Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thích Nữ Hằng Như - HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “KINH VU-LAN-BỒN”?

22 Tháng Tám 202112:54 SA(Xem: 4147)
Thích Nữ Hằng Như - HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ “KINH VU-LAN-BỒN”?

HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ

KINH VU-LAN-BN”?
------------------


SC HangNhu

Thích Nữ Hằng Như


 

                                                        I. DẪN NHẬP

Hôm nay là ngày 15/8 dương lịch nhằm ngày mồng Tám tháng Bảy, Tân Sửu. Chỉ còn một tuần nữa là tới Rằm tháng Bảy. Rằm tháng Bảy âm lịch là ngày mà các chùa theo đạo Phật khắp nơi trên thế giới đều tổ chức Lễ Vu-Lan rất trọng thể. Lễ Vu-Lan từ lâu đã được xem như là ngày Lễ Báo Hiếu của những người con dành cho bậc cha mẹ. Hòa cùng nhịp tim của những người con thảo luôn nghĩ nhớ đến công ơn dưỡng dục sanh thành của cha mẹ nhất là vào mùa Vu-Lan báo hiếu này. Hôm nay chúng tôi muốn cùng quý vị tìm hiểu ý nghĩa bài kinh quan trọng luôn được tụng đọc trong ngày đại lễ Vu-Lan tổ chức tại các chùa Phật giáo Bắc tông. Đó là “Kinh Vu-Lan-Bồn” hay “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn kinh” .

Trước khi đi vào nội dung của bài kinh, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của tựa đề “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn Kinh”như thế nào?

- Phật thuyết: Đây là những lời giảng dạy của đức Phật Thích Ca.

- Vu-Lan hay Vu-Lan-Bồn: Do người Trung Quốc phiên âm từ tiếng Phạn là “Ullambana” là Vu-Lan hay Vu-Lan-Bồn.

- Ullambana: Nghĩa là “giải đảo huyền” hay “cứu đảo huyền”.

- Giải: Có nghĩa là giải tỏa, giải phóng, giải thoát, cứu thoát ra khỏi nỗi khổ  nào đó.

- Đảo:  Là đảo ngược, dốc đầu xuống đất, chân đưa lên trời.

- Huyền: Là treo.

- Đảo huyền: Ý nói  nỗi khổ bị treo ngược.

- Giải đảo huyền: Có nghĩa là tháo bỏ các cực hình bị treo ngược.

- Bồn: (phát âm từ chữ bana): Là vật đựng thức ăn, thức uống. Như bồn đựng nước hay thau đựng nước hoặc khay hay mâm. Ở đây bồn có thể xem như là khay hoặc mâm đựng lễ phẩm thức ăn dâng lên chư Tăng trong ngày Lễ Vu-Lan.

Theo tinh thần của kinh Vu-Lan, cái khổ tàn khốc nhất của chúng sanh là bị đọa vào cảnh giới quỷ đói. Do đó, “giải đảo huyền” là tháo gở cực hình “bị treo ngược” tức là tháo gở cái ách bị đày đọa trong cảnh giới ngạ quỷ và địa ngục.

 

II. TÌM HIỂU Ý NGHĨA “KINH VU-LAN-BỒN”

“Kinh Vu Lan Bồn” hay “Phật thuyết kinh Vu-Lan-Bồn ” là một bản kinh ngắn thuộc bộ “Hiếu kinh” trong Phật giáo, do Pháp sư Trúc-Pháp-Hộ người nước Nguyệt Thị, Thiên Trúc (Ấn Độ) đến Trung Quốc hoằng pháp lợi sanh. Pháp sư đã phiên dịch kinh này từ Phạn văn sang Hán văn vào khoảng thế kỷ thứ III sau Tây lịch. Bản kinh tiếng Hán này đã được dịch sang tiếng Việt qua thể văn và thể thơ. Bài kinh hôm nay chúng tôi chọn là bài kinh thể văn xuôi trích trong Bộ Kinh Tập số 10 (T0685) thuộc“Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh”.

Kinh kể lại nguồn gốc và phương pháp báo hiếu của tôn giả Mục-Kiền-Liên đối với thân mẫu của ngài. Đại ý quan trọng của kinh này là: Tôn giả Mục-Kiền-Liên dùng pháp Vu-Lan-Bồn do Phật dạy để cứu mẹ. Pháp Vu-Lan-Bồn không những cứu được cha mẹ hiện đời, mà còn có thể cứu được cha mẹ bảy đời quá khứ.

Chúng ta có thể chia nội dung bài kinh thành 3 phần: (1) Nguồn gốc của pháp báo hiếu; (2) Phương pháp báo hiếu; (3) Báo hiếu là trách nhiệm chung của tất cả những người con.

 

A. VĂN KINH:

“Tôi nghe như vầy;

“Một thời, Đức Phật trú tại vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc trong thành Xá Vệ.  Bấy giờ Trưởng giả Đại Mục-Kiền-Liên mới chứng đắc sáu thứ Thần thông, muốn cứu độ cha mẹ để báo ân đức sâu dày dưỡng dục, bèn dùng Đạo nhãn quan sát khắp thế giới, thấy người mẹ đã qua đời của mình bị đọa trong loài ngạ quỷ, không được ăn uống nên thân hình chỉ còn da bọc lấy xương. Tôn giả Mục-Liên thấy vậy vô cùng xót thương, buồn bã, liền lấy bát đựng đầy cơm và vận dụng Thần thông đem hiến dâng cho mẹ. Bà mẹ vừa nhận được bát cơm, liền dùng tay trái che đậy, tay phải bốc ăn, cơm chưa vào miệng đã hóa thành than hồng nên không thể ăn được. Tôn giả Mục-Liên lớn tiếng kêu khóc trở về bạch Phật, thuật lại đầy đủ  mọi việc như vậy. (hết trích)

         

B. TÌM HIỂU Ý NGHĨA KINH:

          - Đạo nhãn: Là thiên nhãn do đắc đạo mà có được.

          - Sáu thứ thần thông: Sáu loại này không bị ngăn che chướng ngại nên gọi là “thần thông”.

          (1) Thần túc thông: Phép biến hóa, có thể xuyên qua tường, qua núi, qua sông, qua biển v.v…

          (2) Thiên nhãn thông: Xa thế nào cũng nhìn thấy được, không gì cản trở tầm nhìn.

          (3) Thiên nhĩ thông: Thính giác không bị chướng ngại.

          (4) Tha tâm thông: Biết và hiểu được những suy nghĩ của người khác.

          (5) Túc mạng thông: Biết được những việc nhiều đời trong quá khứ.

          (6) Lậu tận thông: Sạch lậu hoặc, chứng Tứ quả (A-la-hán), thoát khỏi luân hồi sinh tử trong tam giới hữu lậu (dục giới, sắc giới hay vô sắc giới)

- Nội dung đoạn kinh này nói về nguồn gốc phát sinh pháp báo hiếu:

          Do duyên tôn giả Mục-Kiền-Liên cầu cứu đức Phật dạy cách cứu mẹ thoát kiếp ngạ quỷ, nên pháp báo hiếu mới có cơ hội ra đời. Bài kinh kể lại vào thời gian đó, đức Phật đang trú tại tịnh xá trong vườn Kỳ Đà Cấp Cô Độc thuộc thành Xá Vệ, nước Kiều-Tát-La. Khi ấy ngài Mục-Kiền-Liên vừa thành tựu sáu phép thần thông là: Thần túc thông, Tha tâm thông, Thiên nhĩ thông, Thiên nhãn thông, Túc mạng thông và Lậu tận thông. Ngài muốn cứu độ cha mẹ để đền ơn dưỡng dục, nên dùng thiên nhãn quan sát khắp tam giới, tìm thấy mẹ của ngài bị đọa làm ngạ quỷ ở địa ngục, thân hình gầy ốm da bọc xương vì không được ăn uống. Tôn giả là vị thánh Tăng tu hành chứng đắc, tuy biết rõ nghiệp chướng của ngạ quỷ không thể thọ thực, nhưng thấy mẹ chịu khổ như vậy, là người con hiếu thảo, ngài không thể làm ngơ, liền vận thần thông xuống địa ngục dâng bát cơm đầy cho mẹ.

