Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bùi Tuyết Mai (Em9) - HƯƠNG QUÊ NHÀ

18 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 146888)
Bùi Tuyết Mai (Em9) - HƯƠNG QUÊ NHÀ


HƯƠNG QUÊ NHÀ

bong_man-large-content

 

Cây mận tôi trồng năm nay trổ bông trắng xóa, đơm kín hết các cành cây, ngày nào tôi cũng dành một chút ít thời gian để ngắm nó. Tôi thích nhất là được ngắm bông mận vào lúc chạng vạng, nhìn gần bông mận, nó giống như một bình hoa nhỏ được người ta treo lên cành cây để trang trí, còn khi nhìn bông mận xa xa, khi ấy, tôi thấy nó giống như những pháo bông mà người ta hay bắn lên trời, tỏa ra từng chùm, từng chùm bông hoa vào những dịp lễ tết.

Cây mận (với tôi) duy nhất là cánh cửa của thiên đường, mà tôi muốn vào lúc nào cũng được.

Vào những buổi trốn giấc ngủ trưa, tôi trèo lên cây bằng một cái ghế con để ở dưới gốc, mà khổ nổi, tôi đâu có dám trèo cao, chỉ trèo lên được tới những cành cây mọc ngang mái nhà mình, hái những chùm mận đỏ trĩu cành... Ở đó, có khi tôi ngồi rất lâu trên đám lá đã khô, rụng đầy trên mái tôn, với chung quanh là lá là hoa, là những nhánh cây là đà ngang vai ngang mắt, và trên cao văng vẳng những tiếng kêu của lũ chim gọi nhau…. tôi ngồi đó, cho hương bông mận ướp lấy mình và mơ ước lung tung...

Và giấc mơ tôi chỉ ngừng lại, khi tôi bắt gặp hai thằng nhóc nhà bên cạnh, chắc là cũng trốn giấc ngủ trưa như tôi, đang đứng ở lan can lầu nhà tụi nó, dùng cây khèo trộm mận nhà mình...

 

Nhà tôi xưa kia ở gần ngả tư đường, một hướng đi về đường Nguyễn Hữu Cảnh (nếu tôi nhớ không lầm tên đường), mà đi miết chút nữa sẽ gặp vòng tròn bùng binh, nhìn qua bên trái là nhà thờ Biên Hòa, còn bên phải là nhà Bảo Tàng. Cũng song song với đường này, cách một vườn bông nhỏ (hồi xưa kìa, chứ giờ người ta phá bỏ nó lâu rồi), là đường đi thẳng vào chợ Biên Hòa, với đủ thứ món ăn, mà hồi xưa tôi thường hay ngồi chồm hổm ăn hàng …

 

Còn hướng ngược lại là đi về Cây Chàm, con đường có ngôi trường mang tên Nữ Tiểu Học, nơi tôi đã từng ê a với những bài học vỡ lòng. Hai hướng còn lại, một hướng đi về Thành Kèn, có xóm Hoa Lư với nhiều bạn học cùng lớp tôi ở đó. Và ngược lại đường này, là hướng đi về nhà tôi, đi thêm nửa trên con đường này, sẽ gặp rạp hát Vạn Khánh Hưng, sẽ đi qua một bến xe ngựa nằm gần ngôi trường Dục Đức dành riêng cho người Hoa, rồi lại gặp chợ mà người ta còn gọi là chợ Mới, và đi đến cuối con đường nhà tôi là dẫn tới bờ sông …

Trên cùng dãy lề đường này, buổi sáng có xe bán bánh ướt, có xe phở bán ngay trước cửa nhà tôi, rồi còn xe bán đậu xanh, đậu đỏ bánh lọt, sương sâm, sương sáo ăn với đá nhận, có xe sinh tố nữa chứ, món nào khi nhớ lại, tôi vẫn còn nghe rất rõ cảm giác ngon lành… Nhớ ơi là nhớ, mỗi buổi sáng ôm cặp đi học ngang qua xe phở ở trước nhà mình, mùi nước lèo từ thùng phở bốc lên sực vào mũi, làm tôi hít lia lịa như muốn để dành. Đã vậy, tôi còn đi ngang qua xe bánh ướt, mùi thơm ngậy của mở hành phi, của bánh tôm chiên, làm tôi bắt thèm suốt buổi trong lớp học…

