. Nhìn ra ngoài trời đã chói chang. Dường như cái nóng mùa hè làm hai chân như muốn sưng lên, nằng nặng.
Ông đánh răng, rửa mặt và xuống nhà. Bà vợ ông đang lui cui trong bếp. Ông bật TV và rà đài. Cái gì chớ đài Việt Nam ở Cali coi mệt nghỉ. Đài này tin tức thì đài khác cải lương, vặn nghệ. Mà cũng lạ. Càng ra nhiều đài thì phim Việt Nam lại càng làm chủ tình hình. Dường như tất cả các phim truyện sản xuất từ VN có dịp đem lên đây trình chiếu. Những chương trình truyền hình ở VN cũng thoải mái phát sóng, chả ai phản đối, ý kiến, ý cò gì hết trơn. Nhóm bạn già lính tráng của ông có hôm không được vui đã phát biểu trắng trợn:
-Có hôm tao xem TV, tao thấy chỉ còn thiếu lá cờ đỏ nữa là thành đài phát thanh tiếng nói VN.
Ông biết bạn ông nói có hơi quá đáng, nhưng thực lòng ông cũng thấy nó nói có phần không sai. Từ cách dùng từ để đọc tin tức, chuyễn âm phim bộ, hay quảng cáo một số từ ngữ mới khó hiểu sau 75 đã được dùng một cách tự nhiên. Phim truyện VN dàn dựng trong nước, quay cảnh trong nước, cờ đỏ, bác Hồ, tự do, hạnh phúc tràn ngập trong phim. Những quảng cáo mỹ viện thuốc men tại VN cũng được chiếu nơi này. Có phải người mình dễ dãi quá hay không? Hay chỉ đạo về văn hóa vận của CS đã được thực hiện ở đây mỗi ngày mà ta không để ý.
Thức ăn tình thần mỗi ngày ta mỗi dùng thành quen nên không còn thấy lạ. Ta không còn cảm thấy nóng mặt khi nhìn cờ máu bay phất phới trên TV lồng trong phim truyện. Những show giới thiệu những căn nhà bạc tỉ của đại gia đỏ. Những xa hoa, phù phiếm, những lường gạt mánh khóe, những cú giết người tàn bạo mà đạo diễn lột trần trong phim VN. Nó bình thường như người dân quen ăn đồ pha hóa chất, hay nước ngập thành phố thành sông thành suối mỗi khi nước thủy triều lên. Mọi thứ thành quen, thành bình thường như sinh hoạt hàng ngày.
Bà vợ ông có hôm buột miệng:
-Cũng lạ nghe ông. Không có cái gì của Mỹ mà VN mình không bắt chước. Bi giờ họ cũng làm "The Voice" "Dancing with the Star" rồi "Iron chef Việt Nam". Họ chửi Mỹ mà sao họ cứ đi theo bắt chước ông hé?

Ông già Hai cũng không biết phải trả lời sao. Ông thấy thương tuổi trẻ Việt Nam. Những ước mơ bay cao, mở rộng tầm mắt, nhất là về nhân quyền, tự do đã bị chận đứng, khép tội hay dùng bức tường lửa ngăn lại. Họ đành bắt chước rập khuôn những trò chơi, những cuộc thi đua vô thưởng vô phạt không dính dáng với chính trị mà nhà nước không cấm, để giải tỏa ước mơ đua chen cùng thế giới.

Ông bực mình theo luồng tư tưởng của mình. Một quốc gia mà chỉ muốn người dân ăn chơi, xa hoa phung phí. Những cái cần học hỏi để tiến bộ , nâng cao dân trí, mở mang kiến thức thì bị cấm đoán , bảo thủ
- Uống cà phê chưa ông?
- Ừa! pha cho tui một ly đi bà.
Bà Hai mang đi cà phê bốc khói đem để trước mặt chồng. Bà ngồi xuống lột vỏ khoai lang, rồi bỏ vào cái dĩa trước mặt ông nhỏ nhẹ:
- Hôm nay ăn khoai lang cho nhẹ bụng nghe ông.
Ông Hai cười nhìn vợ âu yếm:
-C hỉ có bà mới ra cái menu cắc cớ này. Ăn khoai lang uống cà phê buổi sáng.
Mấy hôm nay cả hai ông bà đều mải mê coi world Cup. Thật ra bà Hai có biết gì đâu mà coi. Bà chỉ thích trái banh vào lưới, còn ngồi theo dõi từng trái banh lăn bà không đủ kiên nhẫn, buồn ngủ quá đi không vui chút nào. Nhất là bà thấy mất vệ sinh vì mấy cầu thủ cứ phun nước miếng xuống sân cỏ. Chân thì đạp nhau, hay kéo áo, thọt chân tàn bạo rất là nguy hiểm. Thỉnh thoảng để tham gia với chồng, bà vừa làm bếp vừa hỏi ông:
- Dô chưa ông? ai thắng vậy ông?
Ông Hai say sưa dán mắt nhìn màn hình cũng lơ đãng trả lời cho có lệ.
Mấy hôm đội Hoa kỳ vào trận, bà Hai cũng ráng ngồi để chứng tỏ tinh thần quốc gia. Thế nhưng cứ thấy khung thành bị tấn công ráo riết bà lại suýt xoa. Thương cho thủ môn Tim Howard của Hoa kỳ. Bà đứng dậy không thèm coi và phán một câu:
-Thôi! ông coi đi. Ngồi một hồi tui hồi hộp chắc đứng tim chết sớm.
Còn ông Hai thì như mình đang đá banh, ông nghiêng bên này, bên nọ như lách banh, tay thì vỗ, miệng la lúc lại càu nhàu. Cả con người ông theo cơn sốt đá banh.
- Nghe nói bên VN bị thua cá độ thê thảm lắm đó ông. Bà Hai nói với chồng
- Tại họ có máu bài bạc làm chi. Xem đá banh là giải trí chứ đâu phải đánh bài.
- Hình như người Việt mình có máu mê đen đỏ. Tui nhớ hồi xưa nhà nào cũng đánh đề. Sáng gặp nhau là hỏi nằm mơ thấy gì để bàn đề. Giờ thì bán vợ, đợ con theo Worldcup. Thiệt là hổng biết nói sao.
- Đó là cái bịnh ham giàu mà không bỏ sức cần lao đó bà. Ông Hai trả lời vợ.
Ông suy nghĩ rất nhiều về mùa world Cup năm nay. Ông rà mạng, coi báo, đọc tin tức bình luận bóng đá cũng nhiều, cùng bạn bè tranh luận cũng nhiều. Ông thương cho đội chủ nhà Brazil đã lãnh một cú xốc quá lớn. Chưa bao giờ dân chúng Brazil thất vọng như vậy. Chánh phủ đã bỏ ra một món tiền quá lớn đầu tư cho Worldcup. Thế mà kết quả đau thương chưa từng có. Chỉ có hiệp đầu thôi đã nhận về 5 trái lọt lưới. Cuối cùng kết quả 7-1 với trái banh vào lưới Đức tặng không cho đỡ mất mặt chủ nhà.

