Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Huỳnh Văn Huê - TRĂNG SÁNG BÊN ĐỜI phần cuối (Hay CHỈ LÀ MÂY TRẮNG)

30 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 128016)
Huỳnh Văn Huê - TRĂNG SÁNG BÊN ĐỜI phần cuối (Hay CHỈ LÀ MÂY TRẮNG)

 TRĂNG SÁNG BÊN ĐỜI  phần cuối 

 (Hay CHỈ LÀ MÂY TRẮNG… .)

  

 maytrang1


 Xong đám thôi nôi đứa cháu, trên đường về, một lần nữa ông Hưng lại ngang qua ngả rẽ vào nông trường Phước An… Bao kỷ niệm xưa ngồn ngộn trở về như cơn mưa đang trút nước ngoài cửa xe. Chung quanh cảnh vật trở nên nhạt nhòa-mờ ảo dưới làn mưa trắng xóa, nhưng trong lòng ông, kỷ niệm của những ngày xanh trong cuộc đời lại hiện rõ hơn bao giờ hết… .

 Hôm qua lúc gặp lại Thúy, ông đã hiểu thêm hầu như chắc chắn là Thúy chưa biết hết về chuyện của Ngân Hạnh ở khóa học tại Phước An… . Hồi đó… .

 

 * * *

 Hưng chỉ là chàng trai hai mươi mấy tuổi, chưa hề vướng bận chuyện gia đình riêng tư. Tuy hoàn cảnh chung lúc đó đang khó khăn, nhưng có ai ngăn cản được những trái tim nồng ấm đang tìm nhau để hòa cùng nhịp đập!? Có hình như một mối tình đã đến với Hưng lúc còn đi học thì vì… cách xa (?)nên cũng đã … trôi qua rồi! Không có ai “thề non hẹn biển” với ai cả !

 Sau Trung Thu một ngày, trăng vẫn còn sáng tỏ,chỉ duy có điều trăng lên hơi muộn một chút thôi. Vào buổi tối, trời trong vắt như hôm nay, ánh trăng như tuôn chảy, tưới thấm đẫm những chiếc lá, cành cây, một thứ ánh vàng huyền ảo, lung linh... . Vào lúc này, bên trại của học viên vang lên tiếng cười, tiếng đàn hát vui vẻ. Bên trại của Hưng buồn hiu vắng lặng, có hai người sinh viên thực tập ở phòng bên thì đã về lúc trưa rồi. Gần đó là trại của cán bộ nông trường, toàn là những “chú” gần đến tuổi hưu, về đây từ các miền Bắc, Trung , Nam... . Không biết có phải Hưng ngán cái món trà Thái Nguyên (uống vào thật tuyệt nhưng lại làm mất ngủ đến sáng) hay không mà rất ít dám đến thăm các “chú” vào buổi chiều tối! Buồn buồn, Hưng ra ngoài đi dạo và ngắm trăng, bước từng bước nhỏ trên con đường mòn tỏa ra từ trung tâm điều hành nông trường vốn được nằm trên khu đất đẹp, rộng và cao ráo. Những cơn gió trời mát rượi lướt qua, mang theo đến cái hương thơm vô cùng dễ chịu của đất và hơi ẩm của nước, của cỏ cây, hoa lá từ cánh đồng tít tắp dưới thấp... .Trong lòng Hưng vẫn chưa quên câu chuyện hôm qua khi ngồi ở góc sân,gần bên đống lửa trại với ma-sơ Hạnh. Phải chăng có một sự ngộ nhận từ phía Hạnh? Ban đầu Hạnh đã tưởng rằng Hưng chính là người viết tên H. lên hàng cây ven con đường đi đến khu trường Luật. Như vậy bài thơ Hạnh viết định dán lên hàng cây là dành cho... ai ?? Đang suy nghĩ vẩn vơ, mông lung, chợt có một cô gái từ phía dưới giếng nước đi đến, mặc bộ đồ vải “thương nghiệp”sẫm màu, quần xắn đến gối, tay đang xách một xô nước khá nặng. Vì đi ngược chiều nhau, chỉ thêm mấy bước nữa là cả hai đã rõ mặt. Đó là... ma-sơ Hạnh. Tuy có ngạc nhiên – suýt chút nữa thì không nhìn ra - vì lần đầu tiên gặp Hạnh mặc thường phục, nhưng Hưng vẫn kịp nói:

