Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 41

04 Tháng Giêng 202112:59 SA(Xem: 7431)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 41

 NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 41 


        

Thứ hai 21 tháng 12


Sasha J. Manning là một trong những sinh viên Đại học "Class 2020" không có lễ ra trường vào tháng 5 năm nay vì đại dịch. Cô và các bạn của Cô không được tung cái mũ ra trường hình vuông có đính con số 2020 tròn trĩnh ở  sân vận động của trường vào đầu mùa hè, trời xanh như hy vọng của tuổi 22.

Nhưng đó không phải là điều duy nhất Coronavirus đánh cắp từ các sinh viên của class 2020. Đại dịch kéo dài càng lâu, họ càng thấy mất mát nhiều hơn.


Sau khi tốt nghiệp Đại học với chuyên ngành Điện Ảnh vào tháng 5 năm 2020, dự định của Sasha là sẽ đến Los Angeles hoặc New York để xin làm công việc khởi đầu "production assistant" cho ước mơ được trở thành một đạo diễn điện ảnh. 


Đại dịch cúm Tàu hoành hành khắp nơi làm đóng băng mọi hoạt động của ngành điện ảnh, và cả truyền hình, đẩy ngành này vào một cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong lịch sử. Ngay cả những người đầy kinh nghiệm cũng chật vật để giữ công việc của mình, thì một sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm làm sao tìm được một công việc dù thấp hơn trình độ của mình! Sasha đã xin việc ở rất nhiều nơi nhưng cô chỉ nhận được câu trả lời việc thuê nhân viên mới tạm thời ngừng lại trong đại dịch. 


blank

Sasha Manning - Courtesy of newsdeal.in



Một số ít các bạn ra trường cùng khóa với Sasha với chuyên môn kỹ thuật đã tìm được việc làm vì công việc của họ có thể làm từ nhà, và dù có ra sao đi nữa, người ta vẫn cần những chuyên viên kỹ thuật giúp công việc trôi chảy qua màn hình computer.


Có lần Sasha tìm được công việc đúng với chuyên ngành từ một đài truyền hình nói tiếng Tây Ban Nha, đòi hỏi người xin việc phải thông thạo cả English lẫn Spanish, cô lại không biết gì về ngôn ngữ phổ thông đứng hàng thứ ba trên thế giới và hàng thứ hai ở Hoa kỳ. Ánh sáng le lói cuối đường hầm của cô sinh viên mới ra trường lại tắt ngấm. Cô có cảm giác mình lại ăn bám cha mẹ như thời 16 tuổi.


Đã hơn nửa năm trôi qua từ ngày ra trường, Sasha vẫn không xin được việc làm. Sasha hiểu với một người mới ra trường không có kinh nghiệm như cô, thời gian kiếm việc càng kéo dài, ước mơ của cô càng lụi tàn vì đại dịch.


Ngay cả khi Mỹ đã bắt đầu tiêm chủng vaccine miễn phí cho từng người dân, phải mất cả năm nữa thì ngành sản xuất điện ảnh mới thật sự hồi phục, và cửa vào cho những sinh viên mới ra trường không có kinh nghiệm sẽ là một "khung cửa hẹp" trong ít nhất là một vài năm.


Không còn lựa chọn nào khác hơn, Sasha đành tiếp tục xin học chương trình sau đại học trong các trường ở gần Hollywood (California) hay gần các sân khấu kịch nghệ (New York). Đó là hy vọng cuối cùng của một sinh viên mới tốt nghiệp ngành Phim Ảnh trong thời đại dịch.


Đại dịch COVID-19 đã tàn phá giấc mơ của một cô gái 22 tuổi tốt nghiệp Đại học vào mùa hè năm 2020.


***


Thứ ba 22 tháng 12



Hai chị em Adelita Cruz Trevino, 39 tuổi, and Nicolas Trevino, 35 tuổi, sống cạnh nhà nhau ở Hartford, Michigan. Họ thương nhau vì là chị em ruột, và thân nhau như hai người hàng xóm cùng cảnh ngộ nuôi con một mình (single parent).


Cô chị Adelita một mình nuôi 5 con, từ 9 đến 23 tuổi. Cậu em Nicolas cũng một mình nuôi 6 đứa con tuổi 13,14,15,16, và 19. Họ càng thông cảm nỗi khó khăn và luôn giúp đỡ nhau, thuê nhà ở cạnh nhau để có thể đỡ đần cho nhau khi cần thiết.


Sau một chuyến đi qua California dự tang lễ của một người thân, hai chị em trở về Michigan và cùng có COVID-19 test dương tính vào ngày 6 tháng 11.

Adelita có các triệu chứng sốt cao, và đau nhức cả cơ thể, được đưa vào bệnh viện Ascension Borgess Hospital cùng ngày nhận được kết quả dương tính.

Bệnh tình càng lúc càng xấu đi. Chẳng bao giờ còn có cơ hội trở về nhà với các con, Adelita từ trần ngày 29 tháng 11.


Buồn hơn là chỉ vài tiếng sau tang lễ của Adelita, Nicolas cũng qua đời ở bệnh viện Spectrum Health Butterworth Hospital.


blank

            Nicolas Trevino (1985-2020) and Adelita Trevino (1981-2020) - Courtesy of CNN


Hai chị em để lại 11 đứa con mồ côi, trong đó chỉ có hai em trên 18 tuổi.

Một trang Go Fund Me được lập ra để có tiền lo tang lễ của cả hai chị em. Là những người tự trọng, khi số tiền hiến tặng lên đến $28,244, nhiều hơn chi phí tang lễ cho cả hai chị em, trang Go Fund Me được đóng lại với lời cảm ơn chân thành từ 11 em bé vừa mồ côi vì đại dịch cúm Tàu.


Chị của họ, bà Jesula Vela đã kể lại mất mát đau đớn của gia đình bà trong tháng 11 để mong tất cả mọi người nghĩ lại nếu họ dự định thăm viếng gia đình trong mùa lễ cuối năm.

Bà nói: "Cuộc đời của các em tôi bị cắt đứt khi chưa đầy 40 tuổi vì Coronavirus. Mang khẩu trang chỉ là tạm thời, rồi có lúc sẽ không còn phải mang facemask, nhưng khi bạn mất người thân, đó là một mất mát không bao giờ tìm lại được"


***


Thứ tư 23 tháng 12


Cựu Thống đốc tiểu bang Louisiana Bobby Jindal đã thấy ước mơ được phục vụ cho xã hội của Luke Letlow  qua con đường của một chính trị gia khi anh còn là một sinh viên làm việc thiện nguyện cho văn phòng của Thống đốc. Anh sinh viên trẻ đã say mê nói về ước vọng trở thành một công chức (public servant) của mình. 


Luke là thế hệ thứ 9 của một gia đình ở Louisiana làm công chức. Trong mắt của anh, phải làm hết sức để tiểu bang miền Nam được trù phú, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân mỗi lúc được nâng cao. 


Sau khi làm thiện nguyện cho văn phòng Thống đốc Louisiana thời sinh viên, Luke là Chánh Văn Phòng(chief of staff) của Dân biểu Liên bang Ralph Abraham trong nhiều năm dài. Năm nay, khi nhiệm kỳ của ông chấm dứt, ông Abraham không tái tranh cử. 


Bước vào tuổi 40, với đầy đủ chín chắn, và kinh nghiệm chính trường học được khi làm cho văn phòng của dân biểu, Luke Letlow mạnh dạn ra tranh cử thay vị trí của ông Abraham. Nên ngay lần đầu ra tranh cử, Luke đã thành công, đánh bại được đối thủ là đương kim Dân biểu của Tiểu bang Louisiana Lance Harris ở vòng bỏ phiếu thứ hai (run off) ngày 5 tháng 12.


Có lẽ trong quá trình vận động tranh cử, phải tiếp xúc với rất nhiều cử tri, dù rất thận trọng, Luke có COVID test positive ngày 18 tháng 12.

Tưởng là chỉ phải tự cách ly ở nhà hai tuần, sức khỏe sẽ khá hơn. Không ngờ, tình hình xấu hơn nhanh chóng, Luke phải vào bệnh viện St. Francis Hospital ở Monroe, LA. 

Ngày 23 tháng 12, văn phòng vị Dân biểu Liên bang vừa đắc cử cho biết Luke đã được chuyển đến LSU Health Shreveport Academic Medical Center


Vì bệnh nhân COVID Luke Letlow là một Dân biểu Liên bang trẻ vừa đắc cử nên đích thân Bác sĩ G.E. Ghali, khoa trưởng Y khoa của LSU Health Shreveport ra thông báo "Luke đang ở trong tình trạng ổn định trong ICU sau khi đã được điều trị bằng Remdesivir và steroids"


Người dân ở District 5, Louisiana, đặc biệt là những ủng hộ viên của Luke chưa kịp mừng thì chiều ngày gần cuối năm, chỉ sau sinh nhật 41 vài ngày, Dân biểu Liên bang vừa đắc cử Luke Letlow đã từ trần vì những biến chứng bất ngờ của COVID-19.


Coronavirus đã lấy đi một chính trị gia đang lên của Louisiana, lấy đi chồng, và cha của hai đứa con còn rất nhỏ của Luke.


blank

Congressman Elect, Luke Letlow (1979—2020)- Courtesy of the Letlow family


Cuối năm 2020, thay vì tự chuẩn bị hành trang bay đến Washington DC nhận văn phòng Quốc hội, nơi ông sẽ phục vụ người Mỹ và Louisiana ít nhất là đến cuối năm 2022, Luke Letlow đã vĩnh biệt đời sống. Gia đình và các ủng hộ viên của Luke đang chuẩn bị tang lễ cho ông.


Hẳn là ở buổi lễ tuyên thệ cho các Dân biểu Liên bang vừa đắc cử vào ngày Chủ nhật đầu năm 2021, ngày 3 tháng 1 ở Capitol Hill, các đồng viện của ông sẽ dành một phút tưởng niệm Luke Letlow, một người có cả tấm lòng và tài năng đã bị đại dịch cúm Vũ Hán đánh cắp cuộc đời ở tuổi 41.

Mong Luke Letlow bình yên ở thế giới bên kia, nơi không còn bất công để ông phải nhọc lòng đấu tranh giúp cuộc đời tốt đẹp hơn.


***



Thứ năm 24 tháng 12


Với 114 gia đình ở Gulf Breeze, Florida năm nay, ông già Noel không ngồi trong một chiếc xe gỗ chở đầy đồ chơi do mấy con tuần lộc kéo, mà Santa Claus của họ tóc cũng bạc trắng nhưng lái một chiếc xe pickup truck.


Ba mươi bảy năm trước, ông Mike Esmond đã từng phải chịu đựng cảnh túng thiếu, phải dè xẻn từng đồng tiền ít ỏi còn lại, quyết định hóa đơn nào quan trọng hơn cần phải trả. Ở Florida, một tiểu bang ven biển ở Đông Nam của Mỹ,  khí hậu ấm áp hầu như quanh năm, ông quyết định không trả tiền gaz (cho nước nóng). Nhưng đó là một quyết định sai lầm, giáng sinh năm 1983, Florida có một đợt lạnh khác thường, nhiệt độ xuống thấp đến 6 độ F(âm 14 độ C), lạnh nhất trong lịch sử của Florida.Tất cả nước trong nhà biến thành nước đá. Gia đình ông không có nước nóng vì không trả tiền nợ quá hạn. 


Ông bà và ba cô con gái nhỏ đã trải qua một mùa đông không có nước nóng vào mùa lễ lạc cuối năm. Cả gia đình phải sưởi ấm bằng một cái máy sưởi ấm nhỏ cho cá nhân, và phải dùng lò nấu ăn để đun nước nóng. Do vậy, những năm gần đây, khá giả hơn, ông thường đến thành phố trả tiền giùm cho những người còn nợ tiền gas, tiền điện vào mỗi mùa đông.


Năm ngoái, ông chỉ phải trả $4,600 cho 36 gia đình đang thiếu nợ Thành phố tiền gas, hay tiền điện. Năm nay, vì ảnh hưởng của đại dịch, hoàn cảnh kinh tế khó khăn hơn, có đến 114 gia đình ở Gulf Breeze nợ tiền gas, điện vài tháng có nguy cơ bị cắt nước nóng, và cả điện, ông Mike trả giùm cho họ tổng cộng $7,615.


Vào ngày 24 năm nay, thay vì nhận được một "final notice" từ thành phố về ngày bị khóa nước nóng, hay cắt điện, 114 gia đình ở Gulf Breeze, Florida  tìm thấy trong hộp thư nhà mình  một Christmas Card từ Thành phố với ghi chú:


"Hóa đơn quá hạn hơn 60 ngày của quý vị đã được thanh toán bởi Gulf Breeze Pool & Spas. Quý vị có thể vui hơn một chút trong mùa lễ năm nay khi biết  một hóa đơn trong đống bills của quý vị đã được thanh toán đầy đủ. Merry Christmas and Happy New Year".


Một trong những người nhận được thông báo này là Kimberly Haywood. Chồng của cô vừa bị mất việc từ một nhà hàng vừa đóng cửa vĩnh viễn vì đại dịch cúm Tàu. Cô rất vui mừng đáng lẽ tất tả chạy đi trả hai tháng tiền gas còn thiếu, cô sẽ dùng tiền này để mua quà cho hai đứa con trai còn nhỏ.


blank

                                      Veteran Mike Esmond  - Courtesy of nytimes.com      


Mike Esmond là một cựu chiến binh, ông là chủ của Gulf Breeze Pool and Spas. Cũng như tất cả mọi ngành nghề khác, cơ sở kinh doanh của ông cũng gặp khó khăn nhưng ông hiểu có những gia đình cả hai vợ chồng đều mất việc vì đại dịch, sự túng thiếu đôi khi vượt qua sức chịu đựng của họ. Nhiều người không may, vừa mất việc, vừa mất người thân, nên ông chỉ  giúp họ giảm bớt một phần lo toan.


Ông già Noel từ Gulf Breeze có thật hàng năm, cũng nhân từ và thầm lặng như Santa Claus từ North Pole trong huyền thoại.


***



Thứ sáu 25 tháng 12



Không biết một trăm năm trước, cúm Tây Ban Nha có tàn phá kinh tế toàn cầu như hiện tại? Và không biết tiền nhân đã có một hay hai "giáng sinh buồn" như Christmas 2020?


Noel năm 2020,  màu trắng và màu xám có vẻ muốn lấn át những dây đèn đủ màu trang hoàng giáng sinh. Người ta có một “giáng sinh nội tâm” với những người thân sống cùng nhà. Nhiều khi nhờ vậy, có nhiều lời cầu nguyện cho đại dịch chóng qua đi, cả Coronavirus (Sars-Cov-2) lẫn biến thể của nó (coronavirus strain B.1.1.7) sớm bị vô hiệu hóa.

 

Trong lúc nhân loại, đặc biệt là các nước tự do Tây phương, tất bật phân phối những đợt thuốc chủng ngừa đầu tiên (từ Pfizer/BioNTech và Moderna đều của Mỹ) đang ăn mừng lễ Giáng sinh, thì Tàu lặng lẽ đưa Zhang Zhan, người đã viết những bài tường thuật đầu tiên về tình hình thực tế của Vũ Hán (cho thấy đại dịch đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày ở Vũ Hán, từ các bệnh viện hoạt động hết công suất đến những đường phố im lìm như bãi tha ma) ra xử trong một phiên tòa bất ngờ và cấp tốc kéo dài chưa đến 3 tiếng đồng hồ. Phiên tòa xảy ra chỉ vài tuần trước khi một phái đoàn các chuyên viên của WHO (World Health Organization) đến Vũ Hán điều tra "cội nguồn" của đại dịch COVID-19.


Luật sư bào chữa của cô Zhang đã cho rằng:


 "Phiên tòa thật bất ngờ, có lẽ đã được sắp xếp đúng vào dịp lễ hội ở các nước phương Tây" ("The pronouncement of sentence in court was quite rare and unexpected. It has something to do with the holiday timing in the West.")


Như khuôn mẫu của các phiên tòa của các nước Cộng sản, các ký giả và những người ủng hộ Zhang không được phép vào dự phiên tòa. 


blank

Zhang Zhan (before jail time) - Courtesy of cbsnews.com


Zhang Zhan, nguyên là một luật sư, một ký giả, đã viết tường thuật và post hàng chục video minh họa mức độ nghiêm trọng của đợt bùng phát COVID-19 ở Vũ Hán trên các trang mạng xã hội từ cuối năm 2019. Cô bị bắt vào tháng 5 năm 2020 chỉ vì tội nói lên sự thật, một sự thật mà  cả chính quyền Vũ Hán, lẫn chính quyền China muốn bưng bít. 

Zhang đã viết "Cách thức quản lý thành phố này của chính phủ chỉ là sự đe dọa và đe dọa. Đây thực sự là thảm kịch của đất nước này."


Để phản đối việc bị bắt chỉ vì nói lên sự thật, Zhang đã tuyệt thực trong tù kể từ tháng 6. Không muốn cô chết, cũng không muốn thả cô, chính quyền Trung cộng đổ thức ăn lỏng qua một ống dẫn thức ăn, và trói tay cô suốt 24 tiếng mỗi ngày để cô không thể phá hỏng ống dẫn thức ăn. Kết quả là Zhang mất đi 20kg (44 lbs) kể từ khi bị bắt vào tháng 5. Ngày ra tòa, cô rất yếu, phải ngồi trong xe lăn. 


Ngoài Zhang Zhan, còn có ba người Trung Hoa khác cũng bị chính quyền Tàu cộng gây khó khăn khi họ viết về đại dịch COVID-19 bùng phát ở thành phố Wuhan, miền Trung của China vào cuối năm 2019. Ký giả Chen Qiushi bị "mất tích" trong tháng hai. Cùng lúc nhà báo Li Zehua và Fang Bin (một người dân Vũ Hán) cũng bị bắt giữ vì "tung tin không xác tín và gây rắc rối". Hai người này đã được phóng thích vào tháng 4 sau hai tháng ở tù chỉ vì cập nhật những tin tức xảy ra ở Vũ Hán khi đại dịch bắt đầu


Zhang Zhan bị kết án 4 năm tù chỉ vì phổ biến sự thật, một sự thật chính quyền muốn bưng bít. Cô sợ là mình sẽ chết trong tù.


Cầu mong Zhang sẽ được các nước tự do phương Tây can thiệp, và sẽ có cơ hội kể lại chi tiết những ngày đen tối của mình.


Như độc giả Việt Nam đã được đọc các hồi ký "học tập cải tạo": "Đáy Địa Ngục" của Nhà Văn (cựu Đại Tá QLVNCH) Tạ Tỵ (1922-2004) , hay "Đại Học Máu" của Nhà Văn Hà Thúc Sinh (cựu Trung Úy QLVNCH Phạm Vĩnh Xuân).


Và độc giả khắp thế giới đã hiểu rất rõ bản chất của chủ nghĩa Cộng Sản qua "Tầng Đầu Địa Ngục" với ngòi bút tài hoa của người đoạt giải Nobel văn chương năm 1970, Nhà Văn người Nga, Aleksandr Solzhenitsyn (1918-2008)

 

***



Thứ bảy 26 tháng 12


Có một câu lạc bộ không thu lệ phí, nhưng đem lại một niềm vui tinh thần cho tất cả các thành viên, giúp họ lạc quan vượt qua mọi trở ngại của cuộc đời, nhưng không ai muốn mình trở thành thành viên của CLB này.  Đó là "Young Widows and Widowers of Covid-19"


Câu lạc bộ này được lập bởi Pamela Addison, 37 tuổi. Trước đại dịch cúm Tàu, Pamela có một gia đình hạnh phúc cùng chồng và hai con.

Chồng của Pamela là Martin Addison, 44, là speech pathologist. Trong một lần xem xét, giám định khả năng nuốt ở cổ họng một bệnh nhân trong bệnh viện, Martin bị nhiễm cúm Vũ Hán. 

Martin tự điều trị, và tự cách ly ở nhà 14 ngày. Không may, bệnh càng lúc càng trở nặng. Thấy chồng thở rất khó khăn, Pamela gọi xe cấp cứu đưa anh vào bệnh viện, nơi anh là một chuyên viên y tế. 


Một tay bồng con trai mới 6 tháng, một tay dắt con gái 2 tuổi, Pamela dõi mắt nhìn theo chiếc xe cấp cứu mở đèn chở Martin xa dần. Tuy hơi lo, nhưng Pamela tin chồng mình mới 44 tuổi, không có bệnh mãn tính, rất khỏe mạnh sẽ bình an trở về với gia đình. 

Không như Pamela hy vọng, chồng cô mãi mãi không về, vĩnh viễn ra đi vào cuối tháng 4, sau 26 ngày nằm bệnh viện.


Một mình chịu đựng mất mát không cùng, cả tinh thần lẫn vật chất. Mỗi lần bé gái hai tuổi hỏi “khi nào ba về nhà”, và nghĩ đến bé trai vừa 6 tháng đã bị Coronavirus cướp mất cha, sẽ chỉ có thể biết mặt cha qua hình ảnh, Pamela tưởng chừng mình không thể đứng vững.

 Nhất là trong thời đại dịch, mọi người đều chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết, Pamela không tiếp xúc với ai ngoài hai đứa con thơ chưa đủ khôn để biết mình đã mất cha vì COVID-19.


Pamela quyết định tìm những người đồng cảnh ngộ để có thể hỗ trợ tinh thần, và nghị lực cho nhau để đứng vững một mình nuôi con. Thế là "Young Widows and Widowers of Covid-19" (Những người trẻ góa bụa vì COVID-19) ra đời vào ngày 7 tháng 11 năm 2020 


Không đầy hai tháng sau, câu lạc bộ có 84 thành viên ở khắp các tiểu bang của Mỹ, có cả những thành viên ở xa tận bên Anh. Họ nâng đỡ tinh thần nhau rất có hiệu quả vì cùng cảnh ngộ nên hiểu những vất vả, khó khăn. Thỉnh thoảng họ vẫn gặp nhau qua Zoom, và dự định sẽ gặp mặt nhau sau khi đã được chủng ngừa COVID-19. 

Họ có một trang Facebook, do Pamela Addison, và Kristina Scorpo, 33 tuổi có hai con trai 5 tuổi, và 15 tháng phụ trách, cũng mất chồng và cha vì đại dịch cúm Tàu.


https://www.facebook.com/groups/1133919347020995/


blank


Ở bên kia Đại Tây Dương, Emma Charlesworth, 39 tuổi ở Kent, England cũng vừa tham gia câu lạc bộ những ông cha, bà mẹ trẻ nuôi con một mình, vì góa bụa do đại dịch. Họ ở khắp nơi, hoàn cảnh và tuổi tác khác nhau, nhưng nỗi đau tinh thần, và cả vật chất thì rất giống nhau.


Những thành viên của "Young Widows and Widowers of Covid-19"  đã nương tựa  vào nhau để vững vàng tinh thần nuôi con một mình trong muôn vàn khó khăn do đại dịch gây ra với gia đình, và xã hội.



***


Chủ Nhật 27 tháng 12


Trước đại dịch, cô bé Bella, 19 tuổi là một học sinh lớp 10 ở Mombasa, Kenya. Cô là một học sinh giỏi môn Sử Địa ở trong lớp. Giờ ra chơi, Bella thường chơi ping pong với các bạn cùng trường. Rồi đại dịch bắt nguồn từ Vũ Hán (China) đến Kenya (một quốc gia ở phía Đông Châu Phi) vào tháng 3, tất cả các trường học đóng cửa, thành phố bị lockdown để tránh đại dịch lây lan. 


Đại dịch ảnh hưởng đến tất cả mọi người từ lớn đến nhỏ, mọi quốc gia từ giàu đến nghèo. Bella không biết ở  các nơi khác, hậu quả do đại dịch lây ra như thế nào. Nhưng ở cái xóm ổ chuột nghèo nàn, chỉ có mỗi một vòi nước công cộng như nơi cô ở, đại dịch cúm Tàu đúng là một cơn bão lốc cuốn đi mọi thứ , kể cả cuộc sống dù nghèo nhưng cô vẫn được đi học. Có lẽ người dân ở cái xóm ổ chuột này sẽ chết vì đói trước khi chết vì Coronavirus .


Bà mẹ và sáu đứa trẻ sống trong một cái nhà nhỏ nghèo nàn chỉ có một phòng trong xóm máy nước nghèo nàn ở Mombasa, Kenya.

Thu nhập rất ít nhưng ổn định từ gánh hàng rau cải của mẹ cô cũng bị đại dịch cuốn trôi. Bella phải đi giặt đồ thuê mỗi ngày để phụ Mẹ nuôi tổng cộng bảy miệng ăn gồm mẹ, Bella, ba đứa em của Bella, và hai đứa em họ.


Một hôm, có một ông khách hàng đã già, đề nghị trả Bella 1,500 shillings (USD$13) để mua "chữ trinh đáng giá ngàn vàng" của Bella. Cô bé nghèo không biết giá trị đồng tiền, chỉ thấy số tiền đó gấp ba lần số tiền cô giặt đồ cho ông ta. Nghĩ đến mấy đứa em nheo nhóc bữa đói, bữa no, cô đồng ý.


Tối hôm đó, cả nhà ăn một bữa ăn đầy đủ, “sang trọng” hơn cả trước thời đại dịch. Nhưng hậu quả đáng buồn là Bella có thai. Cô bị mẹ đánh một trận thừa sống thiếu chết khi biết cô có thai.


blank


Tháng giêng năm 2021, chỉ còn vài tuần nữa là trường học ở Kenya mở cửa lại, nhưng Bella thì mãi mãi chẳng còn được trở lại trường lớp. Vì cô sắp trở thành một bà mẹ đơn thân khi mới vừa 19 tuổi.


Đại dịch COVID-19 không lấy đi người thân của Bella, nhưng đã cướp đi tuổi trẻ, tương lai của cô nữ sinh 19 tuổi, và đẩy cô vào cuộc đời nghèo khó, cơ cực giống như con đường mẹ cô đang đi...


Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu năm 2021



28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20830)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 21953)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18496)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16602)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.
28 Tháng Tám 201612:51 SA(Xem: 17925)
Cho em thuê bờ vai... Những đêm buồn say khướt. Cứ kệ em sướt mướt .! Lệ thấm ướt vai đầy... Cho em thuê tình anh. Những đêm trời bão nổi. Phần phật mái hiên ngoài. Gió lùa cơn lốc xoáy.
26 Tháng Tám 201610:36 CH(Xem: 18782)
Sáng nay, lành lạnh gió thu về Mây trắng lưng trời kéo lê thê Trăng gió ân tình... sương đẫm ướt Ngây tình lưu luyến không chịu về
26 Tháng Tám 201610:32 CH(Xem: 20227)
Có người vợ và con thơ bé nhỏ Chờ anh về để nối lại bờ vui Ngày đoàn viên người lính trẻ tươi cười Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Tàu về bến.
24 Tháng Tám 201610:49 CH(Xem: 18607)
Nhớ về tháng bảy mưa rơi Vu Lan vắng mẹ cõi đời quạnh hiu Buồn nghe chim vịt kêu chiều Vàng đôi mắt nhớ nắng xiêu lòng buồn.
24 Tháng Tám 201610:20 CH(Xem: 18953)
Gặp nhau chia sẻ bao điều, Khổ đau, hạnh phúc xế chiều dần qua. Bạn đi bỏ lại mình Ta, Vu Lan nhớ Bạn, dâng hoa, hóa vàng.
24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18574)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
20 Tháng Tám 201612:26 SA(Xem: 38701)
Chút nắng mật ong đùa reo trên lá Bảo mùa thu đang hối hả quay về Kịp thấy loạt lá vàng rơi kín ngã Kịp nhìn mây chiều rờm rợp sơn khê.
20 Tháng Tám 201612:22 SA(Xem: 19684)
Con tìm mãi không nguôi bóng mẹ ngoài sân Trong đêm mưa đầy, trăng buồn đi mất Mẹ không trăng mà lòng trăng vằng vặc Mẹ không nguồn mà biển cả bao dung
19 Tháng Tám 201611:24 CH(Xem: 15494)
Ngày Lễ Vu Lan, con quỳ dưới Phật Đài. Tâm thành con nguyện Đức Phật Từ Bi, gia hộ cho hai người mẹ mà con tôn kính nhất .
19 Tháng Tám 20162:13 CH(Xem: 19738)
Vu Lan Bồn, chuyện cũ, tích xưa Buồn, vui mấy mùa với nắng mưa Ơn nghĩa sanh thành sao nặng trĩu! Thương nhớ Mẹ Cha, mấy cho vừa...!
17 Tháng Tám 20162:26 CH(Xem: 19744)
Trăng in bóng nước soi vằn vặt Rọi chiếu hồn con một chữ TÂM Thương Mẹ dấu yêu chiều bóng khuất Tìm đâu hơi ấm chỗ Mẹ nằm.
17 Tháng Tám 20162:19 CH(Xem: 22251)
Đêm nay khóc để vơi sầu, Tình mình lịm tắt theo màu thời gian. Bạn hiền giờ đã mê man, Suốt đêm không ngủ, ly tan đâu ngờ.
17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18101)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
17 Tháng Tám 20161:41 SA(Xem: 10843)
Một ngày vui không thể nào quên, cũng như niềm vui của 2 gia đình vừa kết nghĩa thông gia. Và sẽ còn những cuộc vui tiếp nối.
16 Tháng Tám 20161:16 CH(Xem: 20164)
Em chợt đến tưởng chừng như cổ tích Liếc nhìn anh giọng phụng phịu vô cùng
15 Tháng Tám 20162:11 CH(Xem: 17896)
Lòng Mẹ sáng soi tựa trăng rằm Khi con quỳ xuống khấn lâm râm Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Mẹ được siêu sinh cõi vĩnh hằng.
12 Tháng Tám 201610:51 CH(Xem: 15485)
Đại nhạc hội "Cám ơn Anh người thương phế binh VNCH" kỳ 10 đã kết thúc vào ngày chủ nhật . Một ngày chủ nhật đẹp trời.
12 Tháng Tám 201611:48 SA(Xem: 23346)
Chiều nay gió thổi hây hây, Bên dòng sông vắng, nhớ ngày ấu thơ. Đi tìm về kỷ niệm xưa, Dòng sông năm cũ xa mờ còn đâu!
12 Tháng Tám 201611:42 SA(Xem: 20214)
Nắng, nắng ơi! hong khô mù sương phủ Trên đầu cây ngọn cỏ bước người qua Đừng vương lại chút gì dù thật nhỏ Tình xưa rồi ...Thôi cứ vậy mà xa.
12 Tháng Tám 201611:35 SA(Xem: 34041)
Hoa Xuyến Chi bây giờ ở đâu? Có còn khoe sắc dưới trăng sầu?! Có còn e ấp cành hoa nhỏ? Trông mãi người xa những canh thâu!
12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21902)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
12 Tháng Tám 20169:59 SA(Xem: 20038)
Những ngày cuối đông Oregon … buồn như một khúc kinh cầu. bầu trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu, tưởng chừng như muốn đổ ập xuống,
12 Tháng Tám 20162:25 SA(Xem: 19494)
Trường xưa sừng sững tường rêu. Phượng hồng râm mát dấu xưa yêu kiều. him xa mỏi cánh chiều chiều. Ngận nga tiêng vọng mỹ miều âm vang
12 Tháng Tám 20162:15 SA(Xem: 20761)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Vọng Vu Lan" sáng tác Thanh Tâm Hoài--Bảo Yến trình bày Mẹ Tôi sáng tác Nhị Hà--Giao Linh trình bày
11 Tháng Tám 201610:22 CH(Xem: 22553)
Thời nghịch ngợm thuở biết yêu. Tan trường từng bước liêu xiêu ven đường Ngụm cà phê đắng lạ thường Lại nhe thoang thoan mùi hương ngọt ngào
11 Tháng Tám 201610:10 CH(Xem: 20180)
Vì Sao Lẻ Loi Nhạc: Phạm Chinh Đông với 24 bài hát do nhiều ca sĩ thể hiện.
07 Tháng Tám 201611:01 CH(Xem: 22022)
thở ra * trời. đất bao la. mùa đông qua đang lặng lẽ, trở về. chiếc lá kia. rồi sẽ… một ngày chôn vùi trong tuyết trắng mênh mông…
06 Tháng Tám 201610:31 CH(Xem: 20315)
Một khoảng trời xanh thật dễ thương Có chùm hoa mướp ngạt ngào hương Xôn xao nắng lụa cài trên tóc Ngơ ngác bồ câu lạc cuối vườn
06 Tháng Tám 20169:42 CH(Xem: 21048)
Rồi một bữa anh thì thầm hỏi "nhỏ" Cớ vì sao em thích "lụa Hà Đông" * Bên ni nào có nắng Hạ Sài Gòn Hay vì chỉ "ai" nhìn đam mê đó?
05 Tháng Tám 20164:58 CH(Xem: 16341)
Cầu mong bạn bè được mạnh khỏe để đến với nhau khi tuổi thời gian lần đi xuống, mặt trời từ từ khuất sau rặng núi cuộc đời.
