Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Bình Sơn - ĐỨA CON DÂU

10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 137149)
Bình Sơn - ĐỨA CON DÂU


ĐỨA CON DÂU

me-que-content

 

Mụ Thi quăng mạnh xấp vải lên bàn, nói trong tiếng rít hai hàm răng: “Ri nè! Ri nè! Tui đem trả lượi cho hội Phụ Nữ, Con dâu tui không cần chi mô na, Chừ tui trả nì. Mấy Mụ lấy chia răng thì chia. Tui ẻ thèm”

Mụ San, trưởng hội phụ nữ xoa hai bàn tay vào nhau, nhìn mụ Thi giả lả: “Thôi Mụ! Răng mà mụ nóng giận hè! Ri là Hội Phụ Nữ họp và bình chọn. Răng ai lấy được mà Mụ trả”. Mấy mụ ngồi họp im phăng phắc. Chả là vì Mụ Thi có tiếng mạnh ăn mạnh nói. Mụ lại là có vai vế trong làng. Động đến Mụ, lúc mưa to bão lớn muốn kiếm lon ruốc hay lá thuốc Cẫm Lệ, Mụ ghét không bán chịu thì mần răng. Nhưng mấy Mụ cũng ức lắm. Ai đời cả đám đàn bà con gái trong làng đua nhau làm lấy tiếng. Giành giật nhau từng điểm lao động.Vậy mà cái quần lụa thưởng Phụ Nữ xuất sắc nhất Hợp Tác Xã, lại về tay con dâu Mụ Thi. Một người Sài Gòn, vợ ngụy quân coi có tức ói máu không kia chứ.

O Tú nhìn về phía Mụ San hỏi với giọng đầy bất mãn: “Bầy choa là thanh niên. Lúc mô cũng làm việc hết mình để đóng góp cho đi lên của Hợp tác. Có chi khó mà Bầy choa không giành làm. Răng Hội Phụ Nữ lại thưởng cho Mụ Chinh không có biết mần ruộng mô tê chi hết”. Mụ Thi nhìn O Tú mắt muốn đổ hào quang. Mụ biết tranh giành cái quần lụa thưởng này là chị em nhà Ôn Đa chứ không ai khác, Mụ không ngờ lũ con cháu họ của mình chỉ vì cái miếng vải quần đen vô duyên này mà cấu xé với nhau. Cái khúc vải này họ vênh vang gọi là lụa. Nhưng mụ biết ngay đó là loại hàng xá xị tầm thường. Ngày xưa mụ cũng đã từng bán. Nhưng vì tức và vì danh dự Mụ không để con dâu mình bị người ta ăn hiếp. Mụ quyết phải làm một trận ra lẽ trước khi cầm chắc cái quần về cho con dâu.

Mụ càng nghĩ càng thương đứa con dâu miền Nam hiền lành đã theo con trai mụ về đây. Ngày xưa, lúc thằng con độc nhất của Mụ viết thư nói là đã chọn được vợ. Mụ nửa mừng nửa lo tức tốc vào Nam. Mụ độc nhất chỉ có một thằng con trai. Mụ ao ước nó cưới cho Mụ một cô gái cùng làng để Trâu ta ăn cỏ làng ta, trai làng lấy gái làng ta mới bền. Vậy mà thằng con đích tôn của dòng họ lại phải lòng một cô gái Biên Hòa. Mụ nghĩ thầm . Cái ngữ này chắc chẳng biết làm ăn chi mô na. Chắc lại ăn với diện. Nhưng không cưới thì Mụ càng lo. Mụ góa chồng từ năm 27 tuổi ở vậy nuôi con. Chỉ hy vọng thằng con này. Không cưới cho nó thì làm sao Mụ có cháu nối dõi. Ngày gặp mặt cô gái, Mụ lại hỡi ơi.Nó ốm nhom, trắng bóc, nói năng như con nít, lại bày đặt vô Hướng đạo, tối ngày nghe đi cắm trại với hát hò. Ôi chao! Cái ngữ này Mụ biết mần răng mà ăn nói cùng làng, cùng xóm. Và thế, Mụ gom góp vào Nam. Cưới vợ cho con và ở luôn trong ấy.