- Đường xa lại phải lên dốc, sao... Hạnh lấy nước chi đầy quá vậy? – Hạnh thở hơi... gấp, có lẽ cũng khá mệt, đứng lại và đặt cái xô nước xuống đất, trả lời:

- Đây là xô nước thứ... hai rồi đó! – Hưng hỏi tiếp nhưng trong lòng lấy làm lạ, vậy có nghĩa là Hạnh qua lại trước “nhà” Hưng ít nhất đã một lần rồi:

- Lấy nước chi nhiều cho ... mệt vậy?! – Thật tội nghiệp, cái bàn tay với những ngón dài thon thả khéo léo vén mớ tóc mai đã thấm mồ hôi, Hạnh trả lời:

- Chị, em bạn gái đông, để sáng mai cùng nhau... rửa mặt khỏi đi xa. Thôi, nếu vậy để nghỉ mệt một chút. – Nói xong , Hạnh lui vào bên đường, ngồi xuống một thân cây, bàn tay làm động tác như một cái ... quạt giấy! Có lẽ lúc khai phá nông trường người ta đã hạ thân cây xuống nhưng chưa đem đi.

 Ngày đó cuộc sống nói chung còn khó khăn lắm, ai đã trải qua chắc hẳn hãy còn nhớ! Riêng cuộc sống ở nông trường xa xôi này lại càng khó khăn hơn nhiều lần... .Điển hình một chút thôi là chuyện nước sinh hoạt, có một cái giếng lớn nước rất tốt, tất nhiên phải ở dưới vùng thấp và do vậy hơi xa trung tâm. Bình thường không nói gì, nhưng khi tập trung thêm vào đây cả trăm con người thì là một vấn đề nan giải... . Buổi chiều sau khi xong việc, đám con trai phải chờ đám con gái được... ưu tiên tắm trước! Đến phiên mình thì trời đã tối rồi, thế nhưng cũng đâu có luôn luôn không gặp trở ngại. Có khi nước mạch chảy ra không đủ lại còn phải tiếp tục... chờ nữa!! Vì thế nên chuyện đến tối rồi còn đi lấy nước là vẫn thường xảy ra thôi... .

 Thấy Hạnh đã ngồi xuống, Hưng nghĩ ngay đến một thắc mắc mình còn vương vấn trong lòng nên cũng ngồi xuống cạnh bên, tuy không quá gần nhưng cũng đủ cho một cuộc chuyện trò trong đêm trăng không kém phần thơ mộng và thi vị. Biết rằng ngồi lâu sẽ bất tiện cho cả hai, Hưng lên tiếng trước, tuy chưa đi thẳng vào vấn đề chính:

- ...... Lần đầu tiên thấy Hạnh như ... thế này,... lạ quá! Có lúc Hạnh được phép mặc đồ thường hay sao? - Giống như một cô học trò giỏi, viết chữ ... đẹp, được thầy hay cô xem tập vở vậy. Hạnh tự tin trả lời với chút ví von rất thời sự và... ý nhị:

- Những lúc sinh hoạt riêng tư thì cũng không gò bó lắm đâu !Thầy không thấy thời bây giờ... thay đổi nhiều lắm rồi sao? Hơn nữa, cũng như phải có người giới thiệu, phải là cảm tình đoàn trước rồi mới “phấn đấu” nhiều nữa để trở thành... đoàn viên! Trên đường tu học, Hạnh chỉ mới đang ở... bước đầu thôi! – Hưng gật gù, trong lòng thầm... phục cái lập luận của ... “cô” sinh viên Văn khoa năm thứ nhất. Và từ đầu đến giờ có lẽ Hạnh cũng thấy hôm nay “thầy” Hưng không gọi mình là ma-sơ nữa! (Và Hưng cũng thấy hôm nay Hạnh không còn xưng hô “trống không” với mình nữa ) – Rồi làm ra vẻ tự nhiên, Hưng hỏi tiếp:

- Còn... bài thơ lúc trước kia định dán lên gốc cây, Hạnh đã... nhớ chưa ? – Có lẽ Hạnh thừa thông minh (và có chuẩn bị trước) để đón chờ câu hỏi này(!?) nên lại ... hẹn lấp lửng :

- Thì... thầy còn ở đây mấy ngày nữa mà, sẽ còn dịp để... “nhớ”(?) mà! Thôi bây giờ Hạnh phải đem nước về... . – Mặc dù chưa thỏa mãn với cách trả lời như vậy, nhưng Hưng vẫn biết bây giờ mình nên phải làm gì, bèn cùng đứng dậy và nói:

- Để tôi giúp Hạnh một tay... – Hưng tìm gần đâu đó được một cái cán cuốc gãy, cúi xuống xỏ vào quay của xô nước. Động tác này cũng nhanh và tuy không cố ý, Hưng phải vội quay nhìn sang hướng khác, nhưng dù sao cũng đã thoáng thấy qua ánh trăng đôi bắp chân trần trắng muốt... Và rồi cả hai cùng khiêng xô nước trở về khu nhà, nhẹ nhàng hơn trước nhiều... .

Lúc gần đến trại chợt Hạnh nói qua hơi thở, có lẽ do... mệt vì xách nặng lúc ban đầu(?) :

- Qua hơn tuần nữa nhà có đám giỗ, vào ngày... , Chủ Nhật, mời thầy... xuống nhà chơi? Nhà có... người anh đi ... lính Hải quân, ảnh hiền lắm, cũng trạc bằng tuổi thầy... – Hưng chỉ nhìn Hạnh chưa kịp nói gì, hiểu ý Hạnh nói nhỏ và nhanh:

- ... ... Nếu thầy xuống được,... mai sẽ chỉ nhà cho thầy biết... !

 Khi về đến trại – khu vực duy nhất có ánh sáng điện nhờ vào máy phát – được thắp sáng bởi chỉ vài bóng đèn có công suất thấp, nhưng so với nhà dân phía xa, dưới cánh đồng hãy còn leo lét ánh đèn dầu, nơi đây được xem là có... tiện nghi lắm rồi! Khi trông rõ mặt hai người, cả đám “ học trò” : nam có, nữ có, cùng nhau vỗ tay reo hò, tán thưởng vì thấy “thầy” Hưng đã có hành động hòa đồng, hết lòng vì... mọi người. Nhưng Hưng làm sao không hiểu được ẩn ý của những tiếng hò reo này. Những cô cậu này làm ... “ầm ỉ” như vậy vì thấy Hưng và Hạnh cùng mang xô nước về thôi!!

 Ngày hôm sau, vào buổi tối... .Hưng đang ngồi xem lại giáo án thì có... khách: một học viên nam, hai học viên nữ (trong đó đương nhiên có... Hạnh). Hưng vô cùng bất ngờ và cảm động, thấy nồng nồng ở mũi khi biết cả ba người thay mặt các anh, chị em khóa học đến cám ơn và tặng quà vì “thầy” sắp hết môn học, phải chia tay, đồng thời cũng đưa ra mấy quyển lưu bút. Quà có gì đâu (so với bây giờ!) : hai ký đường và hai ký đậu xanh - đậu xanh của Hạnh, nói là ở nhà có tỉa đậu nên đem lên -. Đến giờ Hưng mới nói được nên lời:

- Tôi... rất cám ơn, nhưng “tiêu chuẩn nhu yếu phẩm” của học viên mỗi người một tháng có mấy... lạng đường! Thôi để lại nấu chè đậu xanh ăn với nhau đi! – Cả ba người vẫn kiên trì nài nỉ... . Riêng Hạnh có nói mình sắp không tiếp tục dự khóa học nữa, thầy nhận chút quà thể hiện ... tấm lòng của mình và... gia đình. Nghe vậy Hưng cũng thầm thắc mắc lắm, nhưng có lẽ vì đã có những suy nghĩ mới đến trong đầu lúc nãy, nên kịp... dằn lòng không hỏi gì cả. Sau cùng Hưng phải ra điều kiện:

- Nếu nhận đường và đậu xanh thì tôi sẽ... không viết vào lưu bút đâu! – Cả ba người chợt trở nên... “khô khốc”, cái nét sôi nổi, nghịch ngợm của “học trò” đã... biến đâu mất! Đành đưa mắt nhìn nhau ngầm hội ý. Cuối cùng phần thắng nghiêng về phía... Hưng.

