Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Thị Thêm - MỤ CHÉT

14 Tháng Mười Một 20206:48 CH(Xem: 10984)
Nguyễn Thị Thêm - MỤ CHÉT
Hình tựa Mụ Chét


Mụ Chét tất tả đi về phía Ủy Ban Xã. Hôm nay là ngày mụ được vinh dự mời lên để nhận quà. Món quà mà chỉ có gia đình liệt sĩ mới nhận được.



Mấy tháng trước làng bị lụt nặng. Những cơn mưa dầm liên tiếp cả tuần, gió rít từng cơn khiến trời lạnh cóng hơn nhiều hơn năm trước. Nước từ con sông dâng lên mỗi lúc một cao. Nhà mụ chồng ghế, chồng bàn lên giường để  tránh lụt. Cuối cùng mụ được đưa lên ngồi lên khu đĩ nhà, lụt mới từ từ rút lui. Nước rút, căn nhà như ruộng mới bừa xong, dơ nhớp không chịu được. Mọi thứ đều hư hại. Ló không có bao nhiêu lại bị ngâm nước lên mộng hết phân nửa. Sắn trong nương bới không kịp cũng bị hư hết một mớ. Nhà đã nghèo lại bị tai trời, rau ngoài nương thúi cả, gạo  ẩm độn với sắn đã chạy chỉ vàng khè, cơm ăn vào nó cứ say say thế nào. Ủy Ban đã họp và gửi văn bản xin cấp trên cứu trợ, nhưng chờ hoài cũng chưa thấy tỉnh ủy ra thông báo hay gửi thông tư về. Nhà mụ cứ ăn độn cầm chừng, đã mượn nhà mụ Cẩm một ang lúa hẹn mùa tới để trả. Trận lụt vừa rồi nhà mụ bị hư hại khá nhiều, nhưng tiền không có để mua gạo ăn thì lấy gì sửa nhà. Cũng may là bát hương tổ tiên và hình Bác Hồ, mụ Chét đặt vào một cái mủng và ôm theo tránh lụt nên không sao.

Theo hội Phụ Nữ thông báo đây là phần quà từ Ủy Ban Quốc Tế gửi đến cứu trợ cho người dân VN bị nạn nên quý lắm. Hôm kia mụ Sơn chủ tịch hội phụ nữ xã đã mặc để đi họp. Ui Chao cái áo mới đẹp và dày. Cháu mụ Sơn còn được mấy bộ đồ ấm thật sang. Đồ quốc tế có khác, nhìn thấy mụ hả hê lòng. Sau ngày giải phóng, đất nước hòa bình độc lập, thế giới phải ngưỡng phục tinh thần đánh Mỹ diệt ngụy đầy tự hào của dân tộc. Mụ không biết quốc tế là ai chắc là của đất nước anh em Liên Xô anh hùng vĩ đại mới có quà cứu trợ sang trọng như vậy.

Con đường từ xóm của mụ lên Ủy Ban cũng khá xa phải đi dọc theo bờ sông xóm Càng đi qua xóm Quỳ, xóm Yến, bọc một quãng rừng tranh rồi mới tới. Qua khỏi xóm Càng quẹo vào con đường ngợp bóng tre mát rượi. Mụ dừng lại lấy nón quạt lia lịa cho mát. Những bụi tre này trồng đã lâu lắm rồi nên gốc chúng mọc ra liền khít với nhau. Lâu dần tre con mọc càng nhiều, con đường nhỏ lại, ở trên lá đan lại với nhau như một vòng cung. Ban đêm đi dưới con đường tối âm u này, tre cọ vào nhau theo gió rít tạo thành tiếng kêu rất ma quái rùng rợn. Hồi thời kỳ Tây càn nhiều bà con dân làng cũng bị bắn chết tại đây khi Tây đổ bộ từ con sông lên. Con đường về đêm giống như đường đi vào âm phủ thăm thẳm và tối tăm. Buổi tối ít ai dám đi nhất là những cô gái trẻ.

Mụ Chét đến Ủy Ban gặp ngay thằng Hạ du kích xã. Nó nhìn dáng tất tả của mụ hỏi một câu vô duyên:

- Mụ đi mô rứa? Mụ nhìn nó trừng mắt:

- Mi hỏi chi lạ. Tau lên Ủy Ban xã

- Mụ tìm ai?

- Tau đi nhận quà Liệt sĩ của Hội Phụ Nữ.

- Rứa thì mụ vào đi. Mụ Sơn đang ở trong nớ.

Mụ Chét hăm hở đi vào. Mặt mụ tươi hẳn lại. Bao nhiêu nhọc mệt tự dưng biến mất. Mụ nghĩ đến món quà mụ nhận, đó là biểu hiện địa vị mụ trong làng này. Chồng mụ, con mụ là liệt sĩ hai đời vì cách mạng. Chồng mụ đi tập kết ra Bắc và mất tích. Con trai mụ theo Cách Mạng cũng đã hy sinh. Hai đời vì Bác vì độc lập tự do. Mụ hãnh diện là bà mẹ liệt sĩ. Hôm nay Mẹ liệt sĩ lên Ủy Ban nhận quà từ anh em Liên Xô vĩ đại. Mụ nghĩ thầm nếu có cái áo nào vừa với em trai, mụ sẽ lấy cho nó một cái để nó biết Đảng luôn luôn quan tâm đến dân. Từ ngày chồng bỏ đi theo cách mạng, mụ về ở với em trai trong căn nhà của cha mẹ. Rồi chồng mất tích, con mụ lớn lên đi theo Cách Mạng cũng hy sinh. Em mụ là chỗ dựa duy nhất của đời mụ. Sau giải phóng, mụ được tuyên dương, nhận bằng liệt sĩ và mỗi tháng nhận được tiêu chuẩn lương thực. Gạo trợ cấp ít ỏi không đủ nuôi thân mà mụ lại ghiền ăn trầu, hút thuốc. Em mụ đã bảo bọc giúp đỡ người chị già tội nghiệp góa chồng. Mụ tự an ủi đất nước mới giải phóng, phải thắt lưng buộc bụng theo lời bác và đảng. Đói khổ mấy cũng phải vượt qua lấy sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Theo chính sách, ruộng nhà Mụ do cha mẹ để lại phải xung vào hợp tác xã như mọi người. Em Mụ bị thương trong một lần theo đội lên độn chặt cây về làm chuồng trâu hợp tác. Từ đó nó không thể lao động được nữa. Nhà chỉ có một cô cháu gái phải nghỉ học gia nhập hợp tác thành một xã viên để có tiêu chuẩn tem phiếu. Cháu là một đoàn viên trung kiên trong chi đoàn, nay mai sẽ được kết nạp đảng. Nhưng dù có cố gắng thể hiện thành tích chăng nữa, nhà chỉ có một chân lao động điểm sản xuất không là bao. Cuối vụ, lúa gặt về sau khi trừ thuế, phân bón, cộng đủ thứ linh tinh mới được phân chia cho xã viên theo công điểm. Vì vậy nhà Mụ Chét đói kém quanh năm, ăn độn khoai sắn trường kỳ. Mụ mấy lần bỏ thuốc, bỏ trầu nhưng không được. Cơn thèm thuốc đày Mụ vật vã, nước mắt, nước mũi chảy không ngớt. Trời đất lạnh lẽo, những thứ đó mới giúp thân già mụ ấm lại đôi chút.

Trong một góc của ủy ban, Mụ gặp mụ Sơn đang ngồi ở bàn mụ đon đả chào hỏi:

- Mụ khỏe hỉ? Mụ Sơn nhìn Mụ tươi cười

- Mụ Chét à. Mụ cũng khỏe hỉ? Quà của Mụ bầy choa đã gói để sẵn.

Nói rồi Mụ Sơn bước tới cầm cái bọc nho nhỏ bằng giấy báo đã úa vàng đưa cho Mụ Chét. Mụ Chét hân hoan nhận lấy. Mụ đứng yên, cúi đầu suy nghĩ trong vài giây xong mạnh dạn nói với bà Chủ Tịch hội Phụ Nữ:

- Mụ nì! Mụ thêm cho tui một cái áo đàn ông nữa được không. Cho thèng Hi tui ấy mà. Tụi nghịp hén áo rách hết. Mùa lạnh…

Mụ chưa nói dứt câu, mụ Sen đã chận ngang:

- Mụ nói chi lạ rứa. Đây là quà liệt sĩ, hén đâu có công trạng chi mô na.

- Nhưng hén là em tui, là cậu liệt sĩ, hén đã từng tiếp tế nuôi quân...

- Mụ nói tức cười? Rứa ai từng tiếp tế nuôi quân đều có quà? Như ri cả làng này đều có quà. Răng mà lạ rứa Mụ. Tiêu chuẩn nhận quà đã được hội Phụ Nữ bình xét và phân chia. Thui Mụ cầm phần Mụ về đi. Đừng xin xỏ chi cho dọt. Không còn mô. Hết rồi.

Mụ Chét mặt thộn ra, vừa tức vừa ốt dột. Mụ Sơn lấy cái nón cầm tay rồi nói với mụ Chét

 - Hôm ni tui đi kiểm tra gạo bỏ hũ nuôi quân mấy hộ dưới làng Cồn. Mụ là mẹ liệt sĩ phải đóng góp và phát động bà con tích cực tham gia. Ngày mai tui tới xóm mụ. Mụ phải phụ tui khuyến khích, vận động cho phong trào sôi nổi. Thui! Tui đi hỉ. Mụ ở lượi về sau.



 Mụ Sơn te te đi ra cổng Ủy Ban. Mụ Chét tay vẫn còn ôm bọc giấy không nói được một câu. Mụ thấy tủi thân. Mẹ liệt sĩ, mụ biết mụ phải làm gương. nhưng nhà mỗi ngày ăn có một bữa chính có tí gạo. Vậy mà cũng phải bốc một bụm bỏ vào hũ gạo nuôi quân. Trong nồi cơm đa phần là sắn hay củ lang phơi khô. Đất nước còn khó khăn, mọi người phải hy sinh. Mụ chẳng phải đã hy sinh chồng và đứa con trai duy nhất của Mụ. Mặc dù già cả sức yếu, mụ và em trai cũng ráng trồng khoai trồng sắn trong nương rồi phơi khô để ăn độn. Một dĩa rau lang luộc, một chén nước ruốc kho loãng là bữa ăn hàng ngày. Cũng may mụ còn có gia đình em trai, còn có một mái nhà. Mụ thở dài: "Đuổi xong Mỹ ngụy sao mình lại nghèo, lại khó, lại ốt dột hơn xưa."

- Mụ về chưa? Tui đóng cửa Ủy Ban sớm. Hôm nay ở nhà đồng chí chủ tịch có liên hoan.  

Mụ nhìn thằng Hạ du kích xã rồi trả lời

- Rứa tau về . Mi có đi dự khôn?

