Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 37

01 Tháng Mười Hai 202012:27 SA(Xem: 8096)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 37
 NHẬT KÝ "CẤM TÚC" TUẦN 37


 

Thứ hai 23 tháng 11


Hội đồng Cố Vấn về việc Chủng ngừa ACIP (The Advisory Committee on Immunization Practices)  đã họp lần đầu quyết định thứ tự ưu tiên cho việc chủng ngừa COVID-19.

Các thành viên ACIP được lựa chọn bởi Bộ Trưởng Y tế của Liên bang, gồm những chuyên gia về các ngành chích ngừa, miễn dịch học, nhi khoa, nội khoa, điều dưỡng, y học gia đình, vi trùng học, y tế công cộng, bệnh truyền nhiễm, và một thành viên (không thuộc lãnh vực y khoa) đại diện cho quyền lợi của người được chích ngừa.

Cuộc họp tổ chức ở Trung tâm CDC, được phổ biến “live” trên webpage của CDC để tất cả các tiểu bang hoặc cá nhân quan tâm có thể theo dõi. Và các tiểu bang phải nộp kế hoạch nhận và phân phối thuốc chủng ngừa COVID-19 đợt đầu ở địa phương của mình chậm lắm là cuối tuần.


Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ CDC(Centers for Disease Control and Prevention)vừa thông báo quyết định khoảng 24  triệu người được chích ngừa đầu tiên trong năm 2020, ngay khi FDA cấp giấy phép cho Pfizer (dự tính vào ngày 10 tháng 12), được gọi là "phase 1A" .

Những người đứng ở ưu tiên một trong số hơn 330 triệu người Mỹ là 21 triệu người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân hàng ngày (các bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện, nhân viên ở các trung tâm y tế, ở các nơi cung cấp xe cấp cứu, các nhân viên ở các nursing home (nhà dưỡng lão) và 3 triệu người ở các trung tâm chăm sóc sức khỏe dài hạn cho những người lớn không thể tự lo cho bản thân.


blankblank


Một thành viên trong ACIP, Bác sĩ Beth Bell (thuộc trường Đại học Washington) đã cho biết "Trong lúc này, cuối tháng 11, đầu tháng 12, trung bình cứ mỗi phút có một người Mỹ thiệt mạng vì COVID-19, tôi cho rằng đây là lúc chúng ta đưa ra  quyết định"


The Advisory Committee on Immunization Practices sẽ nhóm họp trong vòng vài tuần nữa để quyết định nhóm người nào sẽ thuộc phase 1B.

Các thầy cô giáo, các nhân viên cảnh sát, nhân viên chữa lửa, và những người làm trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, những người làm trong các ngành vận chuyển công cộng (xe bus, xe bart, tàu lửa, máy bay, tài xế taxi), người lớn tuổi , và người có bệnh mãn tính sẽ được thảo luận bởi cuộc họp tới của CDC tùy theo lượng thuốc chích ngừa đã sản xuất.


Mỗi người sẽ được chích đủ hai liều cách nhau 3 tuần (nếu được chích thuốc của Pfizer), hoặc cách nhau 4 tuần (nếu được chích thuốc của Moderna) .


Phương tiện vận chuyển, và hệ thống giữ lạnh đã sẵn sàng, lượng thuốc đủ chích cho 21 triệu người Mỹ (mỗi người hai liều) cũng đã sẵn sàng, chỉ chờ ngày 10 tháng 12 sắp tới, khi FDA cho phép vaccine COVID-19 của Pfizer lưu hành, 21 triệu người Mỹ đầu tiên sẽ được ra khỏi đường hầm đen tối, dài hun hút của đại dịch.


***


Thứ ba 24 tháng 11


Khi đại dịch cúm Tàu bắt đầu lây lan ở Mỹ vào tháng 4 năm 2020, các y tá làm việc Tulane Medical Center (trực thuộc hệ thống HCA Healthcare) ở New Orleans, Louisiana,  bắt đầu đuối sức vì bệnh nhân quá đông, và thời gian nằm điều trị kéo dài cả tháng. Giữa lúc các y tá ở đây bắt đầu lo ngại họ không đủ nhân lực, và sức khỏe để đối phó với "làn sóng bệnh nhân" dâng cao như thủy triều, thì có gần 200 y tá từ các bệnh viện khác trực thuộc HCA Healthcare của các tiểu bang chưa bị Coronavirus tổng tấn công đến giúp. Rất nhiều người trong số này làm ở Research Medical Center ở Kansas City, Missouri.


Dạo đó, tỷ lệ y tá/ bệnh nhân của Tulane Medical Center là 1 trên 6. Một tỷ lệ làm cho các y tá ở đây không có giờ giải lao trong ca trực của mình. Họ đuối sức và lo ngại không biết sức khỏe của họ có thể kéo dài tình hình như vậy được thêm bao nhiêu ngày? 

May thay khi 200 "viện binh y tá" đến giúp tỷ lệ này giảm xuống còn 1 trên 2. Mỗi y tá chỉ còn phải chịu trách nhiệm cho hai bệnh nhân Coronavirus, áp lực công việc và gánh nặng trách nhiệm giảm rất nhiều.

Khi "thủy triều COVID-19" của tháng 4 ở Tulane Medical Center  rút xuống, 200 y tá về lại nhiệm sở gốc của mình.


Mùa thu năm 2020, cùng với tất cả tiểu bang ở miền Trung Tây, Missouri bị đại dịch hoành hành, Research Medical Center ở Kansas City bị "quá tải" bệnh nhân, các y tá ở đây bắt đầu đuối sức. Những y tá đến giúp họ đầu tiên là những người làm việc ở Tulane Medical Center. Họ tình nguyện đến giúp để trả ơn họ đã nhận vào tháng 4. 


Các y tá "viện binh" lần này đã bay từ Louisiana đến Missouri vào ngày 20 tháng 11 và sẽ ở đó đến ngày 5 tháng 12 theo yêu cầu.


blankblank

Kansas City nurses flew to New Orleans to help out. /    New Orleans nurses arrived to help Kansas City in NOV

at Tulane Medical Center in APR      Courtesy of  HCA Healthcare & CBS News                       


Y tá ở Research Medical Center, Kansas City cảm động lắm vì các đồng nghiệp của họ đã hy sinh cả dịp lễ Thanksgiving đoàn tụ với gia đình đến giúp họ. Đại diện của các y tá từ Tulane Medical Center, cô Katie New cho biết: 


- Chúng tôi đã trải qua những gì mà các bạn đang đối diện bây giờ. Chúng tôi đến giúp các bạn không chỉ để đáp trả việc các bạn đã đến giúp chúng tôi.  Nghề y tá là một tập thể như anh chị em. Tôi hài lòng đã chọn nghề "thiên thần áo trắng".



