Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - 30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?

05 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 17189)
Nguyễn Thị Thêm - 30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?


30 tháng 4 năm 1975 chị ở đâu?




30-4_logo-large-content

Chịvề nhà sau một ngày lang thang ngoài đồng. Con trâu đã vào chuồng ngủ yên. Chị lặn lội ra bờ ruộng cắtmột gánh cỏ về sân hợp tác xã trình diện rồi đem vào chuồng trâu. Chị cũng không cần biết hôm nay mình được bao nhiêu điểm lao động. Cuộc đời chị như cái máy chạy theo những mắc xích vòng quay. Sáng trưa chiều tối,chị làm, chị sống, chị sinh hoạtnhư một cái xác không hồn. Chị đã mất tất cả niềm vui và nụ cười từ khichị đặt chân lên mảnh đất này.

Chị bước vào nhà, buổi chiều đã buông. Ngoài sân mấy vồng ớt,nén, cà chờ chị cho tí nước uống. Nó cũng khao khát như chị. Nó muốn được sống, được hít thở khí trời, được ươm hoa kết nụ. Đứacon gái lớn bồng em lao ra mừng chị. Nhìn con, chị chỉ muốn khóc, muốn ôm nó vào lòng chở che, an ủi. Con ai đem bỏ nơi này. Tội thân con tôi. Đứa con gái có đôi mắt xanh thật đẹp, làn da trắng với những cọng lông tơ phơn phớt. Mái tóc vàng rối tung theo gió chiều. Bộ quần áo vải đã sờn vai, bạc màu. Quần ngắn ngủn để lộ ra cặp đùi trắng trái ngược với màu vải đã xám xịt xấu xí. Chị nhìn hai đứa con lòng như dao cắt. Đưa tay ra đón đứa con gái nhỏ, chị bảo con chị: -Đem giỏ cơm vào nhà đi con. Mệ con đâu? -Mệ đi qua nhà mụ Chắt. Nghe nói ngày ni bên nớ có kỵ. -Ờ! Con đã ăn cơm chưa? -Con đợi mạ về ăn luôn. Chịvào nhà, ôm con bé em trong tay, xiết con vào lòng, những đốt xương sườn cấn vào tay chị. Hai đứa bé vừa qua cơn bệnh nên đứa nào cũng gầy nhom, xanh mướt.