Năm 1975, gia đình Mụ đã chuyễn về Đà Nẳng nơi con trai Mụ đóng quân,con dâu Mụ đi dạy học. Đà Nẵng mất .Nghe lời đứa em trai đã tập kết ra Bắc trở về, Mụ cương quyết dọn nhà về quê. Một làng nhỏ bên bờ sông Ô Lâu thuộc tỉnh Quảng Trị: “Chừ hòa bình rồi, mền về quê để lo hương khói. Lo mồ mã Ôn Bà Cố Vãi” Đứa con dâu năn nỉ: “Khoan đã Mệ, Sài Gòn, Biên Hòa chưa biết sao, từ từ đã Mệ”. Nhưng Mụ dứt khoát “Mi không đi theo tau thì mi cứ ở lại, tau đem con Thu đi”. Mụ bìết con dâu Mụ chỉ nói vậy thôi, chứ nhà Mụ đã cho dỡ nóc rồichỉ còn trơ trọi cái nền xi măng. Một mình nó tứ cố vô thân ở đây với ai.

Con dâu Mụ về làng, mang theo tất cả bi ai của một người mất sạch, trắng tay. Sài Gòn chưa mất, nó đau thương, khổ sở như con chim bị đạn không biết nẽo về nhà. Con trai Mụ cơm đùm gạo bới đi học tập chánh trị. Nói 2 tuần sẽ về mà cứ biền biệt không tung tích. Mụ đi hỏi đứa em trai độc nhất, nay là Đại Úy Bộ đội phục viên. Nó trả lời như một bài học thuộc lòng: “Chị yên chí, hắnĐại Úy, Đảng phải có thời gian để giáo dục cho hắn trở nên người tốt, Hắn có tội lỗi với nhân dân, Hắn học tập tốt, Đảng sẽ cho về”. Con dâu Mụ bị tịch thu hết giấy tờ dạy học.Và Đảng, cũng Đảng ra lệnh cho nó phải lao động tốt thì chồng mới sớm được khoan hồng. Như vậy, con dâu Mụ đem hết áo dài nhét dưới đáy rương. Khoác bộ áo lính của chồng xuống ruộng đồng tham gia hợp tác xã.

Mà hắn đâu có biết làm ruộng ra răng, Mụ cũng rứa, mặc dù sinh ra ở cái làng chuyên về ruộng nương, nhưng Mụ đã buôn bán từ thuở còn con gái đến chừ. Ngày đầu tiên đi họp đội về, hắn nói với Mụ là Đội phân công hắn giữ con trâu Bầu ngày mai. Nó hỏi Mụ: “Con trâu nó có đá mình không hở Mệ”. Mụ tức nghiến chặc hai hàm răng lại với nhau. Mụ biết họ đang tìm cách để hành hạ con dâu Mụ. Mới ngày đầu tiên chúng đã bắt nó đi chăn trâu. Mụtính đi tìm Ôn Đội trưởng để hỏi ra lẽ. Nhưng nghĩ tới nghĩ lui lại thôi: “Trước sau gì nó cũng phải đối đầu. Đây là lúc thử thách, để nó nhập gia tùy tục. Thực sự làm dâu, gia nương nhà Mụ, Mụ bảo con dâu: “Mai mi cứ dẫn trâu đi theo mấy đứa trong đội. Trâu nó quen bầy, họ làm răng mi làm rứa”. Con dâu Mụ ít nói nhưng nó cũng nhiều nghị lực. Nó theo học cách chăn dắt, gần gũi trâu, điều khiển trâu. Chỉ tội nó không biết cỏ nào trâu ăn được, cỏ nào trâu chê nên nó luôn bị trừ điểm lao động. Có lần nó hớt hải chạy về Đội, kêu đội trưởng ra sông dẫn trâu nó lên .Chẳng là trưa phải cho trâu tắm. Hôm đó mấy đội khác cũng cho trâu về mẹp chung một chỗ. Làm sao nó tìm được con trâu Bầu trong cả mấy chục cái sừng trâu nhô lên mặt nước.Thấy bộ mặt con dâu lo lắng, gầy gò trong bộ đồ lính rộng thùng thình. Mụ Thi muốn rớt nước mắt.