 Khi mọi người ra về hết, Hưng lần dỡ từng quyển lưu bút, cũng giống như những quyển lưu bút của Hưng và bạn bè thời... trung học đệ nhất cấp, chỉ có điều những trang giấy trắng hiện giờ, giấy đã không được... trắng cho lắm! Đến quyển lưu bút của Hạnh, Hưng thấy trong đó – như là một kiểu giao lưu với bạn bè - có ghi địa chỉ và cả hình vẽ hướng dẫn đường đến nhà của Hạnh... .

 Còn lại một mình, Hưng lại... suy nghĩ mãi về bài thơ Hạnh đã viết năm nào... . Bài thơ dành cho một “hành động”, một cách tỏ tình thời tuổi trẻ, sôi nổi và đầy ấn tượng của... anh Thành . Nhưng con người của hành động trên – ngay chính thời điểm đó - lại được ngộ nhận là... Hưng, và về sau chính Hưng lại có dịp tiếp xúc, gần gủi, bộc lộ cái “con người” của mình(!). Không biết có ... dối lòng không, nhưng Hưng cho rằng như thế bài thơ Hạnh viết là không dành cho... hai người, mà dành cho một người không hiện hữu (?), từ cả hai... hợp lại! Vậy tốt nhất từ đây về sau không nên nhắc lại bài thơ với Hạnh làm chi. Hơn nữa Hạnh bây giờ không còn là một cô sinh viên của ngày xưa, mà là một... ma-sơ . Nghĩ như vậy nên ngày mai gặp Hạnh, Hưng có ý định sẽ nói rằng mình bận việc gì đó không đến dự đám giỗ sắp tới được... .Và gần như là để... bù lại, Hưng cho các học viên biết vào ngày lễ mãn khóa mình sẽ hết sức cố gắng thu xếp mọi công việc để về dự. (Thế nhưng Hưng đã... không về, Hạnh đành phải đưa bài thơ cho người bạn gái tên Thúy, nhờ nếu có dịp thì đưa tận tay Hưng!...) Đến đây, Hưng mở mấy quyển lưu bút ra, cũng phải suy nghĩ một chút rồi viết vào đó những dòng chữ thích hợp nhất. Đến lưu bút của Hạnh, Hưng có chút trầm tư, đắn đo, sau cùng cũng đặt bút vào... “ Chúc Hạnh được an lành, hạnh phúc, đi đến nơi đến chốn trên con đường mình đã chọn... .Dù nơi chân trời- góc bể, ta hãy dành chút phút giây về những kỷ niệm ngày xanh, mãi mãi rạng rỡ nơi lòng những người biết... nghĩ về nhau ... !”

 Thời gian sau đó, Hưng có dịp gặp lại một học viên - họ hàng hơi xa với gia đình Hạnh. Người này cho biết rằng anh của Hạnh nguyên là một... người lính Hải Quân, rất giỏi về cơ khí hàng hải. Trong những ngày biến động của tháng 4 – 1975 anh ấy đã qua đến đảo Guam rồi lại... quay về vì không yên tâm và... nhớ nhà, rồi không biết có phải nhờ vậy mà chỉ học tập cải tạo không lâu lắm(?). Nghe nói chỉ một thời gian sau đám giỗ - và có lẽ cũng là sau lễ mãn khóa học tại Phước An - ,có nhóm người ở Chợ Lớn, tổ chức... đi ra nước ngoài đã nhờ anh của Hạnh giúp vận hành và bảo trì máy tàu. Người nhà và người thân quen của gia đình Hạnh nếu ai muốn đi thì có “tiêu chuẩn” đi theo đến bốn, năm người không phải đóng góp gì hết... .

