Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phương Hoa - VIỆT NGỮ VÀ BÀ NGOẠI MỸ

24 Tháng Mười Hai 202112:16 SA(Xem: 6115)
Phương Hoa - VIỆT NGỮ VÀ BÀ NGOẠI MỸ


Việt Ngữ Và Bà Ngoại Mỹ
 Phương Hoa
ba chau
 
Người Việt yêu tiếng Việt, là lẽ đương nhiên.  Nhưng phụ huynh người Mỹ yêu tiếng Việt mới là điều đặc biệt.

Tuy dạy ngôn ngữ chính là tiếng Anh, tôi luôn khuyến khích phụ huynh người Việt và bạn bè thân hữu hãy cố gắng cho con em học tiếng Việt để bảo tồn văn hóa và ngôn ngữ chúng ta nơi hải ngoại. Tôi chưa bao giờ “dụ" một người Mỹ nào cho con cái họ đi học Việt Ngữ, vậy mà có duyên may tôi lại được một người Mỹ nhờ dạy tiếng Việt cho bà và cháu ngoại.

Thường ngày ngoài thời gian đi dạy và làm việc nhà, tôi lại còn bận thêm chuyện viết lách, phải chia thời gian thật kỹ để còn tập thể dục chút đỉnh, cho nên thời gian rảnh rất hiếm hoi... Một lần anh phó hiệu trưởng của trung tâm Việt Ngữ cách thành phố tôi ở khoảng ba chục dặm gọi nhờ tôi “take over” dùm lớp tiếng Việt vì cô giáo chính đã nghỉ dạy.  Tôi chỉ nhận lời dạy tạm một thời gian. Nhưng đến lớp, nhìn mười mấy cái miệng chim non mỗi ngày ê a tiếng Việt ngọng nghịu chen lẫn tiếng Anh, tôi yêu các em quá đỗi. Và tôi đành “hy sinh" các ngày thứ Bảy trong tuần để dạy luôn đến mấy mùa, cho tới khi gia đình dọn đi nơi khác.

Niên khóa mùa Thu năm đó bà con người Việt đưa con em đến ghi danh khá đông.... Tôi mải mê đứng ngắm cái hàng dài phụ huynh chờ làm thủ tục, trong khi các em cặp trên vai chạy nhảy vui đùa xung quanh mà lòng bồi hồi nhớ lại những ngày tuổi thơ. Ngày tựu tường xưa tôi hớn hở trong quần áo mới, mang cặp đi nghêu ngao trên đường làng, hái hoa đuổi bướm bắt chuồn chuồn...  Những ngôi trường mái ngói rêu phong, có cây đa cổ thụ rợp bóng mát cạnh đình làng. Nhớ lại để mà quý mà thương các thầy cô, ban chấp hành, các vị cố vấn, và những thiện nguyện viên đã bỏ bao công sức để cho trường Việt Ngữ được tồn tại nơi hải ngoại.

Các lớp học xưa ở quê nhà có cả một hệ thống giáo dục của chính phủ Quốc Gia ủng hộ chở che. Nhưng những lớp Việt Ngữ nơi quê hương thứ hai này, ban điều hành và mọi người đã phải “tự biên tự diễn” tự lo liệu tất cả. Hầu hết giáo viên và nhân sự ở đây đều làm thiện nguyện, chỉ một số ít nhận chút lương tượng trưng.  Học phí thu vào một lần cho cả học kỳ chẳng được là bao, mà phải chi phí đủ thứ, từ dụng cụ giảng dạy đến thức ăn vặt cho bọn trẻ trong giờ chơi như bánh kẹo, nước, trái cây, rồi tốn kém cho các chương trình văn nghệ, lễ Tết này kia, làm cho ban điều hành đôi khi cũng phải chới với. May mắn là trường tiểu học thành phố cho mượn mấy phòng học trong những ngày cuối tuần nên khỏi phải trả tiền thuê địa điểm.

Ngày đầu tiên đến lớp tôi trao đổi với cô phụ giáo tên Linh về chương trình giảng dạy mà tôi soạn sẵn.  Vì trường không thể cung cấp sách và truyện Việt Ngữ để dạy, nên tôi tự soạn chương trình, vẽ những hình ảnh minh hoạ theo các mẫu tự giống như trong sách tiếng Anh để cho các em dễ nhớ. Tôi cũng mua các loại truyện nhi đồng Anh Ngữ về rồi dùng bút marker ghi chữ Việt thật lớn bên cạnh những hàng chữ tiếng Anh để đọc cho các em nghe và tập các em đọc. Chỉ là “ngộ biến tùng quyền”, nhưng về sau tôi thấy cách này dạy các em cũng rất hiệu quả.

Vì sách truyện các em học ở trường đều là tiếng Anh, nên dùng loại sách này dịch ra tiếng Việt đi kèm các em cảm thấy quen thuộc nên rất thích học và còn dễ nhớ nữa. Nhìn đám trẻ loi nhoi với độ tuổi từ 5 đến 6, có bé mới hơn 4 tuổi, tôi biết dạy lớp này không hề đơn giản chút nào. Là lớp vỡ lòng, phần lớn các em không biết nhiều tiếng Việt, chỉ nghe, nói, và hiểu tiếng Anh, vì ngày thường bọn trẻ đang học Mẫu Giáo hoặc lớp Một ở trường Mỹ.

Để các em cảm nhận được bầu không khí quen thuộc như ở trường Mỹ, khi phụ huynh đưa các em đến tôi và Linh ra tận cửa đón chào từng em và dắt vào chỗ ngồi. Thầy hiệu trưởng vô lớp, giới thiệu chúng tôi với đám trò nhỏ rồi đi qua các phòng khác.

Bắt đầu buổi dạy, tôi nói tiếng Việt, nhưng nhiều em ngồi ngớ ra tỏ vẻ không hiểu, nên tôi phải dùng cả hai ngôn ngữ Việt Anh để làm quen các em...  Sau đó chúng tôi bày bọn trẻ tự viết tên theo tiếng Việt vào mảnh giấy nhỏ rồi giúp chúng xếp thành hình tam giác để trước mặt cho các bạn chung bàn có thể đọc và nhớ tên nhau. Bất chợt tôi nhìn ra cửa sổ và thấy một phụ nữ Mỹ đứng dán mắt nhìn chăm chú vào lớp học. Tôi đưa tay vẩy chào bà rồi trở lại làm việc với đám học trò.
Không ngờ lát sau thì có tiếng gõ cửa. Tôi ra mở và thấy người đàn bà Mỹ khi nãy dắt một đứa bé gái xin được nói chuyện với tôi.  Tôi tự giới thiệu tên, bà cũng cho biết tên bà là Kathy và đứa cháu gái tên Daisy rồi bà nói bằng giọng rất tha thiết:
 – Cô giáo à! Nãy giờ từ ngoài kia tôi đã quan sát và rất thích cách dạy của cô, nói tiếng Việt bọn nhỏ không hiểu thì cô giải thích thêm bằng Anh Ngữ và tụi nó đã nghe lời, làm theo những gì cô dạy. Thật tốt quá. Vậy nên tôi đã mang đứa cháu này của tôi từ một lớp khác ở phòng bên kia sang đây nhờ cô giúp nó. Tôi chưa kịp trả lời bà đã nói tiếp giọng nài nỉ: - Làm ơn đi mà!

Tôi thấy hơi bất ngờ, hỏi bà làm như vậy có tiện không vì tôi là cô giáo mới của lớp này nên ngại quá. Bà trấn an tôi, nói không sao vì bà đã giải thích cho thầy giáo lớp bên kia hiểu rồi, vì đứa cháu của bà thuộc dạng “đặc biệt" nên bà cần phải chọn cô giáo cho nó.

Nghe nói học trò “đặc biệt" là tôi đã giật mình kêu khổ thầm. Trong thời gian đi thực tập và đi dạy tôi đã gặp nhiều em bé thuộc loại đặc biệt và vất vả không ít, như trường hợp đứa trẻ bị tổn thương chuyển sang bệnh tự kỷ tên Athan mà tôi đã từng kể trong một bài viết trước đây.

