Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ II)

10 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 16324)
Nguyễn Xuân Hoàng - BỤI VÀ RÁC (Kỳ II)



nguyenxuanhoangbuivarac1992-content


Kỳ II


Bà Phan và Uyên đã đi Mỹ đúng vào sáng Thứ Bảy, Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba. Tôi còn nhớ rõ số ngày tháng này bởi vì Hăm Bảy Tháng Giêng, Bảy Ba là ngày chấm dứt cuộc chiến tranh dài nhất thế kỷ. Chấm dứt trên lý thuyết thì đúng hơn. Bởi vì trong ngày đó - mà sau này đọc trên tờ Chính Luận tôi mới biết thêm rằng trong khi Tổng Thống Nixon mở đầu bài diễn văn gửi nhân dân Mỹ bằng câu “một kỷ nguyên mới của hòa bình cho nhân loại bắt đầu...”; khi mà tại căn cứ Tân Sơn Nhất các phi công Mỹ xô nhau tung mũ phi hành lên trời, vỗ vào lưng nhau, chuyền cho nhau chai rượu Cognac để tu và vừa cười vừa la lên: Chiến tranh hết rồi, chúng ta trở về nhà...; khi mà tại Sài Gòn hàng chục ngàn tín đồ Phật giáo và Thiên Chúa giáo đến chùa chiền và thánh đường cầu nguyện cho hòa bình... thì con đường quốc lộ từ tỉnh về thủ đô Sài Gòn bị cắt trên ba chục cây số, và cả chục xe vận tải đụng phải mìn,... tại Tây Ninh cuộc đụng độ kéo dài ba mươi tiếng đồng hồ đã khiến quân Bắc Việt để lại trên chiến trường ba trăm xác chết,... tại cửa bể Sa Huỳnh, tại vùng đồng bằng gần Đồng Tháp và rừng U Minh, tại đồn Ban Hét... nơi nào cũng có chạm súng. Chỉ hai ngày sau cuộc ngưng bắn chính thức được loan báo quân cộng sản đã mở ba trăm ba mươi bốn cuộc tấn công.

Sau ngày bà Phan và Uyên bỏ Việt Nam ra đi hơn hai năm trời nay, tôi chỉ nhận được có hai lá thư viết từ tiểu bang Virginia thuộc thành phố có tên là McLean. Tôi không có dịp trả lời. Và sau đó tôi cũng không có dịp nhận thêm một dòng chữ nào khác.

Buổi sáng đầu tiên của một Sài Gòn vừa chết, cái thói quen mở radio đã làm tôi giật thót. Một âm điệu hoàn toàn khác lạ chói tai buốt óc vang lên. Tôi có cảm tưởng như mình đang nghe một ca khúc Trung Hoa được người Tàu hát bằng tiếng “Việt chệt”. Nó lơ lớ ngọng ngọng. Nó là một bài ca của kẻ chiến thắng đòi người thua phải trả bằng máu, và xương, và thịt.

Tất cả đều đã đổi khác.

Đường phố đầy người. Tù chính trị cộng sản, thân cộng, thiên cộng đã được thả hết, nhưng cùng lúc tù hình sự cũng tuôn ra theo. Ở nhiều ngả đường những người tù hình sự có thể cúi xuống nhặt một khẩu súng. Và họ tự đeo lên cánh tay một băng vải đỏ, lấy một chiếc xe jeep nào đó nằm ở lề đường, lái nghênh ngang giữa phố bóp còi inh ỏi. Họ tự cho mình là dân quân cách mạng và họ cướp bóc, dọa dẫm người khác.

Thiếu người cảnh sát công lộ, các đường phố trở nên hỗn loạn, mạnh ai nấy đi. Những ngọn đèn lưu thông xanh-vàng-đỏ ở các ngã tư tắt ngúm như một người câm.

Tôi đến trường theo thông cáo trên đài phát thanh. Cửa đóng kín. Nhưng bên trong lúc nhúc những người bộ đội xúng xính trong những bộ quần áo màu xanh, những quần áo quá mới không vừa cỡ, khiến người ta có cảm tưởng như họ được phát chỉ để mặc trong ngày này do sự chuẩn bị đã được tính toán từ trước.

