Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Doãn Nho - HÈ, ĐỌC THƠ VE: VE SẦU, VE LẠNH, VE VUI

28 Tháng Sáu 20211:56 SA(Xem: 5324)
Trần Doãn Nho - HÈ, ĐỌC THƠ VE: VE SẦU, VE LẠNH, VE VUI

Hè, đọc thơ ve:
ve sầu, ve lạnh, ve vui

        Trần Doãn Nho



Lại hè! Lại nắng! Và lại ve!

Năm nay, 2021, con ve xuất hiện dài dài trên báo chí Hoa Kỳ, báo động một mùa ve rộn ràng, ầm ĩ vì sự xuất hiện của  “Brood X” (Lứa Ve 10) - tên riêng do các nhà sinh vật học đặt cho loại ve năm 2021 này- trải dài qua 14, 15 tiểu bang, từ North Carolina, Georgia, Tennessee đến Indiana, Michigan, Pennsylvania, New York, New Jersey…. Ve hiện diện trên khắp thế giới: 3.390 loại, có loại  thường niên (annual cicadas), có loại chu kỳ (periodical cicadas). Riêng Hoa Kỳ, 190 loại, trong đó 15 loại là chu kỳ, hoặc 13 năm hoặc 17 năm. Brood X, lớn nhất trong các loại ve chu kỳ, tái xuất giang hồ sau 17 năm nằm im tu luyện trong lòng đất. Mô tả bằng những nhóm từ nghe rất “kêu” như “a big tsunami is coming” (cơn sóng thần lớn sẽ ập đến), “the big cicada invasion of 2021” (cuộc đại xâm lăng ve năm 2021), các nhà chuyên môn ước đoán phải có đến hàng tỷ (billions), thậm chí hàng ngàn tỷ (trillions) con sẽ tràn ngập các tiểu bang nói trên, từ rừng sâu cho đến công viên, từ đường phố cho đến các khu vườn nhà, bắt đầu từ giữa tháng 5 và đạt đến đỉnh điểm vào giữa tháng 6. Ngoài tiếng ồn, một số tai nạn ve đã được ghi nhận trên báo chí: ve đâm vào mắt một người đang lái xe khiến xe lạc tay lái, đâm vào cột điện ở Cincinnati, Ohio hôm 7/6; chuyến bay chở thông tín viên báo chí đi Âu Châu tháp tùng chuyến Âu du của tổng thống Joe Biden bị chậm 7 tiếng đồng hồ vì bị ve bám vào máy, không khởi động được, hôm 9/6…

VECicadas 2021: Brood X

Vùng tôi ở, Dallas, không có Brood X, chỉ có loại ve thường niên “Dog-Day cicada”[1], trông chẳng khác mấy với ve Huế. 
 
VE 2

Dog-day cicada



Đối với chú bé sống ở khu nhà vườn, ve là con vật bé nhỏ đáng yêu và thân quen nhất trong rất nhiều thứ côn trùng đầy dẫy chung quanh, mà tiếng kêu rộn ràng sảng khoái của chúng vào mỗi buổi trưa hè và những trận mưa ve (ve đái) mát mẻ trong những ngày nóng bức nằm ngủ võng dưới vòm cây, tràn trề ký ức tuổi thơ tôi, kéo mãi đến tận bây giờ. Nhưng có điều lấn cấn: nói đến ve, lập tức tôi nghĩ đến hình ảnh con ve trong bài ngụ ngôn “Ve và Kiến” do học giả Nguyễn Văn Vĩnh dịch từ “La cigale et la fourmi” của La Fontaine.