Câu hỏi cứ xoáy trong đầu ông là "Sao mà đội Brazil lại có thể thua một cách thê thảm dễ dàng như vậy. Đội Mỹ còn non nớt trong bóng đá, mà với đội Đức mặc dù bị tấn công liên tục, khung thành vẫn được bảo vệ một cách chặt chẻ. Đội Mỹ có thua nhưng cũng thua Đức trong danh dự. Đàng này...
- Ông ơi! có phone VN.
Ông Hai giựt mình và chạy lại bàn cầm phone để nghe.
Người cháu gọi qua hỏi thăm và xin ông ít tiền để làm ăn.
Ông chép miệng thở dài trả lời qua loa "để coi lại" rồi cúp phone.
Ông biết là đứa cháu mình có thể thua cá độ cần tiền để xoay sở.
Một nỗi buồn về chiếm ngự lấy ông. Sao cháu ông nhẫn tâm vậy không biết. Ông đã già rồi, lương hưu chỉ để hai vợ chồng già sống an phận cuối đời. Tuổi trẻ là phải tự mình vươn lên. Sao lại trông cậy vào một người già cả đã về hưu.
Ông nghĩ tới đất nước và thở dài ngao ngán.

Người ta hay chê bai là người Mỹ thực dụng, sống cuồng loạn không nghĩ đến ngày mai. Thế nhưng có thấy người thanh niên Mỹ nào xin xỏ, dựa dẫm cha mẹ để sống. Các con ông không giàu có gì nhưng chúng đều tự lập. Cái gánh nặng của ông bà không phải con cái mà bà con ruột thịt ở VN. Bao nhiêu tiền dành dụm, chắt mót đều gửi về lo cho cả một gia tộc. Lo cho cháu từ lúc còn học tiểu học, thế mà giờ này có vợ có con vẫn gọi qua xin tiền. Dường như cái gánh nặng đời sống người dân đều trút lên vai những người nước ngoài.
- Ông ơi! chuẩn bị đi chợ nghen ông.
- Chợ nào vậy bà?.
- Cuối tuần này chùa có tổ chức phát quà cho người homeless đó ông. Mình đi Costco mua ít xà bông, kem để tặng cho họ.
-Ừa! chờ tui đi thay đồ nghen bà.
Ông bước lên lầu thay quần áo. Thôi thì không làm được điều gì lớn để đền ơn đất nước này. Mình cũng làm một việc nhỏ vậy.
Ông lại nghĩ đến người nghèo ở VN và những ngôi nhà bạc tỉ, dát vàng lộng lẫy. Ông nghĩ đến dàn khoan đang chễm chệ ngoài khơi và lời nói trịnh thượng của đại diện Trung Cộng.
Ngày xưa VN mình có một vị Tổng Thống Ngô Đình Diệm tài ba, đạo đức. Ngài đã đem lại sự hòa bình, tự do và phồn vinh cho đất nước. Có ai dám nói một lời khinh miệt hay đụng chạm đến tinh thần dân tộc của Việt Nam đâu. Đội banh VN cũng đã từng tham gia các giải Đông Nam Á và có tiếng một thời. Sài Gòn vang danh với tên gọi Hòn Ngọc Viễn Đông và mỗi khi Tổng Thống đến nước nào cũng được đón tiếp một cách trang trọng theo lễ nghi quốc khách. Ôi! Thời vàng son đó có còn đâu.

Ông nghĩ đến đội banh Đức vừa giựt cúp vàng. Đến bà thủ tướng Angela Merkel tài ba.
Ông ao ước "Phải chi, phải chi nước mình bây giờ có một người lãnh tụ tài ba dám đối mặt với sự bất công phi lý của chế độ Cộng Sản như vậy thì đỡ biết bao."


NTT



09 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 55614)
Mình chia tay nhau chắc lần sau cùng Đã biết được gió đi không trở lại Cớ sao đêm đêm nhớ em anh vẫn thấy Em trở về trong mây xám mùa Đông!
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54755)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105691)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 126128)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125875)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125153)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112531)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62890)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43601)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121663)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47789)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124641)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 125073)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122965)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120236)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124928)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64411)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135167)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48838)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117086)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118686)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 116178)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124476)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281474)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112433)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57894)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi