Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Mai Đạt - TRỌNG CHỮ HIẾU, ĐÓNG QUAN TÀI.

17 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 60529)
Hoàng Mai Đạt - TRỌNG CHỮ HIẾU, ĐÓNG QUAN TÀI.

Trọng chữ hiếu, đóng quan tài


ly_toet-large-content


Sáng sớm Chủ Nhật, còn ngủ li bì để lấy lại sức sau mấy ngày bận rộn từ sáng đến tối, tôi ráng mở mắt khi nghe điện thoại rung rộn ràng, náo động ở bàn đầu giường. Mới 7 giờ sáng mà đã có người gọi, bộ không biết Chủ Nhật là ngày quí nhất của tôi hay sao? Ngày thường tôi dậy từ 5 giờ để có đủ thời gian lo việc riêng trước khi đi làm từ buổi trưa cho đến 8, 9 giờ tối. Chỉ có ngày Chủ Nhật tôi mới tự cho phép mình được ngủ thêm một chút mà không cần để đồng hồ báo thức. Thế nhưng nhận ra số của mẹ chiếu sáng trên điện thoại, tôi lật đật ngồi dậy mở máy nghe. Mẹ tôi thức sớm từ 4 giờ sáng, còn khỏe lắm mặc dù đã trên 75 tuổi mà vẫn lái xe. Nếu thấy một chiếc Corolla đời cũ chạy chậm rì, tốc độ không đều, gây kẹt xe trên đường Bolsa, bạn hãy bớt bực bội vì tài xế của chiếc xe đó có thể là mẹ tôi. Như nhiều vị cao niên mà tôi biết, Việt cũng như Mỹ, mẹ tôi cương quyết tranh đấu cho quyền độc lập cá nhân, muốn tự lái xe để không nhờ vả ai cho dù bà lái chậm như xe diễn hành. Biết tính mẹ như vậy, tôi hiểu mẹ chỉ gọi khi nào có chuyện khẩn cấp hoặc khó khăn vượt ngoài sức của bà, còn hầu hết những chuyện khác bà thường tự giải quyết bất kể làm đúng hay sai.

“Con dậy chưa vậy? Sao giờ này còn ngủ? Con đã hứa tỉa cây đào cho má từ mấy tuần trước. Bữa nay qua cắt cây được không?” mẹ tôi nói ào ào như gió lốc xoáy ở trung tây nước Mỹ, không cho tôi cơ hội được tỉnh táo để bước ra khỏi giường. Đúng là tôi có hứa với mẹ đâu khoảng cuối tháng Ba, nay đã gần hết tháng Tư. Mẹ hân hoan sau khi tôi nói sẽ qua cắt cây cho bà trước 12 giờ trưa.

Xong mấy thủ tục thường làm mỗi sáng, tôi cầm cưa, kéo, găng tay, xe cút-kít qua khu nhà mobile home cách nhà tôi không tới 500 thước. Đâu đó chừng 10 năm trước, mẹ tôi xin được một gốc đào ở chùa mang về trồng. Có lẽ đào giống tốt, lại được mẹ chăm sóc, tưới nước mỗi ngày, nên mùa xuân cây ra hoa rực rỡ một góc xóm. Hết mùa hoa nở, cây “tiểu thụ” cao gần năm thước này mọc rậm đặc cành lá, nhánh chĩa tứ tung vô trật tự.

Hôm ấy mới 9 giờ sáng, không hiểu sao vài bà cụ đã đứng quanh quẩn trước căn nhà của mẹ. Hỏi ra mới biết mẹ đã “quảng cáo” với mấy bà bạn rằng “có thằng con sắp qua tỉa cây,” nên các bác dừng chân trong lúc đi bộ thể dục để chờ xem tôi làm trò khỉ. Tôi không rành chuyện tỉa cắt như mấy thợ làm vườn chuyên nghiệp, chỉ biết cắt sao cho nhánh thưa bớt, cây không quá cao, thế thôi. Vậy mà mấy bác cũng đứng xem tôi leo lên thang lăng xăng cắt nhánh này, tỉa nhánh kia như thợ thứ thiệt.

“Nhà có con thì phải nhờ, mướn Mễ chi cho tốn tiền,” một bác nói với mẹ tôi. “Ấy, coi chừng té gãy lưng nghe cháu,” bác nhắc khi thấy tôi đánh đu giữa cây thang với một nhánh cây.

“Nhớ nấu cho cậu ấy mấy món ngon thưởng công,” một bác gái Mỹ sống trước nhà vừa cười vừa bảo mẹ vậy.

Cắt xong một chồng nhánh lá cao hơn đầu người, tôi dùng xe cút-kít chở cây vài bận đến thùng rác lớn trong khu mobile home. Tôi hoàn tất công tác trong vòng hai tiếng đồng hồ, nhẹ người khi thấy mẹ khen cây đào được gọn gàng như mới được cắt tóc húi cua.

Trên đường về nhà, tôi tự khen mình là người biết làm bổn phận đối với đấng sinh thành. Thế nhưng đến khi được đọc một bài báo cũ viết về ông Ron Marshall, tôi mới biết mình còn thua xa ông ấy hàng mấy dặm về chuyện báo hiếu. Ông Marshall cỡ tuổi tôi, mới mất cuối tháng Ba năm nay.

Những gì ông thực hiện trong mấy năm cuối cuộc đời đã làm cho nhiều người ứa nước mắt vì thương xót cho ông và cho hoàn cảnh gia đình ông, tờ nhật trình Allentown Morning Call cho biết như vậy. Tôi cũng xúc động khi đọc mấy đoạn viết về ông, một người con thật tình có hiếu trong thời đại ngày nay.

Trong hơn năm thập niên sống trên cõi đời, ông Marshall sống quanh quẩn thị xã Nazareth ở đông bắc Pennsylvania. Đời ông bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Ông lớn lên gần một lâm viên tiểu bang nên rất yêu thích cuộc sống gần thiên nhiên. Ông mang cấp Đại Bàng trong Hướng Đạo, đấu football cho trường trung học Nazareth.

Sau ngày rời trung học, ông bước vào nghề thợ mộc và thăng tiến trong nghề này. Ông xây nhà, đóng bếp, lát gạch cho vô số gia đình trong vùng đông bắc. Ông cũng mua một miếng đất ở thôn quê với ước vọng tự xây một ngôi nhà trên miếng đất ấy.

Ao ước của ông bị đứt đoạn từ năm 1997. Ông lâm trọng bệnh do ung thư phổi và khí thũng gây ra, không thể làm việc toàn thời gian vì sức khỏe mỗi ngày một yếu dần. Bệnh khí thũng không thuyên giảm, tàn phá dần buồng phổi, đưa đến sự việc ông phải sống nhờ tiền trợ cấp dành cho người tàn tật, tức là chỉ vừa đủ sống ở mức nghèo kém. Ông nhận việc sửa chữa lặt vặt ở một khu chung cư để trao đổi cho một phòng ngủ. Lúc đó ông đã bán miếng đất cùng ước mơ xây nhà.

Đến năm 2010, ông thực hiện một dự án mới thay cho ước vọng tự xây một ngôi nhà. Đó là tự đóng một quan tài cho chính mình. Lúc ấy bác sĩ cho biết ông chỉ có thể sống thêm vài năm và mỗi đêm phải ngủ với mặt nạ dưỡng khí. Với tài thợ mộc, ông mua ván ép loại tốt, một vài cuộn vải và những lớp mút mềm ở chợ Wal-Mart. Người thợ mộc khéo tay này cũng dùng những bản lề của những tấm cửa sổ cũ để làm bản lề cho nắp quan tài. Ông đóng xong quan tài trong vài ngày, đặt nó nằm giữa phòng ngủ và mời những ai muốn vào xem. Họ khen hòm của ông trông đẹp, vững chắc như hòm đắt tiền bán ở tiệm. Nhìn hòm nằm giữa phòng, ông nói đùa đó là “bàn hòm” thay cho “bàn cà phê” mà người Mỹ hay nói. Ông Marshall cũng ghé tiệm bán cây để mua một tảng đá xanh với giá gần $25 Mỹ kim. Tảng đá được khắc tên của ông để dùng làm mộ bia khi ông được chôn cất. Tiền bán miếng đất năm xưa được dùng một phần để mua đất chôn ở nghĩa trang.