 

Buổi trưa tan trường, từ cổng trường Nữ Tiểu Học chúng tôi băng ngang đường an toàn bởi hàng dây được các cô cầm chăng ngang đường, tôi cùng các bạn xếp hàng đi dọc theo lề đường phải, về tới ngang ngả tư thì mấy bạn làm trật tự cho tan hàng (hôm nào được cô phân cho làm trật tự, tôi thích chí lắm, thấy mình oai ra phết, khi tất cả các bạn phải đi trong hàng, còn mình thì không, trên tay áo đeo băng đỏ, thỉnh thoảng lại còn được la lớn: “bạn kia, đi vô trong hàng.”), tôi men theo lề phải, chừng năm mười bước chân nhảy sáo, là tôi đứng trước lò bánh mì Tuyết Mai, đối diện với nhà tôi, và tôi lại được ngửi mùi thơm nóng hổi của bánh mì mới ra lò. Lúc ấy, tôi chơi thân với hai người bạn láng giềng đều trùng tên với mình, chỉ khác duy nhất có cái họ, lớn lên, mỗi người một ngã …

 

Và tôi cũng nhớ đến bật cười một mình, những hôm được má cho tiền, chạy ra đĩnh đạc ngồi trước xe đá nhận, kêu bán cho mình ly đậu xanh đậu đỏ bánh lọt, sắp được ăn rồi, vậy mà vẫn thấy thèm thuồng không thể ngăn được, khi chỉ mới vừa thấy người bán dùng muỗng, xắn một miếng đậu xanh bắt đầu bỏ vào ly cho mình…

 

Thiên đường của tôi còn có dì chuyên bán chè bà ba, dì bán sương sa hột lựu, dì bán tàu hủ đường, cũng cứ đúng đâu cở khoảng 11, 12 giờ trưa là mấy dì gánh tới, đặt gánh xuống, ngồi chệch cửa nhà tôi, gần ở lề đường, giở nắp nồi ra, và trời ơi, ngay cả đến bây giờ tôi cũng không thể quên được những mùi hương của nó, cái mùi của nước dừa, của những hạt đậu xanh bùi bùi, sao mà đượm nồng ngan ngát của chè bà ba, mùi gừng cay cay lẫn với mùi đường ngọt ngào của nồi tàu hủ, và mùi thơm nhẹ nhàng thoang thoảng của hột lựu sương sa... đã ru ngon tuổi thơ tôi, cho tôi khư khư ôm theo vào đẫy giấc trưa lành.

 

Chao ơi, còn buổi tối đến, hôm nào được má cho tiền là chạy xuống nhà Dì 2 hát bóng (chắc tại nhà dì ở sát ngay phía sau rạp hát vạn Khánh Hưng) để mướn xe đạp chạy theo giờ. Tôi nhớ lũ trẻ nhỏ ngang cở tôi nhiều lắm, có lẽ từ ở xóm Hoa Lư, đều đến nhà dì 2 hát bóng mướn xe để chạy, vui lắm nha, tôi nhớ cái hình ảnh của chính tôi ngó qua ngó lại, xem coi có ai thấy tôi biết chạy xe đạp không nè…

Còn khi đến mùa dế, tối nào tôi cũng chạy qua nhà thằng Hải, thằng Mỹ (tôi muốn được gọi vậy, kỷ niệm của tuổi thơ tôi) cạnh sát nhà tôi, để bắt dế. Trước nhà tụi nó có đặt tấm bảng hiệu “Nhà May Mỹ Dung”, cạnh cây đèn đường. Dế tụ bay ở chỗ này nhiều ơi là nhiều, hôm nào thuận thảo thì thôi, còn không thì tụi nó không cho tôi được qua nhà tụi nó bắt dế, không được ngồi chơi ở phía dưới khoảng trống của tấm bảng hiệu “Nhà May Mỹ Dung”, không được kể cả đứng kế bên chiếc xích đu (mà tôi thì thích ơi là thích khi được ngồi đong đưa trên đó) của tụi nó đặt trước sân nhà…