Chịnhớ từ ngày chị về nơi này vì khí hậu không quen nên mấy đứa con cứ khóchịu, nayđau mai yếu. Ông chồng chị đã theo lệnh triệu tập, cơm đùm gạo bới đi theo lệnh ủyban chưa nghe tin tức gì. Con bé lớn cả tuần cứ ho. Mỗi lần cơn ho kéo tới cháu lại ói. Những thức ăn, nước dãituôn ra theo từng cơn ho. Nó rũ người xuống oằn oại thở không ra hơi. Nó đã trắng lại bị bệnh nên làn da trắng trở nên tai tái. Hai con mắt xanh lõm vào như cái hố bom. Nó cố gắng ngóc đầu nhìn chị ,đôi mắt mệt mõi, hơi thở khó khăn. Chị ôm đầu con vào lòng ứa nước mắt. Thuốc men đâu còn để lo cho nó. Làm gì có bác sĩ hay tiệm thuốc tây để mua. Con bé lớn đã vậy, con bé nhỏ lại nổi ban. Người sốt từng hồi, mặt mày đỏ bừng, hết sốt lại lạnh. Hai đứa con nằm rên hừ hừ trong sự bất lực của người mẹ. Má chồng chị lăng xăng hết xoa dầu rồi nấu nước gạo rang cho uống. Buổi sáng chị cõng con lớn đi trạm xá. Con bé đã lớn lại cao, chị cõng con chân nó lòng thòng gần chạm đất. Conđường từ nhà đi lên trạm xáphải qua mấy xóm, bọc theo con đường dẫn ra ruộng tuốt mãi ỡxóm Yên.Tới nơi thả con xuống cái ghế gỗ trước trạm xá là chị ngồi vật xuống thở dốc, dường như tất cả sức lực của chị đã cạn. Con bé rũ người ra nhưmuốn té. Chị lại bật dậy đở con. Cô y tá mặc cái quần chẻn, áo trắng cổbâu như dân công đi tải đạn. Cô ta bước tới rờ rờ đứa bé. Chẳng biết côcó kinh qua trường lớp gì hay không, chỉ biết cô là đồng chí hộ lý, là cán bộ y tế ngoài Bắc vào công tác. Phụ tá cô ta là con gái của lão chủ tịch xã nghe nói đã tốt nghiệp lớp 2 trường làng ở đây. Loayhoay một hồi, cô ta ghi vào sổ tên họ chị và con bé. Mở lọ thuốc vạn năng, cấp cho chị vài viên Xuyên Tâm Liên bảo về canh chừng cho con bé uống. Thế là xong. Chị biết mấy viênthuốc đóchả tác dụng gì, nhưng vẫn nhận về. Vì chị cần giấy chứng nhận là con chị bệnh thật, để chị được tạm nghỉ lao độngmột ngày, không bị đem ra kiểm điểm và ghi vào sổ đen. Chịlại cõng con bé lớn về qua con đường hồi nãy đã đi. Chị lấy cái khăn trùm lên đầu con cho khỏi nắng và che luôn cho mình vì không thể đội nónlá. Buổi chiều trước giờ trạm xá đóng cửa, chị lại bồng con em đi khám và cũng nhận vài viên Xuyên Tâm Liên như con chị. Lần này có thêm lời dặn dò: -"O nhớ tán ra cho hén uống" Điđi về về, hai chân chị muốn rã