Tôi không đứng một mình. Sau tôi còn một số đồng nghiệp cũng vừa kéo tới. Bác Phẩm, người cai trường, mọi khi vẫn mở cổng cho giáo sư vào, hôm nay đã biến mất. Một người bộ đội trẻ đang mang súng đứng gác. Thấy chúng tôi tập trung trước cổng càng lúc càng đông, anh ta xốc súng đến cổng hỏi giọng trống trơn:

“Muốn gì?”

Anh Lương, giáo sư môn Công Dân, người đồng nghiệp lớn tuổi nhất trường, nói nhỏ nhẹ:

“Chúng tôi là giáo sư nhà trường. Đài phát thanh thông báo chúng tôi có buổi họp sáng nay.”

“Sao không nói!”

Anh ta xẵng giọng, kéo chốt cửa hông, đứng qua một bên để chúng tôi từng người một xuống dắt xe vào.

 

Gần như toàn thể thầy giáo của nhà trường tập trung đầy đủ ở phòng giáo sư.

Mọi người lặng lẽ ngồi xuống ghế hình vòng cung quanh bàn. Tôi có cảm tưởng trong cách ăn mặc của mọi người có một điều gì như khác trước đây. Không khí trầm lắng, thiếu tiếng cười và những câu pha trò buổi sáng mà tôi vẫn thường nghe quanh ấm trà.

Giải phóng rồi
Cách mạng thành công rồi
Hòa bình rồi
Từ nay đất nước đã sạch bóng quân thù
Mỹ đã cút, ngụy đã nhào.
...

Một ông to béo nói giọng Nam tự giới thiệu là đại diện Sở Giáo Dục của cách mạng đến nói với chúng tôi bằng những từ ngữ kiểu loại đó.

Giữa những người gọi là “cách mạng” gầy yếu mỏng và nhẹ tênh, ông đại diện này có phần nặng ký. Mới đi Tiệp về, chuyên ngành giáo dục. Và cũng trong phần nói chuyện đó, ông cán bộ béo mập trân trọng giới thiệu Lê Hiên, tân hiệu trưởng nhà trường cách mạng và Trần Nguyên, giáo sư phụ trách môn Vạn Vật của nhà trường từ nhiều năm nay, sẽ là người phụ tá cho Lê Hiên.

Lê Hiên trước kia là thầy giáo dạy môn Pháp Văn, nhưng do hoạt động cộng sản nên bị bắt và đưa đi Côn Đảo. Tôi không quen Hiên, anh ta bị bắt trước khi tôi được bổ nhiệm về trường này. Lê Hiên là người vừa về từ Côn Đảo. Còn nhân vật Trần Nguyên vốn là người ít nói, ít cười, tính tình hiền lành, nghiêm nghị. Tuy vậy anh ta có dáng đi tất bật vất vả. Người anh gầy và mỏng như Lê Hiên. Và cũng giống như Lê Hiên, một con người nói năng từ tốn, chậm rãi, khoan thai, Nguyên không có cái vẻ của một tên xu thời hùa theo tình thế để hù dọa anh em. Lê Hiên nói đã chậm, nhưng có lẽ anh ta suy nghĩ còn chậm hơn.

Nghe và nhìn Lê Hiên nói người ta có cảm tưởng như anh đo lường cân nhắc từng chữ, từng lời, từng động tác. Có những câu bị cắt nửa chừng vì chưa tìm ra được chữ thích hợp, tôi thấy Lê Hiên loay hoay với điếu thuốc: vấn, châm lửa, hít, thở khói... tìm ra chữ rồi mới nói tiếp.

“Ở Đông Đức khi cách mạng thành công,” Lê Hiên nói, “người ta không cần thầy giáo giỏi. Người ta cần một người trung kiên có lý tưởng cách mạng hơn là người có chuyên môn. Tôi lấy thí dụ thế này cho dễ hiểu. Nếu chẳng may người giáo viên có viết chữ Bát Hồ “T” chớ không phải Bác Hồ “C” thì cũng chẳng sao. T hay C để tính sau, trung thành với cách mạng trước đã.”

“Hôm nay các anh chị có thể ra về, nhưng kể từ ngày mai nhà trường sẽ vẫn mở cửa như thường lệ. Cách mạng muốn thông báo cho các anh chị em biết để yên tâm. Cách mạng sẽ xét từng trường hợp và lưu dung các anh chị. Các anh chị nhớ cho, lưu dung chớ không phải lưu dụng đâu. Cách mạng dung tha các anh chị về tội đào tạo một thế hệ phản động duy tâm, duy linh. Cách mạng thừa người, không bắt buộc phải dụng các anh chị đâu.”