***


Thứ tư 25 tháng 11


Mười hai năm trước, Bác sĩ Rachel Buehler Van Hollebeke trở thành  cầu thủ chính thức của đội tuyển quốc gia nữ của Mỹ (USWNT) lẫy lừng thế giới. Có nhiều lần, cô  ra sân với băng đội trưởng trên cánh tay. Rachel chơi ở vị  trí hậu vệ rất giỏi, nhiều lần ghi bàn đem chiến thắng về cho đội Mỹ mặc dù cô chỉ cao có 5 feet rưởi (1 mét 65, một chiều cao "khá khiêm tốn" với phụ nữ Mỹ, lại càng "rất khiêm tốn" với cầu thủ của đội tuyển quốc gia)


Thành tích vô địch bóng tròn nữ  của đội tuyển Mỹ với  huy chương vàng  ở Olympics năm 2012 ở Luân Đôn, có công lớn của Rachel  Buehler (tên thời chưa lập gia đình của cô).

Trước đó, Rachel cũng đã có huy chương vàng của giải thế giới dành cho các đội trẻ nữ dưới 19 tuổi ở Canada vào năm 2002 khi Rachel còn học lớp 12. 


Vào ngày 6 tháng 3 năm 2013, Rachel đã trở thành nữ vận động viên thứ 29 của Mỹ đã thi đấu dưới màu áo của đội tuyển Mỹ 100 lần. Cũng vào ngày quan trọng này, Rachel đã ghi được một bàn vào lưới của đội nữ Iceland, khiến cô trở thành nữ cầu thủ thứ 4 của Mỹ (chỉ sau Tiffany Milbrett, Shannon MacMillan, and Abby Wambach) đá thủng lưới đối thủ trong trận thi đấu quốc tế thứ 100 của mình.


Thời gian thi đấu, tập luyện nghiêm ngặt của đội tuyển quốc gia không ngăn được Rachel tốt nghiệp Đại học Stanford với chuyên ngành Sinh Hóa.

 

Trên chuyến xe bus của USWNT, Rachel đã nhờ đồng đội dò bài khi cô chuẩn bị lấy Medical College Admission Test (MCAT). Cô đậu dễ dàng vào khoa Y của UC San Diego vì "y khoa gần như là "gene" của gia đình cô, một gia đình có ba thế hệ là bác sĩ, từ ông nội,cha, đến em gái của Rachel. Cô gái thông minh, tài năng này đã xin hoãn nhập học đến bốn lần vì bận thi đấu cho đội tuyển nữ soccer của Mỹ.


blankblank

Soccer Player USWNT Rachel Van Hollebeke                  Rachel Buehler, Abby Wambach and Alex Morgan

                 Courtesy of FIFA & GMA                                         FIFA Women's World Cup 2011 


Vào năm 2015, Rachel quyết định chấm dứt sự nghiệp cầu thủ của mình để bắt đầu sự nghiệp của bác sĩ. Cô thi đấu trận quốc tế cuối cùng, chia tay đồng đội, và bay về miền Nam California để nhập học trường Y ngay ngày hôm sau.


Rachel tốt nghiệp Y khoa vào mùa hè năm 2019 và trở thành Bác sĩ thực tập nội trú ở Scripps Mercy Hospital thành phố Chula Vista, California chỉ vài tháng trước khi đại dịch COVID-19 hoành hành.


Ngày xưa chạy trên sân cỏ, góp phần cùng đồng đội đem huy chương về cho đội Mỹ, ngày nay, trong khuôn viên bệnh viện, bác sĩ Rachel Van Hollebeke tiếp tục góp tay giúp đất nước chiến đấu với đại dịch COVID-19.


blankblank

Dr. Rachel Buehler Van Hollebeke @ Scripps Mercy Hospital Chula Vista, California - Courtesy of  GMA


Với Dr. Van Hollebeke, cả hai nhiệm vụ này giống nhau ở chỗ "teamwork" (đồng đội). Nhất là vào thời điểm đại dịch đang hoành hành , bác sĩ Rachel Van Hollebeke  cho biết:


"Các bác sĩ không làm việc một mình. Teamwork của chúng tôi có các bác sĩ khác, có các y tá, nhiều người khác hỗ trợ, và có cả các bệnh nhân"


Người phụ nữ tài năng này quả thật là một gương sáng trong cả hai lãnh vực thể thao và y học cho các thế hệ sau. Đất nước Hoa kỳ sẽ không quên những đóng góp của Rachel Buehler Van Hollebeke.



***


Thứ năm 26 tháng 11


Để chuẩn bị tinh thần cho cảm giác ban đầu sau khi được chích thuốc ngừa COVID-19, hãy nghe cảm giác của một trong những người tình nguyện trong ba giai đoạn thử nghiệm của Moderna 


Yasir Batalvi, 24 tuổi, vừa tốt nghiệp Đại học, đang sống ở Boston, rất gần headquarter của viện bào chế Moderna ở Cambridge, Massachusett. Anh quyết định tình nguyện tham gia các giai đoạn thử nghiệm vì muốn góp phần nhỏ vào việc chống đại dịch. 

Dù vậy, khi xắn tay áo nhận lần chích thứ nhất, Yasir rất lo, nhất là trước khi chích anh phải đọc 22 trang hướng dẫn, và ký tên đồng ý. Dĩ nhiên anh không biết mình được chích COVID-19 vaccine do Moderna sản xuất hay “placebo”, nhưng anh đoán mình đã được chích thuốc thật vì anh bị phản ứng thuốc khá mạnh ở mũi thuốc thứ hai.


" Lần chích đầu tiên , lúc mới chích , cảm giác y hệt chích cúm bình thường hàng năm, chỉ nhói đau lúc kim được rút ra. Tối hôm đó, chỗ chích tê cứng, tôi nghĩ tôi không nên di chuyển cánh tay nhiều để chỗ bị chích đang tê cứng sớm hồi phục như cũ. Chỉ có vậy, tôi không thấy cảm giác nào đáng lo ngại.


Nhưng lần chích thứ hai thì khác hẳn. Lúc mới chích mũi thứ hai, không có gì đặc biệt, y hệt lần trước lúc mới chích. Nhưng tối hôm đó, tôi bị sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi, và ớn lạnh.Tôi gọi điện thoại báo cho một bác sĩ -trong nhóm thử nghiệm mà tôi là một tình nguyện viên-  biết tình trạng của mình, và được trấn an đó chỉ là phản ứng nhất thời của cơ thể, không có gì đáng lo ngại. Việc bị sốt, và mệt mỏi, ớn lạnh là triệu chứng tốt: hệ thống miễn nhiễm của người được chích vaccine đã bắt đầu hoạt động mạnh hơn.

Quả nhiên, sáng hôm sau, tôi vẫn có thể thức dậy, làm mọi việc như bình thường"


Tuần này, được phỏng vấn bởi Facebook CEO Mark Zuckerberg, Bác sĩ Anthony Fauci, người đứng đầu bộ phận chống bệnh truyền nhiễm ở Mỹ (the National Institute of Allergy and Infectious Diseases) cũng đã cho biết:


blankblank

                                  Courtesy of cnbc.com

  

"Khi bạn được chích ngừa, cơ thể bạn sẽ phản ứng. Tùy theo từng cơ thể. Một số người sẽ không có cảm giác gì hết. Một số người khác sẽ cảm thấy đau cả cánh tay (phía bên được chích). Lại có những người vừa đau cánh tay, vừa thấy ớn lạnh, gần  giống cảm giác bị cúm nhẹ. Một số ít người còn bị sốt. Tất cả những triệu chứng này sẽ biến mất trong vòng 24 tiếng hoặc lâu lắm là 48 tiếng"


Xin cùng nhớ những kinh nghiệm thật và những ý kiến chuyên môn trên để khi mỗi người trong chúng ta được chích ngừa đại dịch COVID-19, nếu có phản ứng từ cơ thể sau khi chích thì yên tâm hơn, không phải lo sợ, hoài nghi không biết mình có bị Coronavirus tấn công trước khi thuốc thật sự có hiệu lực, như người Mỹ vẫn nói " don't worry, be happy".


Và cũng xin nhớ sau lần chích thứ hai, vẫn phải mang face mask và cẩn thận thêm hai tuần nữa, đợi 100% thuốc chủng ngừa ngấm vào cơ thể, mới có thể an tâm là mình đã thật sự thoát khỏi đường hầm tối đen của đại dịch cúm Tàu.


***


Thứ sáu 27 tháng 11


Ở Birmingham, Alabama, có năm em bé tuổi từ đến bị mất cả cha lẫn mẹ vì đại dịch cúm Tàu.


Chantale McCall, 34 tuổi,  một người chuyên làm công việc chăm sóc tại gia cho những người lớn tuổi hoặc bị bệnh mãn tính không thể tự lo cho bản thân, đã phải vào bệnh viện vì COVID-19 vào ngày 1 tháng 9. Mặc dù được chăm sóc chu đáo, nhưng vì có đến hai bệnh mãn tính cùng lúc (suyễn và viêm phế quản), cùng trọng lượng cao hơn mức bình  thường nhiều, Chantale McCall từ trần ngày 16 tháng 9 trong  UAB Hospital ở  Birmingham.


Định mệnh khắc nghiệt và Coronavirus chưa tha gia đình này. Hơn một tháng sau, ngày 25 tháng 10, chồng của Chantale McCall cũng bị Coronavirus cướp mất cuộc đời, bỏ lại năm đứa con mồ côi  cả cha lẫn mẹ dưới 17 tuổi.


Năm đứa trẻ mồ côi được dì ruột đem về nuôi. Điều đáng nói là bà Francesca McCall (chị của Chantale) cũng có bảy đứa con còn nhỏ dưới 15 tuổi. 

Nuôi dưỡng 12 đứa trẻ cùng lúc là một trách nhiệm nặng nề cả về tinh thần lẫn vật chất lúc bình thường. Vào thời đại dịch, trách nhiệm đó càng trở nên khó khăn.


blank

                      Frances McCall and Chantale McCall - courtesy of GMA
 

Một người bạn thân của bà Francesca  đã hết lòng hỗ trợ bằng cách sẵn sàng bảo trợ quà Giáng sinh năm nay cho 12 em bé dưới 17 tuổi. Người này cũng lập một trang funding với tên "Sister Vows to Care for Deceased Sister's Children" (Chị quyết tâm nuôi dưỡng các con của người Em quá cố) để có thể mua được một chiếc xe van lớn có đủ chỗ  cho cả “một tiểu đội con nít", và có thể tìm được một chỗ ở rộng hơn cho cái gia đình rất đông đúc này.


Tưởng cũng nên biết bà Francesco, 40 tuổi, còn có hai con trai lớn khác: một đang ở với cha, và một đang đi học xa. Với thu nhập hạn chế từ công việc ở một công ty bảo hiểm, bà chỉ biết cố gắng từng ngày để nuôi nấng 7 đứa con của mình, và 5 đứa cháu mồ côi.


Nếu nghĩ sâu hơn, người ta có thể thấy hậu quả lâu dài của đại dịch để lại cho gia đình này còn nhiều hơn hai sinh mạng đã bị Coronavirus chấm dứt cuộc đời chưa đến tuổi 40.


Chỉ đơn giản là mang khẩu trang mỗi khi ra đường, và luôn giữ khoảng cách xã hội hai mét, bạn sẽ góp phần hạn chế, và có thể ngăn ngừa được tình trạng rất buồn như của gia đình McCall xảy ra thêm.



***


Thứ bảy 28 tháng 11


Trong lúc đi vận động tranh cử cho chức vụ Thị trưởng của Thành phố Goiania, Brazil , cựu Thượng Nghị Sĩ Maguito Vilela có COVID-19 test dương tính vào ngày 20 tháng 10. Chỉ một tuần sau, bệnh trở nặng, ông phải vào điều trị ở bệnh viện Albert Einstein ở Sao Paulo. Tình hình vẫn không khả quan hơn, ông Vilela phải thở bằng máy, và chìm vào hôn mê (coma).


blank

               Maguito Vilela.via Facebook - Courtesy of NBCnews


Ông không biết là mình đã đắc cử vòng đầu, và vào vòng hai với một đối thủ khác. Rồi ông Vilela đắc cử, trở thành Thị trưởng mới của Goiania, một thành phố lớn có dân số khoảng một triệu rưỡi, cách thủ đô Brasilia khoảng 200km ở phía Tây Nam.


Trong cơn hôn mê với dây nhợ chằng chịch từ máy trợ thở, ông Vilela không hề biết chuyện mình đắc cử, không hề biết "life still goes on" trong đời sống.


Diễn văn mừng chiến thắng trước những cử tri ủng hộ mình biến thành một buổi lễ cầu nguyện cho sức khỏe của tân Thị trưởng đang đơn độc chiến đấu cam go với kẻ thù vô hình COVID-19 trong bệnh viện. 

Cầu mong cuộc chiến với Coronavirus của Maguito Vilela  sẽ thành công như cuộc chiến tranh cử của ông.


Coronavirus không kiêng nể bất cứ ai, cũng vừa chấm dứt cuộc đời của cựu Tổng thống Pháp Valéry Giscard d’Estaing ở tuổi 94. Mặc dù nước Pháp sẽ treo cờ rủ như quốc tang nhưng tang lễ của cựu Tổng thống chỉ tổ chức trong vòng gia đình như di chúc, và ước nguyện của ông.


Dù đã có ánh sáng cuối đường hầm, đã có thuốc chủng ngừa, nhưng chưa đủ thuốc, nên người Mỹ cũng sẽ phải sống với khẩu trang mỗi khi ra khỏi nhà ít nhất là thêm 6 tháng nữa, như lời yêu cầu của Tổng thống đắc cử Joe Biden của Mỹ "Tôi chỉ yêu cầu người Mỹ mang khẩu trang thêm 100 ngày kể từ ngày nhậm chức của tôi“ (20 tháng giêng năm 2021).

Bác sĩ Fauci thì nghĩ là thời gian người Mỹ cần mang khẩu trang để chống đại dịch sẽ còn kéo dài hơn tháng 5 năm 2021.


Hãy nghĩ đến những con số tăng cao mỗi ngày của đại dịch trong mùa đông, để có thêm kiên nhẫn mang khẩu trang, giữ khoảng cách hai mét, và chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết cho đến lúc  được chích ngừa COVID-19 lần thứ hai.


***


Chủ Nhật 29 tháng 11


Như một lời cảm ơn đến những "nhân viên làm việc ở tuyến đầu chống dịch", công ty bán lẻ cà phê lớn nhất thế giới Starbucks sẽ cung cấp cà phê miễn phí suốt tháng 12 cho họ.

Không chỉ có các bác sĩ, y tá, mà ngay cả các dược sĩ, các nhân viên chữa lửa, nhân viên an ninh, nhân viên vệ sinh ở bệnh viện.... sẽ được tặng miễn phí một ly cà phê nóng, hoặc lạnh, loại nhỏ mỗi lần họ đến bất cứ tiệm Starbucks nào trên toàn nước Mỹ.


blankblank

            Courtesy of USA Today


Họ có thể uống cà phê miễn phí không hạn chế suốt tháng 12 năm nay. Chỉ cần đưa thẻ nhân viên chứng tỏ mình là "nhân viên tuyến đầu", để nhận "lời cảm ơn ấm áp" cả hai nghĩa từ Starbucks 


Đây cũng là một cách tri ân thiết thực, giúp các “thiên thần áo trắng” tỉnh táo để đối phó với  con số bệnh nhân COVID-19 tăng cao trong mùa đông này. 


Có nhiều cách để bày tỏ lòng cảm ơn với những người phải trực tiếp đối diện với Coronavirus hàng ngày. Chỉ cần ở yên trong nhà, chỉ ra khỏi nhà khi thật sự cần thiết (đi làm, đi học, hay đi chợ mua thức ăn...) cũng là một cách tỏ lòng thông cảm thầm lặng với những người đang đối diện nguy cơ lây bệnh rất cao, có thể trở thành nạn nhân mới của cúm Tàu bất cứ lúc nào.


blank

                                                                     Courtesy of CDC



Vào lúc mà cứ mỗi phút là có hơn một người Mỹ bị Coronavirus lấy mất cuộc đời thì bất cứ một nghĩa cử nào cũng có thể là một điểm sáng rạng ngời giữa đêm đen.

Đêm đen nào dài đến đâu cũng phải có lúc nhường chỗ cho bình minh.