Năm đó không biết sao trời lạnh chưa từng thấy. Cá ở dưới nước nhảy lên bờ ruộng chết cóng. Con dâu Mụ phải đi cấy đi cắt như mọi người. Tội nghiệp, nó sinh trưởng ở miền Nam nắng ấm, chưa từng chịu cái lạnh cắt da như ở đây. Dân làng họ ăn trầu, hút thuốc lá, ăn cơm với ruốc và ớt kho thật cay để giữ ấm. Còn con dâu Mụ không biết ăn cay lại sợ lạnh. Mụ gói cho nó mấy lát gừng và bảo nó mặc nhiều áo. Vậy đó mà nó vẫn run vì lạnh cóng. Mỗi lần đi cấy về mụ lại thấy nó ướt đầm. Hỏi thì nó nói trong nghẹn nghào với hai hàm răng đánh vào nhau lập cập. “Lạnh quá hai chân con không bước được, nên té dưới ruộng”. Đi cấy theo đoàn đội mà cấy chậm thì thế nào cũng bị đĩa bu theo cắn. Nhìn con dâu với 2 bắp chân tươm máu, Mụ thấy dường như mình đã làm sai. Mụ ân hận. Giá lúc trước mình suy nghĩ kỹ mà ở lại Đà Nẳng thì giờ này có lẽ nó vẫn còn được Cách Mạng cho đi dạy.Và con trai mình. Mụ không dám nghĩ tiếp vì Mụ nghe loáng thoáng là nó đã bị đưa ra tận ngoài Bắc để cải tạo tư tưởng.

 Mỗi ngày con dâu mụ đều phải đi làm theo phân công đoàn đội. Cuốc đất, bứt tót, cấy hay gặt lúa đều dàn hàng ngang mà làm. Ai nhác lười là biết ngay. Buổi chiều sau khi xong một ngày lao động thì họp tổ ngay ngoài ruộng để bình điểm. Mỗi người phải tự nhận xét và cho điểm mình . Rồi cả tập thể phê bình đến thống nhất quan điểm mới qua người mới. Lần nào con dâu Mụ cũng chẳng chịu cho điểm mình. Hắn nói : “Tui không biết làm, mấy ôn mấy mụ cho bi nhiêu cũng được”. Do đó hắn không cải vã, hơn thua hay mất lòng ai. Và lẽ dĩ nhiên điểm hắn rất ít. Có hôm về nhà tối mịt, hắn ăn qua loa mấy miệng cơm độn khoai, cho con bú rồi ngủ luôn với cái quần còn xăn lên khỏi đầu gối. Từ ngày bỏ thành phố về đây, con dâu mụ thay đổi hoàn toàn. Hắn ít nói, trầm buồn, lầm lũi ,chăm chỉ như một người máy. Mụ chưỡi thầm: “Tổ cha mệ nội cái quân chi mô mà ác như rứa. Con dâu mụ dạy học có bằng cấp đàng hoàng, không cho nó dạy. Đưa mấy đứa viết chữ như con trùn bò về dạy ở làng.”