rời, hai tay tê dại, lưng mõi, người ê ẩm mà hai con bé vẫn trơ ra, dường như càng ngày càng nặng. Chị nuốt nướcmắt, nổi uất nghẹn dâng lên làm chịkhông thở được. Tức ran cả ngực, cái đầu muốn bể tung. Mẹ chồng chị cũng đau thương không kém. Bao nhiêu chịu đựng, dồn nén vật bà suy nhược, đau nhức toàn thân. Bà gục xuống nằm ly bì . Một mình chị chăm bacon bệnh trong hoàn cảnh lạ người lạ quê. Con gà mái mới gầy, nhảy ổ được vài ba trứng, chị lấy nấu cháo cho mẹ chồng, cho con. Chị muốn thịtluôn con gà để hầm cháo mà mẹ chồng không cho:
- Thôi con! Để nó còn đẻ lấy trứng tẩm bổ cho cháu. Một buổi tối. Chị ra giữa trời, nhìn lên bầu trời tối thui chị muốn hét to hết hơi sức của mình nhưng kịp thời ngưng lại. Chị lấy tayquẹtnước mắt và nói với tất cả dồnnén trong lòng: -ÔngTrời! Tui bây giờ không còn gì hết. Hai đứa con tui, ông muốn bắt đứa nào thì bắt một đứa. Đứa kia cho nó lành bệnh. Con ruột, con nuôi tui không phân biệt. Tui quá sức chịu đựng rồi. Tui không đấu với ông nữa. Ông tha cho tui. Chịcũng không biết sao chị lại nói những lời không đầu không đuôi, bất tôn, bất kính như vậy. Chị là Phật Tử, lúc nào cũng niệm Phật mà giờ chịlại ra sân nói chuyện với ông Trời. Buổisáng, trời còn tờ mờ. Chị dậy sớm ra vườn hái đọt chè tươi nấu nước chomẹ chồng. Hốt nửa lon gạo bắt cháu cho con. Ngồi khơi lửa rơm cho nồi cháo, ghế ấmnước bên cạnh chị nghĩ mônglung. Phải làm gì đây? Liều thôi. Sống chết có phần số. Không lẽ cứ bó tay đứng nhìn. Chịra vườn, hái tất cả những loại lá, loại rau mà chị biết. Đào ít cỏ gấu,giựt ít dây tơ hồng, cỏ vườn chầu, rễ tranh, lá chanh, lá ổi. Chị hái không kể số là loại gì và bao nhiêu. Chị đem tất cả xuống sông rửa sạch. chặt nhỏ và xao thủy thổ rồi nấu nước cho con uống. Cả hai đứa bé và cả mẹ chồng. Chị đã tới nước liều, chị cóc sợ điều gì xảy ra. Thếrồi, như một phép lạ, cơn ho con bé lớn vơi dần và vài ngày hết hẳn. Con bé nhỏ dịu sốt và ban trắng từ từ lặn, để lại những mảng da đen đen.Mẹ chồng chị đã có thể dậy vàrachợ bán để kiếm cơm nuôi cả nhà. Sau cơm mưa trời lại sáng, các con chịđã có thể chăm sóc lẫn nhau, chị lại tiếp tục ra đồng hợp tác xã làm việc như bây giờ. Có lẽ ông Trời đã nghe chị kêu, đã đồng cảm với chị vàcho chị một con đường để tiếp tục cuộc hành trình cam khổ.