 

 * * *

 Cơn mưa đã dứt hạt từ lúc nào... .Đến một đoạn đường khác thì vùng này lại... nắng chói chang, rực rỡ. Người ta đã quen với kiểu mưa, nắng của miền đất này rồi, mưa “nhiệt đới” mà! Có khi hai vùng có mưa và không mưa chỉ cách nhau vài... cây số, thậm chí chỉ vài trăm mét! Xe đã về đến vành đai của thành phố: giờ cao điểm, xe cộ, con người đổ ra đường đông nghẹt, mọi người hối hả, hấp tấp, nhất là khi muốn bù lại thời gian đã mất vì tránh đoàn xe lửa vừa ngang qua. Chiếc xe chậm lại rồi dừng hẳn trước cổng một “ngôi trường tình thương” . (Trường học do các tôn giáo lập ra để dạy học miễn phí, kể cả cung cấp bữa ăn cho trẻ em nghèo lang thang. Chủ yếu là giúp các em bất hạnh này biết đọc, biết viết... ). Có bốn đứa trẻ đang căng hai sợi dây ngang qua đường để tạo một hành lang an toàn cho đám bạn mình đi qua. Có lẽ chúng được hướng dẫn đi tham quan đâu đó ở gần đây, thật tội nghiệp, đứa lớn đứa nhỏ, không cùng tuổi tác và cũng không có... đồng phục gì hết! Người hướng dẫn là một... nữ tu... . Tim ông Hưng... đập mạnh, cây dù che nắng đã khiến ông không nhìn rõ mặt... , nhưng sao dáng bên ngoài giống ma-sơ Hạnh quá... !

 Rồi hai sợi dây được thu hồi về, đám trẻ đi qua xong, con đường thông suốt trở lại. Lúc xe trờ ngang, quên cả phép... lịch sự, ông Hưng gần như muốn dán ... mũi mình vào kính xe để nhìn cho rõ! Ma-sơ đang mĩm cười hiền từ, nói gì với ... một đứa nhỏ chậm chạp nào đó. Nụ cười hiền rất duyên giống như... ma-sơ Hạnh, nhưng vị nữ tu này chỉ ở độ tuổi lúc Hạnh còn là một cô sinh viên Văn khoa thôi! Ông Hưng ngồi ngay ngắn trở lại nơi vị trí của mình trên xe, nét mặt thoáng chốc trở nên trầm tư, sâu lắng... Trên xe từ lâu đã phát ra mấy bài hát rồi, nhưng ông có nghe được bài nào là bài nào đâu! Nhưng chợt ông như... nín thở lắng nghe, có một giọng nữ cất lên với bài “ Bay Đi Cánh Chim Biển” thiết tha, dìu dặt... .

 Về đến sân nhà rồi, trước khi bước vào cửa chính, không biết có phải vì đã lâu lắm rồi mới được nghe lại bài hát ưa thích cũ. Hay là chính vì... dáng dấp và nụ cười hiền từ của một ma-sơ xa lạ, tuy tình cờ mới gặp ngoài đường nhưng đã khiến ông Hưng có một cảm giác bâng khuâng khó tả... . Bước bằng những bước chân như lạ lẩm trong chính khuôn viên nhà mình, bên tai ông hình như còn văng vẳng lời hát da diết, u hoài của một người sắp ra đi... . Tiếng hát ngọt ngào như hòa quyện trong tiếng sóng, tiếng vỗ cánh của một loài chim biển, được vọng đến từ một nơi xa vào đêm trăng sáng...  