Cứ xẫm tối là kẻng đội lại vang lên đi họp. Nó họp hành chi mô mà tới nửa khuya, con dâu mụ lầm lũi về, lập loè với cây đuốc rơm được đánh thật chắc để giữ lửa. Cứ hể nghe tối có họp đội là mụ đã nấu sẵn cơm buổi chiều, rồi ém vào mo cau cho ngày mai hắn đi lao động sớm. Nhà neo đơn, không đủ phân bắt giao nộp, Mụ vẽ con dâu làm phân xanh, phân chuồng giao hợp tác cho đủ chỉ tiêu. Nhìn nó lăn lóc với đống phân hôi thúi, mụ chạnh lòng nghĩ đến con trai Mụ. Ởđây hắn còn cơ cực thế này, con trai mụ đày lao động xa tận ngoài Bắc không biết nó còn mạng trở về hay không!

Mỗi ngày, dù ăn cơm độn sắn, độn khoai, con dâu mụ cũng phải bớt một nắm gạo bỏ vào hủ cho phụ nữ xã, gọi là hủ gạo nuôi quân. Mụ ấm ức nhất là đôi ba hôm, Ủy ban lại ra lệnh cho gia đình mụ lo ăn ở cho cán bộ về họp. Mồ tổ nó, mẹ con mụ phải nhịn ăn, cơm nước ngày ba bữa dọn lên cho cho cán bộ. Cứ nhìn mấy ẻn quần lững, áo chẻn giống như con chó cụt đuôi ăn trên ngồi trước là mụ sôi gan . Mụ tức lắm nhưng đành phải nhịn vì an toàn cho con trai , con dâu mụ.

Mụ cũng không phải tay vừa. Mụ phải cho cả làng thấy con dâu mụ không thua ai. Mụ không cưới lầm người. Mụ bắt hắn trồng ớt, trồng nén, lôn khoai, lôn đậu. Cứ giữa vụ lúa, Hợp tác xã chia đất canh tác thêm cho xã viên theo đầu lao động. Chỗ nào người ta chê, mụ lấy thuốc lá đổi đất rồi bắt con dâu làm. Nhiều người xấu miệng nói mụ ác, mụ ức hiếp con dâu. Nhưng ai có hiểu cho lòng của Mụ. Mụ nhìn con dâu gò lưng trên đám đất khô cằn, nhìn hắn đầm đìa mồ hôi trên khuôn mặt đen đúa. Mụ cũng xót xa lắm chứ. Nhưng Mụ phải tập cho hắn quen lần với cuộc sống ở đây. Nếu lỡ Mụ chết, nếu con trai Mụ không về, Hắn phải biết làm để mà còn lo cho cháu mụ. Mụ bắt hắn lên độn kiếm củi, trồng sắn, xuôi ghe đi cấy lúa ruộng sâu, đi cả ngày đàng đi đạp nước ruộng cạn. Hắn phải làm tất cả kể cả làm vui lòng họ hàng, làng nước, gia nương nhà Mụ.

Được cái con dâu Mụ biết thân, biết phận Hắn lầm lì làm việc. Hắn không hề cải mụ hay chống đối Hắn cũng không hơn thua, tranh chấp với ai trong đội trong đoàn. Ai nói gìlàm gì hắn cũng cười. Mụ nghe được mụ không cười. Chờ dịp Mụ chưỡi thẳng mặt cái quân ăn đầu sóng, nói đầu gió. Mụ biết, trái tim con dâu Mụ chết rồi. Hắn vì chồng, vì con nên hắn làm bằng tất cả nghị lực. Hắn thường nói với Mụ: “Chúng con cùng đi cải tạo mà Mệ. Ở đây con còn có Mệ, chứ ảnh còn tội hơn con, lẻ loi một mình”

Vậy đó, con dâu Mụ tội nghiệp vậy đó. Ở cái làng này, cái hợp tác xã này có ai hiền hơn hắn, Có ai nhịn hơn hắn. Có ai thương con trâu hơn hắn. Mụ nhớ lần bầu cử. Ủy ban bắt hắn phải cột con trâu Bầu ở trước Ủy ban. Hắn đứng bên con Bầu, chăm chút bắt ve, cho ăn và nói gì với nó. Nét mặt hắn bình thản đến đáng sợ. Hắn chào hỏi mọi người như không có việc gì xãy ra. Mụ uất đến nghẹn lời. Mụ tức đến phát bệnh. Hắn nói: “Mệ giận chi cho bệnh, cực thân Mệ mà cũng cực thân con. Họ muốn con phải tức . Con phớt tỉnh coi họ như trâu. Thế là xong!”