-Răng tui được mời mà mụ hỏi . Các đồng chí trong chi bộ đảng họp riêng thôi. Nghe nói mua con heo của mệ Hà liên hoan đấy.



Mụ Chét bước ra khỏi sân Ủy ban, mụ cũng chưa buồn mở xem món quà như thế nào. Sự hăng hái nhiệt tình lúc đi xẹp xuống nhanh chóng. Cái vẻ bảnh chọe của mụ Sơn làm Mụ tủi thân. Giá chồng Mụ, con Mụ đừng hy sinh thì giờ này mụ cũng được có một cái chân trong Hội Phụ Nữ như mụ ta bây giờ. Chồng Mụ Sơn hiện nay là Bí thư xã nên vợ chồng Mụ ta được cấp luôn phần đất của gia đình mụ Thi, có con sĩ quan ngụy đã đi cải tạo. Mụ Sơn mới làm lại nhà hoành tráng, tráng cái sân phơi lúa to và rộng. Còn Mụ, mụ có gì đâu, tiêu chuẩn lúc nào cũng đi sau người khác. Sự hơn thua rõ rệt bởi vì mụ cô thế không có ai chống lưng. Mụ muốn làm một điều gì đó để phản kháng mà mụ không dám. Mụ sợ bị đem ra kiểm điểm. Sợ bị đánh giá không giữ vững lập trường cách mạng. Sợ bị phê bình sai lạc đường lối ưu việt của Đảng. Mụ cố dấu những bất mãn bằng cách tự hào về thành tích hy sinh chống Mỹ, diệt ngụy của chồng con Mụ. Mụ là một bà mẹ liệt sĩ, một bà mẹ VN anh hùng, mụ phải xứng đáng và tự hào danh hiệu ấy. Cuộc đời Mụ bây giờ là mấy tấm bằng đỏ chói, mụ trang trọng để lên bàn thờ liệt sĩ dưới bức hình của Bác Hồ kính yêu. Có đói, có khổ một chút mụ cũng phải cố gắng để xứng đáng với cách mạng.

 

Mụ Chét trịnh trọng mở cái bọc giấy. Một cái váy đầm rơi ra từ trên tay mụ. Mụ cầm lưng váy rồi đứng ngắm một hồi. Nếu nó là cái áo thì có phải tốt không, Mụ sẽ mặc đi chợ hay đi họp. Đàng này là một cái váy màu sắc chói mắt, chả lẽ mụ mặc cái váy này ra đường? Mụ ngồi phịch trên tấm phản tre, có cái gì dâng lên nghẹn cứng làm mụ không thở được. Ai đời, một bà già, mẹ liệt sĩ lại nhận quà cứu trợ nạn lụt là một cái bùng rền.  Mụ biết ăn nói thế nào với cả xóm. Ai cũng chờ xem món quà quốc tế anh em tặng cho mẹ liệt sĩ đẹp ra răng. Mụ xấu hổ và thất vọng vì cứ nghĩ  mình cũng có một cái áo lạnh tuy không đẹp và mới như của mụ Sơn, nhưng ít nhất cũng là cái áo lành lặn để hãnh diện với xóm làng. Mụ đã hiểu tại sao Mụ Sơn đưa cho Mụ rồi đi ngay, mụ đã hiểu người ta khinh mụ ra sao. Thì ra chúng đã lấy tất cả những đồ đẹp có giá trị. Chúng thảy cho mụ tra cái váy chẳng ai thèm lấy. Mụ nhìn lên bàn thờ liệt sĩ mà chảy nước mắt. Chồng ơi là chồng, con ơi là con sao mà mụ khổ thế này. 

 

Mụ Chét cầm lên ướm thử, cả đời mụ chỉ quần thô áo cộc, cả đời mụ chưa từng được bước ra thành phố, mụ làm gì với cái váy cụ Hồ này. Thân hình mụ nhỏ thó ốm nhom teo khu tóp đít, cái bùng rền này phải là của một bà Mỹ hay Nga to con và cao lớn. Mụ cầm tới cầm lui ướm vào người rồi lại  đặt xuống. Rồi mụ mím môi, nước mắt lăn dài trên đôi má nhăn nheo. Mụ đã quyết định.

 

Buổi sáng họp chợ, người ta thấy Mụ Chét đem mớ đọt lang và mớ ớt ra chợ bán. Mọi cặp mắt mở to đổ dồn về mụ. Mụ mặc cái áo cánh màu xám xịt, ở dưới là một cái váy hoa màu đỏ lét. Mụ lận cái lưng lại, lấy dây chuối cột ngang để giữ cho khỏi tuột. Vậy mà cái váy vẫn dài phết đất kéo lết trên đường. Thấy mọi người nhìn mình ngơ ngác, mụ nói to:

- Bà con thấy bầy choa mặc có đẹp không? Quà cứu trợ dành cho bà mẹ liệt sĩ ri nì. Hội phụ nữ mới phát cho tui hôm qua. Đẹp hỉ?

Rồi như không có gì, mụ ngồi xuống bày cái trẹt rau và ớt bán.

Nắng sáng chiếu vào lớp vải, vào gương mặt khắc khổ, nhăn nheo của mụ Chét. Mụ nổi bật sang cả với cái váy giữa buổi họp chợ. Lá bàng ở sân xoay vòng rồi rơi xuống. Đời mụ cũng như chiếc lá vàng còn nằm ở trên cây sẽ rụng bất cứ khi nào. Tại sao mụ phải sợ.

 

Nguyễn thị Thêm.