Vì không muốn làm mất lòng người giáo viên lớp bên cạnh, nơi mà bà đã lấy đứa cháu ra khỏi lớp, ngại vị đó sẽ tự ái thì không hay, tôi định từ chối. Nhưng khi nhìn bé Daisy, trái tim tôi bỗng dưng thắt lại. Bé gái này xinh như một con búp bê, mà sao thần sắc lại vô cùng bạc nhược như không còn sức sống.  Dù có làn da trắng, mặt mũi bé tái xanh, đôi mắt như vô hồn nhìn tận đâu đâu, bé không đáp lại khi tôi chào bé. Tôi hỏi thêm vài câu thì được biết Kathy là bà ngoại của bé. Bà Kathy thấy tôi không phản đối biết tôi nhận lời nên ôm lấy bé vỗ vỗ vào bờ vai nó:
– Daisy, đây là cô giáo của con, hãy ở lại học nhé! Con bé nhìn trừng trừng vào bà, rồi nhìn qua tôi mà vẫn không đáp lại lời nào.  Bà xoay qua tôi: - Cô làm ơn để ý kỹ dùm cháu, dù tinh thần có chút bất ổn, bé rất ngoan chứ không quậy phá đâu. Trước đây nó là đứa trẻ bình thường, rất thông minh nhanh nhẹn và hoạt bát. Chỉ là sau khi mẹ mất tinh thần Daisy mới suy sụp trầm trọng như thế. Bé nghe thì hiểu hết, nhưng không chịu mở miệng nói chuyện, chúng tôi đã nhờ nhiều bác sĩ, chuyên gia tâm lý chạy chữa cho bé, nhưng vẫn không ăn thua.

Tôi thấy thương đứa bé đến xót xa, mới chừng này tuổi mà đã mồ côi mẹ thật là tội nghiệp. Bà Kathy cám ơn rối rít khi tôi trả lời sẽ nhận Daisy. Bà chào tôi ra về, nhưng suốt buổi học tôi thấy bà vẫn đứng ngoài cửa sổ dõi mắt nhìn vào lớp quan sát đứa cháu, làm tôi dù chăm chú dạy mà cũng có chút hơi... lúng túng, giống như ngày xưa khi dạy thực tập có các giáo sư đứng sau bức màn theo dõi chấm điểm vậy.

Điều đặc biệt làm tôi cảm động, là tấm lòng thiết tha mong muốn cháu mình học được tiếng Việt của bà ngoại Mỹ Trắng này. Mỗi thứ Bảy cuối tuần thay vì đưa cháu đi dã ngoại, đi chơi xa như phần đông những gia đình Mỹ, bà chịu khó đưa cháu đến trường Việt Ngữ, và chưa bao giờ bỏ một ngày nào.

Không phải chỉ ngày đầu, hầu như mỗi buổi học của Daisy bà Kathy đều đứng ngoài cửa kính nhìn vào, lúc lớp ra chơi thì bà lảng vảng gần đó quan sát, khi vô lớp lại thấy bà đứng bên ngoài. Mỗi khi tan lớp học, bà vào nhận cháu lúc nào cũng hỏi tôi hôm nay Daisy làm những gì, có viết, có nói được tiếng nào không, có nghe lời cô không. Cảm động vì tấm lòng của bà chúng tôi gom góp hết bài học, bài tập viết, tập vẽ của các em không bỏ sót một bài nào, cho Daisy và bọn nhỏ mang về khoe với gia đình.

Đáng buồn là học mấy tuần rồi mà tình trạng bé Daisy vẫn như ngày đầu đến lớp chứ chẳng khá hơn chút nào. Tôi và Linh rất thương con bé, luôn luôn kèm cặp, vỗ về chăm sóc đặc biệt, mua cho bé những món đồ chơi nho nhỏ, và nói chuyện với bé thường xuyên. Bé nghe và hiểu hết những gì tôi nói, kêu làm thì làm, bảo viết thì viết, vẽ cũng đẹp, cắt giấy cũng okay, viết chữ cũng rất đúng. Nhưng bé chỉ đáp lại bằng gật đầu hay lắc đầu, chứ tuyệt không mở miệng. Lúc nào con bé nhìn cũng lẻ loi, cô đơn rất tội nghiệp.

Còn vài tháng nữa thì đến Tết Trung Thu, trường Việt Ngữ tổ chức đêm văn nghệ Trăng Rằm để nhắc nhở các em về cái Tết Trăng Tròn truyền thống của trẻ em Việt Nam. Các tiết mục được chuẩn bị dàn dựng kỹ lưỡng, mỗi thầy cô lớp lớn sẽ tập dợt cho các em lớp mình trình diễn một màn. Các cô phụ trách dạy những điệu múa cổ truyền Việt Nam rộn ràng bàn tính, gửi về Việt Nam mua những chiếc gùi tí hon, đặt may trang phục đầy sắc màu cho các điệu múa của người Dân Tộc.

Lớp tôi dạy các em còn khá nhỏ nên thầy hiệu trưởng cho tôi toàn quyền quyết định chọn bất cứ màn trình diễn nào tiện cho các em. Tôi chọn tiết mục đơn giản nhất, là sẽ mở lên bài hát “Rước Đèn Tháng Tám” của nhạc sĩ Đức Quỳnh, rồi cho các em xách lồng đèn vừa đi vòng sân khấu vừa hát theo băng đĩa. Tôi và Linh cắt dán cho mỗi em một chiếc mũ giống vương miện với đủ màu sắc. Trang phục thì em nào có gì mặc nấy, áo bà ba, áo dài truyền thống, đồng phục học sinh của trường các em đang theo học, đồ bình thường...

Bà Kathy nghe có văn nghệ Tết Trung Thu cho các em thì mừng lắm. Bà thấy có vài đứa bé mặc áo dài chữ thọ truyền thống Việt Nam thì thích thú nên nhờ tôi đến tiệm người Việt mua dùm một bộ màu hồng cho Daisy.  Những ngày Chúa Nhật chúng tôi tập dợt cho các bé bà đều đưa Daisy đến và ở lại xem từ đầu đến cuối. Các em nhỏ rất hào hứng, cùng nhau đi vòng quanh phòng học và hát theo “Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường...”

Ngày đầu tập dượt, cả lớp vui vẻ. Khổ nỗi, bé Daisy nhất quyết không tham gia tập dợt dù tôi và bà ngoại bé hết sức dỗ dành. Tội nghiệp bà Kathy, cố gắng mọi cách cho bé tham gia mà vẫn không thành công. Dầu vậy bà không chịu bỏ cuộc, dù đưa bé đến chỉ để bé nhìn các bạn bà vẫn làm.

Đến giờ giải lao của buổi tập thứ hai, tôi ra ngồi nơi băng ghế ngoài sân trường canh chừng bọn nhỏ chơi đùa sau khi nhận phần quà ăn vặt và nước trái cây. Daisy cũng nhận phần bánh của mình và đứng ăn một cách từ tốn chỗ bồn hoa. Bỗng bà Kathy bước lại và ngồi xuống cạnh tôi.
– Xin lỗi bà! Tôi nói, mắt nhìn Daisy. - Tôi đã cố gắng để giúp Daisy hoà nhập tham gia tập luyện văn nghệ cùng với các bạn, nhưng không thành công. Dù tôi từng gặp và giúp thay đổi được nhiều học sinh có tình trạng “đặc biệt”, nhưng với Daisy thì đành bó tay rồi!
– Không phải lỗi do cô đâu! Bà nói giọng thật buồn. - Bữa giờ tôi chưa có dịp tâm sự chi tiết cùng cô về nguyên nhân đã khiến bé bị như vậy.
– Có phải bé bị bệnh tự kỷ không? -Cuối cùng tôi cũng đã hỏi ra một câu không đáng hỏi mà tôi cố dằn lòng lâu nay. - Tôi cũng từng gặp nhiều em bị tình trạng như bé vậy. Chịu khó chăm sóc kỹ càng, đôi khi sau một thời gian thì bé sẽ khá trở lại.
Bà cười buồn:
– Cũng mong là vậy. Đã hơn sáu tháng rồi, không biết đến bao giờ đây.
– Tội nghiệp bé quá! Tôi nói. - Tuy vậy, Daisy vẫn còn diễm phúc có bà ngoại tốt như bà. Tôi thấy bà lo lắng chăm sóc bé đủ điều đâu thua gì mẹ ruột.
– Thật ra, tôi không phải là bà ngoại ruột của Daisy đâu, ngoại ruột bé là người Việt Nam.
– Ủa? Tôi kêu lên. - Sao bé không có vẻ gì giống người Việt hết? Vậy bà ngoại ruột bé đâu rồi?
– Mẹ bé Daisy là trẻ lai, con riêng của chồng tôi. Bà ngoại bé mất trước, nửa năm sau là mẹ nó mất luôn. Cho nên nếu tôi không giúp thì chẳng còn ai trên đời này giúp cho bé cả!
– Trời! Sao mà con bé tội nghiệp đến thế! Tôi kêu lên lần nữa và nhìn bà chăm chú.