05 Tháng Tám 20161:54 CH(Xem: 19003)
Thiệt tình mà nói, tui thấy mình cũng không giống ai. Già rồi mà còn mê bóng đá. Mà đâu phải coi ăn theo ông chồng đâu. Tui mê rồi ngồi coi mình ên mới chết.
05 Tháng Tám 20161:25 CH(Xem: 25132)
Tôi vẫn còn em Đà Lạt những nhớ nhung Chiều đi chiều đến gió mênh mông Yêu em bạt ngàn xanh rừng núi Muôn thuở xinh tươi những nụ hồng
04 Tháng Tám 20163:14 CH(Xem: 17465)
Người lính VNCH ơi! có bao giờ anh khóc Khi nhớ về những người bạn thương binh Khập khểnh bước vào cánh cửa điêu linh Thân tàn tật, thuốc men không có.
04 Tháng Tám 201612:46 CH(Xem: 21101)
Vầng trăng ai nở chia đôi Nửa bên gối chiếc nửa soi tình sầu Trời làm tháng bảy mưa ngâu Làm sao anh bắc nhịp cầu bên em...
04 Tháng Tám 201612:24 CH(Xem: 17193)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
02 Tháng Tám 201612:40 SA(Xem: 20313)
Ngoài kia, mùa hè vẫn đang chín muồi. Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
01 Tháng Tám 20169:38 SA(Xem: 23023)
Nếu ngày mai tới vùng xa lắm Cởi gánh đời nặng nhọc trên vai Chắp cho lòng cánh bay thăm thẳm Rồi hóa thành mây trắng bay bay.
31 Tháng Bảy 201610:13 CH(Xem: 13818)
Hội ngộ Ngô Quyền như một lời réo gọi, những đứa con xưa tìm lối quay về, được đến với Thầy Cô và bạn bè là cả bao niềm hạnh phúc
31 Tháng Bảy 20167:09 SA(Xem: 18031)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
30 Tháng Bảy 20169:44 SA(Xem: 20354)
Ơi hãy quên, Rằng ta vẫn hoài mơ ước, Rằng đường ta đi chẳng có bóng che, Rằng bóng mát có ở cuối con đường?
29 Tháng Bảy 201611:03 CH(Xem: 21026)
Ta về quét lá sân trường Nhìn theo lá rụng lòng buồn bấy nhiêu Cổng trường vắng lặng đìu hiu Phượng hồng rã cánh gợi nhiều nhớ nhung.
29 Tháng Bảy 201610:58 CH(Xem: 22247)
Chiều nay em gửi vào cho chị Cây chuối xanh trồng ở sau vườn Cây chuối thân thương, hình ảnh quê hương Đã sống lại và trổ hoa, kết trái
28 Tháng Bảy 201611:16 CH(Xem: 19735)
Xe chạy qua cầu nghe rầm rì sóng vỗ xanh trời cù lao Phố thấp thoáng rặng cây xanh mây chẳng muốn trôi nhanh ghé đầu qua khung cửa...
28 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19325)
Trời đêm đã mọc sao Mai Ngủ đi, sao Mẹ thức hoài đêm thâu Thức chi đêm lụn dầu hao Khuya rồi, Mẹ thức càng lâu càng buồn!
28 Tháng Bảy 201610:46 CH(Xem: 19424)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
27 Tháng Bảy 20168:03 SA(Xem: 20044)
Ban tổ chức sau buổi họp đầu tiên đã quyết định giao phần văn nghệ ngày đại hội chính thức cho Lam và Mai, đôi uyên ương có đôi chân vàng và giọng hát ngọt ngào đầy sức sống
24 Tháng Bảy 20167:46 CH(Xem: 20401)
Từ giã bạn bè trở về nhà sau mấy ngày tham dự Hội ngộ Ngô Quyền, tôi mang theo câu hát " Rồi mai đây khi mình xa nhau vẫn nhớ nhau hoài ...
24 Tháng Bảy 20167:46 SA(Xem: 31423)
Hái bông hoa xuyến chi người bỏ lại Trong vườn hoang xưa cỏ dại ngập đường Gió lay lay vòm xuyến chi thơ dại Bé bỏng thơ ngây nở trắng góc vườn.
23 Tháng Bảy 20169:11 CH(Xem: 32276)
Các Em hợp lực cùng nhau, Kề vai gánh vác trước sau một lòng. Thầy Cô, bè bạn chờ mong, Tám ngày Đại Hội "Vô Song" kỳ này.
23 Tháng Bảy 20168:02 SA(Xem: 23759)
Dõi nhìn cây phượng trường ta, Bóng cò tô những cành hoa thêm màu, Cuộc đời dễ mấy ai đâu! Thương đàn cò trắng gửi câu: Thank you.
23 Tháng Bảy 20167:08 SA(Xem: 22777)
Viết cho em tình thư tháng bảy Kể chuyện về Chức Nữ-Ngưu Lang Có tiên nương dệt lụa tơ vàng Yêu say đắm chàng Ngưu tiên giới.
23 Tháng Bảy 20166:54 SA(Xem: 11191)
Thướt tha áo trắng, tóc buông dài Như đàn bướm tung tăng bay lượn Giữ mãi Ngô Quyền trong tâm tưởng Tình Thầy Cô, bạn hữu lúc sum vầy...
23 Tháng Bảy 20166:47 SA(Xem: 10542)
Thoắt cái thời gian 48 năm Bạn xưa còn mất vẫn biệt tăm Chiều nay nhìn lại hình xưa ấy Nhớ bạn nhớ trường ở xa xăm
23 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 11941)
Tựa đề: TRẢ ĐỜI CHO NHAU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Ca Sĩ: Khánh Minh
21 Tháng Bảy 20161:16 CH(Xem: 15775)
Bao giờ Hằng Nga về lại trăng? Để thăm chú Cuội chốn cung Hằng Thương nhớ đang chờ gốc đa đó Buồn nầy Hằng Nga có biết chăng?
21 Tháng Bảy 20161:09 CH(Xem: 10134)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
16 Tháng Bảy 20161:55 SA(Xem: 16799)
Các bạn có đồng ý với tôi là ngày hội ngộ NQ đã thành công vượt bực không?. Tôi ra về trong lòng mang theo niềm hân hoan và một chút tò mò.
15 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19302)
Em đứng bên cô ngày vui hội ngộ Mái tóc bạc phơ thương quá là thương Bàn tay cô đặt lên em nhè nhẹ Bàn tay mềm, một thuở bụi phấn vương
15 Tháng Bảy 20162:53 CH(Xem: 18574)
Gởi lại Grand Canyon, bóng chiều tà Đã đưa hồn ta du lãng xa Từng lớp chồng nhau màu đủ sắc Từ giã ra về sao mãi thiết tha
15 Tháng Bảy 20162:46 CH(Xem: 11717)
Về đây chung một mái nhà, Nhớ về trường cũ, Biên Hòa ngày xưa. Những tà áo trắng sớm trưa, Thướt tha đến lớp, nắng mưa sá gì.
15 Tháng Bảy 20162:29 CH(Xem: 28792)
Căn nhà ngoại ô buổi chiều Chiếc bánh sinh nhật, nâng niu tặng Thầy Mừng Thầy thượng thọ bát tuần Chúc Thầy sức khỏe, tinh thần lạc quan...
15 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 20153)
Muốn giữ lại sau chặng dài xa cách Nghĩa cô thầy,tình bè bạn thiên thu Cũng muốn nhặt trong cung trầm nhịp phách Những ngọt ngào bài giảng tựa lời ru.
15 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 18836)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