Bây giờ hắn được thưởng cái quần lụạ. Mụ biết tẩy ruột gan Ủy Ban muốn giở con dâu Mụ. Con dâu Mụ có ăn học, có chữ nghĩa, biết tính toán. Lần trước kiểm tra nếu không có nó thì Đội trưởng đã chẳng phải đền mấy tạ phân bón thất thoát hay sao. Họ dụ con dâu Mụ làm thư ký hợp tác xã. Hắn nói hắn không biết ruộng nương, không thuộc tên điền thổ, nên hắn từ chối. Hội Phụ Nữ nhào vô can thiệp . Cuối cùng con dâu mụ ra điều kiện. Hắn xin xuôi Nam một chuyến thăm gia đình rồi khi về sẽ nhận. Mụ thức hết mấy đêm suy nghĩ, Mụ nuốt nước mắt vào lòng, rĩ tai con dâu mụ thầm thì : “Cái gì mi đem được thì đem. Mi về ở lại với Ôn Mệ ngoại con Thu đi. Đừng trở lại đây. Đừng lo cho Mệ”. Con dâu Mụ nhìn sững sờ rồi ôm Mụ khóc nức nở.

Bây giờ con dâu Mụ đang ở trong Nam. Dù sao trong Nam Mụ nghĩ cũng không khắc nghiệt, nhỏ mọn như ở đây. Mụ nhìn xấp vải đen trên mặt bàn rồi thở dài. Mụ thương con dâu Mụ hiền lành, ngay thật. Mụ lo cho con trai Mụ trôi dạt trên núi trên ngàn. Mụ nhớ quá chừng đứa cháu nội đích tôn . Mụ đã cắt ruột cho đi theo Mẹ. Mụ không muốn tranh chấp nữa. Mụ đứng lên, cầm lại xấp vải, nói một cách dứt khoát:

“Ri thì khôn O tê, Mụ mô khiếu nại nữa hỉ? Mụ tra tui cầm cái quần ni về cho hắn. Chờ mai tê hắn trở lượi, hắn mặc để đi họp Phụ Nữ”.

Mụ Thi bước ra khỏi phòng họp đội. Gió ngoài sông thổi vào mát rượi. Mấy chiếc ghe câu đang đánh gõ lốc cốc dồn dập. Họ vây cá vào một khoảng sông và tung lưới. Mụ thầm nghĩ: “Giờ ni 2 mẹ con hắn chắc đã ngũ ngon rồi”.

 

Bình Sơn.

Ngô Quyền khoá 6

 