Trong kinh ghi lại cảnh mẹ của tôn giả Mục-Kiền-Liên,  khi nhìn thấy bát cơm đã vội vàng lấy tay trái che bát cơm, tay phải bốc ăn. Hành động lấy “tay trái che bát cơm” biểu lộ tánh ích kỷ, sợ người khác cướp giựt cơm của mình, và “tay phải bốc ăn” biểu lộ tánh tham, không quan tâm đến người khác cũng đang đói như mình. Đó là do thói quen tham lam bỏn xẻn lúc còn sống, theo bà đến kiếp ngạ quỷ này. Nếu thay bằng hành động khác như nghĩ đến sự đói khát của chúng ngạ quỷ xung quanh, phát tâm chia xẻ cơm với người cùng khổ như mình, biến lòng “bỏn xẻn tham lam” thành “từ bi bố thí” thì có lẽ cơm đã không hóa thành than lửa. Nhưng sống kiếp ngạ quỷ, thì quỷ nào cũng đói, quỷ nào cũng tham lam sân hận, có còn tâm trí đâu mà lo cho chúng quỷ khác. Đã thế nơi âm u đó, đâu có ai khai thị soi sáng để chuyển đổi tâm thức, cho nên chúng quỷ chìm đắm triền miên trong nỗi khổ đói khát không biết bao giờ mới được giải thoát.

 Do không có cách nào giúp được mẹ, nên tôn giả Mục-Kiền-Liên ôm mối thương xót mẹ trở về trần gian bạch lên đức Thế Tôn, thỉnh cầu Ngài chỉ phương cách cứu mẹ.

 

VĂN KINH (tiếp theo):

“Đức Phật bảo:

“Mục-Liên! Thân mẫu của ông tội chướng sâu dày, không phải năng lực một mình ông có thể cứu được. Tuy lòng hiếu thảo của ông vang động đất trời, những thiên thần, địa thần, tà ma ngoại đạo, đạo sĩ, và bốn vị Thiên Vương cũng không thể làm gì được. Nay ông phải nhờ vào oai lực của Tăng chúng ở mười phương thì mới có thể cứu mẹ ông siêu thoát được. Nay ta chỉ dạy cho ông phương pháp cứu tế để cho tất cả những kẻ khổ nạn cũng được siêu thoát.

“Này Mục-Liên! Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tự tứ của mười phương Tăng chúng, nên vì cha mẹ bảy đời, cha mẹ hiện tại, những người đang ở trong vòng khổ nạn luân hồi,  mà sắm sửa đầy đủ cơm, thức ăn, năm thứ trái cây, bồn chậu múc nước, hương dầu đèn nến, giường chõng, đồ nằm đầy đủ, đều là loại tươi ngon, tốt đẹp ở đời để dâng cúng đại đức chúng Tăng ở khắp mười phương. Chính trong ngày này, các vị Hiền thánh tăng hoặc tu thiền định, hoặc đắc bốn đạo quả, hoặc kinh hành dưới cây, hoặc những vị với Lục Thông tự tại giáo hóa Thanh Văn và Duyên Giác, hoặc các bậc Thập-Địa Bồ-tát phương tiện hiện tướng Tỳ-kheo giữa đại chúng. Tất cả đều quy tụ trong hàng chúng Tăng, đồng đẳng nhất tâm thọ bát cơm của ngày Tự Tứ. Vì giới pháp thanh tịnh đầy đủ, nên đạo đức của Tăng chúng sâu rộng mênh mông.  

Nếu có người dâng cúng chúng Tăng vào ngày Tự Tứ, thì tất cả cha mẹ, bà con quyến thuộc trong đời hiện tại đã quá vãng sẽ được siêu sinh trong ba đường khổ, liền được đầy đủ áo cơm. Nếu cha mẹ, lục thân  quyến thuộc còn sống thì được hưởng phước lạc sống lâu trăm tuổi, còn cha mẹ quá khứ bảy đời thì sinh lên cõi trời Tự tại, hóa sanh ở trong cõi trời hoa lệ chói sáng, hưởng vô lượng phước lạc.

Bấy giờ, Phật bảo chúng Tăng mười phương, trước tiên phải vì gia đình của thí chủ mà chú nguyện cho cha mẹ bảy đời của họ. Phải nhiếp tâm định ý, rồi sau đó mới thọ thực. Lại nữa, khi vừa tiếp nhận khay cúng dường, trước hết hãy đặt ở trước tháp của Phật, tại nơi Tăng chúng hoặc ở trong chùa tháp cũng vậy, chúng Tăng đều phải chú nguyện trước, rồi sau đó mới thọ thực.” (hết trích).

 

B. TÌM HIỂU Ý NGHĨA ĐOẠN KINH NÀY:

- Tội chướng sâu dày:  Gốc rễ tội lỗi gây ra từ thân khẩu ý theo thời gian tội nghiệp nặng nề không kể xiết.

- Tà ma: Phạn ngữ là “mala” nghĩa phá hoại. Tà ma nghĩa là suy nghĩ theo tà kiến, đi theo con đường sai quấy.

- Ngoại đạo: Đạo khác với đạo Phật.

- Đạo sĩ: Là người tu đạo.

- Bốn thiên vương: Là bốn vị thần trấn giữ bốn cửa núi có tên là: Trì-Quốc Thiên vương ở phương Đông, Tăng-Trưởng Thiên vương ở phương Nam, Quảng- Mộc Thiên vương ở phương Tây và Đa-Văn Thiên vương ở phương Bắc.

-  Thập phương: Là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên, dưới …

- Chúng Tăng: Là những người tu hành, dụng công đoạn trừ phiền não liễu thoát sanh tử. Chúng tăng sống chung một tự viện từ bốn người trở lên được xem là đơn vị Tăng già. Tăng già phiên âm từ tiếng Phạn là sangha, là đòan thể những người xuất gia tu theo Chánh pháp, thanh tịnh, hòa hợp, đoàn kết. Hòa hợp bao gồm 6 loại gọi là Lục hòa. Lục hòa là chất keo gắn chặt lâu bền gữa Tăng chúng, là nền tảng vững chắc của tòan thể Tăng:

(1) Thân hòa đồng trụ: Về phần thân, sống trong chúng, lao động, tu hành, ăn mặc, ngủ nghỉ, tất cả đều hòa đồng như nhau.

(2) Khẩu hòa vô tranh:  Nói bàn, tranh luận học tập trong tinh thần hòa nhã, trọng đạo đức, không tranh cãi hơn thua, không dùng lời lẽ nặng nề tranh phần thắng bại.

(3) Ý hòa đồng duyệt: Tâm ý vui hoà, không chống trái, ngang ngạnh, thù hằn lẫn nhau.

(4) Kiến hòa đồng giải: Đóng góp mọi kiến giải sai biệt trong lúc hạ thủ công phu hay trong khi học giáo lý với tinh thần hài hòa, thông cảm, vui vẻ…

(5) Giới hòa đồng tu: Sách tấn nhau cùng giữ giới luật đã thọ nhận.

(6) Lợi hòa đồng huân:  Lợi dưỡng nếu có, đều được phân chia đồng đều, bình đẳng, không ai có quyền giữ riêng hay thọ hưởng nhiều hơn.

Chúng Tăng không chỉ sống hòa hợp trên “mặt sự” vừa kể mà còn phải hòa hợp trên “mặt lý”,  tức là đồng liễu thoát sanh tử, cùng chứng Niết-bàn. Sự hòa hợp cả sự lẫn lý như vậy, mới đúng nghĩa là đoàn người thanh tịnh sống hòa hợp và đoàn kết. Sau khi đức Phật diệt độ, mạng mạch Phật pháp nương vào Tăng truyền. Vì thế Tăng già được xem là một trong ba ngôi bảo cao quý.

- Lục thân:  Sáu thân gần gồm: Cha, mẹ, anh, em, vợ và con (phụ, mẫu, huynh, đệ, thê, tử)

- Quyến thuộc: Bà con họ hàng thân thuộc.

- Thanh văn: Đệ tử của đức Phật Thích Ca, tu theo giáo lý Tứ-diệu-đế, quả vị cao nhất là A-La-Hán.

- Duyên giác:  Là bậc tu theo giáo pháp Thập Nhị Nhân Duyên, phần nhiều tự tu, tự ngộ đến quả Duyên Giác.

- Bồ-tát: Bồ-tát là danh hiệu dành cho các vị đã đắc quả Bồ-tát, và vẫn tiếp tục tình nguyện dấn thân vào hồng trần để cứu độ chúng sanh, bổ túc cho pháp tu và công hạnh của mình, trợ duyên cho Bồ-tát hoàn thành Phật quả.. Khái niệm Bồ-tát cũng dùng để chỉ cho bất cứ chúng sanh nào phát tâm tu hành đi theo con đường Chánh đẳng chánh giác.

-Thập địa Bồ-tát: Theo “Tự Điển Phật Học/Đạo Uyển” giải thích ý nghĩa của mười quả vị tu chứng của các vị Bồ-tát như sau:

(1) Hoan hỷ địa : Đắc quả này, Bồ-tát rất hoan hỷ trên con đường Giác ngộ (bodhi). Ngài phát Bồ-đề tâm và thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi, không còn nghĩ tới mình. Bố thí không cầu phúc. Chứng được tánh Vô ngã của tất cả các Pháp (dharma)

(2) Ly cấu địa: Bồ-tát giữ giới và thực hiện thiền định.

(3) Phát quang địa: Bồ-tát chứng được quy luật Vô thường. Khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sanh, các Ngài tu trì hạnh Nhẫn nhục.  Để đạt đến cấp này, Bồ-tát phải diệt trừ ba độc là tham, sân, si, thực hiện bốn cấp định an chỉ của bốn xứ và chứng đạt năm thành phần trong Lục Thông.

(4) Diệm huệ địa: Bồ-tát đốt hết tất cả những quan niệm sai lầm, tu tập trí huệ Bát nhã và 37 Bồ đề phần.

(5) Cực nan thắng địa: Bồ-tát nhập định, đạt trí huệ, nhờ đó liễu ngộ Tứ-diệu-đế và Chân như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân biệt. Bồ -tát tiếp tục hành trì 37 giác chi.

(6) Hiện tiền địa (Mặt hướng đến): Bồ-tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã, ngộ lý 12 nhân duyên và chuyển hóa trí phân biệt thành trí Bát nhã, nhận thức tánh Không. Trong xứ này Bồ-tát đạt đến trí huệ Bồ-đề (bodhi) và có thể nhập Niết-bàn thường trụ. Vì lòng từ bi đối với chúng sanh, Bồ-tát lưu lại trong thế gian, nhưng không bị sinh tử ràng buộc, đó là Niết-bàn vô trụ.

(7) Viễn hành địa: Đạt tới cảnh giới này, Bồ-tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện để giáo hóa chúng sinh. Đây là giai đoạn mà Bồ-tát tùy ý xuất hiện trong bất kỳ dạng nào.

(8) Bất động địa: Trong giai đoạn này, không còn bất kỳ cảnh ngộ gì làm Bồ-tát dao động. Bồ-tát đã biết lúc nào mình đạt Phật quả.

(9) Thiện huệ địa: Trí huệ Bồ-tát viên mãn, đạt Mười lực, Lục Thông, Bốn tự tín, Tám giải thoát. Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp.

(10) Pháp vân địa (Mây lành của Pháp): Bồ-tát đạt Nhất-thiết trí, đại hạnh, Pháp thân của Bồ-tát đã đạt tới mức viên mãn. Ngài ngự trên tòa sen với vô số Bồ-tát chung quanh trong cung trời Đâu Suất. Phật quả của Ngài đã được chư Phật ấn chứng. Những vị Bồ-tát đạt cấp này là Di Lặc, Quán Thế Âm và Văn Thù.

 - Nội dung đoạn kinh này, đức Phật dạy phương pháp báo hiếu, đó là pháp Vu-Lan-Bồn.

Đức Phật dạy rằng một mình tôn giả Mục-Kiền-Liên không thể cứu độ được mẹ của ngài, các thần ma, đạo sĩ hay tứ đại thiên vương cũng không thể cứu, cần phải nhờ uy lực đạo đức tu tập của các chúng Tăng mười phương trong ba tháng an cư cùng chú nguyện mới có thể khiến cho mẹ ngài nương vào sức lực của chúng Tăng, nhổ được cội gốc tội lỗi mà thoát khỏi cái khổ treo ngược.

Đức Phật nói thêm: “Nay ta chỉ dạy cho ông phương pháp cứu tế để cho tất cả những kẻ khổ nạn cùng được siêu thoát” nghĩa là pháp này nói ra không những chỉ giúp cho mẹ của tôn giả Mục-Kiền-Liên thoát khổ, mà khiến cho những người đang chìm đắm trong ba đường dữ đều có thể thoát ly khổ nạn.

Phật dạy rằng ngày Rằm tháng Bảy, Mục Kiền Liên nên sắm lễ phẩm tứ sự như cơm, thức ăn, trái cây, nước uống, giường chỏng, hương đèn  v.v… dâng cúng mười phương thánh Tăng cầu họ từ bi chú nguyện cho mẹ của tôn giả Mục-Kiền- Liên thoát khỏi gông cùm địa ngục. Phật cũng dạy chúng Tăng phải chú nguyện cho thí chủ trước khi thọ dụng lễ phẩm và thọ thực.

Tại sao thời gian lập đàn tràng chú nguyện là ngày Rằm tháng Bảy mà không phải là những ngày khác trong năm?

Ngày Rằm tháng Bảy là ngày Tăng Tự tứ. Theo giới luật thì từ ngày  Rằm tháng Tư đến ngày Rằm tháng Bảy, tức ba tháng này là thời gian “kiết hạ an cư” phải vân tập tại một chỗ dụng công tu học, cùng nhau thúc liễm thân tâm, trau giồi giới-định-huệ. Thời gian ba tháng viên mãn, đến ngày Rằm tháng Bảy là ngày giải hạ Tự tứ. Trong ngày này chúng Tăng cùng nhau kiểm thảo giúp đỡ lẫn nhau nhận ra những lỗi lầm phạm phải trong thời gian an cư kiết hạ. Nếu biết mình phạm giới, thì chủ động khai tội rồi sám hối. Nếu phạm giới mà không biết, thì tự nguyện thỉnh chư Tăng cử tội. Nếu thừa nhận có phạm giới thì trước mặt chúng Tăng “như pháp sám hối”. Tự giác sám hối hay bị cử tội mà sám hối như thế rồi, thì được giới thể thanh tịnh, trở thành thanh tịnh Tăng.

Ngày Rằm tháng Bảy, tất cả Tăng chúng tu Thánh hạnh chứng chánh quả, có người trong núi tu thiền định, có người đắc được tứ quả do tu pháp Tứ Đế như sơ quả Tu Đà Hoàn, nhị quả Tư Đà Hàm, tam quả A-Na-Hàm, tứ quả A-La-Hán,

Lại có các vị dưới gốc cây đi kinh hành hoặc tham thiền, hoặc tu Chỉ Quán. Đây là nói tất cả Tăng chúng trong ba tháng “an cư kiết hạ” đều đang dụng công tu đạo.