15 Tháng Bảy 20168:36 SA(Xem: 26770)
Bụi mờ đôi mắt đỏ Tiễn nhau nơi phi trường Anh dặm dài sương gió Viết bài thơ tình buồn Em hỡi, còn yêu thương...
13 Tháng Bảy 20169:03 SA(Xem: 21729)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
12 Tháng Bảy 20169:35 CH(Xem: 24046)
Còn gì cho nhau trước lúc chia tay Buồn lên đôi mắt, nhớ từng ngày Giờ phút phân kỳ ai không đã ... Ngậm ngùi ... đâu biết chuyện ngày mai
12 Tháng Bảy 20169:36 SA(Xem: 12908)
Sau chuyến đi vui vẻ thân thiết với các em, tâm tình nầy tôi muốn gởi đến các em có học hay không học với tôi.
09 Tháng Bảy 201610:44 CH(Xem: 20540)
Bài viết này con muốn nói lên sự cảm ơn và lòng cảm xúc của con đối với ngày Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 năm Ngô Quyền vừa qua.
09 Tháng Bảy 20161:08 SA(Xem: 17569)
Cám ơn thầy cô và các bạn đã dành cho tôi nhiều thương mến. Tình cảm này tôi sẽ trân trọng không bao giờ quên.
09 Tháng Bảy 201612:27 SA(Xem: 20264)
Xin chào đại hội vui đông Ngô Quyền ngày cũ phượng hồng xôn xao Gửi anh chị một lời chào Nhớ nhau xin hẹn viết vào trang thơ
08 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 21411)
Thật cảm động 1 bài thơ của chs Ngô Quyền Khóa 7 từ VN gửi sang Hình như ai hát "Ướt mi "... ghẹo mình.
08 Tháng Bảy 20161:43 CH(Xem: 20493)
Dẫu đã biết tình mình thành cổ tích Sao cứ mãi tìm trên lối cỏ quen Còn giấu gì trong mênh mông u tịch Chút thiên đường yêu dấu chẳng đành quên.
08 Tháng Bảy 20162:31 SA(Xem: 20049)
Thầy Hoài áo đỏ như tân. Ai ngờ thầy đã cửu tuần rồi đây. Bát tuần nhiều lắm cô, thầy Học trò chúc thọ sum vầy thật vui
08 Tháng Bảy 201612:40 SA(Xem: 18605)
Bè bạn ngày xưa tìm lại được Đất gào thương nhớ gọi tên nhau Đã biết trùng phùng không nói trước Thương yêu như mạch suối tuôn trào.
02 Tháng Bảy 20161:34 SA(Xem: 21299)
nụ cười thường chóng vội tan khổ đau kia mãi ngân vang một đời... thềm xưa có cánh hoa rơi vườn xưa còn đó một người ngóng trông.
02 Tháng Bảy 20161:17 SA(Xem: 18555)
Thầy trò gặp nhau nhắc chuyện xưa Bốn lăm năm qua nhiều nắng mưa Tóc Thầy bạc trắng, trò cũng trắng Cạn ly tâm sự, có đâu thừa...
01 Tháng Bảy 201611:13 CH(Xem: 20568)
Tuổi xanh ngày cũ qua mau, Mừng vui lại được gặp nhau nơi này. Bên nhau vui sống đôi ngày, Ngô Quyền yêu dấu cùng Thầy, Cô yêu.
01 Tháng Bảy 201612:52 CH(Xem: 20081)
Thầy ơi, cạn chén tương giao Cô ơi, nhắp chút hồng đào kính dâng Bạn ơi, xích lại thật gần Mai còn gặp gỡ chiều phân nắng ngày...
01 Tháng Bảy 201610:15 SA(Xem: 22400)
Một ngày bình thường có hai mươi bốn giờ Em nhớ anh nên thấy còn thiếu lắm Gom góp từng giây thời gian đi chậm Dành dụm từng giờ ngày lại qua nhanh
01 Tháng Bảy 20164:43 SA(Xem: 15525)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
01 Tháng Bảy 20162:48 SA(Xem: 20694)
Một chiều tôi bước qua trường cũ Trắng xóa mây ngàn áo mộng xưa Tình bay ngàn cánh trời hoa phượng Để bước trăm năm lạc chẳng ngờ
30 Tháng Sáu 201610:29 SA(Xem: 24044)
Mưa vẫn không ngơi Giọt như thổn thức Dáng hình lẩn khuất Mưa Sài Gòn… Chợt nhớ những tàn phai!
29 Tháng Sáu 201611:28 CH(Xem: 19615)
Hy vọng lần này kết quả sẽ khác hơn và cả nước Đức uống bia "liên tu bất tận" để ăn mừng Hội tuyển mình bước vào bán kết. Hãy chờ xem sao!
28 Tháng Sáu 201612:47 CH(Xem: 17665)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
25 Tháng Sáu 20161:09 SA(Xem: 18508)
Trước hết giải túc cầu Copa America 2016 đang vào giai đoạn cuối với trận chung kết giữa Argentina & Chile và trận tranh hạng 3 giữa Mỹ & Colombia.
24 Tháng Sáu 201611:56 CH(Xem: 19738)
Chờ xem trực tiếp đá banh, Màn hình mờ tỏ, tròng trành lao chao, Dáng em tóc xõa hôm nào, Rung màn ảnh nhỏ, lao chao tròng trành,
24 Tháng Sáu 201611:41 CH(Xem: 19234)
Sáu mươi năm, mái trường xưa yêu dấu Biết có còn nguyên vẹn nữa hay không? Nghe ngậm ngùi, và xao xuyến trong lòng Chắc có lẽ, trường bây giờ biến đổi
24 Tháng Sáu 20162:32 CH(Xem: 23932)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Sáu 20161:57 CH(Xem: 20827)
Ta đi đi mãi, đi suốt mấy mươi năm... Trường Ngô Quyền xưa đã bao lần xây sửa mới! Mấy mươi năm đó ta vẫn đi và vẫn đợi... Mong gặp Mùa Xuân như Thuyền Nhân mong gặp bến bờ!
24 Tháng Sáu 20161:49 CH(Xem: 21187)
Lâu lắm mới về thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ QUYỀN trường cũ dấu yêu Bâng khuâng cổng khép - hàng me rũ Rưng rức hồn đau sầu cô liêu!
24 Tháng Sáu 201612:51 SA(Xem: 21282)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức QUÊ NHÀ TIẾP NỐI - Nhạc Phạm Chinh Đông Thảo Sương & Phạm Chinh Đông trình bày
23 Tháng Sáu 201611:00 CH(Xem: 20613)
Bạn bôn ba nơi quê người xứ lạ Vẫn thâm trầm chôn giữ nỗi niềm riêng Còn lại tôi mang mang hồn cỏ lá Nửa trời thương chợt loang tím ưu phiền.
22 Tháng Sáu 20161:39 CH(Xem: 20209)
Quê hương vậy sao Sử hùng trong giấy Đọc lại cho vui Tìm hoài không thấy… Mình ơi! vô tâm Cá chết mặc cá Người chết mặc người Biển chết mặc biển Mình ơi! buồn ơi…
22 Tháng Sáu 20161:29 CH(Xem: 18974)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
19 Tháng Sáu 201612:33 SA(Xem: 20007)
Nếu HT Mỹ thắng được trong trận bán kết vào thứ ba tới thì vào chung kết sẽ dễ dàng đoạt giải Copa America 2016 vì lúc đó không còn đối thủ "nặng ký" nữa .
17 Tháng Sáu 201611:27 CH(Xem: 19107)
mây bay về đâu. gió về đâu hương hoa lilac nhẹ. mơ hồ gợn lên một chút ngây thơ cũ và chút êm đềm. trong. mắt xưa