Ve sầu kêu ve ve/Suốt mùa hè

Đến kỳ gió bấc thổi/Nguồn cơn thật bối rối

Hồi nhỏ, khi học bài thơ này, tôi hết sức bực mình với cách diễn tả “tính tình” con ve đầy những nét tiêu cực: lười, chỉ biết ca hát, không chịu làm việc, lại còn “sầu” nữa. Ve không lười, chẳng ham chơi và cũng không hề sống tới mùa đông để than thở và xin xỏ thức ăn. Ve sạch sẽ, cao sang, không ô nhiễm môi trường, chẳng ăn sống nuốt tươi con vật nào; không những thế, hoà cùng với nắng và cây và lá, tạo nên sức sống miên man của những ngày hè tươi vui, náo nhiệt. Tôi chẳng rõ mỗi con thọ được bao lâu. Chỉ biết rằng khoảng chừng sau năm bảy tuần lễ rộn ràng là chúng dần dà biến đi đâu mất, gần như chẳng để lại dấu vết gì ngoài những chiếc vỏ khô chết hờ hững bám trên những cành cây buồn hiu, để lại một nỗi tiếc nuối vô bờ trong lòng đứa bé. Ừ, đồng ý là “người buồn” thì “ve có vui đâu bao giờ”, chả thế mà “Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng” (nhạc Thanh Sơn) hay “Cung đàn nào thương bằng tiếng ve sầu”(nhạc Lê Dinh-Minh Kỳ), nhưng gọi con ve là “ve sầu” như một cái tên chính thức để chỉ loài ve thì thật là không chấp nhận được. Nhất là khi các nhà biên soạn tự điển biến hai chữ “ve sầu” thành từ vựng: hầu hết các tự điển đều dịch “cicada”, “la cigale” hay “thiền” () là “ve sầu” thay vì chỉ là “con ve” hay “ve”. Có lẽ không có từ vựng nào chỉ một sinh vật lại kèm thêm một tính từ tiêu cực như con ve. Nổi tiếng bi thảm như “con dế buồn tự tử giữa đêm sương” (Du Tử Lê) mà tự điển chỉ ghi “cricket” là “con dế”, chứ chẳng phải “dế buồn”!

Tiếng ve là tiếng của một dàn đại hợp xướng, lúc nào cũng rộn ràng, hào hứng, vui tươi. Ngoài mục đích dọa nạt hay làm nhụt chí những con vật mê thịt ve, thì tiếng ve cũng là tiếng gọi tình (courting/mating call).  Sao chẳng ai gọi là “ve tình” nhỉ! Chú bé ngày xưa đã chứng kiến (và chờ đợi) biết bao lần, khi hàng ngàn chàng ve đang say sưa hợp xướng là lúc những nàng ve cái (vốn nhỏ con hơn và không hề biết kêu) đậu ở đâu đó lắng nghe, rồi thấm tình thấm ý, vỗ cánh nhẹ bay đến bên cạnh bạn tình, yên lặng chờ chàng trổ tài yêu đương. Nàng đến, chàng vẫn tiếp tục kêu, có điều, tiếng kêu đột nhiên dịu hẳn xuống, cách quãng, chậm rãi hơn và du dương hơn rồi từ từ…im bặt: cả hai quấn lấy nhau, quên trời quên đất. Chỉ đợi có thế,  chú bé cầm cây cần dài, đẩy nhẹ một cái là cả chàng và nàng (đang dính vào nhau trong say đắm cuộc tình) từ từ rơi xuống đất để chú  lấy cả cặp bỏ vào trong giỏ. Chao ơi, chú đã làm “tàn một cuộc tình” để thỏa mãn niềm vui tuổi nhỏ!

Khác với hình ảnh tiêu cực trong bài thơ ngụ ngôn La Fontaine, tiếng ve kêu đã đi vào thơ bằng những lời ca ngợi kể từ thời Hy Lạp cổ. Dù được gọi là thứ côn trùng kêu đinh tai nhức óc (shrill-voiced insect), nhiều nhà thơ Hy Lạp đã làm những bài “tụng ca ve” (cicada ode) tới nơi tới chốn. Chẳng hạn nhà thơ Meleager of Gadara:[2]

O, shrill-voiced insect; that with dewdrops sweet  

Inebriate, dost in the desert woodlands sing

(Ôi, tiếng hát con ve the thé đinh taicùng với những giọt sương ngọt ngào

Vang lên trong những khu rừng vắng làm mê mẩn tâm can)

Thơ cổ Trung Hoa không thiếu tiếng ve.[3] Có thể kể: “Tại Ngục Vịnh Thiền” (Vịnh con ve từ chốn lao tù),, của Lạc Tân Vương (640-684),“Văn Thiền” (Nghe tiếng ve kêu), , của Đỗ Mục (803-853), “Hàm Phong Thiền” (Con ve chịu gió),, của Lư Chiếu Lân (663-689), “Văn Tảo Thiền” (Nghe tiếng ve sớm),, của Lục Sướng (thế kỷ thứ 9), “Vũ Lâm Linh”( ) của Liễu Vĩnh (1004-1054)…Mời đọc một bài tiêu biểu, “Văn Thiền” (Nghe tiếng ve kêu),, của Lai Hộc (?-883):[4]