Rời phòng họp, không về nhà ngay, tôi đi dọc hành lang vắng nhìn sân trường không một bóng học sinh, tôi thấy mình bơ vơ. Những người bộ đội ngồi tựa lưng vào tường dãy phòng hành chánh bên phải, quân trang quân dụng đặt dưới chân. Cuối hành lang trái, tôi dừng lại. Cánh cửa lớp hé mở. Như bị một sức hút. Tôi đẩy nhẹ cửa bước vào. Trên tấm bảng màu xanh tôi thấy tên một tác phẩm của một nhà triết học Tây phương viết bằng phấn trắng. Chính là nét chữ của tôi. Tôi nhớ ra rồi. Bài giảng cuối cùng của một môn học trong những nhà trường xứ sở tự do.

“Thưa thầy!...”

Bất ngờ tôi nghe một giọng nói từ dãy bàn cuối lớp. Tôi giật mình quay lại. Những dãy bàn trống, ánh nắng chiếu qua cửa sổ lá sách không sáng lắm nhưng tôi có thể nhận ra ngay, một học sinh đang ngồi ở đầu bàn chót. Đứng bên cửa sổ, tiện tay tôi vặn chốt mở tung cửa. Ánh sáng tràn vào trên một khuôn mặt trẻ trung ràn rụa nước mắt.

“Kiệt!”

(Còn tiếp)