Chịvào nhà lấy cơm cho con ăn. Lựa khoai chị gắp ra một cái dĩa để mình ăn, còn cơm trắng đơm vào chén cho con. Mấy con cá sông kho với ớt đỏ lòm bắt mắt. Ở đây, người ta ăn ớt như không hề biết cay và con bé lớn chị không biết từ lúc nào nó có thể ăn ngon lành. Còn chị thì chỉ ăn cá, gạtớt không ăn mà còn muốn cháy cả lưỡi. Chị múc nước tô canh rautập tàng chan vào chén và đút cho bé em. Mẹ chồng chị đã nấu sẳn trướckhi đi cóviệc. Ăn xong, chị bảo con bé chị chơi với em để mạ gánh nước tưới ớt kẻo tối.

Chịgánh đôi thùng ra bờ sông. Hôm nay sao bến vắng lạ lùng, không có ai xuống tắm hay giặt giũ. Chị để đôi thùng trên mấy tảng đá rồi thọc chân xuống nước,nhìn ra mông lung. Sông Ô Lâu nước trong vắt, bên kia sông thấp thoáng nhà cửa và bóng người qua lại. Những con cá lội lững lờ dướichân chị. Thỉnh thoảng lại đụng vào chân chị nhồn nhột. Có vài con tôm nhỏ bơi qua về bình an, vô tư. Chị không biết mình nên buồn hay vui, nênkhóc hay cười. Hôm nay, trong sân hợptác xã chị đã nghe tin Sài Gòn thất thủ. Mọi người vui mừng hò reo. Mấy tên Cán Bộ hét lớn: -"Quân ta toàn thắng, đã ủi xập dinh Độc Lập rồi. Tướng Minh đã đầu hàng. Quânta toàn thắng"Chị bước ra khỏi sân tập đoàn, tránh xa tiếng hò reo ồn ào, Nước mắt không chảy mà tim đập rất nhanh. Quânta toàn thắng? Quân nào là quân ta? Quân nào là quân địch. Trong cái mớhổn độn đó chị nghe như có tiếng kêu gào, tiếng khóc dậy trời và những tiếng nổ kinh hồn của đạn pháo. Chị không biết cha mẹ mình ra sao? Anh em người nào còn, người nào mất. Còn thằng em đi Hải quân có kịp về nhà hay đã di tản theo tàu. Con mắt chị mờ theo ánh nắng chói chang. Sài gònthất thủ là chị còn cơ may tìm về cha mẹ. Tất cả đều đã xong đã hết , đã tận cùng. Đất nước và con người đã cạn hết sức lực vì hai chữ hòa bình và tựdo. Máu đã đổ nhiều rồi, nước mắt đã chảy thành sông. Khăn tang cô phụ, thi thể tử sĩ, tiếng khóc mẹ già, nước mắt con thơ đã vang lên từ bao nhiêu năm.Thôi thì hòa bình cũng tốt. Chị nghĩ như vậy và nghĩ đến con tàu Bắc Nam đem chị về miền Nam. Về mảnh vườn thân yêu quen thuộc. Chị lại được hít thở không khí tự do và đầm ấm gia đình. Nhưngchị lại lạnh cả xương sống khi nghĩ đến thực tế. Tự do ư? Rồi miền Namcũng sẽ là Cộng Sản. Cũng Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Cũng làm ăn tập thể, cũng hội họp thâu đêm. Cũng chế độ tem phiếu. Cũng bình bầu, cũng góp gạo nuôi quân, cũng nắm gạo bỏ hũ cho hội phụ nữ, cũng nắm gạotích lũy cho Thanh Niên. Cũng băng rôn, cờ xí trên mọi ngã đường, cũng cổng văn hóa mỗi đầu xóm nhỏ... Mộtmiền Nam trù phú, rộng rãi, tự do phải đi vào hợp tác xã, phải quy nạp tài sản đất đai vào tập thể, phải lao động, chấm công, bình điểm. Chị không thể mường tượng được xã hội miềnNam sẽ đối phó ra sao. Bâygiờ, ngồi một mình yên lặng chị thấy mình thật mâu thuẩn. Vui hay buồn khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chị phải làm sao khi cả đàn con đều mang súng Quốc Gia. Còn chồng chị bao giờ mới về. Bênnày con sông Ô Lâu buồn ngơ ngác như vậy đó. Mọi thứ ở đây thay đổi lạ kỳ. Bên kia con sông Đồng Nai của chị có nổi sóng ba đào hay im lìm chịuđựng. Con đường về mới lóe lên đã tắt ngúm khi người kiểm soát người. Khi chế độ hộ khẩu và hệ thống kiểm tra lý lịch chặt chẻ gò bó người dân. Chị làm sao có đủ chử ký từ ông đội trưởng hợp tác xã đến Ủy Ban vàtheo hệ thống dài tới tỉnh để được về nhà. Nướcmắt chị ứa ra, chị như con chim bị nhốt trong lòng không cách chi vùng vẫy. -Mạ ơi! răng mà lâu rứa mạ!Cótiếng con bé lớn gọi chị. Có lẽ chờ lâu không thấy chị về, con bé chạy đi tìm vì sợ chị gánh nước lên dốc bị té hay lấy nước bị hụtchân. Chị trả lời cho con yên tâm rồi quảy đôi thùng xuống sông lấy nước.ThángTư, ngày 30 sẽ là điểm mốc của lịch sử Việt Nam. Chị đã chứng kiến Đà nẵng hổn loạn, tan tác trong ngày bỏ ngõ. Chị biết Sài gòn sẽ còn ghê gớm tang thương hơn. Ôi thành phố hoa màu, Hòn Ngọc Viễn Đông sẽ chìm trong biển lửa. Chạy trốn nơi đâu, thoát thân cách nào. Toàn bộ VN đã nhuộm màu cờ đỏ. Thế là đã hết, đã chấm dứt thể chế Quốc gia. Nơi đây không một tin tức từ bên ngoài. Chỉ nghe vang vang tiếng loa phóng thanhtừ Ủy Ban xã và tiếng nhạc lềnh lềnh âm hưởng lạ kỳ. Bầu trời thì cao rộng mà con người nhỏ bé lạc loài vô vọng.