Nguyễn Trần Diệu Hương

Cuối tháng 11 năm 2020




28 Tháng Tám 20162:05 SA(Xem: 20881)
Về đâu Thu hỡi biết về đâu Cánh bướm, vườn xưa đã phụ nhau Nắng úa nên chiều dâng sắc tím Lá xa, thềm nhớ vết tình sâu. Về đâu Thu hỡi giọt mưa ngâu Chức Nữ Ngưu Lang lỗi nhịp cầu
28 Tháng Tám 20161:59 SA(Xem: 22173)
Ai vẫn đi về con đường vắng , Nghe lòng xao xuyến , chút bâng khuâng. Phố nhỏ chiều mưa bao hoài cảm, Nhớ nhớ, quên quên suốt bao ngày.
28 Tháng Tám 20161:31 SA(Xem: 18552)
Đây là một trong những thất bại thê thảm nhứt của Bắc Kinh về phương diện tuyên truyền đánh bóng tính cách ưu việt của chế độ độc tài hiện có.
28 Tháng Tám 201612:52 SA(Xem: 16651)
Cuộc đời mỗi con người trải qua nhiều giai đoạn. Đi học là thời gian vui vẻ và xinh đẹp nhất của một đời người. Gần 70 tuổi, con cái đã yên bề gia thất, cháu chít một bầy, niềm vui là gặp lại bạn bè trường xưa.
28 Tháng Tám 201612:51 SA(Xem: 17974)
Cho em thuê bờ vai... Những đêm buồn say khướt. Cứ kệ em sướt mướt .! Lệ thấm ướt vai đầy... Cho em thuê tình anh. Những đêm trời bão nổi. Phần phật mái hiên ngoài. Gió lùa cơn lốc xoáy.
26 Tháng Tám 201610:36 CH(Xem: 18828)
Sáng nay, lành lạnh gió thu về Mây trắng lưng trời kéo lê thê Trăng gió ân tình... sương đẫm ướt Ngây tình lưu luyến không chịu về
26 Tháng Tám 201610:32 CH(Xem: 20281)
Có người vợ và con thơ bé nhỏ Chờ anh về để nối lại bờ vui Ngày đoàn viên người lính trẻ tươi cười Ôi hạnh phúc tuyệt vời. Tàu về bến.
24 Tháng Tám 201610:49 CH(Xem: 18822)
Nhớ về tháng bảy mưa rơi Vu Lan vắng mẹ cõi đời quạnh hiu Buồn nghe chim vịt kêu chiều Vàng đôi mắt nhớ nắng xiêu lòng buồn.
24 Tháng Tám 201610:20 CH(Xem: 19008)
Gặp nhau chia sẻ bao điều, Khổ đau, hạnh phúc xế chiều dần qua. Bạn đi bỏ lại mình Ta, Vu Lan nhớ Bạn, dâng hoa, hóa vàng.
24 Tháng Tám 201610:12 CH(Xem: 18646)
Nếu lấy chính trị làm cột mốc cho văn học thì có thẻ chia văn học miền Nam làm hai thời kỳ: thời kỳ 1954-1963 và thời kỳ 1964-1975. T
20 Tháng Tám 201612:26 SA(Xem: 38759)
Chút nắng mật ong đùa reo trên lá Bảo mùa thu đang hối hả quay về Kịp thấy loạt lá vàng rơi kín ngã Kịp nhìn mây chiều rờm rợp sơn khê.
20 Tháng Tám 201612:22 SA(Xem: 19743)
Con tìm mãi không nguôi bóng mẹ ngoài sân Trong đêm mưa đầy, trăng buồn đi mất Mẹ không trăng mà lòng trăng vằng vặc Mẹ không nguồn mà biển cả bao dung
19 Tháng Tám 201611:24 CH(Xem: 15550)
Ngày Lễ Vu Lan, con quỳ dưới Phật Đài. Tâm thành con nguyện Đức Phật Từ Bi, gia hộ cho hai người mẹ mà con tôn kính nhất .
19 Tháng Tám 20162:13 CH(Xem: 19784)
Vu Lan Bồn, chuyện cũ, tích xưa Buồn, vui mấy mùa với nắng mưa Ơn nghĩa sanh thành sao nặng trĩu! Thương nhớ Mẹ Cha, mấy cho vừa...!
17 Tháng Tám 20162:26 CH(Xem: 19957)
Trăng in bóng nước soi vằn vặt Rọi chiếu hồn con một chữ TÂM Thương Mẹ dấu yêu chiều bóng khuất Tìm đâu hơi ấm chỗ Mẹ nằm.
17 Tháng Tám 20162:19 CH(Xem: 22400)
Đêm nay khóc để vơi sầu, Tình mình lịm tắt theo màu thời gian. Bạn hiền giờ đã mê man, Suốt đêm không ngủ, ly tan đâu ngờ.
17 Tháng Tám 20161:45 CH(Xem: 18178)
Chính vì nghĩ như thế mà chúng ta cần nhắc lại một nền văn học đã bị xóa sổ chẳng khác gì một mảnh đất đã bị cào bằng để xây đô thị mới bất kể những di tích cũ, đền đài cũ.
17 Tháng Tám 20161:41 SA(Xem: 10893)
Một ngày vui không thể nào quên, cũng như niềm vui của 2 gia đình vừa kết nghĩa thông gia. Và sẽ còn những cuộc vui tiếp nối.
16 Tháng Tám 20161:16 CH(Xem: 20394)
Em chợt đến tưởng chừng như cổ tích Liếc nhìn anh giọng phụng phịu vô cùng
15 Tháng Tám 20162:11 CH(Xem: 17947)
Lòng Mẹ sáng soi tựa trăng rằm Khi con quỳ xuống khấn lâm râm Nguyện trên chư Phật luôn gia hộ Mẹ được siêu sinh cõi vĩnh hằng.
12 Tháng Tám 201610:51 CH(Xem: 15535)
Đại nhạc hội "Cám ơn Anh người thương phế binh VNCH" kỳ 10 đã kết thúc vào ngày chủ nhật . Một ngày chủ nhật đẹp trời.
12 Tháng Tám 201611:48 SA(Xem: 23407)
Chiều nay gió thổi hây hây, Bên dòng sông vắng, nhớ ngày ấu thơ. Đi tìm về kỷ niệm xưa, Dòng sông năm cũ xa mờ còn đâu!
12 Tháng Tám 201611:42 SA(Xem: 20274)
Nắng, nắng ơi! hong khô mù sương phủ Trên đầu cây ngọn cỏ bước người qua Đừng vương lại chút gì dù thật nhỏ Tình xưa rồi ...Thôi cứ vậy mà xa.
12 Tháng Tám 201611:35 SA(Xem: 34121)
Hoa Xuyến Chi bây giờ ở đâu? Có còn khoe sắc dưới trăng sầu?! Có còn e ấp cành hoa nhỏ? Trông mãi người xa những canh thâu!
12 Tháng Tám 201610:43 SA(Xem: 21970)