                          




Lục hoè âm lý nhất thanh tân,
Vụ bạc phong khinh lực vị quân.
Mạc đạo văn thì tổng trù trướng,
Hữu sầu nhân hữu bất sầu nhân.
                                            

 

(Trong bóng mát của cây hoè một tiếng mới phát ra,
Sức truyền trong sương mù loãng và gió nhẹ chưa đồng đều.
Đừng có bảo lúc nghe ai cũng buồn,
Có người buồn, cũng có người không buồn.
)

           

 

VE 3

 “Thông và Ve” (tranh của Tề Bạch Thạch và Trần Niên

 
Ve của Lai Hộc là con-ve-như-nó-là, không sầu, cũng chẳng vui. Trong lúc đó, ve của Liễu Vĩnh trong “Vũ Lâm Linh”[5]  hoàn toàn khác: “hàn thiền”, , ve lạnh:

  






















便

Hàn thiền thê thiết,
Đối trường đình vãn,
Sậu vũ sơ yết.
Đô môn trướng ẩm vô tự.
Lưu luyến xứ,
Lan chu thôi phát.
Chấp thủ tương khan lệ nhãn,
Cánh vô ngữ ngưng ế.
Niệm khứ khứ.
Thiên lý yên ba,
Mộ ái trầm trầm Sở thiên khoát.

Đa tình tự cổ thương ly biệt,
Cánh na kham,
Lãnh lạc thanh thu tiết!
Kim tiêu tửu tỉnh hà xứ?
Dương liễu ngạn,
Hiểu phong tàn nguyệt.
Thử khứ kinh niên,
Ưng thị lương thần,
Hảo cảnh hư thiết.
Tiện túng hữu thiên chủng phong tình,
Cánh dữ hà nhân thuyết?

            (Dịch nghĩa:

Ve lạnh kêu buồn thảm,
Trước trường đình lúc trời tối,
Mưa rào vừa tạnh.
Tiệc rượu tiễn đưa nơi cửa thành, không gỡ được mối sầu.
Đang lúc lưu luyến,
Thuyền lan giục giã ra đi.
Nắm tay nhìn nhau, mắt rưng rưng lệ,
Rồi không nói nghẹn ngào.
Nghĩ người ra đi,
Khói sóng trải dài ngàn dặm,
Mây chiều man mác, trời Sở bao la.

Kẻ đa tình xưa nay vẫn buồn chuyện biệt ly,
Lại chịu thêm sao nổi,
Tiết thu lạnh hiu hắt.
Đêm nay khi tỉnh rượu sẽ ở nơi nào?
Bờ dương liễu,
Gió sớm trăng tàn.
Từ nay năm này qua năm khác,
Hẳn là tiết lành,
Hay cảnh đẹp thì cũng thấy trống rỗng mà thôi.
Dù cho có ngàn loại phong tình,
Cũng biết thổ lộ cùng ai được
)

Hàn thiền thê thiết: Ve lạnh kêu buồn thảm! Có lẽ đây là một trong những bài thơ ve buồn nhất: tiếng ve biệt ly. Nói cho rõ, chẳng phải là tiếng ve mà là tiếng lòng.

Hai chữ “hàn thiền” về sau được Nguyễn Du sử dụng trong một bài cảm tác về ve: “Sơ Thu Cảm Hứng” (Cảm hứng đầu thu), :

西

調

Giang thượng tây phong mộc diệp hy,
Hàn thiền chung nhật táo cao chi.
Kỳ trung tự hữu thanh thương điệu,
Bất thị sầu nhân bất hứa tri.

(Dịch nghĩa: Gió tây thổi trên sông lá cây thưa thớt
Ve lạnh suốt ngày kêu trên cành cao
Trong tiếng kêu có điệu thanh thương
Không phải người buồn thì không biết được
)

Tiếng ve Nguyễn Du cũng là một tiếng ve buồn!

Nhà thơ Nhật Matsuo Basho (1644–1694), trong một bài hài cú, “Tiếng Ve” (Cicada Voice), đưa người đọc vào một khung cảnh khác hẳn: thiền.[6]

閑かさや
岩にしみ入る
蝉の声

Mấy câu thơ ngắn ngủi này được rất nhiều người dịch ra tiếng Anh. Tôi thích câu này:
-     The Deep Stillness/Seeps into the rocks/The voice of the cicadas (Ken Baker)

Tạm dịch:

Tĩnh Mịch Sâu Lắng

Ri rỉ giọt vào đá

Tiếng ve kêu

Trong thi ca Hoa Kỳ đương đại, John Blair, một trong nhiều nhà thơ nổi tiếng Hoa Kỳ, có một bài thơ dài ca tụng tiếng ve kêu, “Cicada”.[7] Khổ thơ đầu tiên viết:

                A youngest brother turns seventeen with a click as good as a roar,

               finds the door and is gone.