Là người cởi mở, khôi hài, mỗi lần ngồi ở quán Pizza Joe nơi ông là khách quen ở dưới phố Nazareth, ông không ngần ngại, còn vui vẻ nói về cái chết sắp đến, về chiếc quan tài được sơn màu gỗ walnut nâu đậm và lý do tại sao ông lại tự đóng hòm chôn mình với tất cả những ai muốn nghe. Cha mẹ ông vẫn còn sống và rất nghèo. Ông không muốn cha mẹ phải gánh nợ an táng cho con khi ông phải ra đi trước họ. Ông muốn sắp xếp hết mọi thứ trong hoàn cảnh nghèo khó nhất của mình để cha mẹ không phải lo một thứ gì cho ông. Bà chủ tiệm Pizza Joe nói rằng hầu như ai cũng biết ông Marshall rất hãnh diện về chiếc quan tài, ông nói về nó như nói về một kỳ công lớn nhất trong đời.

Đến cuối năm 2011, ông phải về sống với cha mẹ vì quá yếu sức. Hòm được cất trong một nhà kho mà ông vẫn đóng tiền thuê hàng tháng. Bà Alberta, mẹ của ông Ron Marshall, nói rằng ông vẫn muốn tự lo thân cho đến tháng Hai. Rồi một ngày trong tháng Ba, ông được chở vào bệnh viện vì không thể đứng vững, và rồi ông ra đi vĩnh viễn, không trở về nhà với cha mẹ. Ngày biệt ly 23 tháng Ba, ông được 54 tuổi. Theo lời dặn của ông, cha mẹ đã bán chiếc pickup Dodge đời 1997 để trang trải chi phí an táng. Một chút tiền dành dụm được dùng mua thức ăn ở tiệm Pizza Joe dành cho khách đến viếng.

Lễ viếng được tổ chức ở nhà thờ St. Luke. Ông Marshall được nằm trong quan tài tự tay ông đóng. Đầu của ông nằm dựa trên chiếc gối được mẹ ông may cho con. Chiếc gối là đồ vật duy nhất mà ông Marshall không tự làm sẵn cho cái chết của mình.

Vùng Nazareth cũng như vùng đông bắc Pennsylvania chuyên ngành khai thác đá bảng đã trải qua nhiều năm suy thoái kinh tế. Câu chuyện của ông Ron Marshall được nhiều người địa phương nhắc đến vì họ chia sẻ hoàn cảnh thiếu thốn, nghèo kém của gia đình ông. Họ càng thương mến ông hơn vì ông đã chịu đựng đầy can đảm, bình tĩnh phấn đấu trước cái chết gặm nhấm ông từng ngày trong suốt mấy năm với lòng hiếu thảo đối với bậc sinh thành mà ông đã giữ trọn cho đến hơi thở cuối cùng.

trong_chu_hieu-large-content

Đám tang ông Ron Marshall. (Photo: The Morning Call)