Ngoài các bậc Thánh chúng trên, còn có các vị đã đắc được Lục thông nên vô ngại tự tại, có thể giúp đồng đạo, đệ tử cùng các hàng hậu tiến tu Tứ đế, Mười hai nhân duyên, nên nói giáo hóa Thanh văn Duyên giác.

Có Bồ-tát đã chứng đắc thập địa quả vị. Các Ngài ứng hiện Tỳ-kheo trong đại chúng hoằng dương chánh pháp giáo hóa chúng sanh.

Tất cả các bậc Thánh chúng trước ngày Rằm tháng Bảy, an cư khác nơi, khác chỗ. Hôm nay vân tập về một nơi cử hành pháp hội “Vu-Lan-Bồn”. Các ngài thọ “Vu-Lan-Bồn” này đều là các bậc thanh tịnh Tăng, đạo cao đức trọng, đầy đủ tam học giới-định-huệ, đạo đức của các Ngài mênh mông như biển lớn, nên sức trì chú của các ngài có năng lực không thể nghĩ bàn, giúp chuyển đổi được tâm thức tham sân si của ngạ quỷ, khiến họ buông bỏ được dục vọng xan tham. Lòng tham sân si là nhà tù giam cầm chúng sanh ngạ quỷ, nay buông bỏ thì cửa địa ngục sẽ mở toang và họ thoát khỏi cảnh khổ.

Tôn giả Mục-Kiền-Liên y lời Phật dạy thiết lập trai đàn nhờ oai đức của chư Tăng giúp mẹ ngài chuyển hóa tâm thức, thoát kiếp ngạ quỷ sanh về cõi trời Tự Tại (Tha Hóa Tự Tại Thiên là tầng trời cao nhất trong 6 tầng trời cõi dục).

 

A. VĂN KINH (tiếp theo)

Khi ấy tôn giả Mục-Kiền-Liên cùng chư đại Bồ-tát ở trong Pháp hội này đều vui mừng vô cùng, và tiếng than khóc của Mục-Liên cũng chấm dứt. Chính vào ngày hôm đó, mẹ của Mục-Liên được thoát khổ trong loài ngạ quỷ.

Khi ấy ngài Mục-Kiền-Liên lại bạch:

“Bạch Thế Tôn! Thân mẫu của con đã được siêu thoát, đó là nhờ năng lực công đức Tam bảo và uy lực của Tăng chúng. Nếu đời vị lai, tất cả đệ tử đức Phật muốn hiếu thuận phụng dưỡng cha mẹ thì kinh Vu-Lan-Bồn này có thể cứu độ cha mẹ hiện tại và cho đến cha mẹ trong bảy đời chăng?”

Đức Phật bảo:

“Lành thay! Điều mà Như Lai muốn nói, Tôn giả đã hỏi.

Này thiện nam tử! Nếu có Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, quốc vương, vương tử, đại thần, tể tướng, bách quan cùng cả thảy dân chúng, muốn thực hành đức từ hiếu, trước nên vì cha mẹ hiện tiền, kế đó cha mẹ bảy đời trong quá khứ, là cứ đến  Rằm tháng Bảy, ngày chư Phật hoan hỷ, ngày chư Tăng Tự Tứ, nên sắp đặt đủ thứ các loại trái cây, thức ăn, nước uống vào bồn Vu-Lan để dâng cúng chư Tăng ở mười phương. Ngày chư Tăng Tự tứ cầu nguyện cha mẹ hiện còn, sống lâu trăm tuổi, không bệnh tật. Cha mẹ trong bảy đời quá khứ thoát khỏi khổ đau trong loài ngạ quỷ, được sinh trong cõi trời, hưởng phước lạc an vui.

Thiện nam, thiện nữ là đệ tử của đức Như Lai phải nên thực hành chữ hiếu, trong mỗi niệm thường thương tưởng đến cha mẹ hiện tại, cho đến cha mẹ bảy đời trong quá khứ. Hằng năm đến ngày Rằm tháng Bảy, đem lòng từ hiếu thương tưởng song thân hiện tiền, cha mẹ bảy đời quá khứ, sắm sửa bồn Vu-Lan, hiến cúng Phật-đà, dâng cúng chúng Tăng để đền đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nếu là đệ tử của đức Phật thì phải tuân giữ những điều trên đây.

Lúc ấy, Tôn giả Mục-Kiền-Liên cùng với bốn chúng đệ tử nghe Phật giảng dạy, đều rất hoan hỷ tín thọ phụng hành (hết trích)

 

B. Ý NGHĨA ĐOẠN KINH CUỐI

          - Báo hiếu là trách nhiệm của tất cả những người làm con

Sau khi mẹ được cứu thoát khỏi kiếp ngạ quỷ, tôn giả Mục-Kiền-Liên vô cùng hoan hỷ, ngài trình hỏi đức Phật sau này các Phật tử có thể cứu thoát cha mẹ hiện tại và bảy đời quá khứ qua việc cúng dường Vu-Lan-Bồn như ngài đã làm hay không?

Nhân dịp này, đức Phật đã khuyên tất cả những người con nên học theo gương hiếu hạnh của ngài Mục-Kiền-Liên cứ đến ngày Rằm tháng Bảy là ngày chư Tăng tự tứ, là ngày Phật hoan hỷ, nên chí thành cúng dường mười phương Tăng để cho cha mẹ hiền tiền được phước thọ tăng thêm, không bệnh không khổ, cha mẹ bảy đời quá khứ thoát khổ cảnh ngạ quỷ được sinh trong cõi trời, cõi người an vui.

          Cũng trong dịp này, đức Phật nhắc nhở bất luận là người tu sĩ xuất gia hay hay cư sĩ tại gia. Tất cả mọi người con, dù là ai trong xã hội, là vua chúa, quan quân hay người thường dân, người phú quý hay kẻ bần hàn, ai ai cũng đều do cha mẹ sanh ra, cho nên đối với cha mẹ phải luôn hiếu thuận trong từng phút, từng giây, từng niệm suy nghĩ, chứ không phải chờ đến ngày Lễ Vu Lan mới lo báo hiếu.

          Tóm lại báo hiếu là trách nhiệm của tất cả mọi người con.

          Sau khi nghe lời khuyến khích dặn dò phó chúc của đức Phật, tôn giả Mục -Kiền-Liên và tứ chúng đệ tử của đức Phật tức nam nữ tu sĩ và nam nữ cư sĩ nghe lời dạy bảo của đức Phật đều rất hoan hỷ, y pháp thực hành báo đáp ân đức cha mẹ.

 

            III. CHÚNG TA HỌC ĐƯỢC GÌ NƠI “BÀI KINH VU-LAN-BỒN”?

- Bài học về Nhân Quả: Mỗi người tự làm chủ cuộc đời của mình. Nghiệp lành nghiệp ác tự mình tạo ra thì sớm hay muộn gì mình cũng thọ nhận hậu quả. Hình ảnh địa ngục, hay ngạ quỷ phản ảnh nhận thức và hành vi độc ác, xấu xa, keo kiệt và tham lam của mình. Mình gieo ác thì gặp ác, không ai cứu nổi mình. Biết như thế, là Phật tử phải giữ tròn giới hạnh sống đạo đức, luôn nhớ làm lành, tránh dữ… thì ngay trong cuộc sống hiện tại của mình được an vui hạnh phúc, không chờ đến chết bị đọa địa ngục hay ngạ quỷ chịu khổ như bà Thanh Đề mẹ của tôn giả Mục-Kiền-Liên.