               You listen for that small sound, hear a memory.

               The air-raid sirens howled of summer tornadoes, the sound

               (Tạm dịch: Chú em út lên mười bảy

               bằng một tiếng lách cách mà nghe như tiếng gầm

               mở cửa và ra đi

               tưởng là nghe tiếng gì nho nhỏ âm vang kỷ niệm.

               (hóa ra) là tiếng còi báo động không kích hú lên những cơn lốc xoáy mùa hè)

Thơ Việt Nam hiện đại có rất nhiều bài viết về tiếng ve.[8] Tiếng ve trong bài thơ sau đây, “Nụ Hôn Đầu” của Trần Dạ Từ, chỉ đóng vai trò ngoại biên, nhưng thiếu nó có lẽ là thiếu tất cả:

Lần đầu ta ghé môi hôn
Những con ve nhỏ hết hồn kêu vang
Vườn xanh, cỏ biếc, trưa vàng
Nghìn cây phượng vĩ huy hoàng trổ bông
Trên môi ta, vạn đóa hồng
Hôn em trời đất một lòng chứa chan
Tiếng cười đâu đó ròn tan
Nụ hôn ngày đó miên man một đời
Hôm nay chợt nhớ thương người
Tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh
Trưa vàng, cỏ biếc, vườn xanh
Môi ai chín đỏ đầu cành phượng xưa.

Nụ hôn vô tiền khoáng hậu: thơm, ngon, ngọt, đẹp, lại vô cùng trong sáng và vô cùng ồn ào. Một nụ hôn ve. Hèn gì mà “tiếng ve mùa cũ rụng rời vai anh”.

Một nhà thơ trẻ sau này, Đinh Thị Như Thúy, diễn tả ve bằng một thứ ngôn ngữ và nhịp điệu khác, mới mẻ và hiện đại hơn:

Đó là tháng tư

Tháng của những ve núi rền rĩ trong các vòm xanh

Tháng của những ve núi gắt gỏng lêu nghêu trên các nhánh cành lặng phắc 

Em nói: Những con ve không để ai yên

Em nói: Ban đêm chúng ngủ say còn em không sao ngủ được

Em nói: Phải giấu che những chiếc gai nhọn

Em nói: Vì em không phải hoa hồng (Những ám ảnh bất động)

 

Ve của nhà thơ này nghe có vẻ ngổ ngáo và bướng bỉnh.                                                                                *

Thơ ve, nói chung, đa dạng và khá mặn mà.

Với tôi, ve thì nhất định là “ve vui”, không hề là “ve lạnh”, lại càng không thể là “ve sầu”!

Có sầu muộn chia ly thì khi nghe tiếng ve, nếu không vui ra, thì nhất định cũng phải bớt sầu.

Bạn nghĩ sao?

 

TDN

(6/2021)



[1] Gọi “Dog-Day cicada vì loại ve  này có mặt cùng thời điểm với chòm sao “Dog Star” xuất hiện trên bầu trời buổi sáng sớm, khoảng giữa tháng 7 và tháng 9 Dương lịch.

[2] The Cicada Poems of Ancient Greece.

   https://www.atlasobscura.com/articles/o-shrillvoiced-insect-the-cicada-poems-of-ancient-greece

[3] Xem ở Thi Viện: thivien.net

[4] Xem ở Thi Viện: thivien.net

[5] Vũ lâm linh là tên một nhạc khúc thời Đường do Dã Hồ soạn. Đường Minh Hoàng trên đường đi, nghe tiếng mưa trong rừng ngân như tiếng chuông bỗng nhớ Dương Quý Phi, sai Dã Hồ làm hai khúc Vũ lâm linh và Hoàn ai nhạc 還哀樂.