Thấy tôi tỏ vẻ ngạc nhiên, bà Kathy do dự một chút, rồi bắt đầu kể tôi nghe về thảm họa của gia đình bé Daisy.  Giọng bà nghe thật buồn giữa tiếng nô đùa huyên náo của đám học trò.

Chồng bà, ông Robert từng là một cựu chiến binh Việt Nam. Bà trẻ hơn ông gần chục tuổi... Hai người kết hôn sau khi ông trở về từ Việt Nam, đi học tiếp tốt nghiệp luật sư và ra đi làm.

Thời gian chiến đấu bên Việt Nam, Robert còn là chàng trai độc thân. Năm 1974, sau khi anh rời Việt Nam trở về Mỹ, Tha, cô bạn gái người Việt nơi anh đồn trú mới biết mình có thai. Sau đó Robert gửi thư qua Việt Nam, và cô ấy nhờ người viết dùm thư báo cho anh biết chuyện đứa con trong bụng. Robert đã hồi âm là sẽ tìm cách qua Việt Nam lần nữa để đem cô qua Mỹ. Tuy nhiên, ngay sau đó chiến tranh lan tới vùng cô ở nên sau cái thư thứ hai của Robert là họ bị mất liên lạc cho tới tháng Tư năm 1975.

Kể tới đây bà Kathy thở dài:
– Tha sinh con gái đặt tên là My, và sau chiến tranh mẹ con cô ấy bị đuổi đi vùng rừng núi sống cuộc đời vất vả đói khát, thật là tội nghiệp.
– Đúng rồi! Tôi tiếp lời bà. - Sau 1975, những người có con lai bị chế độ mới đối xử rất tệ, cũng giống như gia đình tôi, chồng tôi là quân nhân Nam Việt Nam nên chúng tôi từ thành phố cũng bị đuổi đi vùng rừng sâu nước độc mà họ gọi là kinh tế mới để phát rừng trồng trọt mà sống!
Bà Kathy kể tiếp.
- Trong những năm con lai được đưa qua Mỹ, chồng tôi Robert cố gắng tìm kiếm mẹ con bà ấy nhưng không được.  Bà Tha vì đau yếu triền miên, con gái lớn lên cơ cực không được học hành nên họ đã không còn nghĩ đến việc tìm lại ông ấy. Mãi đến sau này, hội thánh Tin Lành giúp tìm lại được bọn họ, nhờ vào lá thư sau cùng chồng tôi gửi bà Tha còn dấu được mang theo, tuy đã cũ nát và phai màu, chỉ còn nhận ra mỗi chữ ký của Robert mà thôi.  Khi chồng tôi gặp lại được họ, thì bé Daisy đã hai tuổi. Nhưng rồi vì sức yếu bà Tha đã ra đi, bỏ lại My đứa con gái còm cõi và đứa cháu ngoại tội nghiệp này.
– Chuyện quả thật ly kỳ! Tôi nói. - Và thật là tội nghiệp! Nhưng cũng còn may, Thượng Đế đã giúp họ tìm lại được ông ấy trước khi họ lìa đời. Cho nên bây giờ bé Daisy mới có chỗ nương thân mà không phải vào viện mồ côi. Còn cha của bé đâu hả bà?
Bà Kathy lắc đầu:
– Chúng tôi thật tình không biết! My bị chứng còi xương vì thuở nhỏ nuôi dưỡng trong tình trạng đói khổ nên lớn không nổi, gần bốn chục tuổi mà nhỏ xíu như đứa trẻ mười mấy, lại ốm yếu, dù mặt mũi nhìn cũng okay mà chẳng có ai thương. Nhưng rồi không biết cái đứa khốn kiếp nào đã dụ con nhỏ và làm cho nó mang bầu. Khi gặp lại chồng tôi rất giận, tra hỏi mãi muốn tìm thằng đó để trừng trị, nhưng My không chịu nói tên cha của đứa bé là ai. Gia đình họ sau đó dọn về sống cùng thành phố với chúng tôi. Tôi đã chứng kiến Daisy rất thương bà ngoại Tha và bà cũng cưng quý bé hơn bất cứ thứ gì. Bà nuôi bé kỹ càng, ngày lo cho ăn uống, tối hát ru bé ngủ. Bé ít khi ngủ với mẹ đến khi bà ngoại mất.
– Vậy mẹ bé bị tai nạn ra sao mà mất?
– Bị xe đụng, mới năm ngoái thôi. Hôm đó My đưa Daisy đi Walmart, đậu xe xong My dắt con bé đi vào thì một bà già lui xe đụng phải My. Thay vì đạp thắng, bà hoảng hốt đạp ga và cưỡi lên người My trước sự chứng kiến của Daisy.
– Trời đất ơi! Tôi thấy lạnh cả người, và tôi nói như muốn khóc.  - Thảo nào! Bé đã bị hai cú sốc quá lớn, mất bà rồi lại mất mẹ trong một thời gian ngắn làm sao trái tim bé bỏng chịu nổi chứ!
Giọng bà Kathy cũng trở nên nghẹn ngào:
– Robert nhà tôi đau lòng vô kể. - Ông ấy nằm liệt giường cả tháng trời. Rồi khi dậy được thì bắt đầu uống rượu để quên. Tôi phải giúp ông ấy, đưa Daisy về ở vói chúng tôi và lo cho nó, vì ngoài tôi ra không còn ai có thể giúp bé hết! May mà hai đứa con của chúng tôi đã lớn và dọn ra ngoài hết rồi.

Tôi thật cảm phục tấm lòng nhân hậu của bà Kathy. Không có bà, Daisy tội nghiệp biết làm sao. Người ta nói người Mỹ rất lạnh lùng và rạch ròi về tình cảm liên quan của gia đình, hay đúng hơn là “mạnh ai nấy mạnh....” Nhưng bà Kathy đã thương yêu đứa cháu ngoại của chồng mình bằng cả trái tim của người bà, người mẹ ruột. Thật là chuyện hiếm thấy. Tôi nói với bà suy nghĩ của tôi.
– Đó là chuyện tôi phải làm mà. Kathy nói với vẻ khiêm nhượng. - Chỉ có điều là từ khi vợ chồng tôi đem bé về nuôi, bé không có cơ hội nói tiếng Việt với ai hết. Đó là lý do Bác sĩ tâm lý kêu tôi cho bé đi học Việt Ngữ. Nhưng đến giờ bé cũng chưa nói được câu nào. Thật là buồn!