-Không dựa vào tha lực: Trong Kinh Vu-Lan có đề cập đến các thiên thần địa thần, tứ đại thiên vương v.v… cũng không thể cứu giúp được cho thân mẫu của tôn giả Mục-Kiền-Liên. Riêng tôn giả Mục-Kiền-Liên là vị Thánh Tăng đắc quả A-La-Hán thành tựu Lục Thông, vậy mà khi dâng bát cơm cho mẹ, mẹ Ngài cũng không thể ăn được, vì cơm đã hóa thành than hồng. Sự kiện này cho thấy chúng ta không thể dựa vào tha lực, dù tha lực đó có thần thông biến hóa khôn lường cũng không cứu được chúng ta ra khỏi địa ngục.

- Bài học về đoàn kết: Một cá nhân dù tài giỏi, một mình khó hoàn thành được việc lớn. Nhiều người góp sức thì việc gì khó cũng có thể làm được. Tục ngữ có câu: “Một cây làm chẳng nên non. Ba cây dụm lại nên hòn núi cao”. Một mình tôn giả Mục-Kiền-Liên dù đắc quả A-La-Hán thành tựu Lục thông cũng không cứu được mẹ. Phải nhờ đến mười phương Tăng họp sức chú nguyện mới cứu được bà Thanh Đề.

- Bài học về đạo hiếu thảo: Nhân vật chính báo hiếu trong Kinh Vu-Lan-Bồn là ngài Mục-Kiền-Liên, vị đệ tử lỗi lạc thần thông số một của đức Phật.

Trong bài kinh khác là “Kinh Báo Ân”, đức Phật Thích Ca đã thể hiện lòng hiếu thảo của ngài qua sự kiện bản thân ngài đã thành kính đảnh lễ đống xương khô, trong đó có cửu huyền thất tổ của ngài.

Đức Phật và chư thánh nhân không quên công ơn sanh thành dưỡng dục của cha mẹ trong đời này và nhiều đời trước. Các Ngài đã tìm cách báo đáp, còn chúng ta là đệ tử của Phật làm sao dám quên công ơn cha mẹ không lo sớm hôm báo đền. Báo hiếu cha mẹ không phải chờ đến ngày Rằm tháng Bảy mới báo hiếu, Phật dạy làm con phải hiếu thuận với cha mẹ từng phút từng giây, mỗi niệm suy nghĩ phải thương tưởng đến cha mẹ. Cha mẹ còn sống phải chăm lo săn sóc cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Về vật chất lo đầy đủ miếng ăn, giấc ngủ, giường nệm ấm êm, quần áo sạch sẽ. Về tinh thần thì khuyến khích cha mẹ lo tu hành theo chánh pháp tạo nghiệp lành tránh nghiệp ác, chứ không chờ cha mẹ qua đời rồi tổ chức cúng giỗ rềnh rang, hay đến ngày Lễ Vu Lan hằng năm mới theo người ta đến chùa tham dự pháp hội  báo hiếu.

 

IV. KẾT LUẬN

Tóm lại, nội dung kinh “Vu-Lan-Bồn hay “Phật Thuyết Vu-Lan-Bồn kinh đề cao đạo đức chữ hiếu. Ngoài việc hướng dẫn phương pháp độ tử, bài kinh còn ngầm nhắc nhở chúng sanh ngay trong đời sống hiện tại cần giữ ba nghiệp thân, khẩu, ý thanh tịnh, làm việc thiện lành tránh việc xấu ác. Kinh khuyến khích các hình thức tôn kính và phụng sự Tam Bảo, trong ý nghĩa gắn liền sự sinh hoạt của Phật tử đối với đạo pháp, đồng thời phản ảnh thái độ tôn kính chân lý Phật dạy và đạo đức của chư tôn đức tăng ni là những vị đã dày công tu tập, đang hoằng truyền pháp Phật vì lợi ích của số đông chư thiên và loài người.

Với một thông điệp gồm những nội dung giá trị như vậy, kinh Vu-Lan Báo-Hiếu và Lễ-Hội Báo-Hiếu tổ chức hằng năm vào ngày Rằm tháng Bảy là một truyền thống tốt đẹp, nó có giá trị hai mặt về nhân văn và văn hóa, không chỉ trong cộng đồng Phật giáo, mà cho tất cả mọi người trên quả địa cầu này. Thử hỏi trên đời, có người nào không do cha mẹ sanh ra và có ai sanh ra mà không chết?  Giữa sanh ra và chết đi là khoảng thời gian của một đời sống. Là người hiểu đạo, chúng ta sống sao cho xứng đáng một kiếp người, để khi thân hoại mạng chung, chúng ta bình thản ra đi không một chút hối hận hay hối tiếc một điều gì…

Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng mà bổn phận người làm con không được phép quên.


 

Nam Mô Đại Hiếu Mục-Kiền-Liên Bồ-tát

 Thích Nữ Hằng Như
15-8-2021

                (Sinh hoạt với đạo tràng Thiền Tánh Không, Houston, Texas) 
    