 

 

 

11 Tháng Mười Một 201611:09 CH(Xem: 29193)
Bước đến Đèo Ngang mắt lệ nhòa, Nhà nhà bao phủ khói Formosa, Quan tham rủng rỉnh vô đầy túi, Mặc kệ muôn nhà khóc tiếng Ta.
11 Tháng Mười Một 201612:49 SA(Xem: 18921)
Xin chào mừng sự trở lại của họa sĩ nhà: Hạnh Phạm với những bức tranh tuyệt vời mới nhất
10 Tháng Mười Một 20161:59 CH(Xem: 23557)
Đêm còn nghe từng nốt nhạc rưng rưng Ngày vẫn nhớ đàn lẻ loi trên vách Gởi chút tình về bên kia quả đất Biết bao giờ ôm lại chiếc đàn xưa!
10 Tháng Mười Một 20161:49 CH(Xem: 23422)
Quê em nước lũ tràn bờ Mưa buồn rã rít dật dờ khói sương Rừng sâu nước từ thượng nguồn Như triều thác đổ tìm đường về xuôi.
06 Tháng Mười Một 20161:03 CH(Xem: 21033)
Bạn bè, trò cũ ủ ê, Xin cùng khấn nguyện hướng về quê hương. Dù đang lưu lạc muôn phương, Hai hàng nến thắp, nén hương nguyện cầu.
05 Tháng Mười Một 20169:57 CH(Xem: 19496)
Thơ thẩn em làm rối cuộn tơ Tơ ông đày xuống cõi xa mờ Mờ phai năm tháng sầu hoa nhạt Nhạt úa vầng trăng tủi mộng hờ
05 Tháng Mười Một 20169:49 CH(Xem: 23334)
Tất cả mọi điều trôi qua biền biệt Chỉ nỗi buồn là đọng mãi trong tim Một mai về cõi bình yên vĩnh viễn Chẳng còn gì chỉ còn lại lặng im.
05 Tháng Mười Một 20165:45 CH(Xem: 18396)
19 nhạc phẩm của Phạm Chinh Đông với tiếng hát Hương Giang. -Hình Như Nắng Vừa Phai -Bầu Trời Trên Kia - Nhánh Mùa Xuân Tôi -Chỉ Là
05 Tháng Mười Một 20165:05 CH(Xem: 18132)
Như cơn mưa tháng Mười Ướt sân sau nhỏ bé Như anh đến với em trong dịu dàng êm nhẹ.
04 Tháng Mười Một 201612:43 CH(Xem: 20197)
Bước nhẹ đường chiều về bến mơ Hàng cây trụi lá đang ngóng chờ Trời Thu hiu quạnh chiều mây tím Về mái tranh nghèo, thăm quê xưa?
03 Tháng Mười Một 20161:38 CH(Xem: 22226)
Gió từ phương Bắc thổi sang Gửi trao giá lạnh nồng nàn thấm mau Mù sương trắng toát phủ màu SaPa theo cái rét sâu đầu mùa.
03 Tháng Mười Một 20161:14 CH(Xem: 39112)
Mưa còn mưa mãi, mùa Đông Tình xa rớt xuống mênh mông cõi buồn Xòe tay đếm giọt mưa tuôn Tưởng như nắng ấm vẫn còn quanh đây
03 Tháng Mười Một 201612:56 CH(Xem: 17765)
Phải nhìn nhận trước 1975, không ai nghe nói xa gần đến một dòng văn học mang dấu Chúa. Người ta chỉ được biết đến một phần nhỏ và hiếm hoi được đăng trên Tập San Sử Địa miền Nam.
29 Tháng Mười 20169:30 SA(Xem: 21396)
..., và xin cảm ơn đại gia đình Ngô Quyền trong và ngoài nước đã thương tiếc và thành kính tiễn biệt Ba con đến nơi an nghỉ cuối cùng. Ba con đã ra đi trong thanh thản và mãn nguyện.
29 Tháng Mười 201612:48 SA(Xem: 14212)
Chúng tôi tin, học trò của Thầy Quyến không những chỉ nhớ "nét dịu dàng" của Thầy, mà còn nhớ tấm lòng của Thầy với học trò.
28 Tháng Mười 201612:25 CH(Xem: 20686)
Halloween năm nay 2016 Ngay mùa bầu cử nên phiền hơn Ma quỷ lộng hành chơi chính trị. Thế giới thừa cơ lại khinh lờn
28 Tháng Mười 20167:09 SA(Xem: 19421)
Lá vàng rơi, mây trôi bàng bạc Một chiều Thu trông ngóng cố Hương Sầu thương qua mấy đoạn trường Tương tư bóng nhạn, Cố Hương ngậm ngùi
27 Tháng Mười 20165:18 CH(Xem: 22418)
Chờ đợi mãi cho đến hôm nay tôi mới cầm được trên tay cuốn Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa với đề tựa Xiết Bàn Tay Trái do nhóm tác giả là cựu Hướng Đạo Sinh Biên Hòa thực hiện.
27 Tháng Mười 20163:42 CH(Xem: 15945)
Mưa! những giọt mưa tháng mười vẫn nhịp đều trên mái nhà như một điệu nhạc. Điệu nhạc mùa thu bao giờ cũng buồn.
27 Tháng Mười 20161:37 CH(Xem: 20388)
Én về, Xuân có về chưa ? Vòng xoay thiên tạo bốn mùa đợi mong Lạnh lùng trở ngọn gió Đông Cỏ hoa cây lá vời trông Xuân thì...
27 Tháng Mười 20161:24 CH(Xem: 23550)
Đã qua rồi, vàng thu bay lá rụng Hoàng Gia ơi! Công Chúa ngủ trên rừng... Ta nhớ mãi, biển hoàng hôn gió lộng Người về đâu? sương khói phủ rưng rưng.