Nói đến đây bà Kathy chào tôi, nói bà cần đi toa lét... Tôi ngồi suy nghĩ lan man, chợt từ đâu hai đứa học sinh lớp lớn rượt đuổi nhau chạy ào qua sân trường. Một đứa bỗng đâm sầm vào Daisy làm con bé ngã xuống đất, và nó khóc thét lên. Tôi vội chạy tới đỡ bé dậy, vén áo đầm bé lên thì thấy nơi đầu gối bị một vết thâm tím. Đau đớn làm bé khóc không ngừng. Tôi dắt Daisy lại chỗ bàn cung cấp thức ăn, chộp vội chai nước trái cây còn lạnh rồi đưa bé trở lại chỗ ngồi. Đặt bé ngồi trên đùi, tôi lăn nhè nhẹ chai nước lên chỗ bầm để hơi lạnh làm cho tan sưng.

Con bé có lẽ bớt đau nên nín khóc ngồi im, đầu tựa vào ngực tôi. Ôm đứa trẻ vào lòng, tôi chợt nhớ lại những gì bà Kathy vừa kể, và một niềm thương cảm dâng lên làm tôi nghẹn ngào. Tai hoạ đã giáng xuống đầu đứa bé tội nghiệp này, còn nhỏ xíu mà đã chịu mồ côi, chứng kiến cảnh mẹ mất kinh hoàng bảo sao bé không bị chấn động tâm thần cho được. Tôi từng tuổi này mà khi mất mẹ còn đau đớn vô ngần, huống chi đứa bé còn đang cần sự vỗ về của mẹ. Suy nghĩ miên man trong vô thức, tự nhiên bàn tay tôi vỗ nhè nhẹ lên vai Daisy và buột miệng hát bâng quơ nho nhỏ vài câu ru em:
– Ầu ơ... Ví dầu cầu ván đóng đinh, cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi. Khó đi mẹ dắt con đi, con thi trường học... mẹ thi trường đời...
Đột nhiên tôi giật mình vì cảm giác có một bàn tay nhỏ mềm mại sờ lên mặt tôi. Rồi có tiếng gọi:
– Cô ơi!
Tôi sững sờ, không tin vào tai mình. Đó là tiếng của bé Daisy. Tôi nhìn xuống, thì ra là bé gọi tôi, bàn tay bé vẫn còn sờ lên mặt tôi, ánh mắt bé ngước nhìn thật là thân thiện và đầy vẻ tin cậy.
– Con mới gọi cô hả? Tôi lập cập hỏi, cảm thấy tim mình đập thật nhanh.
– Cô ơi! Daisy gọi lần nữa. - Con... lạnh...
Chai nước trái cây trên đầu gối Daisy rời khỏi tay tôi, rơi đánh bộp xuống đất. Tôi đưa bàn tay lạnh ngắt vì nãy giờ cầm chai nước, nắm lấy bàn tay nhỏ xíu đang sờ mặt tôi và hôn lên đó.  Nước mắt tôi rơi làm ướt tay con bé. Vậy là bé đã mở miệng. - Cám ơn con! Tôi thì thầm, siết chặt bé vào lòng.
– Oh my God!
Có tiếng kêu đầy ngạc nhiên bên cạnh. Tôi quay lại thì thấy bà Kathy đang đứng mồm há hốc, mắt trợn tròn nhìn chằm chằm vào Daisy.
– Bé vừa gọi tôi “Cô ơi" bằng tiếng Việt đấy bà ạ! Tôi la lên với bà bằng nỗi vui mừng khôn tả. Bà Kathy nghe thế thì kêu to hơn:
– God! Chúa ơi! Con bé đã nói được! Bà nói xong chạy lại ngồi xuống cạnh tôi rồi choàng tay qua ôm lấy Daisy, nói trong tiếng khóc: - Oh My God! Cháu tôi đã nói chuyện lại được rồi! Thật không uổng công tôi đưa bé đến đây!
Và bà lấy điện thoại ra gọi ông chồng, líu lo hớn hở khoe với ông Robert về chuyện bé Daisy đã nói được, mà còn nói tiếng Việt.

Tôi cũng cảm động đến nghẹn lời.  Hít sâu và thở vài hơi, tôi kể lại cho bà Kathy nghe về lời ru tiếng Việt tôi vừa hát ru để vỗ về cho bé nín khóc vì bị ngã sưng đầu gối. Lời ru mà bất cứ người mẹ, người bà Việt Nam nào cũng biết hát ru cho các bé thơ. Vậy là nhờ tiếng ru vô tình của tôi dỗ dành đã đánh thức được tâm trí của bé. Có lẽ là bà ngoại quá cố của bé hay mẹ bé cũng đã từng hát ru cho bé ngủ bằng bài hát ru này chăng?

Bà Kathy tỏ vẻ mừng rỡ vô cùng, luôn miệng lập đi lập lại hai chữ “Thần kỳ! Thần kỳ” (Miracle!).

Tôi cũng thấy quả đúng là thần kỳ! Lời ru con của người mẹ Việt Nam đã đánh thức được tâm trí bị đóng băng của đứa bé. Vô lại phòng tập, tôi đội cho Daisy chiếc vương miện và đưa bé cái lồng đèn. Lần này bé không đẩy ra nữa, mà nhập vào cũng các bạn rồi cầm lồng đèn đi vòng quanh, miệng bé cũng bập bẹ hát theo bài “Rước Đèn Tháng Tám.

Lúc chào tôi ra về, bà Kathy bất chợt cầm lấy tay tôi và nói một cách thiết tha:
– Cô giáo à! Tôi muôn vàn cám ơn cô! (Millions thanks!) Nhờ cô, mà bé Daisy đã nói lại được. Tôi nghĩ mình cũng có lỗi, vì trong nhà mọi người đều nói tiếng Anh, đáng lý tôi phải cho bé đi học tiếng Việt sớm hơn, hoặc chí ít tôi cũng phải tìm bạn Việt Nam cho chơi với bé! Bà do dự một chút rồi nói tiếp: - Tôi vừa nghĩ ra chuyện này, không biết cô có thể giúp tôi chăng?
– Bà cứ nói, nếu làm được tôi sẽ không ngại đâu.
– Tôi muốn học tiếng Việt! Bà cười vẻ bẽn lẽn. - Chắc là khó lắm đây, tôi chẳng biết có học nổi không. Nhưng tôi rất muốn học để về nhà tôi có thể nói chuyện trao đổi chút đỉnh vừa tiếng Việt vừa tiếng Anh với Daisy.
Nghĩ tới cái cảnh lâu nay bé không nói được lời nào tôi thương quá!

Tôi thật xúc động vì cái tình cảm bà Kathy dành cho Daisy. Tự nghĩ nếu mình ở vai trò “bà ngoại ghẻ” như bà không biết có đủ rộng lượng để làm như bà ấy hay không.
– Sure! Chắc chắn rồi! Tôi nói. - Bà là một bà ngoại tuyệt vời! Tôi rất vui được làm điều này cho bà. Tiếng Việt học thú vị lắm chứ không khó đâu! Bà sẽ học được!
Tôi kể bà nghe về cô ca sĩ Mỹ tóc vàng Dalena ban đầu không hề biết tiếng Việt, nhưng giờ thì hát tiếng Việt hay nổi tiếng khắp nơi, nhiều chương trình, băng đĩa, sân khấu tiếng Việt đã mời cô đến hát và cô có rất nhiều fan hâm mộ người Việt khắp nơi trên thế giới.

Bà Kathy mừng quính:
– Oh yeah! Thú vị thật! Robert chắc chắn sẽ vui lắm!
Từ đó mỗi buổi học bà Kathy đưa bé Daisy đến tôi kêu bà vô lớp ngồi học chung với  Daisy. Tan học ra ngoài tôi nán lại nửa giờ đưa bà và bé Daisy vô ngồi trong xe tôi để dạy thêm cho họ... Ông xã tôi nghe kể chọc là tôi mở “Lớp học trong xe".
Tôi về soạn thêm nhiều câu đàm thoại ngắn hàng ngày và những câu chào hỏi thông thường bên trên viết tiếng Việt bên dưới tiếng Anh và đưa cho bà Kathy đem về nhà học. Bà ấy rất thông minh và ham học. Bà kể ngày xưa bà từng học tiếng Tây Ban Nha (Spanish), ngôn ngữ mà cách phát âm gần giống tiếng Việt nên bây giờ học tiếng Việt khá dễ dàng.  Bà đã nói đúng, tiếng Tây Ban Nha cách dùng chữ cũng tương tự Việt Ngữ của chúng ta, tính từ luôn đứng sau danh từ chứ không phải đứng trước như tiếng Anh. (Tiếng Anh: The red house, Việt: Cái nhà đỏ, Spanish: La casa roja).