15 Tháng Giêng 201612:19 SA(Xem: 25181)
Xuân này nguyện thế giới hòa bình. Đừng có chiến tranh, dân điêu linh. Quê hương đổi mới người no ấm. Gia đình, bạn hữu luôn an bình.
14 Tháng Giêng 201610:36 CH(Xem: 24391)
Tháng mười mưa cũng đang chờ Làm sao khô hết bài thơ giận hờn? Thôi thì mưa cứ mưa luôn Hai ta ướt hết, cái buồn cũng tan.
14 Tháng Giêng 201610:27 CH(Xem: 25535)
Bao giờ đất nước hết nhiễu nhương Quê Mẹ bình yên, khắp phố phường Con sẽ quay về vui bên mẹ Chung vai xây đắp “mảnh Quê Hương”
14 Tháng Giêng 201610:21 CH(Xem: 21864)
Mùa Xuân về với muôn nơi Chim muông ríu rít hoa cười bướm ong Nhụy hương tỏa sắc thơm nồng Gió Xuân trãi nhẹ má hồng môi em.
14 Tháng Giêng 201610:12 CH(Xem: 25982)
Anh dòng sông êm ả Em con thuyền về xuôi Thời gian chờ ở bến Anh và em ngỏ lời!
09 Tháng Giêng 201612:40 SA(Xem: 16194)
Tôi sẽ trân trọng những gì mình có được hôm nay. Một người chồng dù đau yếu nhưng lúc nào cũng cận kề yêu thương. Những đứa con dù không giàu có nhưng luôn luôn hiếu thuận vâng lời.
08 Tháng Giêng 201611:51 CH(Xem: 22677)
Cung nghe Đường Chiều (Hồng Duyệt) - do Đinh Sinh Long & Duy Khanh trinh bay
08 Tháng Giêng 201611:36 CH(Xem: 32567)
Em về gửi nhớ trọn tình thơ Ảnh ảo chìm sâu mắt thẫn thờ Êm dịu gọi ai lòng tiếc mộng Thiết tha giăng mạng nhện sầu tơ
08 Tháng Giêng 201611:14 CH(Xem: 24943)
Rừng xôn xao nắng đùa vui trên lá Ta riêng mình cây mọc nhánh hoang vu Thấy đơn côi giữa bạt ngàn hoa cỏ Cây nghiêng cành thương nhớ lắm rừng xa.
08 Tháng Giêng 20161:23 CH(Xem: 28022)
Hôm cô giáo về đây, Nhìn cái dáng hao gầy, Môi hồng vương tóc rối, Hát “Như cánh vạc bay”.
08 Tháng Giêng 20161:07 CH(Xem: 23560)
Tuổi nào còn lại tặng cho người, Tuổi nào tôi để lại cho tôi, Tuổi nào đi nhẹ vào quá khứ, Tuổi nào hy vọng những niềm vui.
08 Tháng Giêng 20161:01 CH(Xem: 27064)
Xuân lại về đây xuân khắp nơi Rượu xuân nhắp cạn chén đầy vơi Xuân tâm ấp ủ niềm hy vọng Nhân loại tưng bừng cuộc sống vui.
08 Tháng Giêng 201612:12 SA(Xem: 21979)
Tháng giêng, và tháng giêng Anh xanh hoài nỗi nhớ Giữa rừng thẳm muộn phiền Trái tim gầy guộc thở Vẫn nhớ hoài tháng giêng...
07 Tháng Giêng 20161:11 CH(Xem: 24323)
Thì thôi cũng một lần sang, Cửa nhà em mở nắng tràn đầy sân. Vậy mà anh cứ ngại ngần, Nhìn lên ngó xuống phân vân nỗi gì.
07 Tháng Giêng 201612:54 CH(Xem: 24302)
Như nụ hồng tháng Giêng Len lén vươn cao chào bình minh E ấp và thật xinh.
01 Tháng Giêng 201610:57 CH(Xem: 23361)
Ngôi sao Thiên Chúa soi đời, Cũng vì nhân loại tơi bời, u minh. Hãy yêu nhau với chân tình, Vui như đêm đón Giáng Sinh năm nào.
01 Tháng Giêng 20166:44 CH(Xem: 24149)
CHÚC nhau lời hát ru êm - MỪNG cho gia đạo được thêm đề huề NĂM cũ qua dấu nhiêu khê - MỚI là hạnh phúc theo về trần ai.
01 Tháng Giêng 201610:36 SA(Xem: 19305)
Cây lý dường như chỉ mọc tốt ở miền Nam nắng ấm ? Dáng cây, cành lá, hoa... , nhìn chung giống cây mận khá nhiều, nhưng khác biệt rõ nhất là đám lá dài nhọn và có màu xanh lục đậm hơn, rất đậm.
01 Tháng Giêng 20162:15 SA(Xem: 20219)
Đến ngôi chùa sim tím Ngày đầu năm tinh khôi Bảo Lộc trời xanh biếc Nắng Cao nguyên bồi hồi.
01 Tháng Giêng 20161:33 SA(Xem: 22414)
Giơ tay bóc nốt tờ lịch chót. Chợt nhớ hôm nay ngày cuối năm. Tuyết trắng ngoài song rơi lất phất. Thoáng mơ thoáng nhớ chuyện xa xăm
01 Tháng Giêng 201612:54 SA(Xem: 23758)
Chiều cuối năm thơ thẩn Hạ đông thời gian đỏ tím vàng Màu quan san chiếc lá. Chiều cuối năm mình tôi Nơi góc đời lãng quên hiu quạnh Ánh tà huy lung lay.
31 Tháng Mười Hai 201510:47 CH(Xem: 22885)
Năm mới, nâng ly, chúc mừng nhau Chúc nhau vui vẻ, hạnh phúc giàu Chúc cho gia đạo bình yên ấm Sức khỏe dồi dào, không lo âu
31 Tháng Mười Hai 201510:34 CH(Xem: 26680)
Trái đất quay hết vòng quỷ đạo Năm đã trôi, năm mới bắt đầu Tờ lịch rơi nghe hồn đau đáu Một tuổi buồn nữa lại qua mau.
26 Tháng Mười Hai 20158:30 CH(Xem: 18769)
Lời nguyện cầu bình an cho tất cả, tôi thấy đang bay cao, bay cao... vào vòng tay giang rộng không bến bờ của Đấng Yêu Thương...
26 Tháng Mười Hai 20157:05 CH(Xem: 19184)
Hạnh phúc và đau khổ là một bản đàn duy nhất, khác chăng là được trổi lên ở giây phút này hay giây phút khác. Và khi mình có được hạnh phúc
26 Tháng Mười Hai 20156:07 CH(Xem: 22207)
Bài viết ngắn kỷ niệm ngày thành lập TRƯỜNG TRUNG HỌC NGÔ QUYỀN BIÊN HÒA (1/1/1956)– ngọn đuốc tri thức ra đời đem lại nguồn sống mới cho tỉnh Biên Hòa
26 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 24812)
Cuối năm 1968 Đạo Bửu Long chính thức được thành lập do Sói Hùng Lang – Trần Quang Ngọc làm thủ lĩnh.
26 Tháng Mười Hai 20154:23 SA(Xem: 28387)
Nhớ thuở nào năm tàn ta gặp gỡ, Cuộc họp nào còn lắng đọng lòng ta Chuyện họp cũ đã không còn hợp cảnh, Thì sao buồn chuyện cũ đã phôi pha ?
25 Tháng Mười Hai 20158:37 CH(Xem: 17191)
Tháng 12. Đêm cuối năm cựa mình nồng nàn. Chiếc bình cổ thời gian chứa đầy hương kỷ niệm, tôi nhẹ nhàng mở nắp nghiêng bình... ngây ngất với ngày thơ...
25 Tháng Mười Hai 20158:34 CH(Xem: 24569)
Nửa đêm Thiên Chúa giáng trần Nằm trong máng cỏ đức ân sáng lòa Dẫn đường ngôi sáng sao xa Bê-lem hang đá thánh ca tỏ tường.
25 Tháng Mười Hai 20158:19 CH(Xem: 21203)
Xin bình yên cho an lành thế giới Để người người quên thù hận, thương đau Và nhân loại, không còn rơi máu lửa Đem yêu thương hàn gắn mọi u sầu
25 Tháng Mười Hai 20151:25 CH(Xem: 20089)
Vậy là chú Trần Doãn Trị đã rời cõi tạm, nhẹ nhàng như chiếc lá cuối đông. Tôi hụt hẫng khi nhận tin chú “Sáu Trị” qua đời, bởi những điều ấp ủ đã lâu nhưng tôi chưa kịp sẻ chia cùng chú Sáu.
22 Tháng Mười Hai 20157:40 SA(Xem: 18269)
Bài viết mới, Thiệp và Video CHÚC MỪNG GIÁNG SINH 2015 của Nguyễn Thị Thêm
19 Tháng Mười Hai 201512:34 SA(Xem: 22181)