Nhiều hôm đứng bên nhà ngó thấy dế bay nhiều quá, gáy vang lừng hết cả khoảng sân, mà hộp để dành đựng dế của mình trống trơn, thôi tôi đành chạy qua năn nỉ tụi nó để được chơi chung, để được bắt dế cho mình. Tôi không thích chơi trò chơi đá dế, tôi chỉ thích dùng cọng cỏ non khều khều, để lũ dế gáy re re cho tôi nghe …

Chỉ có cái bông mận nhỏ xíu thôi, mà tôi đã đi qua được mấy cửa thiên đường rồi...

Và tôi chỉ cần có thế, cây mận với tôi chứa đầy kỷ niệm, những khi mệt nhoài, nó như chiếc gối êm ái để tôi ngã đầu hồi tưởng, để tôi tìm về … để tôi cho ký ức thong dong chạy dài trên cánh đồng mộng tưởng của riêng mình, dẫu cho nhiều lần tôi bị trượt ngã sóng soài, vì cố chạy theo những dấu yêu thơ cũ… trượt ngã không trầy sướt, không thâm bầm, nhưng sao tôi vẫn nghe đau?

 

Có lẽ ai cũng có một thiên đường cho riêng mình, để được ôm chặt, để được hít thở cho căng tràn hết lồng ngực những kỷ niệm xưa và để được mênh mông khôn nguôi… nhưng đầy bình yên!

Khoảnh đất tuổi thơ tôi nhỏ bé nhưng hết sức diệu kỳ. Tôi muốn được dang tay ôm lại nhiều lần, ôm thật chặt… Bởi tôi sợ mai đây, tôi sẽ tiếc ngậm ngùi!

Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường …

Thương tặng tất cả những người hiện diện trong tuổi thơ tôi.

 