27 Tháng Mười 20161:18 CH(Xem: 26162)
Ta tìm trong vườn biếc, Một nhánh hoa lẻ loi. Xanh xao màu kỷ niệm, Ngập tràn nỗi nhớ nhung.
27 Tháng Mười 20161:11 CH(Xem: 27024)
Không về...! Còn nhớ gì không? Thôi nhé, cho Ta gởi lại lòng Thu nữa, sẽ về trong nắng sớm Quên những lạnh lùng... của tuyết Đông!
27 Tháng Mười 20161:03 CH(Xem: 17953)
Mỗi tôn giáo đều có những mong ước truyền đạt, phổ biến tư tưởng đạo đến quảng đại quần chúng. Việc truyền đạo không phải là một điều xấu như có một số người nghĩ.
22 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 21641)
Truyền thống muôn đời Uống Nước Nhớ Nguồn. Công ơn Thầy Cô luôn ghi khắc trong tâm hồn những người học trò xứ Bưởi. Chúng ta hôm nay dù có thành danh hay chỉ thành nhân vẫn không quên.
22 Tháng Mười 201611:51 CH(Xem: 13993)
Ngày tiễn đưa thầy Bảo cũng là ngày được tin trễ thầy đã vĩnh viễn an nghĩ. Mong hương linh thầy thông cảm và tha thứ cho chúng em.
22 Tháng Mười 201610:31 CH(Xem: 20510)
Tạm biệt Gấu hăng, anh đi trước nhé! Chỉ là thứ tự kẻ trước người sau thôi – bởi sớm muộn gì anh em hướng đạo nhà mình cũng gặp lại nhau –
21 Tháng Mười 201612:06 CH(Xem: 18893)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh CHIỀU THU ẤY - Nhạc Lam Phương - Sĩ Phú trình bày THEO LÁ VÀNG BAY - Ngọc Lan trình bày Kiều Oanh thực hiện youtube
20 Tháng Mười 201610:52 CH(Xem: 16134)
Ngày tháng cũng như cơn mưa ngoài kia, cứ trôi đi, chỉ còn lại kỷ niệm. Tôi trộn lẫn mưa hai miền yêu dấu, nhưng nỗi niềm cứ nặng về một phía xa kia...
20 Tháng Mười 20163:46 CH(Xem: 36183)
Phóng sự bằng hình “Cựu hướng đạo sinh Biên Hòa – xưa và nay” lần này xin thay lời kết, khép lại hành trình tìm nhau của gia đình cựu HĐS tỉnh lỵ Biên Hòa tròn 60 năm tuổi.
20 Tháng Mười 201612:58 CH(Xem: 20704)
Chỉ vậy thôi và chỉ có vậy thôi Mà sao mình vẫn chưa làm trọn vẹn Để bây giờ xót xa nhìn ngọn nến Loay hoay hoài lời đáp vẫn chưa xong!
20 Tháng Mười 201612:23 CH(Xem: 18252)
Nếu được phép chọn lựa và đánh giá lịch sử thì tôi xin chọn cuộc Nam tiến là những giai đoạn vẻ vang và đẹp nhất lịch sửcủa dân tộc Việt Nam.
16 Tháng Mười 201611:28 SA(Xem: 14664)
Xin được viết bài này như một nén hương thành kính đưa Thầy về với hư không từ quý Thầy Nguyễn Phi Hùng, Lê Quý Thể (California), Trần Phiên (Texas),Tôn Thất Để (Canada), ,,,
15 Tháng Mười 20163:29 SA(Xem: 16899)
Thầy là bóng mát, là điểm tựa cho tất cả cựu học sinh NQ hướng về như hướng về trường xưa với tất cả yêu thương. Bây giờ thầy đã vĩnh viễn ra đi, chúng con thấy mình mất mát nhiều.
14 Tháng Mười 201611:13 CH(Xem: 16614)
Xin thành kính vĩnh biệt Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo của trường trung học Ngô Quyền BH xưa.
14 Tháng Mười 201612:52 CH(Xem: 26368)
Sinh, già, bệnh, chết cuộc đời, Kiếp người ai cũng một thời như nhau. Thời gian thấm thoát qua mau, Mưa rơi sẽ tạnh, buồn đau phai dần.
14 Tháng Mười 20162:02 SA(Xem: 21518)
Tôi về lại Biên Hòa mang theo hành trang đầy ắp những kỷ niệm và có cả quà tặng của bạn bè. Món quà trị giá nhất mà tôi nhận được là Tình Đồng Môn thắm thiết.
13 Tháng Mười 20169:59 CH(Xem: 35025)
Chiếc lá rơi, ngoài Trời mùa Thu chớm Vào ngày này Mẹ lặng lẽ ra đi Để cho con những tháng ngày nhung nhớ Nhớ Mẹ hiền. Nhớ lòng Mẹ Từ Bi
13 Tháng Mười 20161:16 CH(Xem: 19849)
Gởi lời chào cơn mưa Sàigòn Qua kẽ tay hạt lên đầy nỗi nhớ Mưa chưa ướt hết chiều dài phố nhỏ Ướt lòng người nầy đứng đợi người kia
13 Tháng Mười 201612:42 CH(Xem: 18787)
Cái lợi thế duy nhất và chắc chắn của tác giả Nguyễn Thế Anh là các tài liệu của ông viết về Nhà Nguyễn Việt Nam phần lớn đều bằng tiếng Pháp.