Thời gian qua hoa đã thành trái đắng Có vị gì nghe xa xót bờ môi Những chiều nhìn theo vời vời khói trắng Thấy đời mình mờ mịt tựa mây trôi.
18 Tháng Mười Hai 201511:44 CH(Xem: 21595)
ĐÃ xa cái thuở lược trâm cài BIẾT lỡ ngàn đời chuyện trúc mai MẶT ngọc mái tây mang nỗi hận MÀY hoa sương ký khóc đêm dài
18 Tháng Mười Hai 201511:23 CH(Xem: 22225)
TIẾNG LÒNG TRI KỶ, TRI ÂM -Thơ Trần Kiêu Bạc-Hồng Vân Diễn Ngâm Kiều Oanh thực hiện youtube
18 Tháng Mười Hai 201512:34 CH(Xem: 18970)
Cám ơn em, Đóm lửa nhỏ mùa Xuân, Đem hơi ấm xóa tan cái lạnh. Bà Mẹ già trong căn nhà trống vắng, Rét tê người, môi tái, mắt quầng thâm.
17 Tháng Mười Hai 201510:53 CH(Xem: 20910)
Thày xưa, bạn cũ mong chờ, Có ngày "hội ngộ" đôi bờ đại dương. Ân tình thắm đượm lên hương, Lòng Ta ấm lại trong "Đêm đông trường”.
17 Tháng Mười Hai 201510:44 CH(Xem: 22393)
Giáng sinh đèn nến sáng lung linh Đường phố thênh thang vạn ánh đèn Ngàn sao lấp lánh ngời đêm vắng Xem lễ nửa đêm: Anh và em
17 Tháng Mười Hai 20159:28 CH(Xem: 12767)
Ngô Quyền ơi! Qua bao gian nan vẫn đong đầy kỷ niệm. Kỷ niệm thật đáng yêu…
16 Tháng Mười Hai 20153:33 CH(Xem: 21837)
Năm nay Giáng Sinh lại đến. Cả nhà đi lễ nhà thờ. Xe lăn em đưa tay đẩy. Lệ rơi! nhớ thuở ngây thơ.
16 Tháng Mười Hai 20151:03 CH(Xem: 27331)
Giáng Sinh an bình Yên vui trần thế Dẩu đời dâu bể Còn đó đức tin.
16 Tháng Mười Hai 201512:52 CH(Xem: 17650)
Chôn tháng mười hai vào kỷ niệm Ru tình bên tóc rối xanh xao Ngày tháng cuối năm đi biền biệt Ta còn hẹn đợi giữa chiêm bao.
11 Tháng Mười Hai 20152:53 CH(Xem: 21435)
Hơi thở lạnh. Ý nghĩ lạnh. Thả lòng dìu dặt theo ánh trăng nghiêng bóng soi suốt nẽo đường về. Như say. Như đang nghiêng cả cõi lòng theo con gió dạt trôi
10 Tháng Mười Hai 201512:27 CH(Xem: 22328)
Bốn ba năm, giấc mơ dài Nô-En lại đến, tình rày nhớ mong Thì thôi ngủ trọn mùa Đông Tháng mười hai lạnh giấc nồng không em...
09 Tháng Mười Hai 20153:27 CH(Xem: 22151)
Rồi sẽ qua mau chóng Viên sỏi chìm đáy hồ Ngyệt vàng soi bóng nên thơ Mặt hồ vẫn đẹp vẫn chờ bóng trăng
08 Tháng Mười Hai 20151:06 CH(Xem: 38955)
Bàng bạc bên đồi sương tuyết phủ Chập chùng trước ngõ lá hoa lay Trần gian một cõi mong manh quá Nhắm mắt... mịt mù... cát bụi bay!!!
08 Tháng Mười Hai 201512:59 CH(Xem: 21440)
Noel năm đó lên Đà Lạt Nhà thờ Con Gà đứng trong sương Ta như lạc giữa trời nhan sắc Dòng tóc mây bay góc giáo đường
08 Tháng Mười Hai 201512:47 CH(Xem: 19490)
Trong bốn ngăn tim tôi Có một điều rất lạ Nằm im trong góc tối Bất chợt thành bài ca.
07 Tháng Mười Hai 20151:27 CH(Xem: 21122)
Thoáng giật mình, Trời lập đông rồi đó! Trên cành cây trụi lá chỉ tuyết bông Qua song cửa, gió lùa hờ hững quá Bâng khuâng vầng mây xám buổi chiều Đông
07 Tháng Mười Hai 20151:17 CH(Xem: 21574)
Đi tận đâu, phương trời nào vô tận. Gọi thời gian chậm lại nắng phai mờ. Chờ tôi nhé bỏ buồn phiền nuối tiếc. Chấm nét nào cho sâu lắng hồn thơ.
04 Tháng Mười Hai 20159:52 CH(Xem: 19180)
Con chấp hai tay, khấn vái ân cần. Nguyện Chư Thiên phò hộ, mẹ hiền siêu thoát.
04 Tháng Mười Hai 20157:43 SA(Xem: 24579)
Trong Ban giảng huấn đầu tiên của trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, bây giờ chỉ còn lại một cựu giáo sư duy nhất, đó là thầy Trần Văn Lộc.
27 Tháng Mười Một 201511:35 CH(Xem: 20207)
... tôi thích những mái tóc ngang vai tung bay lả lướt theo gió hơn là nằm gọn lỏn, bị khuất phục dưới chiếc nón lá thấy ghét !
27 Tháng Mười Một 201511:33 CH(Xem: 23217)
Mình nhìn nhau lòng như là giấy mới Quên thăng trầm, thua được ở quanh ta Tay cầm tay với ngàn điều muốn nói Quên hết ngày phải bỏ lại đi xa.
27 Tháng Mười Một 201511:24 CH(Xem: 31636)
Hạnh phúc cho anh chị em tôi, là cùng lúc được thăm lại nhiều thầy cô giáo cũ. Câu chuyện xưa và nay của Thầy – Trò chúng tôi những lần gặp gỡ thế này, bao giờ cũng sôi nổi và dòn như pháo,...
27 Tháng Mười Một 201510:21 CH(Xem: 19426)
Hình như chút gió đông vừa chợt đến Đủ ửng hồng đôi má thắm ngẩn ngơ Làn gió Thu dường như còn vương vấn Chút se nồng phơn phớt thắm Thu mơ
27 Tháng Mười Một 20157:05 CH(Xem: 17282)
XIN HÃY YÊU ANH - Nhạc: Nguyễn Đình Hòa & Lê Thị Phúc Phổ từ bài thơ HÃY YÊU CHÀNG - Thi sĩ NGUYỄN TẤT NHIÊN Trình bày Ca sĩ: Diệu Hiền
27 Tháng Mười Một 20153:00 CH(Xem: 21765)
Tạ ơn cha mẹ cho con Một dòng máu nóng chảy mòn máu tim Vẳng nghe tiếng hát mẹ hiền Võng nôi kẻo kẹt ru mềm tuổi Xuân
27 Tháng Mười Một 20152:20 CH(Xem: 21907)
Vẫn là em, Cô đơn, run rẩy. Với tay cao , Tìm lấy ánh mặt trời. Chờ ngày mai, Một ngày bất tận. Đi về đâu ? Cơn gió mùa đông.
26 Tháng Mười Một 20153:29 CH(Xem: 14439)
Xin hãy ngưỡng mộ và tri ân ngay từ buổi ban đầu của sự góp mặt đầy quả cảm. Bây giờ chúng ta đang trong mùa lễ tạ ơn…
20 Tháng Mười Một 201511:02 CH(Xem: 20308)
Hãy nói với nhau một lời cám ơn bằng tất cả sự thành thật. Trái tim sẽ mở rộng, Niềm vui sẽ lan tỏa. Hạnh Phúc sẽ trở về.
20 Tháng Mười Một 201511:01 CH(Xem: 32665)
TRỞ MÌNH ĐÊM GÓA PHỤ - Thơ Trần Kiêu Bạc - Nhạc Mai Trung Tín Giọng Ca: Bích Hiền - Giọng ngâm: Hồng Vân Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
20 Tháng Mười Một 20159:02 CH(Xem: 18454)
Ngồi bên nhau để cùng nhắc nhở kỷ niệm, của đồng môn trung học NQ BH, của đồng hương BH sau bao ngày xa cách.
20 Tháng Mười Một 20155:23 CH(Xem: 20053)
TÌNH KHÚC CUỐI MÙA THU Thanh Trang sáng tác - tiếng hát Ngọc Lan Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười Một 201512:35 CH(Xem: 19177)
Khi chồng chất trên vai nhiều năm tuổi Mới thấy mình lạc lối giữa đường hoang Trong lao đao mưa bão dội phong trần Nghe rất nhớ thuở học trò áo trắng.
20 Tháng Mười Một 20158:23 SA(Xem: 22138)
Xa nhau mới biết đêm dài Nhớ nhau chẳng để nhạt phai hương tình Đông về phố vắng lặng thinh Đèn đêm mờ tỏ soi hình bóng tôi.
20 Tháng Mười Một 20157:40 SA(Xem: 21953)