Lên năm đệ nhất, tôi được học triết với thầy Trần Bích Lan tức thi sỹ Nguyên Sa. Thầy đã giảng về thi ca tả sắc đẹp của người đàn bà qua các thời đại và để lại một ấn tượng rất sâu đậm trong tôi.
12 Tháng Tám 20169:59 SA(Xem: 20092)
Những ngày cuối đông Oregon … buồn như một khúc kinh cầu. bầu trời đầy mây xám xịt, nặng trĩu, tưởng chừng như muốn đổ ập xuống,
12 Tháng Tám 20162:25 SA(Xem: 19543)
Trường xưa sừng sững tường rêu. Phượng hồng râm mát dấu xưa yêu kiều. him xa mỏi cánh chiều chiều. Ngận nga tiêng vọng mỹ miều âm vang
12 Tháng Tám 20162:15 SA(Xem: 20811)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Vọng Vu Lan" sáng tác Thanh Tâm Hoài--Bảo Yến trình bày Mẹ Tôi sáng tác Nhị Hà--Giao Linh trình bày
11 Tháng Tám 201610:22 CH(Xem: 22610)
Thời nghịch ngợm thuở biết yêu. Tan trường từng bước liêu xiêu ven đường Ngụm cà phê đắng lạ thường Lại nhe thoang thoan mùi hương ngọt ngào
11 Tháng Tám 201610:10 CH(Xem: 20236)
Vì Sao Lẻ Loi Nhạc: Phạm Chinh Đông với 24 bài hát do nhiều ca sĩ thể hiện.
07 Tháng Tám 201611:01 CH(Xem: 22061)
thở ra * trời. đất bao la. mùa đông qua đang lặng lẽ, trở về. chiếc lá kia. rồi sẽ… một ngày chôn vùi trong tuyết trắng mênh mông…
06 Tháng Tám 201610:31 CH(Xem: 20360)
Một khoảng trời xanh thật dễ thương Có chùm hoa mướp ngạt ngào hương Xôn xao nắng lụa cài trên tóc Ngơ ngác bồ câu lạc cuối vườn
06 Tháng Tám 20169:42 CH(Xem: 21160)
Rồi một bữa anh thì thầm hỏi "nhỏ" Cớ vì sao em thích "lụa Hà Đông" * Bên ni nào có nắng Hạ Sài Gòn Hay vì chỉ "ai" nhìn đam mê đó?
05 Tháng Tám 20164:58 CH(Xem: 16393)
Cầu mong bạn bè được mạnh khỏe để đến với nhau khi tuổi thời gian lần đi xuống, mặt trời từ từ khuất sau rặng núi cuộc đời.
05 Tháng Tám 20161:54 CH(Xem: 19064)
Thiệt tình mà nói, tui thấy mình cũng không giống ai. Già rồi mà còn mê bóng đá. Mà đâu phải coi ăn theo ông chồng đâu. Tui mê rồi ngồi coi mình ên mới chết.
05 Tháng Tám 20161:25 CH(Xem: 25187)
Tôi vẫn còn em Đà Lạt những nhớ nhung Chiều đi chiều đến gió mênh mông Yêu em bạt ngàn xanh rừng núi Muôn thuở xinh tươi những nụ hồng
04 Tháng Tám 20163:14 CH(Xem: 17516)
Người lính VNCH ơi! có bao giờ anh khóc Khi nhớ về những người bạn thương binh Khập khểnh bước vào cánh cửa điêu linh Thân tàn tật, thuốc men không có.
04 Tháng Tám 201612:46 CH(Xem: 21240)
Vầng trăng ai nở chia đôi Nửa bên gối chiếc nửa soi tình sầu Trời làm tháng bảy mưa ngâu Làm sao anh bắc nhịp cầu bên em...
04 Tháng Tám 201612:24 CH(Xem: 17264)
Nhìn lại nền giáo dục của 20 năm miền Nam dễ mà cũng khó. Dễ ở chỗ nếu chúng ta chỉ nhìn vào những thành quả đạt được của các trường Kỹ sư Phú Thọ, ...
02 Tháng Tám 201612:40 SA(Xem: 20355)
Ngoài kia, mùa hè vẫn đang chín muồi. Sao ai dấu của tôi đi đâu tiếng ve râm ran ngày cũ, và những chùm hoa rơi thắm đỏ sân trường?
01 Tháng Tám 20169:38 SA(Xem: 23088)
Nếu ngày mai tới vùng xa lắm Cởi gánh đời nặng nhọc trên vai Chắp cho lòng cánh bay thăm thẳm Rồi hóa thành mây trắng bay bay.
31 Tháng Bảy 201610:13 CH(Xem: 13858)
Hội ngộ Ngô Quyền như một lời réo gọi, những đứa con xưa tìm lối quay về, được đến với Thầy Cô và bạn bè là cả bao niềm hạnh phúc
31 Tháng Bảy 20167:09 SA(Xem: 18122)
Một số có quan điểm khác không coi túc cầu chỉ là một trò chơi giải trí vì từ đó có thể có những tác dụng "kỳ diệu" khác.
30 Tháng Bảy 20169:44 SA(Xem: 20422)
Ơi hãy quên, Rằng ta vẫn hoài mơ ước, Rằng đường ta đi chẳng có bóng che, Rằng bóng mát có ở cuối con đường?
29 Tháng Bảy 201611:03 CH(Xem: 21214)
Ta về quét lá sân trường Nhìn theo lá rụng lòng buồn bấy nhiêu Cổng trường vắng lặng đìu hiu Phượng hồng rã cánh gợi nhiều nhớ nhung.
29 Tháng Bảy 201610:58 CH(Xem: 22448)
Chiều nay em gửi vào cho chị Cây chuối xanh trồng ở sau vườn Cây chuối thân thương, hình ảnh quê hương Đã sống lại và trổ hoa, kết trái
28 Tháng Bảy 201611:16 CH(Xem: 19799)
Xe chạy qua cầu nghe rầm rì sóng vỗ xanh trời cù lao Phố thấp thoáng rặng cây xanh mây chẳng muốn trôi nhanh ghé đầu qua khung cửa...
28 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19371)
Trời đêm đã mọc sao Mai Ngủ đi, sao Mẹ thức hoài đêm thâu Thức chi đêm lụn dầu hao Khuya rồi, Mẹ thức càng lâu càng buồn!
28 Tháng Bảy 201610:46 CH(Xem: 19500)
Trong nỗ lực phổ biến hoá di sản văn học miền Nam, qua trung gian nhà văn Trần Hoài Thư, người viết có ý muốn giới thiệu một phần các tác phẩm của gần 200 nhà văn miền Nam thuộc đủ mọi khuynh hướng,