39năm đã qua. Ngày 30 tháng tư năm đó anh ở đâu?. Chị ở nơi nào? Tôi trả lời cho câu hỏi mà mọi người hỏi thăm nhau mỗi dịp tháng tư đen. Ngày đó tôi ngồi bên bờ sông Ô Lâu khóc cho vận nước, khóc cho chồng, cho mình, cho con. 30 tháng tư năm nay (2014) tôi đang ở California nước Mỹ. Haiđứa con gái ngày xưa đã là một phụ nữ trung niên. Chồng tôi đi tù hơn 8năm đã được thả về với thân thể và tâm hồn rách nát. Bây giờ anh đang là một người lính đã hoàn toàn mất hết súng đạn với nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Còn tôi, một người vợ lính ngày xưa chờchồng tù tội trở về. Tôicũng đã hoàn thành nhiệm vụ đối với gia tộc là sinh cho anh thêm hai thằng nhóc con. Bây giờ hai thằng nhóc đó đều là hai người lính trong quân đội Hoa kỳ. Một thằng Không Quân, một thằng dưới biển. Vâng.Tôi đã kể câu chuyện của tôi trong ngày 30 tháng 4 năm 1975. Còn anh, còn chị, còn các bạn. Ngày 30 tháng 4 năm đó đã làm gì? Ở đâu?

Nguyễn thị Thêm
30/4/2014.