August 05, 2012

hinhem_9-content

Bùi Tuyết Mai

28 Tháng Bảy 2009(Xem: 70958)
Còn nỗi nhớ nằm vắt ngang qua tim Không còn gì trên dòng sông xẻ nửa
27 Tháng Bảy 2009(Xem: 75761)
Con lớn lên đi về đâu muôn nẻo Vẫn nhớ quặn lòng tiếng mẹ thương yêu.
22 Tháng Bảy 2009(Xem: 92174)
Tôi như lang thang trên những con phố Biên Hoà, những con đường dẫn tôi đến sân trường cũ, ở đó lời Thầy Cô còn vang vọng, tiếng lao xao của bạn bè còn nghe rõ như in, tà áo dài ai trắng đến tinh khôi...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34595)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
19 Tháng Bảy 2009(Xem: 65543)
Ngô Quyền về gặp nhau đây Hạ vàng lên kỷ niệm đầy trường xưa
18 Tháng Bảy 2009(Xem: 65345)
Con đường phố nhỏ dòng sông Biên Hòa tỉnh lẻ mãi trong tim mình
17 Tháng Bảy 2009(Xem: 75469)
Chuyến bay VN 7640 của Hàng Không Việt Nam cất cánh đúng 6 giờ 30 sáng ngày 13 tháng 9 năm 1994, trên đường bay đến Hong Kong. Trong đám đông thân nhân đang nhốn nháo vẩy tay trên sân thượng kia có đủ mặt bốn đứa con của chúng tôi, mặc dầu, qua cửa sổ máy bay, tôi không còn nhận ra chúng nữa.
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 70025)
Nắng rưng rưng trên cổ thành đại nội Hoài niệm về lối cũ đã rêu phong
15 Tháng Bảy 2009(Xem: 68863)
Ở một nơi xa nhớ quê nhà Cái nhớ trong lòng thật thiết tha
12 Tháng Bảy 2009(Xem: 162051)
Năm nay, tiệc mừng họp mặt Truyền Thống kỳ thứ 8 được tổ chức tại nhà hàng Seafood Kingdom: 9802 Katella Ave, Anaheim, CA trưa ngày chủ nhật 05 tháng 7, 2009.
04 Tháng Bảy 2009(Xem: 84405)
(Để tưởng nhớ thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên, nhân ngày giỗ th ứ 15 của anh / tháng Tám, 2008) Giờ đây, dưới những tàn cây, bóng mát trong nghĩa trang này, tôi đến thăm mộ anh, thắp nén hương lòng hoài niệm về một thời quá khứ buồn nhiều hơn vui giữa chúng tôi, dù không biết rằng những việc làm trước kia đối với anh là đúng hay sai, nhưng tôi cũng muốn nói với anh lời tạ lỗi.
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 64434)
Trầm Mặc Hoa Huyền tên thật Trần Bửu Hòa, sanh năm 1949 quê quán Nhơn Trạch, Biên Hòa, là Cựu học sinh Trung Học Long Thành và Trung Học Ngô Quyền (Trong Giai Phẩm Xuân Ngô Quyền năm Bính Ngọ 1965 có đăng bài kịch thơ “Quán Vắng Chiều Xuân” và “Sớ Táo Quân”).
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 68716)
Họp mặt năm nay không về được Nằm nhớ bạn bè như đã quên
02 Tháng Bảy 2009(Xem: 76135)
Với lòng biết ơn của Cựu HS Ngô Quyền với những “người lái đò” xưa đã đưa chúng em đến bến bờ thành công Kính tặng Thầy Nguyễn Phi Long, kính tưởng nhớ Thầy Phùng Thái Toàn
01 Tháng Bảy 2009(Xem: 68265)
Về ngang thành phố cũ Hương bưởi rộn ràng bay
30 Tháng Sáu 2009(Xem: 67221)
Về Cầu Mát nghe sóng tình than thở Dòng sông buồn còn in bóng đôi ta
28 Tháng Sáu 2009(Xem: 41910)
Ân sâu nghĩa nặng tình dài Khóc Thầy khóc mãi biết đời nào nguôi
25 Tháng Sáu 2009(Xem: 93378)
Việc thi cử ở nước ta đã có một truyền thống lâu đời truyền lại. Miền Nam sau này việc thi cử phần nào cũng tiếp nối cái tinh thần của truyền thống ấy. Thật vậy, nước ta đã có gần 20 thế kỷ dùng chữ Hán kể từ thời Bắc thuộc. Và 10 thế kỷ chữ Nôm đánh dấu thời kỳ tự chủ. Việc thi cử tính ra cũng được ngàn năm.
23 Tháng Sáu 2009(Xem: 70424)
Các bạn ơi! Hơn bốn mươi năm gặp lại Biết bao nhiêu nước chảy qua cầu.
19 Tháng Sáu 2009(Xem: 70982)
Em, áo trắng bay bên hàng sao im bóng Ơi bông sao buồn như trốt xoáy hồn anh
15 Tháng Sáu 2009(Xem: 69064)
Mùa hè bên ấy có vui không? Ngày xưa em nhớ mãi trong lòng
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 68825)
Khi anh đến không còn chi nghi ngại, Bởi thiên đàng, địa ngục… cũng gần nhau!
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 70062)
Làm sao dám quay về - Dù rất nhớ Căn nhà xưa dàn hoa tím hiền hòa
12 Tháng Sáu 2009(Xem: 71615)
Sóng gió đệm đàn cho biển hát Khúc hạ ca ấm áp nắng vàng
11 Tháng Sáu 2009(Xem: 73123)
Con đường ấy em qua ngày hai bận Rất bình thường như sáng nắng chiều mưa
10 Tháng Sáu 2009(Xem: 146894)
Ngày họp mặt Truyền Thống Ngô Quyền năm nay đã được dời lại vào ngày lễ Labor Day 31 tháng 8 tại nhà hàng Hong Kong Seafood Buffet,
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 71369)
Đi về phía anh là về phía biển Có thùy dương bãi cát sóng xô bờ
04 Tháng Sáu 2009(Xem: 70294)
Buồn vui là những đóm lửa. Những đóm lửa nhen nhóm hồn tôi. Tro tàn là những bài thơ này. Làm sao khơi dậy những đóm lửa rực rỡ bằng chút tro tàn đong đầy niềm đam mê, chung thủy của một thời đã xa xôi không thể tìm lại được.