17 Tháng Năm 2010(Xem: 54310)
Thơ: Võ Thị Tuyết Nhạc: LmST Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca sĩ: Tâm Thư
15 Tháng Năm 2010(Xem: 76210)
Gặp nhau siết mạnh tay một chút Thiêng liêng tình bạn đã lên ngôi Giá như chưa hết bao nuớc mắt Chắc ngàn giọt lệ vội tuôn rơi
14 Tháng Năm 2010(Xem: 83023)
26 năm nghiệt ngã Kết thúc cuộc tình buồn Em trở thành nước lã Anh trở thành người dưng!
13 Tháng Năm 2010(Xem: 86579)
Lục bình theo con nước Vui nở tím triền sông. Đồng lúa xanh mênh mông Cò vui bòn tôm cá
13 Tháng Năm 2010(Xem: 81200)
Bờ giếng khơi lan cỏ Mặt nước trong ngời ngời Chứa trăm làn mây nhỏ Vầng nhật nguyệt chơi vơi.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 140061)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 61900)
Tháng Năm Lễ Mẹ, mẹ ơi! Con không về được xin Người thứ tha Thêm mùa Lễ Mẹ xa nhà Nhớ lòng biển cả mẹ già dấu yêu!
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91141)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 75126)
Giờ muốn khóc, tự nhiên con thèm khóc Như lăn vòng khỏi võng, khóc hụt hơi Ước chi Má một bên bồng con dậy Khóc một đêm rồi xa Má muôn đời!
06 Tháng Năm 2010(Xem: 80334)
Chúng ta hãy cài một hoa hồng cho những ai còn Mẹ! và một đóa bạch hồng cho những ai mất mẹ. Dù Mẹ còn hay mất, chúng ta cũng phải nên nhớ cho rằng, tất cả ai sống trên đời nầy, thân thể nầy cũng chỉ là một phần tách rời từ thân thể Mẹ mà ra.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 65549)
Để con lạnh Mẹ sợ ghê Chiều Đông mưa gió não nề lạnh căm Mẹ ôm con chặt trong lòng Lời ru Mẹ hát, ấm vòng tay êm
30 Tháng Tư 2010(Xem: 79684)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
29 Tháng Tư 2010(Xem: 79822)
Vòng eo áo nhỏ mồ côi Chờ vòng eo thật của người mình thương Lao xao gió bụi mười phương Những hàng khuy bấm giận hờn bung ra
28 Tháng Tư 2010(Xem: 82452)
Xa sông Đồng Nai rồi thấy nhớ Bìm bịp kêu con nước lớn ròng Một bên bồi phù sa màu mỡ Bờ bên kia sóng cuộn thành dòng.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93722)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
17 Tháng Tư 2010(Xem: 76197)
Vẫn em, áo, với tóc thề, Nghìn xa vẫn một tình quê đậm đà. Đã đành xa vẫn còn xa, Áo em vẫn nét mượt mà Việt Nam!
17 Tháng Tư 2010(Xem: 75772)
Xưa mình đi học về Qua đường đê quanh co Tím màu hoa mắc cỡ Đồng xanh trắng cánh cò.
16 Tháng Tư 2010(Xem: 77104)
Khắc khoải niềm tâm sự Sầu trọn kiếp chưa nguôi Biết ai người tri kỷ Chia xẻ những ngậm ngùi?
15 Tháng Tư 2010(Xem: 59736)
Kể lại để cùng nhớ Cau trầu nhai với vôi Thành màu son đỏ ối Thắm tình nghĩa thiêng liêng.
12 Tháng Tư 2010(Xem: 73483)
Ru em khúc tình sầu Anh quên lời ca cuối Bên ngoài trời mưa vộ i Em hãy ngủ cho ngoan
07 Tháng Tư 2010(Xem: 73183)
Đẹp như màu áo em Nữ sinh trường Ngô Quyền Đạp xe theo Quốc Lộ Che chiếc nón nghiêng nghiêng
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83811)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
05 Tháng Tư 2010(Xem: 75110)
Mỗi một mùa gió lộng Mươi bài hát phiêu du Cò xưa gầy bay trắng Rừng lá phủ sương mù .
05 Tháng Tư 2010(Xem: 71998)
Tình em là biển cả Tình anh là mây trôi Hai nẽo đời khác lạ Đành gọi cố nhân thôi!
05 Tháng Tư 2010(Xem: 73924)
Thêm mùa hoa bưởi tháng ba Lòng tôi nhớ đến Biên Hòa ngày qua Bao mùa hoa bưởi xa nhà Nhớ về quê cũ hương hoa thơm nồng
04 Tháng Tư 2010(Xem: 61817)
Mồ hôi chan vào đất Cho dâu lá xanh rờn Trải dài xa tít tắp Dáng mẹ càng gầy hơn.
04 Tháng Tư 2010(Xem: 70985)
bất ngờ phố cổ chiều vàng nắng xao xuyến lòng ai chợt bâng khuâng tôi đã gặp em từ lâu lắm, hay mới hôm nào giữa phố xuân?