12 Tháng Tám 2019(Xem: 23975)
Đường về mờ mịt ánh sao băng, Vầng Trăng đã khuất, dạ băn khoăn. Vài ánh đèn khuya còn le lói, Lòng buồn chợt nghĩ: chốn xa xăm.
09 Tháng Tám 2019(Xem: 14936)
Kính chúc các bà mẹ sức khỏe để được cận kề con cháu, để nghe những lời yêu thương và được sự săn sóc tận tình.
09 Tháng Tám 2019(Xem: 15166)
Vu Lan quỳ dưới Phật Đài, Cầu cho mẹ được sống hoài với con.
05 Tháng Tám 2019(Xem: 16615)
Chúng ta ngưỡng mộ và tiếp nối những bước chân tiền nhân. Biên Hòa vẫn mãi mãi trong trái tim chúng ta.
03 Tháng Tám 2019(Xem: 18083)
Trường xưa vẫn sống trong tâm tưởng Bạn cũ tình thâm chẳng xóa mờ Mỗi lúc hè sang vui họp mặt Mừng mừng tủi tủi nhớ ngày thơ.
03 Tháng Tám 2019(Xem: 15130)
XIN CÁC VỊ HÃY YÊN NGHỈ. NƯỚC MỸ VÀ CẢ THẾ GIỚI ĐỀU TRI ÂN CÁC NGƯỜI.
20 Tháng Bảy 2019(Xem: 15292)
Kính chúc các Thầy cô luôn khỏe mạnh và an vui. Chúc các bạn hạnh phúc và bình an bên gia đình. Ngày hè sang năm chúng ta lại gặp nhau đông vui và có nhiều đổi mới. Nguyện ơn trên gia hộ chúng ta.
20 Tháng Bảy 2019(Xem: 16408)
Ở Mỹ hơn 44 năm, lần đầu tiên Tôi solo theo ACE ĐMNQBH đi xe đò Hoàng từ OC lên San Jose tham dự Ngày Họp Mặt Truyền Thống THNQBH2019, tổ chức tại Bắc Cali,vào dịp Quốc Khánh HK July Fourth
15 Tháng Bảy 2019(Xem: 20561)
Cứ nhớ mãi cơn mưa ngày ấy Thèm nụ hôn mà sợ quá đi thôi Sao vụng về để lỡ một thời Tuổi thần tiên ngày em mười sáu.
29 Tháng Sáu 2019(Xem: 16219)
Kính chúc ngày họp mặt thành công tốt đẹp. Chúng ta sẽ có một buổi tối trọn vẹn tình thầy trò. Những món ăn ngon, văn nghệ thật hay và một đêm không quên đầy kỷ niệm đẹp.
26 Tháng Sáu 2019(Xem: 22506)
Mặc cho thế sự xoay vần Hằng năm tháng bẩy ân cần nhắc nhau. Thời gian thấm thoát qua mau. Tới ngày Hôi Ngộ năm sau hẹn về.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 17960)
Lạc Dương đêm nay, sương lặng buồn, Lữ Quán nhớ tình khách viễn phương. Rũ lá, thông không còn reo nữa, Chỉ có trăng sầu, với tiếc thương.
23 Tháng Sáu 2019(Xem: 17352)
Bố ơi ! Bố ở đâu Thời gian trôi qua mau Vùi thanh xuân của mẹ Những tháng ngày khổ đau. Nhìn mẹ đứng lặng yên Buổi chiều nắng nhẹ vương Mắt mẹ buồn rưng lệ Con thương quá là thương
18 Tháng Năm 2019(Xem: 14807)
Đường về Bắc Cali năm nay sẽ ghi thêm trong ký ức mỗi người những kỷ niệm để đời mãi không phai. Ghi tên tham dự ngay các bạn nhé. Hẹn gặp nhau ngày đại hội Ngô Quyền lần thứ 18 tại San Jose
17 Tháng Năm 2019(Xem: 19999)
Đau lòng nghe chuyện về quê cũ Chạnh nhớ em Nhàn, hẹn với tôi Nếu có kiếp sau xin hãy đợi Sẽ cùng sum họp nhé! Nhàn ơi!
17 Tháng Năm 2019(Xem: 19683)
Đôi dòng tâm sư ân tình Nguyện cầu Em được An Bình, Tâm Thân. Chắp tay khấn nguyên lâm râm. Ơn Trên Em được Hồng Ân thật nhiều.
17 Tháng Năm 2019(Xem: 19597)
Phật tâm ở mỗi con người, Quay về Chánh Pháp tìm nơi an nhàn. Bánh xe chuyển Pháp rõ ràng, Quy y Tam Bảo lạc an cuộc đời.
16 Tháng Năm 2019(Xem: 21465)
Thủy triều xuống sóng xa bờ câm nín Thôi hát ca để lại tâm sự buồn Xa bờ sóng mãi vấn vương Bờ xa sóng gởi, tình thương đất trời.
15 Tháng Năm 2019(Xem: 22166)
Chữ Nhẫn mang theo suốt cuộc đời Tâm thanh thản sống thật an vui Kiếp người ngắn ngủi từ bi Nhẫn Cực lạc nẻo về được thảnh thơi.
10 Tháng Năm 2019(Xem: 23081)
Lúc đang yêu, Tiếng Lòng hăm hở, Suốt canh thâu, thổn thức khôn cùng. Khi hết yêu, trầm lắng lạnh lùng, Như tắt nghẻn, mịt mùng xa vắng!
10 Tháng Năm 2019(Xem: 26331)
Con sẽ tiếc sao hẹn lần hẹn lữa Mất mẹ rồi, quà cáp cũng bằng thừa Mother's Day con đã nhớ hay chưa. Về bên mẹ chỉ một ngày cũng đủ.
08 Tháng Năm 2019(Xem: 17933)
Lâu quá không về, thăm làng xưa, Vẫn nhớ âm thầm, trong nắng mưa. Bao rặng tre xanh, còn hay mất ? Tình Quê ơi! Thương mấy cho vừa.
07 Tháng Năm 2019(Xem: 20354)
Lỡ mang trọn kiếp anh hào Thì thương với nhớ gởi vào biển khơi Miên man nhìn giọt sương rơi Đợi người tựa kiếm mặt trời mùa Đông...
04 Tháng Năm 2019(Xem: 17945)
Đã biết rồi, thế gian này mênh mông Vầng trăng vẫn trên cao ngự trị Thức giấc những đêm dài mộng mị Hối hận lắm rồi, quay lại về không.
04 Tháng Năm 2019(Xem: 19288)
Một ngày như thể mọi ngày Đường trần ánh nguyệt khi đầy khi vơi Cần chi thêu dệt, vẽ vời Chén thề dưới nguyệt, mấy người còn ghi?
04 Tháng Năm 2019(Xem: 13617)
Mẹ con tôi nhìn nhau, đưa các cháu về với cội nguồn, thăm quê cha đất tổ khó như vậy hay sao? Làm sao thuyết phục cháu tôi bây giờ.
28 Tháng Tư 2019(Xem: 17938)
Tôi giật mình thức giấc. mệt mõi rã rời. Đồng hồ trên đầu nằm chỉ 4:45 am. Trời đã gần sáng. Ngày chủ nhật cuối cùng của tháng tư đen 2019.