Bây giờ em là cô giáo già. Nhớ thầy em kính cũng như cha. Nhớ làn roi khẻ ngày xưa ấy. Nhớ quá thầy tôi: Ông giáo già.
19 Tháng Mười Một 20159:45 CH(Xem: 27568)
Dưng không. Ừ, dưng không Một nốt trầm rơi xuống Theo bóng chiều đang buông Giật mình, ai ngơ ngác Thu phai... Ừ, thu phai!
19 Tháng Mười Một 20154:37 CH(Xem: 24304)
Tựa đề: Núi Đồi Vẫn Gọi. Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ: Hương Giang
14 Tháng Mười Một 20151:08 SA(Xem: 44415)
Ước gì không có ai chém giết ai, không có ai gây đau khổ cho người khác, thế giới con người cũng giản dị hiền hòa như những câu chuyện cổ tích mình đọc suốt một thời thơ dại.
14 Tháng Mười Một 201512:05 SA(Xem: 12223)
Chúc những bất hạnh, tai ương đi xa và biến mất khỏi những người tôi yêu thương, quý mến. Cám ơn các bạn đã đọc những tâm tình vụn vặt hôm nay.
13 Tháng Mười Một 201511:40 CH(Xem: 21123)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới thưởng thức NHÌN NHỮNG MÙA THU ĐI - Nhạc Ngô Thụy Miên - Thiên Kim trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
13 Tháng Mười Một 201510:31 CH(Xem: 19395)
Mời anh, mời chị cô bác gần xa, Ghé mua nhãn làm quà biếu tặng, Em buôn bán thật thà sòng phẳng. Mua dùm mở hàng, mau mắn. Cám ơn.
13 Tháng Mười Một 201510:13 CH(Xem: 22664)
Tình yêu không là nắng Sao vương vấn tơ vàng Tình không là trái đắng Mà suốt đời hoang mang.
12 Tháng Mười Một 20151:39 CH(Xem: 19843)
Mùa Thu rồi cũng đi xa Có chăng nguyệt khuyết trăng tà Trăng tình chia đời đôi mảnh Có còn thương tiếc ngày qua.
07 Tháng Mười Một 201511:29 CH(Xem: 21918)
Tập Kỷ Yếu Hướng Đạo NQBH cả nhà chung tay xây dựng hôm nay, biết chừng đâu sẽ trở thành báu vật cho con cháu chính mình mai sau.
07 Tháng Mười Một 201511:08 CH(Xem: 26575)
Tôi hát anh nghe "Chiều thương đô thị" Hoa mướp vàng,hoa khế tím đong đưa Anh và tôi đều nhớ nhà nhớ phổ Buồn rũ người chiều u ám trời mưa.
06 Tháng Mười Một 201511:22 CH(Xem: 26783)
Nghìn khuya... hồn thu đi lạc Sương đêm hay giọt lệ mềm? Khuấy hoài chưa tan nỗi nhớ Hoa thơ phủ kín mặt thềm.
06 Tháng Mười Một 201510:55 CH(Xem: 23710)
Cuối đời về với hư không Xuôi tay cũng chẳng thương mong được gì Tiền tài danh lợi mà chi Tay trơn nuối tiếc hồn quỳ khóc than.
06 Tháng Mười Một 20158:08 CH(Xem: 21086)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới HÌNH DÁNG THU MƠ - Nhạc Phạm Anh Dũng - Ca sĩ Duy Trác Kiều Oanh thực hiện youtube
06 Tháng Mười Một 20158:00 CH(Xem: 23592)
Trò yêu cô giáo dễ thương. Tôi yêu em những nẽo đường hiến dâng. Mừng em vượt khó bao lần. Hoa thơm một bó ân cần tặng em
06 Tháng Mười Một 20157:54 CH(Xem: 26676)
"Giật mình ta ngó lại, Ừ! Chỉ là hư không Biên hòa biến thành sông Lệ rơi hòa theo nước."
05 Tháng Mười Một 201510:55 CH(Xem: 16432)
Cơn đói như một lũ sâu bọ đang bò vào xâu xé cơ thể ông. Cơn đói quái ác nó lôi ông ra khỏi giấc ngủ đầy mộng mị.
05 Tháng Mười Một 201510:08 CH(Xem: 21108)
Phải chi được là sao trời Để đêm đêm đến sánh đôi bên nàng Bởi em là ánh trăng vàng Trăng sao soi rọi trần gian diễm tình.
30 Tháng Mười 20153:09 CH(Xem: 14613)
Tập Cận Bình thất bại đã không đạt được một bản Thông Cáo Chung với Toà Bạch Ốc . ...
30 Tháng Mười 20152:09 CH(Xem: 19732)
Bài viết nầy, tạm gọi là chút tình tri ngộ, tri tình, tri ân cùng ông giữa cõi đời và cõi người rất mong manh, mộng ảo nầy.
30 Tháng Mười 201512:03 SA(Xem: 15420)
Cuối tuần qua, một nhóm Chs NQ gồm anh chị Thọ Mai, anh chị Út Lộc, anh chị Phương Loan ...đã cùng nhau đến San Diego để tham dự một buổi Picnic thật thú vị.
29 Tháng Mười 20158:12 CH(Xem: 13759)
Cảm ơn tất cả các Anh Chị và Các Bạn một buổi tối ca nhạc say sỉn thật vui chúc quí Anh Chị và các Bạn yêu đời và trẻ mãi, cảm ơn tất cả ca sĩ truyền cảm trữ tình, một đêm cuối tuần rất nồng nàn ấm cúng.
29 Tháng Mười 20157:01 CH(Xem: 26084)
Thu đem tình yêu đến cho muôn loài, mùa của cây trái chín mùi, và là mùa gặt hái của nhà nông, vv... Nhưng Thu lại là mùa buồn nhất của tôi -- Mùa Thu tôi mất Mẹ.
29 Tháng Mười 201512:41 CH(Xem: 23555)
Dù sao một lần được một hồn ma có giang cũng là một kỷ niệm hy hữu trong cuộc đời của Tâm. Một người làm việc nơi bệnh viện, chứng kiến nhiều trường hợp chết chóc đáng sợ...
29 Tháng Mười 20158:25 SA(Xem: 39569)
Mưa đi qua mùa thu, mưa giăng lối, Tiếng mưa đêm nghe rả rích buồn tênh. Phố bên sông ngập tràn trong bóng tối, Em có về để nghe tiếng mưa rơi.
29 Tháng Mười 20151:27 SA(Xem: 20704)
Thu mơ trăng đợi bên thềm Tháng mười sắp hết rồi em có buồn Có nghe chăn gối lạnh đơn Mùa Đông lạnh lẽo gió vờn heo may.
23 Tháng Mười 201511:17 CH(Xem: 27714)
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
23 Tháng Mười 201511:05 CH(Xem: 20632)
Thì thôi giấc mộng trăm năm Yêu đương tình lỡ xa tầm tay đau Tháng mười gió thoảng mưa mau Chờ em biết tháng năm nào gặp đây...
23 Tháng Mười 201510:55 CH(Xem: 31059)
Tôi mãi đi tìm bóng của tôi Mười ba hay thuở mới lên mười? Hạ về chợt mất... bâng khuâng hạ Người đến rồi đi...tiếc nhớ người
23 Tháng Mười 201510:49 CH(Xem: 26677)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới ÁO EM THU VÀNG --Nhạc ngoại quốc--Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
23 Tháng Mười 201510:37 CH(Xem: 20076)
Hãy yên nghĩ đi anh, một đời người đã qua, anh đã dành cho mẹ con em đến giờ phút cuối cùng. Em sẽ kiên cường vượt qua sự đau đớn mất mát này để sống vì các con
23 Tháng Mười 20159:48 CH(Xem: 23007)
hôm nay lại có thêm anh Nguyễn Văn Lượng lìa bỏ Thầy Cô, bạn bè ra đi. Xin cầu chúc hương linh anh Nguyễn Văn Lượng sớm vãng sanh lạc quốc.
23 Tháng Mười 20157:26 CH(Xem: 30490)
Đi lang thang giữa hoàng hôn tím Chờ trăng lên hóa kiếp phù sinh Chút mơ màng trong hồ mầu nhiệm Với sao trời ngàn thuở lung linh.