nguồn: "http://hoangmaidat.wordpress.com.
"
04 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 54733)
Nhân dịp nghi lễ Tạ Ơn, BCH Hội AHNgô Quyền và BCH Hội AHBiên Hòa, California đã nhận lời mời của anh Nguyễn Quý Đoàn khoá 6 Ngô Quyền tham dự tiệc thân mật với gia đình ngày chủ nhựt 28 tháng 11 năm 2010.
03 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 105660)
Như hôm nay mưa thì lại nhớ đến những cơn bão rớt ở quê mình, mái nhà xưa và bến sông ngập đầy nắng gió.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 126009)
Luân thường gìn giữ cho nhau Xem như mình lại lỡ tàu nửa đêm Vẫn là anh... vẫn là em... Hãy đem dĩ vãng êm đềm chôn sâu.
02 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125739)
Sao phương nào tụ lại Theo gió ngàn lung lay Ngọn đông phong tê tái Chiếc lá cuối cùng bay.
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 125131)
Tuyết trắng bay bay lạnh buốt đời Nhớ người năm cũ lệ buồn rơi Tình thư còn đó người đâu nửa Người biết hay chăng đã một thời...
01 Tháng Mười Hai 2010(Xem: 112248)
"Cô Ba ơi, con không nghĩ có một ngày con được về và đứng ở đây. Con vẫn còn nhớ mấy trái thị cô đã tặng cho con. Con xin cầu nguyện cho linh hồn của cô được yên vui ở cõi vĩnh hằng"
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62851)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
29 Tháng Mười Một 2010(Xem: 43581)
Cầu mong Cô ra đi an bình, thanh thản. Mỗi lần ra biển em sẽ nhớ đến Cô. Chắc là biển sẽ mang Cô về lại với quê nhà...
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 121627)
Lễ Tạ Ơn, chính mùa đoàn tụ Con cháu khắp nơi dắt díu về Quây quần ấm cúng bên cha mẹ Kể chuyện tâm tình cho thỏa thuê…
28 Tháng Mười Một 2010(Xem: 47758)
Mỗi khi chán đời, chờ hoài không thấy cơn buồn tan biến, nhìn mặt mình trong gương ủ rũ, thảm thương hơn chiếc lá nằm lay lắt bên bờ cỏ, chờ gió chiều thổi xuống dòng đường lắm xe, tôi thường ghé nghĩa địa tìm người chết.
27 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124615)
“Ngày xanh tóc hãy còn xanh Bóng chim qua cửa tóc đành điểm sương Ngày xanh tươi trẻ đến trường Giờ đây sao biết người thương nơi nào?!”
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 125034)
Đi phương nào thì đường xưa vẫn nhớ Dốc Ngô Quyền ký ức nhớ đầy tim Không bạc lòng áo trắng hiền muôn thuở Nắng gió Biên Hòa vẫn còn đó thương yêu.
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 122945)
Thầy đứng lại để con bước tới Bóng hoàng hôn tỏa ánh nhân từ Ấm lòng con tình thầy vời vợi Tuổi học trò chẳng chút ưu tư .
12 Tháng Mười Một 2010(Xem: 120211)
Có phải xa mười năm mà anh nhớ Sàigon Hay nhìn một chút nắng lên mà thương về bên ấy?
05 Tháng Mười Một 2010(Xem: 124905)
Bây giờ mây đang bay vào cô tịch Vẫn nhớ nao lòng sông lạnh chiều xa Ở đó có hàng sa kê thật tuyệt Và một người đàn mãi khúc tình ca.
04 Tháng Mười Một 2010(Xem: 64371)
Ly cà phê buổi sáng Nhìn đời trôi theo ngày cùng tháng Bao tiếc nuối cũng đành Còn bên ta ngàn nỗi muộn màng
02 Tháng Mười Một 2010(Xem: 135134)
Mẹ đã thay cha buổi sớm chiều Dạy con cao cả một chữ YÊU Dạy con hiếu đạo tròn ân nghĩa Cơm cha, áo Mẹ buổi kinh chiều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 48824)
Thầy Cô ơi! Bạn ơi! Giờ ở nơi đâu Có lượm được chút nào công thức Toán? Đời không cộng thêm vui, đời trừ đi hy vọng Hạnh phúc chẳng nhân lên, buồn khổ lại chia đều
01 Tháng Mười Một 2010(Xem: 117049)
Huỳnh văn Huê vào đệ thất Ngô Quyền năm 1963, đệ nhất B1 năm 1970, học cùng với Ng.x.Quang, Ph.t.Thừa, Tr.h.Phúc, Tô.a.Dũng và nhiều bạn khác nữa…
31 Tháng Mười 2010(Xem: 118662)
Vết thương nào rướm máu Vết cắn nào in sâu Cho muôn đời muôn kiếp Ta vẫn là của nhau
30 Tháng Mười 2010(Xem: 116164)
Hoa hướng dương cần nắng Để đong đưa sắc vàng Xòe hết cánh xinh tươi Mặt tròn xoe duyên dáng.
29 Tháng Mười 2010(Xem: 124461)
Thu đến rồi tàn, thu lại sang Ngoài kia sắc lá đỏ, cam, vàng Gió thu vi vút se se lạnh Muôn thuở tình thu, nhớ mênh mang...
27 Tháng Mười 2010(Xem: 281426)
... để thấy mùa Thu năm nay khởi sắc, lãng mạn và nồng ấm hơn bao giờ hết với đất trời vàng ươm màu áo mới và lòng người như vương vấn chút heo may... Xin bấm vào tựa bài muốn đọc:
23 Tháng Mười 2010(Xem: 112399)
Phải chi từ biệt là quên hết Không còn ray rứt phút thương đau Phải chi chia cắt mà tình chết Mình chẳng nhớ nhau đến bạc đầu.
23 Tháng Mười 2010(Xem: 57881)
Sao rơi hay đom đóm? Chớp tắt suốt đường quê Bìm bịp kêu thắc thỏm Đêm bỗng dài lê thê. Đom đóm hay sao rơi? Chập chờn theo cánh gió Hương hoa khế bồi hồi
22 Tháng Mười 2010(Xem: 112491)
Có phải chiều nay mưa hắt hiu Sương mù tỏa kín khắp buổi chiều Gió mơn man tung làn tóc rối Mắt nhạt nhòa giọt lệ buồn thiu