Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Công Luận - TẢN MẠN CHUYỆN THẦY CÔ, TRƯỜNG LỚP CŨ

06 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 108244)
Đỗ Công Luận - TẢN MẠN CHUYỆN THẦY CÔ, TRƯỜNG LỚP CŨ


  TẢN MẠN CHUYỆN THẦY CÔ, TRƯỜNG LỚP CŨ

truong_ngo_quyen_2-content

 

 Sáng nay, ngồi trước gương lược, mình cảm thấy mái tóc ngày xưa đã điểm thêm một chút màu trắng nữa. Khóe mắt ngày nào hằn thêm những vết chân chim. Nhìn ra đầu ngõ, những đứa bé hàng xóm đang lao xao rủ nhau đi học hè. Ngẫm nghĩ lại, điển tích "thời gian, bóng câu qua cửa sổ" mà mình được học trong môn việt văn ngày nào, bây giờ đúng quá. 48 năm qua rồi nhỉ!

 

 Hè năm 1962, tôi tạm biệt tiểu học trường làng, trường tiểu học Bửu Hòa, để lên cấp trung học, chuẩn bị thi vào đệ thất trung học công lập Ngô Quyền. Tôi cùng các bạn học cùng làng, cùng lớp: Đoàn hữu Hiệp, Lâm văn Năm, Bùi hiếu Thuận... đến học luyện thi ở nhà cô giáo Thôi. Nhà cô giáo ở cạnh đường rầy, cách ga xe lửa Biên hòa khoảng 400 mét. Chúng tôi lội bộ dọc theo đường rầy, từ ngã tư Chợ đồn để đến nhà cô, khoảng 2 cây số. Lần đầu tiên đi bộ qua cầu Gành, cầu Rạch cát, tôi cảm thấy run run. Những tấm ván lót sàn cầu kêu kèn kẹt, tôi phải vịn tay vào thành cầu, mắt không dám nhìn xuống mặt sông. Tiếc thay, năm đó chúng tôi bị rớt. Tôi phải tạm cư một năm ở đệ thất Minh Tân. Lớp học có gần 100 học sinh, học phí mỗi tháng là 100 vnd. Năm sau, tôi quyết tâm thi lại. Bảy năm học trường công lập. Khoản miễn học phí mười mấy ngàn đồng cũng nhẹ được phần nào gánh nặng cho gia đình.

 

 Qua Tết năm 1963, tôi đã tự ôn tập để chuẩn bị thi lại. Có công mài sắt, có ngày nên kim. Kết quả thi tuyển năm đó tôi có thứ hạng cao. Trường lấy 5 lớp đệ thất. Số danh bạ của tôi là 216/63 (số 63 là năm 1963). Tôi được xếp vào học lớp thất 3, lớp học toàn là bạn trai. Không như cấp tiểu học, ở cấp trung học mỗi môn học do một giáo sư phụ trách. Ở lớp thất 3 năm đó, thầy cô tôi ấn tượng nhất là thầy Đinh văn Sái, dạy môn Pháp văn và cô Khương thị Bàn, dạy môn toán. Khi đến trường Ngô Quyền để nộp đơn thi vào đệ thất, tôi đã gặp thầy Sái đang hướng dẫn các anh chị lớp trên chơi môn bóng rỗ ở sân tập cạnh hàng rào trường. Dáng người cao to, trán hói, lưng hơi khòm, gọng kính đen cáng nhựa luôn trên mắt. Bây giờ,tôi lại được thầy giảng dạy môn Pháp văn ở năm đầu trung học đệ nhất cấp, sách học là quyển Elementaire. Thầy có giọng nói từ tốn, sang sảng, hai tay ưa xoa xoa đáy quần. Một buổi học, tôi không nhớ là bài lecon thứ mấy, có hình con chó đang ngồi nhìn cục xương. Thầy bảo đặt một câu văn bằng tiếng Pháp tả cảnh ấy. Thầy đưa ngón tay trỏ xoay xoay một vòng rồi chỉ bạn Nguyễn Khắc Dũng, dáng công tử, da trắng trẻo, ngồi đầu bàn. Bạn Dũng đứng lên trả lời ấp úng:
_ Dạ, le chien regarde..., regarde.., regarde..
Thầy gằn giọng:
_ Regarde-quoi?
_ Dạ,regade..., regarde... cục xương ạ!