27 Tháng Bảy 20168:03 SA(Xem: 20119)
Ban tổ chức sau buổi họp đầu tiên đã quyết định giao phần văn nghệ ngày đại hội chính thức cho Lam và Mai, đôi uyên ương có đôi chân vàng và giọng hát ngọt ngào đầy sức sống
24 Tháng Bảy 20167:46 CH(Xem: 20468)
Từ giã bạn bè trở về nhà sau mấy ngày tham dự Hội ngộ Ngô Quyền, tôi mang theo câu hát " Rồi mai đây khi mình xa nhau vẫn nhớ nhau hoài ...
24 Tháng Bảy 20167:46 SA(Xem: 31486)
Hái bông hoa xuyến chi người bỏ lại Trong vườn hoang xưa cỏ dại ngập đường Gió lay lay vòm xuyến chi thơ dại Bé bỏng thơ ngây nở trắng góc vườn.
23 Tháng Bảy 20169:11 CH(Xem: 32347)
Các Em hợp lực cùng nhau, Kề vai gánh vác trước sau một lòng. Thầy Cô, bè bạn chờ mong, Tám ngày Đại Hội "Vô Song" kỳ này.
23 Tháng Bảy 20168:02 SA(Xem: 23822)
Dõi nhìn cây phượng trường ta, Bóng cò tô những cành hoa thêm màu, Cuộc đời dễ mấy ai đâu! Thương đàn cò trắng gửi câu: Thank you.
23 Tháng Bảy 20167:08 SA(Xem: 22837)
Viết cho em tình thư tháng bảy Kể chuyện về Chức Nữ-Ngưu Lang Có tiên nương dệt lụa tơ vàng Yêu say đắm chàng Ngưu tiên giới.
23 Tháng Bảy 20166:54 SA(Xem: 11229)
Thướt tha áo trắng, tóc buông dài Như đàn bướm tung tăng bay lượn Giữ mãi Ngô Quyền trong tâm tưởng Tình Thầy Cô, bạn hữu lúc sum vầy...
23 Tháng Bảy 20166:47 SA(Xem: 10569)
Thoắt cái thời gian 48 năm Bạn xưa còn mất vẫn biệt tăm Chiều nay nhìn lại hình xưa ấy Nhớ bạn nhớ trường ở xa xăm
23 Tháng Bảy 201612:45 SA(Xem: 11984)
Tựa đề: TRẢ ĐỜI CHO NHAU Nhạc&Lời: Phạm Chinh Đông Ca Sĩ: Khánh Minh
21 Tháng Bảy 20161:16 CH(Xem: 15815)
Bao giờ Hằng Nga về lại trăng? Để thăm chú Cuội chốn cung Hằng Thương nhớ đang chờ gốc đa đó Buồn nầy Hằng Nga có biết chăng?
21 Tháng Bảy 20161:09 CH(Xem: 10167)
Qua kinh nghiệm này tôi nghĩ chỉ nên đọc những gì mình cảm thấy thích. Không thích không đọc để khỏi tự hành hạ mình
16 Tháng Bảy 20161:55 SA(Xem: 16861)
Các bạn có đồng ý với tôi là ngày hội ngộ NQ đã thành công vượt bực không?. Tôi ra về trong lòng mang theo niềm hân hoan và một chút tò mò.
15 Tháng Bảy 201610:52 CH(Xem: 19357)
Em đứng bên cô ngày vui hội ngộ Mái tóc bạc phơ thương quá là thương Bàn tay cô đặt lên em nhè nhẹ Bàn tay mềm, một thuở bụi phấn vương
15 Tháng Bảy 20162:53 CH(Xem: 18617)
Gởi lại Grand Canyon, bóng chiều tà Đã đưa hồn ta du lãng xa Từng lớp chồng nhau màu đủ sắc Từ giã ra về sao mãi thiết tha
15 Tháng Bảy 20162:46 CH(Xem: 11745)
Về đây chung một mái nhà, Nhớ về trường cũ, Biên Hòa ngày xưa. Những tà áo trắng sớm trưa, Thướt tha đến lớp, nắng mưa sá gì.
15 Tháng Bảy 20162:29 CH(Xem: 28871)
Căn nhà ngoại ô buổi chiều Chiếc bánh sinh nhật, nâng niu tặng Thầy Mừng Thầy thượng thọ bát tuần Chúc Thầy sức khỏe, tinh thần lạc quan...
15 Tháng Bảy 20162:12 CH(Xem: 20203)
Muốn giữ lại sau chặng dài xa cách Nghĩa cô thầy,tình bè bạn thiên thu Cũng muốn nhặt trong cung trầm nhịp phách Những ngọt ngào bài giảng tựa lời ru.
15 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 18929)
Khi đọc tập tài liệu Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long với một giọng văn chắc nịch, mang tính tố cáo và áp đặt ...
15 Tháng Bảy 20168:36 SA(Xem: 26951)
Bụi mờ đôi mắt đỏ Tiễn nhau nơi phi trường Anh dặm dài sương gió Viết bài thơ tình buồn Em hỡi, còn yêu thương...
13 Tháng Bảy 20169:03 SA(Xem: 21804)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
12 Tháng Bảy 20169:35 CH(Xem: 24137)
Còn gì cho nhau trước lúc chia tay Buồn lên đôi mắt, nhớ từng ngày Giờ phút phân kỳ ai không đã ... Ngậm ngùi ... đâu biết chuyện ngày mai
12 Tháng Bảy 20169:36 SA(Xem: 12941)
Sau chuyến đi vui vẻ thân thiết với các em, tâm tình nầy tôi muốn gởi đến các em có học hay không học với tôi.
09 Tháng Bảy 201610:44 CH(Xem: 20602)
Bài viết này con muốn nói lên sự cảm ơn và lòng cảm xúc của con đối với ngày Hội Ngộ Kỷ Niệm 60 năm Ngô Quyền vừa qua.
09 Tháng Bảy 20161:08 SA(Xem: 17641)
Cám ơn thầy cô và các bạn đã dành cho tôi nhiều thương mến. Tình cảm này tôi sẽ trân trọng không bao giờ quên.
09 Tháng Bảy 201612:27 SA(Xem: 20319)
Xin chào đại hội vui đông Ngô Quyền ngày cũ phượng hồng xôn xao Gửi anh chị một lời chào Nhớ nhau xin hẹn viết vào trang thơ
08 Tháng Bảy 20162:01 CH(Xem: 21451)
Thật cảm động 1 bài thơ của chs Ngô Quyền Khóa 7 từ VN gửi sang Hình như ai hát "Ướt mi "... ghẹo mình.
08 Tháng Bảy 20161:43 CH(Xem: 20549)