11 Tháng Mười 20163:37 CH(Xem: 12171)
Chúng em cũng xin cám ơn hai Thầy: Phạm Gia Hưng và Thầy Hoàng Quý Nam đã bỏ chút thì giờ đến chung vui họp mặt với đồng hương Biên Hòa và chúng em.
10 Tháng Mười 201611:09 SA(Xem: 24604)
Gặp nhau chỉ có trong mơ, Tiếc thương xin gởi bài thơ "Nguyện Cầu". Hồn Anh thanh thản vô sầu, Ta làm Mây trắng trên bầu Trời xanh...
08 Tháng Mười 20165:24 CH(Xem: 12216)
Sáng nay vào email. Được tin Thầy vừa mất. Trong lòng buồn chật ngất. Một giọt lệ vừa rơi. Thầy đã buông tay rồi. Bỏ cái thân tầm gửi
08 Tháng Mười 20163:48 CH(Xem: 19772)
Ngày xưa dưới trăng vàng Dệt thật nhiều mơ ước Giữa đường trăng hát vang Bài tình ca tha thiết. Thời gian thản nhiên qua Đem xuân thì đi mất Tình đầu đã phôi pha Trong bộn bề tất bật.
07 Tháng Mười 201611:52 CH(Xem: 16163)
Hy vọng bạn đọc được những lời này của tôi và mỉm cười tha thứ. Hy vọng chúng ta có dịp gặp mặt nhau. Những người bạn già ngồi lại uống với nhau ly trà.
07 Tháng Mười 201610:20 CH(Xem: 19826)
Đẹp ngẩn ngơ mây ngũ sắc mượt mà Đang phơ phất dải lụa mềm óng ả Nhẹ bay bay chiếc lá vàng lả tả Mùa thu về chất ngất chữ yêu thương
07 Tháng Mười 20162:51 CH(Xem: 18820)
Địa chỉ để gia đình cựu hđs.BH nhà mình có thể liên lạc để nhận kỷ yếu: 1) Dung Phùng / Tel: 0918 806006/ Email: dungpt1@yahoo.com; 2) Mai Diệp/ Tel: 0919 118622/ Email: diepmails@yahoo.com
07 Tháng Mười 201612:30 CH(Xem: 21554)
Mọi sự buồn vui cũng sẽ qua, Hận, Thù, Ân, Oán khổ riêng Ta. Mở rộng lòng yêu đời bớt khổ, Nở thắm môi cười vạn đóa hoa.
06 Tháng Mười 201612:48 CH(Xem: 19647)
Đưa tay đón tháng mười về Thu đang bịn rịn vân vê đất trời Còn đây chút nắng thu rơi Lời thương chưa ngỏ gọi mời gió đông.
06 Tháng Mười 201612:37 CH(Xem: 18943)
Thế là mình đã xa nhau Biển dâu thì đã biển dâu cuộc đời Đêm vẫn đêm của ngậm ngùi Ngày không yên cũng bồi hồi không yên
06 Tháng Mười 201612:22 CH(Xem: 17147)
Theo Gs Trần Anh Tuấn, với tư cách Phó Khoa trưởng Học vụ, Gs Nguyễn Thế Anh là người soạn thảo chương trình Tiến sĩ Văn khoa Việt Nam vốn bị xóa sổ từ năm 1919, dưới thời Pháp thuộc.
01 Tháng Mười 20162:22 CH(Xem: 20828)
Có ai cùng Ta, hoà bản đàn vui Trời Thu buồn mấy... chẳng bùi ngùi Nghe lòng réo rắc... tơ tình ấy Nỗi buồn vào Thu, dần dần lui
30 Tháng Chín 20164:54 CH(Xem: 16352)
Trong mỗi tấm hình hướng đạo cũ kỹ, anh chị em tôi đều có những kỷ niệm vui buồn. Với từng nhân vật trong những tấm hình này,
30 Tháng Chín 20161:58 CH(Xem: 19321)
những chiếc lá rơi nhẹ, qua khung cửa. những chiếc lá đỏ, vàng, lá mùa thu. …. biết chăng, em? khi, những chiếc lá thu bắt đầu, rơi… là khi ta nhớ em nhiều nhất…
30 Tháng Chín 201612:35 CH(Xem: 23203)
Những bài thơ bao nhiêu đêm thức trắng Xếp trong ngăn như giấy má vô hồn Ai đọc lại và ai còn nhớ lại Tóc bạc rồi đời bóng xế hoàng hôn
30 Tháng Chín 201612:29 CH(Xem: 20419)
Chuyện của nước tôi không phải chuyện cười Nghe tim quặt thắt muốn kêu trời Bao điều trái ngược đầy bi thống Thương quá Việt Nam quê hương tôi!
30 Tháng Chín 201612:22 CH(Xem: 19222)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới và bấm vào ô vuông ở cuối khung góc phải (Full screen) để mở lớn màn ảnh Áo Tím Mùa Thu (Nguyên Vũ--Thái Châu) Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng--Duy Trác) Kiều Oanh thực hiện
30 Tháng Chín 201611:07 SA(Xem: 13452)
Một chút nắng sẽ soi sáng con đường, nơi đi và chốn đến. Để được sống vui như vui trong ngày gặp mặt với món quà quý giá BẠN BÈ VẪN CÒN ĐÂY.
29 Tháng Chín 20161:37 CH(Xem: 25178)
Nồng nàn cơn gió cuối thu Chớm đông cái lạnh tù mù về đây Thơm mùi Hoa Sữa ngất ngây Thương yêu nở giữa thu gầy xác xao.
29 Tháng Chín 20161:24 CH(Xem: 19785)