[6] https://suisekiblog.wordpress.com/2017/08/29/a-haiku-by-basho-cicada-voice/

[7] https://poets.org/poem/cicada

[8] Mời nghe Hoàng Ngọc-Tuấn nói chuyện với Tú Trinh (SBS Radio): 
 
Con ve sầu trong thơ và nhạc:

nguồn: email tác giả Trần Doãn Nho
23 Tháng Tám 20143:27 SA(Xem: 32279)
Bởi Sinh Nhật anh rơi vào tháng tám buồn Giọt mưa Ngâu nát lòng Ngưu Lang Chức Nữ Nhưng mưa đã cột hai mình từ hai nửa Thành một mình nên tháng tám tình thân
23 Tháng Tám 20142:57 SA(Xem: 30309)
Năm nay, lần thứ ba tôi về họp mặt với những người yêu tiếng Việt, những người muốn tiếng Việt ngày càng phát triển theo chiều hướng đi lên ngay cả trên quê người.
22 Tháng Tám 201411:42 CH(Xem: 33311)
hai em đã tô điểm cuộc sống bằng chữ tâm với lời nhắn nhủ, con người sống trên đời cần có một tấm lòng….
22 Tháng Tám 201410:39 SA(Xem: 27875)
Cái góc bếp ấy thật là dễ thương. Nói không phải nhiều chuyện. Đó là nơi phát nguồn vui buồn và sự hưng thịnh của một ngôi chùa.
16 Tháng Tám 20142:34 SA(Xem: 33749)
Lạy Mẹ mùa Vu Lan đến rồi. Từ bao tiền kiếp của luân hồi Phước báo tái sinh làm con Mẹ Ơn đức cù lao tựa biền trời
15 Tháng Tám 201411:58 CH(Xem: 28267)
Chuyện cổ tích của con kể bắt đầu bằng ngày xưa con có ba, ngày xưa con có má, ba má là mãi mãi ... là cho đi không đòi lại bao giờ ...
15 Tháng Tám 201410:16 SA(Xem: 24761)
Biết đến bao giờ tôi lại trở về? Để được sống yên bình ngắm hàng phượng vĩ vào mỗi mùa Hè, và sống lại thời xưa cùng các bạn vui chơi những ngày Hè thong thả....
14 Tháng Tám 20141:30 CH(Xem: 27314)
vẫn chiều tôi ngồi garage vẽ cả bầu trời mênh mông mênh mông bỗng thấy một đàn chim cánh nhỏ lượn chao rồi mất hút khi nào …
13 Tháng Tám 20144:29 CH(Xem: 25152)
"Mẹ mày có khỏe không?' Ông ơi! câu hỏi ngọt ngào này của ông làm tôi vui biết mấy. Tôi khỏe lắm ông à! Tôi sẽ nắm tay ông, cùng ông đi cho hết đoạn đường trần gian.
09 Tháng Tám 20141:26 SA(Xem: 29158)
Xin mượn những dòng này để làm món quà dâng lên Mẹ của chúng con. Cầu mong Mẹ luôn được thân tâm an lạc để tụi con có dịp đền bù phần nảo những hy sinh Mẹ đã dành cho tụi con.
08 Tháng Tám 20143:16 CH(Xem: 40364)
Tháng Bảy mưa Ngâu sắp đến rồi. Nhân mùa báo hiếu gửi Mẹ tôi. *Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀ MẸ QUÊ - Nhạc Phạm Duy - Đặng Thế Luân trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
08 Tháng Tám 201411:37 SA(Xem: 34765)
Dòng sữa mẹ nuôi con tấm bé Len vào lòng vạn nẻo tình thương. Dù cho dòng sữa cạn nguồn, Tình thương trời biển còn vương hương đời. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức TÌNH MẸ - Thơ vhp - Nhạc Huỳnh Trọng Tâm - Ca sĩ Thùy An
06 Tháng Tám 201410:39 CH(Xem: 23283)
Những ước muốn thật xanh, thật đẹp đã dường như liên kết “mây khói” với hiện thực cuộc đời. Ai bảo”Người đi trên mây” dửng dưng? Kính thăm Thầy – xin cầu chúc mọi sự an lành thanh thản.
02 Tháng Tám 20143:01 SA(Xem: 29267)
Về nghe tháng bảy mùa chay. Thương cha nhớ mẹ vòng quay định tuần. Cũng là hệ mẫu số chung. Nào ai tránh khỏi hòa cùng luật chơi.