Dẫu đã biết tình mình thành cổ tích Sao cứ mãi tìm trên lối cỏ quen Còn giấu gì trong mênh mông u tịch Chút thiên đường yêu dấu chẳng đành quên.
08 Tháng Bảy 20162:31 SA(Xem: 20110)
Thầy Hoài áo đỏ như tân. Ai ngờ thầy đã cửu tuần rồi đây. Bát tuần nhiều lắm cô, thầy Học trò chúc thọ sum vầy thật vui
08 Tháng Bảy 201612:40 SA(Xem: 18655)
Bè bạn ngày xưa tìm lại được Đất gào thương nhớ gọi tên nhau Đã biết trùng phùng không nói trước Thương yêu như mạch suối tuôn trào.
02 Tháng Bảy 20161:34 SA(Xem: 21393)
nụ cười thường chóng vội tan khổ đau kia mãi ngân vang một đời... thềm xưa có cánh hoa rơi vườn xưa còn đó một người ngóng trông.
02 Tháng Bảy 20161:17 SA(Xem: 18616)
Thầy trò gặp nhau nhắc chuyện xưa Bốn lăm năm qua nhiều nắng mưa Tóc Thầy bạc trắng, trò cũng trắng Cạn ly tâm sự, có đâu thừa...
01 Tháng Bảy 201611:13 CH(Xem: 20639)
Tuổi xanh ngày cũ qua mau, Mừng vui lại được gặp nhau nơi này. Bên nhau vui sống đôi ngày, Ngô Quyền yêu dấu cùng Thầy, Cô yêu.
01 Tháng Bảy 201612:52 CH(Xem: 20141)
Thầy ơi, cạn chén tương giao Cô ơi, nhắp chút hồng đào kính dâng Bạn ơi, xích lại thật gần Mai còn gặp gỡ chiều phân nắng ngày...
01 Tháng Bảy 201610:15 SA(Xem: 22447)
Một ngày bình thường có hai mươi bốn giờ Em nhớ anh nên thấy còn thiếu lắm Gom góp từng giây thời gian đi chậm Dành dụm từng giờ ngày lại qua nhanh
01 Tháng Bảy 20164:43 SA(Xem: 15586)
Với lòng biết ơn đến quý Thầy Cô @ Ngô Quyền Biên Hòa Kính tặng quý Thầy Nguyễn Văn Phố , Diệp Cẩm Thu Thành kính tưởng nhớ Cô Hà Bích Loan
01 Tháng Bảy 20162:48 SA(Xem: 20759)
Một chiều tôi bước qua trường cũ Trắng xóa mây ngàn áo mộng xưa Tình bay ngàn cánh trời hoa phượng Để bước trăm năm lạc chẳng ngờ
30 Tháng Sáu 201610:29 SA(Xem: 24090)
Mưa vẫn không ngơi Giọt như thổn thức Dáng hình lẩn khuất Mưa Sài Gòn… Chợt nhớ những tàn phai!
29 Tháng Sáu 201611:28 CH(Xem: 19676)
Hy vọng lần này kết quả sẽ khác hơn và cả nước Đức uống bia "liên tu bất tận" để ăn mừng Hội tuyển mình bước vào bán kết. Hãy chờ xem sao!
28 Tháng Sáu 201612:47 CH(Xem: 17742)
Bà Thụy Khuê chỉ sốc nổi chăm chăm tìm tòi xem trong sách vở do sử quan nhà Nguyễn viết để lại chứng minh được rằng việc đóng tầu thuyền từ A tới Z đều do ....
25 Tháng Sáu 20161:09 SA(Xem: 18574)
Trước hết giải túc cầu Copa America 2016 đang vào giai đoạn cuối với trận chung kết giữa Argentina & Chile và trận tranh hạng 3 giữa Mỹ & Colombia.
24 Tháng Sáu 201611:56 CH(Xem: 19807)
Chờ xem trực tiếp đá banh, Màn hình mờ tỏ, tròng trành lao chao, Dáng em tóc xõa hôm nào, Rung màn ảnh nhỏ, lao chao tròng trành,
24 Tháng Sáu 201611:41 CH(Xem: 19310)
Sáu mươi năm, mái trường xưa yêu dấu Biết có còn nguyên vẹn nữa hay không? Nghe ngậm ngùi, và xao xuyến trong lòng Chắc có lẽ, trường bây giờ biến đổi
24 Tháng Sáu 20162:32 CH(Xem: 23979)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Sáu 20161:57 CH(Xem: 20871)
Ta đi đi mãi, đi suốt mấy mươi năm... Trường Ngô Quyền xưa đã bao lần xây sửa mới! Mấy mươi năm đó ta vẫn đi và vẫn đợi... Mong gặp Mùa Xuân như Thuyền Nhân mong gặp bến bờ!
24 Tháng Sáu 20161:49 CH(Xem: 21259)
Lâu lắm mới về thăm Xứ Bưởi Thăm NGÔ QUYỀN trường cũ dấu yêu Bâng khuâng cổng khép - hàng me rũ Rưng rức hồn đau sầu cô liêu!
24 Tháng Sáu 201612:51 SA(Xem: 21352)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức QUÊ NHÀ TIẾP NỐI - Nhạc Phạm Chinh Đông Thảo Sương & Phạm Chinh Đông trình bày
23 Tháng Sáu 201611:00 CH(Xem: 20674)
Bạn bôn ba nơi quê người xứ lạ Vẫn thâm trầm chôn giữ nỗi niềm riêng Còn lại tôi mang mang hồn cỏ lá Nửa trời thương chợt loang tím ưu phiền.
22 Tháng Sáu 20161:39 CH(Xem: 20277)
Quê hương vậy sao Sử hùng trong giấy Đọc lại cho vui Tìm hoài không thấy… Mình ơi! vô tâm Cá chết mặc cá Người chết mặc người Biển chết mặc biển Mình ơi! buồn ơi…
22 Tháng Sáu 20161:29 CH(Xem: 19045)
Một vài dẫn chứng trên đây không đủ cho phép bà Thụy Khuê gán ghép cho Tạ Chí Đại Trường cóp nhặt và chịu ảnh hưởng của một số sử gia Tây phương trên toàn bộ cuốn sách của ông.
19 Tháng Sáu 201612:33 SA(Xem: 20057)
Nếu HT Mỹ thắng được trong trận bán kết vào thứ ba tới thì vào chung kết sẽ dễ dàng đoạt giải Copa America 2016 vì lúc đó không còn đối thủ "nặng ký" nữa .
17 Tháng Sáu 201611:27 CH(Xem: 19325)
mây bay về đâu. gió về đâu hương hoa lilac nhẹ. mơ hồ gợn lên một chút ngây thơ cũ và chút êm đềm. trong. mắt xưa