Trời đêm mưa bụi lâm râm, Niềm vui rộn rã tràn dâng ngập lòng. Tuổi vàng chỉ có ước mong, An vui, sức khỏe thong dong cuối đời.
29 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20207)
Có thể nói đó là một môn học thời thượng. Và có những tên tuổi hàng đầu như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm và Trần Văn Toàn.
24 Tháng Chín 20161:06 SA(Xem: 16758)
Nhìn lên chánh điện rực sáng dưới ánh đèn. Bà Chín nguyện cầu cho đất nước an bình. Cho những đêm trăng rằm luôn là những đêm vui an bình và hạnh phúc.
24 Tháng Chín 201612:04 SA(Xem: 20655)
Ngày Huỳnh Phước Minh Nhật tốt nghiệp đại học y khoa - và nhận nhiệm sở mới tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai - cũng là ngày cô giáo Nguyễn Thị Minh Công mãn nguyện rời trần.
23 Tháng Chín 20161:19 CH(Xem: 22701)
Tháng chín qua mùa thu cũng hết Người đi buồn, ở lại sầu hơn Vòm quỳnh anh thương vầng trăng biếc Gió tiễn mây vào chốn xa mờ.
23 Tháng Chín 20161:11 CH(Xem: 21848)
Hạ chưa tàn, Thu đã đến hôm nay Lá vàng bay, theo chân ai xuống phố Gió heo may nhẹ lay hàng lá đổ Nắng Thu vàng làm má đỏ hây hây
23 Tháng Chín 201612:49 SA(Xem: 20520)
Ta tìm em khắp nẻo đường. Cô gái Việt Nam ta nhớ thương. Em giờ bịt mặt, quần áo lạ. Ngậm ngùi vĩnh biệt những vấn vương.
23 Tháng Chín 201612:31 SA(Xem: 20190)
căn nhà ấy như một tu viện cửa thường đóng kín thỉnh thoảng người ta vẫn nghe tiếng chim hót từ một khung cửa sổ
22 Tháng Chín 20162:02 CH(Xem: 19580)
Hôm nay đón tiết thu phân Chính Đông trời mọc lượt lần ngày lên Đưa tay hứng giọt nắng mềm Chia dài năm tháng ngày đêm cân bằng.
22 Tháng Chín 20161:54 CH(Xem: 26611)
Xin đừng nói tới phân ly, Đời như gió thổi mây đi khắp trời. Sao mờ, trăng lặn đổi dời, Trăng vàng gió mát tuyệt vời đêm nay.
22 Tháng Chín 20161:42 CH(Xem: 19273)
Ông Trần Huy Liệu lúc bấy giờ công tác ở Ban Thường vụ quốc hội. Trần Huy Liệu có ý lập ra một tổ chức nghiên cứu lịch sử trước khi về tiếp quản Hà Nội.
19 Tháng Chín 20168:13 CH(Xem: 21381)
Em khẻ "ghẹo": sao thu nào đã "chết" "Mắc cười quá", anh đành thua vậy Biết bao giờ mới thắng nổi được em
17 Tháng Chín 20168:20 CH(Xem: 36147)
Bà gọi cháu là trái tim của tôi Vì nụ cười cháu đẹp nhất trên đời Trong sáng như ánh dương vừa hé Đem lại trần gian những niềm vui.
17 Tháng Chín 20168:12 CH(Xem: 22704)
Lâu nay vắng bác ở trang nhà Chẳng biết hồn thơ vẫn thắm hoa? Xứ biển lẻ loi vầng nguyệt lạnh Trung thu đơn độc cái thân già
16 Tháng Chín 201610:24 CH(Xem: 20062)
Giờ chỉ còn nuối tiếc Mùa thu về chơi vơi Lạc loài màu áo tím Thủy chung câu ước thề Thôi chỉ còn hoài niệm Của một thời đam mê
16 Tháng Chín 201610:14 CH(Xem: 23059)
Vầng trăng lơ lững giữa bầu trời Trăng thu tỏa sáng khắp muôn nơi Ánh sáng lung linh, ôi diễm tuyệt! Chị Hằng, chú Cuội mỉm môi cười
16 Tháng Chín 20161:14 CH(Xem: 20615)
Cho đến hôm nay, Gia phả cựu hđs.BH đã ghi danh được 463 anh chị em, với 344 chân dung cựu hđs và 37 thú rừng quây quần bên tổ ấm.
16 Tháng Chín 20161:04 CH(Xem: 21149)
“Đông tay sẽ vỗ nên kêu. Gia đình mình có gần năm trăm cựu hđs, lẽ nào không “mần” nổi một tập kỷ yếu cho “ra ngô ra khoai” hay sao”?...
16 Tháng Chín 201612:55 CH(Xem: 21947)
Trăng Thu đẹp lắm chị Hằng ơi!! Chị xuống trần gian giây phút thôi Để ngắm trăng vàng in đáy nước Hồ thu lấp lánh ánh trăng soi.
15 Tháng Chín 20165:04 CH(Xem: 16209)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÌNH ẢNH MỘT ĐÊM TRĂNG - Nhạc văn Phụng - Mai Hương hát Kiều Oanh thực hiện youtube
15 Tháng Chín 20161:28 CH(Xem: 23395)
Nếu sớm biết người đi không trở lại Cũng hẹn hò thương nhớ bởi Mưa Ngâu Người ra đi vì chinh chiến thảm sầu Vì Quốc nạn vì thanh bình tất cả...