Cả lớp cười ồ như vỡ chợ. Từ đó, bạn Dũng bị đặt biệt danh là Dũng cục xương. Sau nầy khi hỏi thăm về Dũng, Hoàng Minh Chiếu nói:
_ Đậu xong tú tài 2, ra trường, Dũng đi du học ở Nhật bản. Sau nầy, nghe nói bạn ấy đang định cư ở Úc hay Mỹ gì đó.
Bây giờ, Dũng cục xương ơi!bạn đang ở nơi mô?

Cô Khương thị Bàn phụ trách môn toán học ở lớp thất 3. Hồi đó, cô dạy hình học lẫn đại số. Hình học thì học cơ bản về hình học phẳng như hình tròn, tam giác... Đại số thì làm quen với những con chữ a,b,c.., rồi bình phương, đẳng thức. Ở cấp tiểu học, học về số học thì đơn giản hơn. Có một lần, bài tập về đẳng thức tôi không giải được, cô bắt tôi chép phạt bài đó 100 lần. Suốt một đêm ngồi chép phạt khoảng 5,6 trang vở, vừa mỏi tay, vừa buồn ngủ, tôi thầm oán trách cô. Tuy nhiên, tôi vẫn phải chấp hành hình phạt. Sáng hôm sau, tôi vẫn nộp đủ 100 câu chép phạt đó. Đến năm lớp đệ nhất (lúc đó đã gọi là lớp 12), tôi xin chuyển sang ban A vì nghĩ, nếu chịu khó gạo bài thì vẫn được vượt qua cửa ải vũ môn. Đến mùa hè năm 1972, vận may không đến nữa, tôi bị động viên vào quân đội, một môi trường học tập lớn hơn, có cả máu và nước mắt.
Đối với cô, suốt mấy mươi năm cô vẫn sống nơi chôn nhau cắt rún của mình. Sau biến cố đổi thay của đất nước, cô nghỉ dạy ở trung học Ngô Quyền từ năm 1977. Lại bị thêm cú sốc của cuộc sống gia đình, cô hầu như ngã quị. Nhưng nghị lực đã giúp cô vượt qua gian khó để sống vui khỏe đến hôm nay. Với tuổi ngoài 70, mỗi sáng tôi vẫn gặp cô đi chợ mua thực phẩm tươi sống ở Chợ đồn. Với cơ thể mãnh mai, ốm yếu, cô vẫn đạp xe qua cầu Gành hàng ngày.
Cách nay khoảng 5 năm, lúc bác Ba gái, thân mẫu của cô quá vãng, thượng thọ 102 tuổi. Gia đình của cô sống lâu đời trên vùng đất cù lao Phố, có uy tín, nhiều người biết đến. Anh Khương văn Mười, em ruột của cô là một kiến trúc sư có tiếng tăm ở Sài gòn, có vai vế trong xã hội, nên đám tang tổ chức long trọng, nhiều quan chức, đoàn thể đến phúng viếng. Buổi sáng, khi đến viếng tang, tôi phải ngồi chờ hơn 2 giờ đồng hồ vì các hội đoàn, quan chức đến phúng viếng đông quá. Thấy cô từ nhà sau bước lên, tôi đứng lên thưa trình:
_ Xin phép cô, em đến thắp nhang cho bác Ba nhưng chưa làm thủ tục được. Em xin có lời chia buồn cùng cô và tang quyến.
Sau đó,tôi xin phép cáo từ. 