02 Tháng Tám 20141:50 SA(Xem: 30664)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÊN THỀM TRĂNG SÁNG - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube. Vu Lan về con bâng khuâng nhớ lắm Nhớ Mẹ Cha đã cho con vào đời...
02 Tháng Tám 201412:37 SA(Xem: 28083)
Khi tôi viết những dòng này thì đại diện gia đình đang chuẩn bị để lên những chuyến bay về tham dự buổi lễ gắn lon Chuẩn Tướng cho Việt
27 Tháng Bảy 20141:02 CH(Xem: 16237)
Mù Sương, Sinh Nhật vọng lời Khu Rừng Hực Lửa chiều trôi đỏ chiều Kẻ Tà Đạo tiếng lòng xiêu Căn Nhà Ngói Đỏ dắt dìu nhớ sang...
26 Tháng Bảy 20144:21 SA(Xem: 36332)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: Vẫn Biết Là Thế Đó. Trình bày: Thuỳ An. Nhạc: Bằng Giang Hòa âm: Cao Ngọc Dung. Lời: Hoàng Ánh Nguyệt
26 Tháng Bảy 20143:42 SA(Xem: 21980)
Tôi đã từng mơ, sẽ đưa anh chị em cựu HĐS. Trấn Biên – Bửu Long cùng tôi dự trại. Đến hôm nay, giấc mơ xưa của tôi đã thành sự thật. Cả hai gia đình Trấn Biên – Bửu Long của anh chị em tôi đã được đoàn tụ tại Thẳng Tiến 10.
26 Tháng Bảy 201412:50 SA(Xem: 41205)
Von véo khúc tình rộn nhạc ve! Đỏ màu hoa phượng trổ sang hè Còn không tuyết khuất, trăng thầm đợi Vắng trống chiều xa, chim lắng nghe
22 Tháng Bảy 201411:05 CH(Xem: 23220)
Nguyễn Xuân Hoàng là người nghệ sĩ đích thực, nhưng tư chất nhà giáo đặt ra những giới hạn không thể vượt qua cả trong cuộc đời lẫn trong nghệ thuật. Hình như A. Camus bảo nghề giáo là chỗ sa lầy ...
17 Tháng Bảy 201410:15 CH(Xem: 29734)
buổi trưa nhà Lữ Quỳnh buổi chiều nhà Nguyễn Xuân Hoàng ôi một ngày hạnh phúc ở San Jose một ngày Hoàng rất vui…
17 Tháng Bảy 20149:58 CH(Xem: 30169)
Mừng anh thêm một tuổi, anh thương yêu, bây giờ tháng bảy, Hồn em, quà mừng sinh nhật, tay anh giữ đã từ lâu.
12 Tháng Bảy 20143:04 SA(Xem: 17110)
Đã hai ngày mà tui vẫn còn lừ đừ. Nửa như say sóng xe, nửa thật mệt và buồn ngủ, nhưng niềm vui vẫn cứ như in trong đầu. Cho nên nhiều lúc đang nấu cơm lại bật cười một mình.
11 Tháng Bảy 20143:34 SA(Xem: 31222)
Hai ngày theo phái đoàn Nam Cali xuôi về miền Bắc dự Hội Ngộ Ngô Quyền lần thứ 13 đã cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều tình thương và quyến luyến. Nếu tôi có thêm hai tay nữa, tôi cũng sẽ bấm hết ra, viết hết ra...
11 Tháng Bảy 20142:29 SA(Xem: 29429)
"Hãy đem niềm vui đến cho gia đình mình, bạn bè mình, những người chung quanh mình ". Sự góp mặt và đóng góp những gì mình có thể làm được cho những lần Hội Ngộ Ngô Quyền trong tương lai cũng là điều mà tôi sẽ và phải làm.
04 Tháng Bảy 20147:48 CH(Xem: 26184)
Lần nào thăm anh về lòng cũng nặng bầu trời mây những đám mây không có dấu chân Hoàng cầu mong anh vượt qua, vượt qua, vượt qua được ...
04 Tháng Bảy 201412:55 SA(Xem: 30123)
Tháng Bảy này Ngô Quyền mình họp bạn Có nhiều người lại vắng mặt nữa đây Xiết tay nước mắt đong đầy Mừng vui hội ngộ khóc hoài cố nhân
03 Tháng Bảy 20142:54 SA(Xem: 26759)
"Để ghi ơn Thầy cô đã một thời đem hết nhiệt tình dạy dỗ chúng em nên người, và cùng nhớ lại kỷ niệm đẹp của tuổi học trò.