15 Tháng Chín 20161:06 CH(Xem: 17882)
Sau biến cố chính trị lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, nhiều sinh hoạt của giới sinh viên bắt đầu xuất hiện. Các sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa thời ấy như rộ lên.
10 Tháng Chín 20162:01 CH(Xem: 15246)
Nhất định mình sẽ gặp lại nhau ở Houston, ở Anaheim, ở San Jose… để cùng dựng lại trường xưa bên đời lưu lạc .
10 Tháng Chín 20162:21 SA(Xem: 16514)
Phượng buồn... Phải rồi cánh phượng đỏ rực màu máu của những mối tình dở dang. Màu của trái tim vỡ nát. Màu của đau thương và chia cắt. Tuổi học trò ơi! Vĩnh biệt.
09 Tháng Chín 201612:38 CH(Xem: 20588)
Ngày xưa, lúc tuổi còn thơ Quây quần cha mẹ, một mùa yêu thương Giờ đây vắng bóng song đường Mùa Thu tìm Mẹ biết phương trời nào?
09 Tháng Chín 20162:06 SA(Xem: 18609)
. Ngoài những sản vật của vùng đất miền Tây, chất giọng người miền Tây rồi sẽ cùng lan tỏa... . Ai lại không mong sao điều tốt đẹp luôn tiếp tục lan tỏa ra khắp nơi... .
09 Tháng Chín 20161:34 SA(Xem: 20853)
Thu là sản phẩm của đất trời. Em là tiên nữ hiện xuống đời Hóa phép cho nhà thêm ấm cúng. Em là tất cả của đời tôi.
09 Tháng Chín 201612:11 SA(Xem: 19386)
Xin trả lại tôi khung trời xưa huyền diệu Tình quê hương tình bạn mãi trong lòng Dù cuộc đời có dâu bể long đong Vẫn kiêu hãnh vì mình là Ngô Quyền hậu duệ
08 Tháng Chín 20161:02 CH(Xem: 21870)
Ba hồi trống điểm khai tâm Một năm học mới khơi mầm tương lai Tương lai bắt đầu hôm nay Ráng công ăn học sau nầy vinh danh...
08 Tháng Chín 201612:52 CH(Xem: 20026)
Sự ra đời và cạnh tranh của báo điện tử – hầu hết là báo đọc không phải trả tiền – khiến một lúc nào đó nhiều tờ báo giấy bị khai tử.
07 Tháng Chín 201610:54 CH(Xem: 20327)
Vẫn gió mùa thu xưa Mùi tóc cũ tìm hoài Màu mắt nào đã phai Kỷ niệm nào trong tay
07 Tháng Chín 201610:43 CH(Xem: 23333)
Còn một khoảng tím trong tâm thất trái Giữ để còn thấy lại chút êm mơ Mỗi lần nhớ khỏi phải sầu tê tái Màu tím vỗ về ru giấc chiêm bao.
03 Tháng Chín 201610:25 SA(Xem: 15364)
Hãy sống cho chồng, lo cho con và những người yêu thương bên cạnh mình. Hãy dành cho mình một niềm vui nhỏ để bám víu.
03 Tháng Chín 20168:54 SA(Xem: 16295)
Tôi yêu quá đỗi ban mai tĩnh lặng này. Tôi vẫn ngồi đây, nơi chỗ quen thuộc và nghe lòng mình an yên, lắng nghe tiếng thở của lá khi gió vờn qua,
03 Tháng Chín 20168:39 SA(Xem: 18552)
mỗi độ thu về. tôi vẫn đọc tản văn xuôi, ngày đầu đi học cho các cháu nghe. và nhiều lần các cháu cười, thích thú. “this poem” ngộ nghĩnh quá bà ơi…
02 Tháng Chín 201610:42 CH(Xem: 22659)
Hè trôi ba tháng đỏ hồng Thầy Cô mong đợi dõi trông mắt chờ Vui vầy ánh mắt trẻ thơ Cổng trường rộng mở đến giờ khai tâm.
02 Tháng Chín 201610:26 CH(Xem: 18510)
Như một nụ hoa vừa hé Cô bé nhìn tôi, đôi mắt thật xanh Môi hồng tươi, nét đẹp tinh anh Nụ cười với hàm răng đều đặn
02 Tháng Chín 201612:33 CH(Xem: 21317)
Chút bâng khuâng khắc ghi lời ngày trước Mong an lành thương nhớ kẻ đi xa Mưa ngâu giăng mưa tháng bảy nhạt nhòa Xin được khóc dưới trời mưa tháng bảy...!
01 Tháng Chín 20162:49 CH(Xem: 24434)
Bây giờ Bạn đó Ta đây, Mười năm cách biệt chân mây cuối trời. Thu về gợi nhớ tơi bời, Kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh.
01 Tháng Chín 20162:40 CH(Xem: 19138)
Trời chuyển sang Thu rồi đó sao? Mây xám giăng ngang, gió rì rào Chiều rơi, ngàn lá vàng thu tím Chợt nhớ mùa Thu của năm nào
01 Tháng Chín 20162:31 CH(Xem: 18597)
Người Pháp có Paris, Người Anh có Luân Đôn, người Tàu có Thượng Hải, người Bắc có thể có Hà Nội! Chỉ có người Sài Gòn là không có Sài Gòn. Hoặc giả vay mượn mà muôn đời vẫn xa lạ!