22 Tháng Mười 2010(Xem: 112742)
Có phải chiều nay mưa hắt hiu Sương mù tỏa kín khắp buổi chiều Gió mơn man tung làn tóc rối Mắt nhạt nhòa giọt lệ buồn thiu
21 Tháng Mười 2010(Xem: 125524)
Một năm thoáng chốc trôi qua Nhớ anh em cảm xót xa trong lòng Dòng thơ rưng rức não nùng Từng đêm nước mắt lưng tròng lại rơi
21 Tháng Mười 2010(Xem: 58118)
một nhóm cựu học sinh Ngô Quyền đã góp mặt trong Dạ Tiệc Gây Quỹ 2010 của cựu học trường Trung học Saint Paul, vào chiều chủ nhật 26 tháng 9 năm 2010, tại nhà hàng Diamond Seafood Palace
20 Tháng Mười 2010(Xem: 124445)
Lá vàng rụng cánh đầu tiên Mùa Thu thức dậy nửa đêm tháng Mười Mây còn đang mãi rong chơi Gọi nhau về nhuộm sắc trời vàng êm
17 Tháng Mười 2010(Xem: 52051)
Từ những tình cảm đầy ấp tình người bên cạnh Thầy Cô, gia đình Ngô Quyền đã có buổi họp mặt chiều thứ sáu, ngày 8 tháng 10 năm 2010 với anh chị Nguyễn Quý Hy, khóa 7 đến từ Việt Nam.
16 Tháng Mười 2010(Xem: 120992)
trăng không còn huyền thoại chú cuội xưa đã già chỉ còn ta ngắc ngoải mắt mỏi chờ xa xa bán dạ... đêm nay say ta chờ suốt kiếp này vàng hoa thu một đoá tình nẩy mầm đâu đây
14 Tháng Mười 2010(Xem: 34865)
Thúng này rau non xanh Thúng kia hoa rực rỡ Đường làng đầy nắng hanh Bé theo bà đi chợ. Lúa vẫy tay chào gió Bé vẫy nón chào tre Bay lả dăm cánh cò Khuất dần sau lối rẽ.
14 Tháng Mười 2010(Xem: 110548)
Hôm nay mùa Thu sang Lá xanh đang chuyển vàng Mây Trời chiều tím ngắt Con nhìn mẹ võ vàng
12 Tháng Mười 2010(Xem: 132344)
Nắng thu buồn ngắm lá vàng Cung thương xa vắng lẫn làn mưa bay Giot sầu còn đọng mi ai Nghe như trong gió vương hoài thở than
10 Tháng Mười 2010(Xem: 46698)
Thu Về đây Theo ngọn gió heo may Sầu lay Khung trời xám mây bay Vàng phai Vùng xa xưa nẻo ấy
10 Tháng Mười 2010(Xem: 47807)
Có tiếng gió thu buồn hắt hiu trong đêm âm thầm Có tiếng hát tan hồn viễn du với bao niềm nhớ
09 Tháng Mười 2010(Xem: 33091)
Áo em xưa ấy trắng tinh Dài bay theo gió cho vành nón nghiêng Đạp xe lên dốc Ngô Quyền Giọt mồ hôi đẫm thắm duyên má hồng
09 Tháng Mười 2010(Xem: 41945)
Bây giờ là mùa thu sương mù giăng giăng trên làn tóc rối. Em ngồi nhìn xa xôi bâng khuâng rồi thầm nhớ ai
09 Tháng Mười 2010(Xem: 124842)
anh bỏ rơi nỗi buồn bên bờ hồ một buổi chiều georgia không nắng em lượm về làm quà chớm thu còn anh hoài vo tròn mộng trắng
08 Tháng Mười 2010(Xem: 216603)
Đêm thu trầm lắng Đang phủ vây khắp trời Đêm quạnh vắng Mong manh giọt sương rơi
08 Tháng Mười 2010(Xem: 68227)
Thu vào đây rồi, trong suốt mắt thủy tinh Nghe mát rượi bình trà xanh sủi bọt Một chút Thu thôi, đã gọi đàn chim hót Ngàn Thu chảy về, chắc nước lọc tràn ly!
08 Tháng Mười 2010(Xem: 117890)
Một chiều cuối Thu năm 1965, tôi đang học Đệ Tam B trường Trung Học Ngô Quyền được tin T. lấy chồng. Lòng buồn da diết!
07 Tháng Mười 2010(Xem: 120024)
Lang thang... đồi vắng... một mình... Mưa Thu hay tiếng thì thầm gọi nhau Lá vàng theo gió về đâu??? Cho ta gửi chút nỗi sầu về ai...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 116889)
WEB NHÀ Ngô Quyền hân hoan đón nhận những sáng tác với Chủ Đề THU của quý Thầy Cô và Anh Chị Em...
05 Tháng Mười 2010(Xem: 129910)
Thuyền đi theo con nước Sóng về vỗ bờ xa Mây đi làm chiều nhớ Gió về sông chan hòa .
04 Tháng Mười 2010(Xem: 40281)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
29 Tháng Chín 2010(Xem: 53880)
Thơ Tưởng Dung - Phổ Nhạc Đào Lê Văn - Hòa Âm Hoàng Anh- Ca Sĩ Tịnh Uyên.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 115615)
Mến tặng Tuấn, một người bạn ở cùng dãy phố Nhất.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 108619)
Giọt nắng vàng rớt xuống Trên giàn mướp lung linh Hoa vàng cười sung sướng Đón ánh sáng bình minh.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 120111)
Là một trong những học sinh xuất sắc của trường Ngô Quyền, Phạm văn Xuân cùng các bạn của lớp B2 như Hồ Chí Tường, Đỗ Thái Hùng đã là niềm tự hào của các cựu học sinh khóa 7.
25 Tháng Chín 2010(Xem: 125880)
Tôi bẻ cong nỗi nhớ thành vòng tròn Chia mỗi đứa một cung tròn phân nửa Mỗi bên có Thầy Cô, bạn bè trang lứa Có cánh phượng hồng lẫn tiếng ve ngân
20 Tháng Chín 2010(Xem: 111166)
Thêm một sinh nhật buồn Lệ ướt mưa sầu tuôn Tìm về phương trời cũ Có người mãi vấn vương
15 Tháng Chín 2010(Xem: 41271)
nhưng trong lòng tôi cái hình ảnh người thầy giáo tất tả dắt chiếc xe đạp cũ, không thắng, không vành che sên đi băng qua đường, đầu cúi thấp… vẫn còn nguyên vẹn trong tôi như một dấu ấn.