Thầy Khương văn Biền, giáo chức biệt phái về trường Ngô Quyền dạy môn Pháp văn từ năm 1971. Tôi ra trường năm 1970. Tôi vẫn thường gọi với cái tên thân thương: Anh Hai Biền. Cô Bàn và thầy Biền là chị em chú bác ruột. Sau khi không còn dạy ở trường Ngô Quyền từ năm 1977, thầy Biền mở lớp kèm học sinh ở nhà. Nhưng thầy lại dạy môn toán. Các em học sinh yếu toán rất thích học ở thầy để lấy lại căn bản. Đồng thời vừa dạy học ở nhà, thầy vừa tận tình săn sóc người vợ chẳng may bị ốm đau, bệnh tật, khi các con đã trưởng thành ra riêng. Ở đây,tôi phải dùng cụm từ "tình nghĩa phu thê" cho đúng với chuẩn mực đạo lý con người Việt nam. Anh hai săn sóc chị hai tận tình cho đến ngày chị hai rủ áo ra đi. Năm 2001, cuối năm lớp 6, con trai tôi được tuyển vào đội chuyên toán của trường cấp hai Nguyễn Bỉnh Khiêm(Biên Hòa), tôi phải đến nhờ thầy dạy kèm cháu môn toán nâng cao. Sau một tháng dạy kèm riêng, thầy nói với tôi:
-Từ hồi tôi dạy kèm về môn toán đến nay, cháu Lý con anh, và cách đây 4 năm là cháu Triết cùng xóm, cũng học ở trường Nguyễn Bỉnh Khiêm là thật sự giỏi về môn toán.
Vinh hạnh quá. Con hơn cha là nhà có phước.


Năm 1995, con gái út tôi thi đậu vào trường trung học Ngô Quyền. Đầu năm học lớp 10, nhà trường mời phụ huynh họp mặt đầu năm. Đó là lần đầu tiên tôi trở lại ngôi trường thân yêu mà tôi đã học ở đó 7 năm, sau 25 năm ra trường. Dù khoảng cách từ nhà đến trường chỉ khoảng 3 cây số, nhưng vì bộn bề cuộc sống, 25 năm sau tôi mới có dịp trở lại. Lần ấy, tôi lại gặp thầy Bùi Hiếu Nghĩa, anh cả của bạn Bùi Hiếu Thuận, là thầy chủ nhiệm của lớp con gái tôi. Thầy Nghĩa cũng là cựu học sinh Ngô Quyền, tốt nghiệp đại học sư phạm Huế. Trong thời kỳ bao cấp, tủi thân cho nghề giáo chức, thầy cô phải làm thêm nghề tay trái để tăng thêm thu nhập. Đôi khi phải bán thêm bánh kẹo cho học sinh trong lớp. Các thầy cô dạy môn toán và ngoại ngữ (Anh văn)có thu nhập cao hơn. Năm đó, tôi gặp lại bạn Lý văn Giỏi, cùng học chung thất 3, khi hai đứa con gái của hai người, vừa là bạn học, cùng học chung lớp.

Khi trái đất vẫn quay quanh mặt trời, thời gian vẫn miệt mài trôi chảy. Trong mỗi con người, thời gian chỉ dừng lại khi trái tim ta không còn nhịp đập, hơi thở không còn dâng trào. Khi đã leo lên hết con dốc cưộc đời, đó là lúc ta ngồi lại để hoài niệm về quá khứ. Ai cũng có niềm vui, ai cũng có nỗi buồn. Tương lai trước mặt, quá khứ sau lưng. Khi hội ái hữu cựu học sinh Ngô Quyền tổ chức họp mặt 55 năm ngày thành lập trường là dịp để quý thầy cô, bằng hữu, đồng môn ngồi lại bên nhau để ôn lại quá khứ, hoài niệm về một thời dĩ vãng xa xưa. Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn, mọi người gặp nhau vui vẻ. Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.

Biên Hòa, 1 giờ sáng, ngày 25/6/2011.


80__dcluan2-content
Đỗ công Luận, chs k.08 NQ.

Email luando@yahoo.com.vn
Cell phone 0913108875 . 