 

 

 Huỳnh Văn H

 

17 Tháng Năm 2010(Xem: 54386)
Thơ: Võ Thị Tuyết Nhạc: LmST Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca sĩ: Tâm Thư
15 Tháng Năm 2010(Xem: 76292)
Gặp nhau siết mạnh tay một chút Thiêng liêng tình bạn đã lên ngôi Giá như chưa hết bao nuớc mắt Chắc ngàn giọt lệ vội tuôn rơi
14 Tháng Năm 2010(Xem: 83208)
26 năm nghiệt ngã Kết thúc cuộc tình buồn Em trở thành nước lã Anh trở thành người dưng!
13 Tháng Năm 2010(Xem: 86646)
Lục bình theo con nước Vui nở tím triền sông. Đồng lúa xanh mênh mông Cò vui bòn tôm cá
13 Tháng Năm 2010(Xem: 81269)
Bờ giếng khơi lan cỏ Mặt nước trong ngời ngời Chứa trăm làn mây nhỏ Vầng nhật nguyệt chơi vơi.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140170)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 61961)
Tháng Năm Lễ Mẹ, mẹ ơi! Con không về được xin Người thứ tha Thêm mùa Lễ Mẹ xa nhà Nhớ lòng biển cả mẹ già dấu yêu!
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91433)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 75197)
Giờ muốn khóc, tự nhiên con thèm khóc Như lăn vòng khỏi võng, khóc hụt hơi Ước chi Má một bên bồng con dậy Khóc một đêm rồi xa Má muôn đời!
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80397)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 65603)
Để con lạnh Mẹ sợ ghê Chiều Đông mưa gió não nề lạnh căm Mẹ ôm con chặt trong lòng Lời ru Mẹ hát, ấm vòng tay êm
30 Tháng Tư 2010(Xem: 79767)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
29 Tháng Tư 2010(Xem: 79904)
Vòng eo áo nhỏ mồ côi Chờ vòng eo thật của người mình thương Lao xao gió bụi mười phương Những hàng khuy bấm giận hờn bung ra
28 Tháng Tư 2010(Xem: 82510)
Xa sông Đồng Nai rồi thấy nhớ Bìm bịp kêu con nước lớn ròng Một bên bồi phù sa màu mỡ Bờ bên kia sóng cuộn thành dòng.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93818)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
17 Tháng Tư 2010(Xem: 76409)
Vẫn em, áo, với tóc thề, Nghìn xa vẫn một tình quê đậm đà. Đã đành xa vẫn còn xa, Áo em vẫn nét mượt mà Việt Nam!
17 Tháng Tư 2010(Xem: 75954)
Xưa mình đi học về Qua đường đê quanh co Tím màu hoa mắc cỡ Đồng xanh trắng cánh cò.
16 Tháng Tư 2010(Xem: 77276)
Khắc khoải niềm tâm sự Sầu trọn kiếp chưa nguôi Biết ai người tri kỷ Chia xẻ những ngậm ngùi?
15 Tháng Tư 2010(Xem: 59871)
Kể lại để cùng nhớ Cau trầu nhai với vôi Thành màu son đỏ ối Thắm tình nghĩa thiêng liêng.
12 Tháng Tư 2010(Xem: 73635)
Ru em khúc tình sầu Anh quên lời ca cuối Bên ngoài trời mưa vộ i Em hãy ngủ cho ngoan
07 Tháng Tư 2010(Xem: 73358)
Đẹp như màu áo em Nữ sinh trường Ngô Quyền Đạp xe theo Quốc Lộ Che chiếc nón nghiêng nghiêng
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83992)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
05 Tháng Tư 2010(Xem: 75292)
Mỗi một mùa gió lộng Mươi bài hát phiêu du Cò xưa gầy bay trắng Rừng lá phủ sương mù .
05 Tháng Tư 2010(Xem: 72160)
Tình em là biển cả Tình anh là mây trôi Hai nẽo đời khác lạ Đành gọi cố nhân thôi!
05 Tháng Tư 2010(Xem: 74097)
Thêm mùa hoa bưởi tháng ba Lòng tôi nhớ đến Biên Hòa ngày qua Bao mùa hoa bưởi xa nhà Nhớ về quê cũ hương hoa thơm nồng
04 Tháng Tư 2010(Xem: 61943)
Mồ hôi chan vào đất Cho dâu lá xanh rờn Trải dài xa tít tắp Dáng mẹ càng gầy hơn.
04 Tháng Tư 2010(Xem: 71165)
bất ngờ phố cổ chiều vàng nắng xao xuyến lòng ai chợt bâng khuâng tôi đã gặp em từ lâu lắm, hay mới hôm nào giữa phố xuân?