Daisy từ đó cũng siêng hơn nên tiếng bộ rất nhiều. Bà cháu học bằng cách mỗi ngày về nhà sau khi Daisy học và làm bài tập ở trường xong, thì hai bà cháu thực tập tiếng Việt với nhau. Mỗi buổi đến học bà đều khoe với tôi hai bà cháu học được bao nhiêu chữ. Bà cho tôi biết từ khi Daisy nói chuyện bình thường ông Robert đã thấy khoẻ hẳn ra và không uống rượu nữa. Hai người còn tính chuyện khi Daisy lớn lên, thế nào họ cũng sẽ đưa Daisy đi du lịch Việt nam một chuyến về thăm lại quê ngoại bé, cũng là nơi ông Robert từng đóng quân ngày xưa.

Rồi ngày văn nghệ Trung Thu cũng đến. Tối đó, sau khi sắp xếp cho tiết mục lớp tôi xong thì tôi giao lại cho cô Linh trông chừng bọn trẻ, tôi ra bên ngoài tìm ông xã. Tôi còn đang nhìn dáo dác, bỗng đâu bà Kathy đưa ông Robert lại gặp tôi, trên tay ông cầm một bó hoa. Mặc áo khoác màu lính, đầu đội mũ dìm có chữ “Viet Vet” và hàm râu quai nón, trông ông rất oai phong. Thảo nào bà Kathy lại yêu ông đến thế, tôi mỉm cười thầm nghĩ. Trong lòng tôi rất cảm động, Robert là luật sư đã về hưu, mà vẫn thích trang phục kiểu nhà binh thuở còn đi chiến đấu, chứng tỏ ông mê đời binh nghiệp hơn là cái nghề làm thầy cãi kiếm nhiều tiền sau này. Ông nghiêng mình chào và trao bó hoa cho tôi:
– Cám ơn cô thật nhiều, đã giúp cho Daisy nhà tôi trở lại trạng thái bình thường. Không thể nào nói hết lòng cám ơn của gia đình tôi đối với cô đâu!
– Dạ tôi không có công gì lớn đâu ông! Tôi cười, quay sang bà Kathy: - Ông phải cám ơn bà nhà mới đúng! Kathy quả là người phụ nữ thật nhân hậu. Ông có phúc lắm, bà Kathy đã thương và lo lắng chăm sóc bé Daisy rất thật lòng, lại còn chịu khó đi học tiếng Việt để còn nói chuyện với Daisy nữa chứ.
Ông cười, nụ cười tràn đầy hạnh phúc:
– Ở nhà Bà ấy và Daisy còn dạy tôi vài chữ tiếng Việt nữa đó! Tôi ở Việt Nam hơn một năm nhưng chỉ biết được mấy chữ “Xin chao”, “Cam on” thôi. Bà ấy nói học tiếng Việt thật là thú vị.

Tới đây thì loa thông báo buổi lễ sắp bắt đầu, tôi phải chào từ giã ông bà để vào cùng cô phụ giáo chuẩn bị cho tiết mục của lớp tôi.

Buổi lễ Tết Trung Thu hôm ấy thật là vui nhộn, các bài hát Trung Thu, điệu múa, kịch nói. Nhờ sự tận tâm của quý thầy cô, các em trình diễn hết mình, nhìn rất chuyên nghiệp, và nhận được nhiều tràng pháo tay vang dội.

Đến tiết mục “Rước Đèn” của lớp tôi, tôi đứng chỗ góc khán đài quan sát các em trình diễn. Chúng tôi trang điểm cho tất cả các em, kể cả con trai, bé nào cũng đều má đỏ môi hồng xinh xắn. Daisy nhìn rất dễ thương trong áo dài chữ thọ màu hồng, tay cầm lồng đèn con cá, vừa đi cùng các bạn vừa hát theo bài “Rước Đèn” trong CD. Bé bước lắc lư theo điệu nhạc, miệng hát tay ve vẩy lồng đèn, mặt mày rạng rỡ dưới ánh đèn sân khấu:

“Tết Trung Thu rước đèn đi chơi
Em rước đèn đi khắp phố phường
Lòng vui sướng với đèn trong tay
Em múa ca trong ánh trăng rằm…”

Liếc mắt qua chỗ vợ chồng bà Kathy, tôi thấy ông Robert cầm tay bà đưa lên cao vung vẩy qua lại theo nhịp bài hát của các bé, miệng hai người cười đến như không thể khép lại…

Giáng Sinh năm đó, tôi nhận được một giỏ quà với đủ loại trái cây tươi, được cắt sẵn theo những hình ngôi sao, trái tim, chim, cá... rồi nhúng vào sô cô la, của hãng “Edible Fresh Fruit Arrangements” đem giao tận nhà, có kèm theo tấm thiệp ghi bằng tiếng Việt, “Chúc Mừng Giáng Sinh Cô Giáo Linda. Học trò cô: Kathy và Daisy.”