10 Tháng Chín 2011(Xem: 103097)
Sau lễ cưới tổ chức ở nam Cali vào ngày 10/9/2011 xong, gia đình bạn sẽ tổ chức lễ ra mắt hai cháu với bà con, họ hàng, thân hữu ở quê hương Biên Hòa một tuần lễ sau.
09 Tháng Chín 2011(Xem: 99226)
Hôm nay trống điểm khai trường. Tung tăng áo mới ngát hương học trò. Vai mang cặp nặng buồn lo. Ông đưa cháu ngoại vượt đò nhân sinh.
08 Tháng Chín 2011(Xem: 98522)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngày hè thư thả Để trở về cùng sách vở thân thương.
02 Tháng Chín 2011(Xem: 90525)
Khi em đi ta chỉ còn vô thức Lại lang thang, lang thang… lại lang thang Biết về đâu cơn sóng biển ngang tàng Sao vết phỏng siêu hình đau hết mức
02 Tháng Chín 2011(Xem: 32245)
Mời thưởng thức ba bức tranh sơn dầu, tác phẩm mới nhất của HẠNH PHẠM
01 Tháng Chín 2011(Xem: 99647)
Dòng đời trôi miên man Dốc xưa trong miền nhớ Vì tình yêu muôn thuở Vượt không gian, thời gian.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 24499)
Mỗi năm hãy tìm đến nhau. Thầy cô cũng sẽ lần lượt ra đi. Chúng ta cũng sẽ tiếp nối. Trang Web Ái hữu Ngô Quyền là cầu nối cho kẻ phương xa và người ở lại. Xin nỗi buồn qua đi và NIỀM VUI Ở LẠI.
30 Tháng Tám 2011(Xem: 93002)
Đã có một thời... chìm trong quá khứ... Chuyện chúng mình theo năm tháng phôi pha Em không khóc mặc dù mang tiếc nuối... Cánh buồm tình... một thoáng... đã rời xa...
27 Tháng Tám 2011(Xem: 102519)
vời vợi chiều nay trời xanh biếc gió lộng phi trường, nắng mới phai xa nhau chưa nói lời giã biệt đã nghe lòng lên tiếng chia tay
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104724)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
25 Tháng Tám 2011(Xem: 94801)
Khăn choàng tím bay tràn vai thiếu phụ Dáng xiêu gầy trĩu nặng nỗi niềm riêng Mây mùa thu đưa gió về phủ dụ Lay tàng cây xào xạc khúc ưu phiền.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113910)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
24 Tháng Tám 2011(Xem: 93712)
Trăng thu bây giờ thôi vằng vặc sáng Mà ủ ê giữa lớp lớp mây ngàn Các vì sao trên đỉnh trời thinh lặng Chắc nhớ nhiều mùa thu cũ bình an
24 Tháng Tám 2011(Xem: 90158)
Đêm qua giấc ngủ muộn màng Sáng nay thức dậy chập choàng cơn mê Tám giờ làm việc dài ghê Phải chi có bạn cận kề cho vui
24 Tháng Tám 2011(Xem: 101203)
Mùa Xuân cũ đã xa Dấu Xuân còn ở lại Ngắm một chồi lộc biếc Và... nổi buồn đi qua…
21 Tháng Tám 2011(Xem: 102031)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
19 Tháng Tám 2011(Xem: 95230)
Bỗng gặp lại mình trước gương con Tóc vẫn ung dung nhuộm sắc buồn Nếp nhăn chạy trốn vào đuôi mắt Thấy mình như chấm nhỏ cô đơn
17 Tháng Tám 2011(Xem: 103450)
Vu Lan Hội, áo em cài hoa trắng Áng mây buồn khép lại một vầng trăng
16 Tháng Tám 2011(Xem: 45379)
Vì một lý do riêng, gia đình chúng tôi sẽ dời qua sinh sống tại Houston Texas kể từ ngày 25, August 2011.
15 Tháng Tám 2011(Xem: 26031)
Kỷ niệm vẫn chỉ là kỷ niệm, khi những nhánh sông đã rẽ ra trăm ngàn hướng đời khác biệt, để mỗi lúc nhớ đến nhau, lòng chỉ vẫn rưng rưng với những hình bóng cũ.
15 Tháng Tám 2011(Xem: 109400)
Mang “kỷ niệm trường xưa” chất chứa trong hơn hai trăm trang TTNQ 2011, chúng tôi đã tròn “nhiệm vụ” trao tặng quí thầy.
13 Tháng Tám 2011(Xem: 100548)
Ngày xưa 13 tuổi Bây giờ em mấy mươi? Tình yêu anh vẫn giữ... Hiểu gì không em ơi?
12 Tháng Tám 2011(Xem: 90959)
Chiều nay về không chút mưa rơi Mà lạnh lắm lòng con nhớ Mẹ Đèn xanh không lên không ngại trễ Sợ chờ hoài không thấy Mẹ đâu!
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113338)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 89793)
Tôi không biết! ngàn lần tôi không biết Giữa trùng khơi đời cũng sẽ phôi pha Nhưng trong lòng, ôi! những bản hùng ca Vẫn bi tráng vang lên lời cao cả.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121876)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118900)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124765)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.