03 Tháng Bảy 20142:21 SA(Xem: 28517)
Ngày vui tháng bảy nở hoa. Chúc mừng họp mặt đậm đà tình thân. Thầy tôi đi trọn đường trần. Cô tôi thắt chặt nghĩa ân học trò. Bạn tôi cười nói vui đùa. Ngô vương dậy sóng trường xưa theo về.
28 Tháng Sáu 20144:13 SA(Xem: 30727)
tìm trong ngọn sóng triều lên dấu chân người bước qua miền phù vân chiều nay chợt nhớ bâng khuâng chút hương mùa cũ bỗng chừng đâu đây ngày xuân, tháng hạ hao gầy thuyền xưa, bến cũ đã đầy tuyết sương!
28 Tháng Sáu 20142:00 SA(Xem: 30947)
• Việt Nam trong thế kỷ 20 vừa qua có ba điều bất hạnh xảy ra trùng hợp:... Trong ba cái bất hạnh ấy, cái thứ ba là nguy hiểm và tồi tệ nhất.
27 Tháng Sáu 201410:58 CH(Xem: 28804)
Tôi rất thương cánh cổng trường mở rộng Đón bạn bè áo trắng bước chân chim Thật hồn nhiên và tràn đầy mơ mộng Ngô Quyền xưa bao dấu ấn êm đềm.
21 Tháng Sáu 20147:43 SA(Xem: 30026)
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính.
20 Tháng Sáu 201410:17 CH(Xem: 29536)
Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh.
13 Tháng Sáu 20149:31 SA(Xem: 29520)
Ở Mỹ, ngày “Từ Phụ” “Father’s Day” thường tổ chức vào ngày Chủ Nhật của tuần Lễ thứ ba trong tháng Sáu. ...Mục đích của ngày lễ là để con cái tỏ lòng biết ơn và vinh danh cha mình.
13 Tháng Sáu 20144:12 SA(Xem: 23965)
Mỗi khi nghĩ đến cha thì hình ảnh hiện ra trong đầu tôi là một người cha đạo mạo và nghiêm khắc. Tôi không muốn như vậy. Tôi muốn ông cười, nụ cười thật từ ái và hiền lành.
12 Tháng Sáu 20141:56 SA(Xem: 33404)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: CHÚT TÌNH AI GỬI CHO AI - Thơ Trần Kiêu Bạc - Hồng Vân diễn ngâm
07 Tháng Sáu 201412:48 SA(Xem: 32530)
cùng lúc xem trên web. Ngô Quyền vừa mới post tấm ảnh thầy trò xưa thầy Hoàng dạy triết cravate thả lỏng rất Don Juan. làm sao không nhớ thời yêu Vy làm sao không nhớ thời ĐàLạt
07 Tháng Sáu 201412:39 SA(Xem: 30651)
Dù sinh hoạt cuộc sống hằng ngày với bao lo toan, trách nhiệm gia đình và xã hôi. Nhưng chúng tôi vẫn luôn dành những ngày cuối tuần cho những buổi họp mặt để có những niềm vui.
06 Tháng Sáu 20141:01 CH(Xem: 30755)
Cha là bóng cả trên cao, dưỡng dục cù lao nghĩ nặng sâu Tình Cha non Thái như biển rộng Còm cõi nắng mưa bạc mái đầu
06 Tháng Sáu 201411:41 SA(Xem: 29007)
Chúc mừng đại hội Ngô Quyền. Các anh các chị đoàn viên một nhà Họp mặt vang tiếng hát ca Thầy xưa trò cũ mặn mà tình thân
31 Tháng Năm 20143:22 SA(Xem: 28393)
Còn 2 ngày nữa là hết tháng năm. Mùa hè đã về. Các cháu được hưởng những ngày hè vui vẽ bên gia đình.... Hình như tháng Sáu đang gỏ cửa . Còn 2 ngày nữa mới tới. Tháng Sáu ơi.
31 Tháng Năm 20141:55 SA(Xem: 23546)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HẢI NGOẠI THƯƠNG CA - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Trình bày Hà Thanh
29 Tháng Năm 20142:11 SA(Xem: 23379)
Bao nhiêu năm qua, chị Kim Kết vẫn nhớ như in lời chúc của thầy Nguyễn Xuân Hoàng ghi trong quyển Giai phẩm Xuân Tứ 2 của chị : “ Chúc cô bé có bím tóc dài nhất và lâu nhất luôn học giỏi…”