Phương Hoa
18 Tháng Chín 202110:53 CH(Xem: 6341)
Tôi tìm dãy phòng và số phòng của anh không khó khăn gì. Đứng trước phòng số 4103 tôi sửa lại điệu bộ làm duyên làm dáng và chuẩn bị sẵn một nụ cười tươi như những đóa hồng này và đẩy cánh cửa bước vào.
18 Tháng Chín 20211:25 SA(Xem: 8369)
Một chút sương mờ gợi dáng thu Lá im, gió thở nhẹ… vi vu Bên hồ ai đứng cô đơn bóng Ao lạnh cá bơi động nước tù Nắng nhạt sắc sầu, cây ủ rũ Hoa phai nhuỵ héo, cảnh âm u
17 Tháng Chín 202111:15 CH(Xem: 7216)
Hôm nay, đối với sự suy nghĩ của HN, đời sống cũng như tâm trạng trong lành của Thầy Không Chiếu như thế nào ở đời sống này, thì khi Thầy xả bỏ thân huyễn để sang đời sống khác,
17 Tháng Chín 20214:30 CH(Xem: 7764)
Tôi đã ngắm Trăng với mộng mơ Ước như trong chuyện cổ tích xưa Được lên Cung Trăng chơi thỏa thích Giấc ngủ đêm Thu với sao khuyaNgày Trăng năm ấy đã lụi tàn Quê hương tan tác cảnh ly tan Ba tôi, mẹ tôi... không còn nữa Nhìn Trăng, tôi khóc... nhớ mênh mang ...
15 Tháng Chín 202111:04 CH(Xem: 8041)
Mấy rày học được nhiều từ Phong tỏa giản cách thừ lừ mặt ra Cách ly y tế tại gia Nhớ nhe, thông điệp 5 K nằm lòng.
13 Tháng Chín 20211:50 CH(Xem: 8576)
Hè qua ta đón Thu Vàng Tâm An, Thanh Tịnh thiên đàng thế gian Quên đi năm thàng gian nan Mong chờ gặp mặt Thu sang an bình
13 Tháng Chín 202110:06 SA(Xem: 6153)
Thật ra khi Jenny ca ngợi cậu bé người Nhật và cậu bé VN, cô gọi đó là những người có trái tim nhân ái tuyệt vời, nhưng cô đâu biết, chính cô cũng là người có trái tim thật từ bi.
13 Tháng Chín 20219:35 SA(Xem: 4977)
Mỗi người có tên và họ là chuyện bình thường. Dù vậy ngày nay vẫn còn có nơi con người không có tên và họ như ở Buthan, xứ sở hạnh phúc nhất trần gian.
13 Tháng Chín 20219:34 SA(Xem: 7581)
Thuở còn cắp sách đến trường Thơ ngây - trong trắng chưa vương bụi trần Trống trường vội vã bước chân Cho mau đến lớp, chuyên cần hăng say
13 Tháng Chín 20219:28 SA(Xem: 7773)
Mười một, thê lương, tháng Chín nào, Hai ngàn lẻ một... ngỡ chiêm bao! Hai toà World Trade lừng danh sập, Đôi tháp doanh thương nổi tiếng nhào!
11 Tháng Chín 202112:34 SA(Xem: 7366)
Vào cuối tháng mười năm 2008, tôi lần đầu bay về Nam Bán Cầu (Down Under) để thăm hai nước Tân Tây Lan và Úc.
10 Tháng Chín 202110:58 CH(Xem: 7459)
Hai mươi năm trôi qua, ký ức của người lớn có thể đã nhạt nhòa, nỗi đau không còn mới, nhưng với các em, dù năm mươi năm nữa trôi qua, đến cuối cuộc đời, các em vẫn còn nỗi đau...
10 Tháng Chín 20218:14 SA(Xem: 8375)
Từ lúc dịch bệnh sinh sôi Tính nay hơn bốn tháng rồi ít đâu Nghe qua lại thấy nhức đầu Mỗi ngày cảm nhận thương đau dập dồn.
06 Tháng Chín 20219:45 SA(Xem: 3851)
Này bạn, bạn có nhớ không? chính bạn là người đã soạn thảo Những LÁ THƯ NGÔ QUYỀN cho ngày HỘI NGỘ TRÙNG PHÙNG, cho những ngày HỌP MẶT TRUYỀN THỐNG đã làm nức lòng Thầy trò NQ
04 Tháng Chín 202111:57 CH(Xem: 9303)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
04 Tháng Chín 202112:56 SA(Xem: 10449)
Con đường này đã gắn liền với tuổi thơ của tôi. Đường Trịnh Hoài Đức (THĐ) không dài lắm, độ chừng 2 km, bắt đầu từ Công trường Sông Phố và kết thúc ở bùng binh Biên Hùng.
04 Tháng Chín 202112:05 SA(Xem: 4330)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
03 Tháng Chín 202112:22 SA(Xem: 8173)
Nhìn lại, thương nơi mình đến Nhìn lên, mơ cõi thiên đường Nhìn xuống, lau đất vàng xanh Nhìn quanh, bao xác thân hành
01 Tháng Chín 202111:40 CH(Xem: 8192)
Một thuở huy hoàng, ngọc viễn đông Bây giờ khốn khổ, miền tâm dịch Ước mong Dịch Hán sớm dẹp tan Sài Gòn tái thiết tuyệt khang an!
01 Tháng Chín 202111:36 CH(Xem: 9370)
Đôi câu viết vội thay quà. Gửi tới quý bạn tình "Già" bên nhau. Nào ai biết được mai sau? Ngày vui gặp lại sẽ mau tới gần...
01 Tháng Chín 202111:32 CH(Xem: 8023)
Đôi bàn tay chắp vào nhau cầu nguyện Cho yên bình trở lại với quê hương Dịch bệnh qua đi... An lành miên viễn Tay sẽ tìm về ... Thắp sáng yêu thương.
01 Tháng Chín 202110:00 CH(Xem: 10653)
Yêu nhau trọn vẹn sắt son Xuân đi đông đến vẫn còn bên nhau Anh xin nguyện ước một câu Đôi ta vẫn mãi bên nhau suốt đời
01 Tháng Chín 202112:42 SA(Xem: 7014)
nhưng ai cũng cần ăn hiền ở lành cho con cháu được nhờ phước đức cha mẹ ông bà để lại. Đó là gia tài vô giá, là tài khoản an toàn nhất.
31 Tháng Tám 20211:21 SA(Xem: 8003)
Kính mời quý Thầy Cô cùng quý chị em thưởng lãm Kính chúc quý Thầy Cô cùng anh chị em một Mùa Lễ Vu Lan Báo Hiếu thật an lạc. Bé Phú
27 Tháng Tám 20219:56 CH(Xem: 11750)
Bước chân buồn lặng lẽ trôi Hắt hiu một bóng, luân hồi phù vân Câu kinh nhật tụng vọng âm Một người ở lại thế trần quạnh hiu.
22 Tháng Tám 20217:04 CH(Xem: 8545)
Xin hồ hoa cứ hồng sen như thế Để đất trời mãi mãi vẫn là thơ Để em gom hết hương nồng quê mẹ Gửi về anh... Kẻo quên mất nẻo về.
22 Tháng Tám 20214:42 CH(Xem: 7796)
Rất hiếm hoi chúng ta mới tìm thấy vài bài viết ký tên Trần Hữu Phúc mặc dù anh là tác giả hằng trăm bài trên trang nhà và khắp các diễn đàn:
22 Tháng Tám 202111:05 SA(Xem: 7443)
Này bạn, bạn có nhớ không? chính bạn là người đã soạn thảo BẢN NỘI QUY Hội Ái Hữu CHS NGÔ QUYỀN BH, ước vọng là thành lập cho kỳ được 1 Hội Ái Hữu chs NGÔ QUYỀN vững mạnh ...
22 Tháng Tám 20211:05 SA(Xem: 8363)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VU LAN NHỚ MẸ - Thơ Kiều Oanh - NS Michel Trương (LMST) phổ nhạc Tiếng hát Tâm Thư KIỀU OANH THỰC HIỆN YOUTUBE
22 Tháng Tám 202112:54 SA(Xem: 4237)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
22 Tháng Tám 202112:22 SA(Xem: 8009)
Vu Lan Báo Hiếu gìn phần Đạo con giữ vẹn nghĩa ân cao dày Cha là bóng cả che bay Mẹ là suối mát tưới ngày tỏa đêm...
19 Tháng Tám 20217:08 CH(Xem: 8093)
Đời người sao quá mỏng manh Đông về, xuân đến qua nhanh từng ngày Tìm trong nỗi nhớ men cay Cho quên sầu muộn , gió bay nỗi buồn
17 Tháng Tám 20219:54 CH(Xem: 8479)
Chốn non bồng, giờ đây Em yên nghỉ Mặc Hồng Trần còn bao nỗi xót xa “Thầy, Bạn” đây … ngậm ngùi mà thương nhớ Nhớ đến Em “Người Xứ Bưởi” … Trần Nguyên
17 Tháng Tám 20211:00 SA(Xem: 9068)
Bây giờ, tháng Tám nhân dịp giỗ đầu của anh xin được thắp nén hương lòng gửi đến người Anh, Tiểu Sư Thúc ngày nào đã ra đi quá sớm khi biết bao hoài bão, nguyện ước chưa thành.
17 Tháng Tám 202112:59 SA(Xem: 8541)
Chúng tôi sẽ giữ lời hứa với em cố gắng duy trì Website Ngô Quyền. Những người trẻ Ngô Quyền sẽ tiếp nối đàn anh giữ gìn và phát triển hội AHCHSNQ lớn mạnh.
16 Tháng Tám 202110:43 CH(Xem: 8008)
Này bạn, bạn có nhớ không? tại thuở ấy chúng ta có cùng chủ trương đặt thông tin là nổ lực hàng đầu
16 Tháng Tám 20211:45 SA(Xem: 9552)
Anh Phúc đã về thế giới khác, nhưng ở đâu đó, có lẽ anh vẫn nhìn xuống, tiếp thêm nghị lực cho những người đang vác ngà voi cho một tương lai tươi sáng hơn của quê nhà.
16 Tháng Tám 202112:44 SA(Xem: 12615)
một nén hương thắp cho người bạn thời thơ ấu, vào ngày giỗ đầu. tháng 8, năm 2021.
15 Tháng Tám 20214:39 CH(Xem: 8995)
Phúc ơi thôi đã thôi rồi, Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta...
15 Tháng Tám 202112:36 CH(Xem: 8807)
Tháng tám lệ nhỏ tuôn rơi Một Năm Bạn Đã xa rời thế gian Ngô Quyền tiếng gọi âm vang Bạn Trần Hữu Phúc lìa đàn thiên di...
14 Tháng Tám 20219:59 CH(Xem: 10956)
Thương ai tóc rối tơi bời Tình ơi một kiếp rong chơi ta bà Lạy người yên nghỉ nơi xa Sợi buồn ta giữ trăng tà nhớ ai.
14 Tháng Tám 20218:35 CH(Xem: 11777)
Mùa VU LAN Nhìn màu hoa nhớ MẸ Nhớ cả TRÁI RỪNG đã trôi vào cổ tích nhớ thương.
14 Tháng Tám 20218:32 CH(Xem: 10835)
Chiều nay em đã đi rồi Bên bờ bến vắng bồi hồi nhớ nhung Triều dâng ngọn sóng ngập ngừng Chờ em quay lại nơi từng bên nhau
09 Tháng Tám 20212:26 SA(Xem: 8292)
Đã lâu không gặp Hữu-Hạnh đây Buồn tin cụ mất mồng ba này Tháng Tám, năm Hai không hai một Cụ phước đầy, hưởng thọ chín tư
09 Tháng Tám 20212:07 SA(Xem: 8214)
Những ngày qua, đoàn người ly hương bỏ miền đất hứa, về quê nhà ở miền Bắc miền Trung vì dịch họa hành. Đến thì dễ nhưng về gian nan hơn. Đã có sự trả giá bằng mạng sống.
09 Tháng Tám 20211:28 SA(Xem: 7519)
Ông chỉ muốn chúng nó biến mất trong đầu óc ông để ông ngủ yên tối nay và thoải mái tận hưởng những ngày du lịch một đất nước lạ đời và thăm lại các người thân sau bao nhiêu năm dài xa cách.
09 Tháng Tám 20211:18 SA(Xem: 9684)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: VÁ KHÂU NỖI BUỒN - Thơ PhamPhanLang - Nhạc: Vĩnh Điện - Trình bày: Vân Khánh
08 Tháng Tám 20215:56 CH(Xem: 3689)
Nhưng lực bất tòng tâm, ở phút thứ 118, từ một cú sút vào gần khung thành Mexico của đồng đội Kellyn Acosta, tiền vệ Miles Robinson (12) đội đầu vào khung thành.
08 Tháng Tám 20212:12 SA(Xem: 8327)
Thành phố Sai Gòn bây giờ là một thành phố ma (ville fantôme). Nhà nhà đóng cửa, đường phố không một bóng xe, không một bóng người.
08 Tháng Tám 20211:17 SA(Xem: 10858)
Phận con chữ hiếu chưa tròn Chưa ngày chăm sóc, mỏi mòn cách xa Cho con cúi lạy xin tha Một lời sám hối xót xa cõi lòng
07 Tháng Tám 202111:17 CH(Xem: 11722)
Gửi dấu yêu vào dạt dào gió lộng Tơi tả bay khăn áo lụa xuân thì Làm lạc mất hình ra xa khỏi bóng Gần cuối đời nước mắt vẫn tràn mi.
05 Tháng Tám 202111:59 CH(Xem: 9739)
Năm 1971, tạp chí Sáng Tạo của cố nhà văn Mai Thảo xuất hiện những vần thơ của một người tự cho mình là “kẻ hoang đàng”, “tên vô đạo”, “bất tín đồ trong tình yêu” – Nguyễn Tất Nhiên.
02 Tháng Tám 202112:54 SA(Xem: 8395)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Thơ: Nguyễn Thị Ngọc Dung - Nhạc: Vũ Đức Nghiêm - Tiếng hát: Như Hương
01 Tháng Tám 20211:18 SA(Xem: 11262)
Có lúc tưởng mình chỉ là cái bóng Yêu nồng nàn lại chẳng thể gần nhau Anh... Lặn lội phương xa nhiều lận đận Em... Ẩn mình vào ốc nhỏ long đong.
28 Tháng Bảy 20211:08 SA(Xem: 10043)
Những cánh chim ẩn mình đã tung bay vào nắng sớm, cây cỏ sau vườn chổi dậy những mầm xanh…
27 Tháng Bảy 20211:04 SA(Xem: 7077)
Đà Lạt là một thành phố mộng mơ của thanh niên và thiếu nữ thời đó. Nhưng ngày nay tất cả đều chỉ còn trong dĩ vãng.
26 Tháng Bảy 202111:07 CH(Xem: 10072)
. Chú dừng chổi và chợt hỏi mình ên: -Ông nội ơi! bài vở ở trường có phải là tạp niệm không ông nội?
26 Tháng Bảy 20216:37 CH(Xem: 11377)
Theo em ướt dấu trăng mờ Loanh quanh thấy bóng dại khờ trong nhau. Nợ em một nửa lời chào Để dành mai mốt biết đau với người.
26 Tháng Bảy 20215:46 CH(Xem: 11409)
Còn tôi. Già rồi bất lực. Một chút quà Như cát giữa biển khơi
26 Tháng Bảy 20215:04 CH(Xem: 10468)
Thế mà em vội bước sang sông Pháo nổ vu qui tắt lửa lòng Thời gian qua mãi nào trở lại Niệm khúc cho ai buổi tàn đông
26 Tháng Bảy 202112:43 SA(Xem: 8732)
Tôi không dám nhận mình là “văn sĩ” (Cũng chẳng mong được gọi như vậy đâu!) Thế giới văn chương muôn sắc muôn màu Tôi chỉ là một người hay “kể chuyện"
25 Tháng Bảy 20219:13 CH(Xem: 7292)
Nhưng nói thật từ tận đáy lòng, tới lúc này, tôi vẫn yêu mến tất cả những người xếp đã từng “đi qua đời tôi” kể cả bà xếp dữ, vì nhờ có xếp dữ tôi mới chỉnh đốn lại mình cho được hoàn hảo hơn.
25 Tháng Bảy 20218:32 CH(Xem: 8817)
Lau khô nước mắt Sài Gòn Đêm không nhộn nhịp có còn ngựa xe Giọt buồn rớt xuống trưa hè Triệu con tim khóc chở che Sài Gòn...
23 Tháng Bảy 20215:01 CH(Xem: 11997)
Dấu chân vừa bước qua in dấu Bụi thời gian đã phủ mất rồi Nhìn quẩn quanh những điều tốt xấu Chỉ thấy toàn mờ mịt mây trôi.
16 Tháng Bảy 202112:06 SA(Xem: 7567)
Ngày tôi còn nhỏ, thành phố Sài Gòn không quá đông dân như ngày nay. Quận 4 của tôi còn nhiều đồng ruộng nhìn mút mắt.
15 Tháng Bảy 20211:16 SA(Xem: 8627)
Thật buồn thay, kể từ tháng 7/2019, sau một thời gian dài tồn tại, rạp Biên Hùng- một biểu tượng văn hóa lâu đời của Biên Hòa - đã chính thức bị xóa sổ.
15 Tháng Bảy 202112:24 SA(Xem: 8198)
(Viết thay, là nén hương lòng cho giỗ đầu của NQK8 Trần Hữu Phúc) (Để tưởng nhớ Ba, người đã dạy con coi đá banh từ năm lớp bốn)
14 Tháng Bảy 202111:15 CH(Xem: 2899)
Chương trình phòng chống bệnh ung thư của văn phòng BPSOS-Houston Xin quý vị đón xem chương trình của chúng tôi được phát sóng 2 tháng một lần
14 Tháng Bảy 20219:51 CH(Xem: 9217)
Người yêu ấy có phải là tôi không? Chỉ có anh trả lời được. Tiếc thay anh đã chết không thể trả lời.
14 Tháng Bảy 202112:16 SA(Xem: 11430)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: LỜI KINH CUỐI - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Cẩm Bình
13 Tháng Bảy 202111:04 CH(Xem: 6872)
Thế là anh đúng hẹn lại đến. Tháng sáu 2021 mùa hè rực rỡ càng thêm rực rỡ vì có anh.
10 Tháng Bảy 20217:15 CH(Xem: 12046)
Giờ... Xa biền biệt phương nào Hương hoa bưởi vẫn dạt dào... Người ơi. Bài thơ mực tím mồng tơi. Nồng nàn giữ mãi nghìn lời nhớ thương.
10 Tháng Bảy 20213:24 CH(Xem: 11995)
GPS định vị trong chừng mực Khi trật đường em đã vội kêu lên Không quay đầu bão tố sẽ kề bên Con đường ấy một mình anh riêng lối.
09 Tháng Bảy 20213:12 CH(Xem: 10503)
Cuộc tình sao quá mong manh Còn đây màu mực tuổi xanh hẹn thề Bên giòng sông vắng chiều quê Chỉ còn anh đứng triền đê đợi chờ
05 Tháng Bảy 202112:14 SA(Xem: 6651)
Chị lúc nào cũng nhớ em, cám ơn em đã cho chị nhiều niềm vui trong những mùa tranh giải. Hãy yên bình trong thế giới của em nghe Phúc.
04 Tháng Bảy 202111:47 CH(Xem: 9151)
Trở về rồi, Thầy có thấy vấn vương? Ghế đá, hàng cây, sân trường… im lặng Mây lững lờ trôi như đang hờn trách Tuổi học trò thần thánh ai mang đi
04 Tháng Bảy 202111:22 CH(Xem: 7391)
Bức tranh Đàlạt mà mẹ cô đã vẽ, giờ đây như có ai lấy mực bôi vào. Không còn nữa những con đường hoa anh đào, không còn nữa vườn hoa của mẹ!
04 Tháng Bảy 202111:04 CH(Xem: 10148)
Xin bấm vào link tên bài hát bên dưới hoặc youtube để thưởng thức: KỶ NIỆM - Nhạc Phạm Duy Thanh Lam trình bày
04 Tháng Bảy 202111:03 CH(Xem: 10034)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "NỤ HOA NHỎ - Sáng tác: Nguyễn Cư (K3) - Tiếng hát: Cố ca sĩ Duy Quang KIỀU OANH THỰC HIỆN YOUTUBE
04 Tháng Bảy 202110:31 CH(Xem: 7290)
Cám ơn nước Mỹ đã cho gia đình chị Bông cơ hội sống và làm việc để có cuộc sống tốt đẹp như hôm nay. Nước Mỹ thật đáng yêu.
04 Tháng Bảy 20214:16 CH(Xem: 9318)
Tháng Bảy quê người hoa đăng lễ hội Mừng đón Ngày Độc Lập với Tự Do Pháo nổ trên cao, thiên hạ chuyện trò Khắp chốn muôn nơi, mọi người ca hát
03 Tháng Bảy 202111:14 CH(Xem: 8978)
245 năm nước Hoa Kỳ Tuyên ngôn độc lập chân đi vững bền Thế gian biết họ biết tên Danh siêu cường quốc vang rền năm châu.
03 Tháng Bảy 20219:16 CH(Xem: 12575)
Quỳ lạy Chúa... Con là người ngoại đạo Nhưng trong con Thiên Chúa rất dạt dào Cầu xin Chúa giúp con bình tâm lại Vì lòng con luôn sóng cuộn dâng trào.
28 Tháng Sáu 20216:47 CH(Xem: 12609)
Ta về hỏi lại đồng môn Bao nhiêu người cũ mất còn biết không? Sĩ phu còn nợ non sông Hồn quê thổn thức nỗi lòng chia xa
28 Tháng Sáu 20212:12 SA(Xem: 7258)
Ôi! nói chung là những người nào còn người bạn đời bên cạnh, phải “tuyên dương” đối phương tối đa, phải cùng nhau lập được một ngày “Wife or Husband”.
28 Tháng Sáu 20211:56 SA(Xem: 5384)
Với tôi, ve thì nhất định là “ve vui”, không hề là “ve lạnh”, lại càng không thể là “ve sầu”!
27 Tháng Sáu 20213:56 CH(Xem: 9758)
Tôi đã làm một chuyến đi chơi xa bằng xe van kéo dài 16 ngày. tổng cộng 6.600 miles (10.560 km).
27 Tháng Sáu 20218:26 SA(Xem: 12513)
Nửa trăm năm vẫn chưa hề gặp lại Quên nhiều điều nhưng vẫn nhớ dòng sông Bến xưa giờ lá rũ buồn tê tái Tiễn tình xưa vào nỗi nhớ chùng lòng.
27 Tháng Sáu 20211:45 SA(Xem: 12101)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHƯ KIẾP SÔNG CHỜ - Thơ Hà Thu Thủy - Nhạc: Phạm Chinh Đông - Trình bày: Thục Tâm
25 Tháng Sáu 202110:17 CH(Xem: 13080)
46 năm đã trở thành quá khứ Mà thời gian vẫn chưa đủ chôn vùi Xác chúng mình tro rải biển anh ơi! Hồn theo gió cùng trăng soi đầu núi.
24 Tháng Sáu 202112:49 CH(Xem: 11664)
Bóng dáng nhân từ Cha vẫn đó Hình dung hiền thục Mẹ còn đâu Nhớ thương há chỉ Ngày Từ Phụ Đau xót tàn canh ngấn lệ sầu
24 Tháng Sáu 202112:45 CH(Xem: 11364)
Rất muốn ngắm biển đêm bằng đôi mắt Tìm những điều ẩn ý dưới hoang mang Và muốn nghe giữa vô cùng tịch mịch Trăng lạc đường nên gió phải lang thang.
20 Tháng Sáu 20219:31 SA(Xem: 9929)
Tôi viết bài này để lật lại trang ký ức của mình và tri ân họ. Tri ân những người cha đã cho tôi nhiều ân sủng. Tri ân người chồng từng là lính bảo vệ đất nước và cho tôi một mái ấm gia đình.
20 Tháng Sáu 20212:48 SA(Xem: 6649)
Lâu lắm rồi nụ cười của ông mới mở rộng hết ga như vậy, ông nghĩ “chuyến về Cali này thật hên, ông sẽ được hồi sinh lại quá khứ trong ngày lễ QLVNCH...”
20 Tháng Sáu 20212:31 SA(Xem: 7356)
Nhân ngày lễ Từ Phụ (Father’s Day), tôi xin mạn phép nhắc nhở các bậc làm cha hãy cùng với người mẹ cố gắng tạo cơ hội cho các con mình có một nghề nghiệp vững chắc để tự nuôi thân.
20 Tháng Sáu 20212:15 SA(Xem: 8750)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HAPPY FATHER'S DAY - TÌNH CHA CÒN ĐÓ ĐẸP THAY Kiều Oanh Thự Hiện Youtube
20 Tháng Sáu 20212:04 SA(Xem: 6459)
Nhìn các con lễ phép chào đón khách với nụ cười tươi tắn, thân mật, anh thầm cảm tạ Ơn Trên đã ban cho anh một diễm phúc tuyệt vời mà không phải người cha nào khi quyết định bước thêm bước nữa có được.
20 Tháng Sáu 20211:49 SA(Xem: 10788)
Xin bấm vào youtube để thưởng thức TƯỞNG NHỚ VỀ CHA - Thơ Hoàng Ánh Nguyệt Nhạc LMST - Hòa Âm Vũ Thế Dũng Tiếng hát: Tâm Thư- Video: Huyền Ái
20 Tháng Sáu 20211:39 SA(Xem: 4142)
TẤM giờ không bé nữa BỐNG lớn đi xa rồi Giếng khơi cũng lần lữa Vào cổ tích chơi vơi BỐNG... BỐNG ơi! Nhớ nhé Chén vàng, cơm bạc xa Cũng đừng quên cô bé Và tình yêu quê nhà.
20 Tháng Sáu 20211:23 SA(Xem: 4020)
Cha về với cõi u linh Mười năm loan phụng hòa minh tương phùng Ấm êm huyệt địa mộ chung Con còn sớm tối vẫy vùng trường giang...